Connect with us

TMĐT

Thế hệ Z đang thay đổi cách nhìn nhận về hàng nhái

Published

on

Việc sở hữu chiếc túi Louis Vuitton giả thường bị coi là thiếu sành điệu, tuy nhiên, hiện hàng nhái lại được ưa chuộng và thậm chí được khoe khoang tự hào trên mạng xã hội, đặc biệt là bởi thế hệ Z.

Thế hệ Z đang thay đổi cách nhìn nhận về hàng nhái(Nguồn: ABC News)

Các sản phẩm hàng nhái như “Dolce Banana” hay “Guccy” đã xuất hiện từ lâu trên thị trường, nhưng trong những năm gần đây, một sự thay đổi lớn đã diễn ra.

Trước đây, việc sở hữu một chiếc túi Louis Vuitton giả, với logo được chỉnh sửa và đường may không tinh tế, thường bị coi là thiếu sành điệu.

Tuy nhiên, hiện nay, hàng nhái lại được ưa chuộng và thậm chí được khoe khoang tự hào trên mạng xã hội, đặc biệt là bởi thế hệ Z.

Sự trỗi dậy của “Dupe culture”

Xu hướng này được gọi là “dupe culture” – một hiện tượng khi người tiêu dùng thích mua hàng nhái hoặc tìm kiếm các lựa chọn giá rẻ hơn thay vì chi tiền cho sản phẩm chính hãng.

Từ “dupe” (viết tắt của “duplicate” – bản sao) đã trở thành một từ khóa thịnh hành trên TikTok, với gần 9 tỷ lượt xem. Không còn cảnh người tiêu dùng phải mua hàng nhái tại các khu chợ hay cửa hàng ven biển; giờ đây, chỉ cần một cú nhấp chuột, họ có thể dễ dàng đặt mua từ các trang thương mại điện tử, như DHGate từ Trung Quốc, nơi những chiếc túi Dior hay giày Gucci nhái được bán với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với hàng thật.

Xu hướng này không chỉ giới hạn ở việc sao chép trái phép thiết kế của các thương hiệu nổi tiếng, mà còn mở rộng sang các lựa chọn thay thế giá rẻ cho những sản phẩm phổ biến. Điều này xuất phát từ mong muốn sở hữu những món đồ hợp xu hướng mà không phải trả giá quá đắt.

Một phần của xu hướng này có thể được lý giải bởi hiện tượng “luxury fatigue” – sự chán ngán với hàng xa xỉ. Các sản phẩm nhái thường bắt chước các đặc điểm của hàng chính hãng mà không vi phạm bản quyền, chẳng hạn như thay đổi thiết kế hoặc bao bì.

Khi chi phí sinh hoạt tăng cao và xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng, việc chọn mua hàng nhái để có vẻ ngoài tương tự với chi phí thấp hơn đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người.

Trong lĩnh vực làm đẹp, xu hướng này cũng phát triển mạnh. Những sản phẩm như máy tạo kiểu tóc Dyson hay nước hoa từ các thương hiệu nổi tiếng cũng có những phiên bản giá rẻ được yêu thích. Câu châm ngôn của những người theo đuổi xu hướng này là: chỉ những người ngây thơ mới chi nhiều tiền cho hàng chính hãng.

Trước đây, các sản phẩm xa xỉ được coi là biểu tượng của địa vị xã hội và xứng đáng để tiết kiệm trong nhiều năm. Tuy nhiên, sức hút của chúng đang dần phai nhạt. Ngành thời trang đang chứng kiến sự “mệt mỏi với hàng xa xỉ” ngày càng gia tăng.

Các số liệu thị trường cho thấy ngành xa xỉ đang đối mặt với khó khăn, khi những tập đoàn lớn như LVMH, Kering và Burberry đều báo cáo doanh thu giảm sút trong thời gian gần đây.

Người tiêu dùng thay đổi cách nhìn về hàng hiệu

Sau đại dịch, các cửa hàng xa xỉ đã thu hút đông đảo khách hàng háo hức mua sắm trở lại. Tuy nhiên, đồng thời, các thương hiệu xa xỉ cũng bắt đầu bị chỉ trích vì ngày càng xa rời thực tế khi liên tục đẩy giá những sản phẩm bình dân lên mức cao ngất ngưởng.

Chẳng hạn, Balenciaga bán một đôi giày thể thao thông thường với giá khoảng 1.100 euro (1.220 USD), hay chiếc túi “Trash Pouch” có thiết kế như túi rác nhưng giá gần 1.800 euro.

Dù mang tính khiêu khích, những thiết kế này khó có thể nhận được sự đồng cảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, xung đột và lạm phát. Thêm vào đó, giá cả ngày càng tăng của các sản phẩm xa xỉ cũng khiến người tiêu dùng e dè hơn.

Thế hệ Z đang thay đổi cách nhìn nhận về hàng nhái(Nguồn: ABC News)

Giá cả tăng vọt của các thương hiệu xa xỉ cũng gây ra sự bất bình. Chiếc túi Flap Bag nổi tiếng của Chanel hiện có giá gấp đôi so với sáu năm trước, khoảng 11.000 euro.

Theo những người trong ngành, thương hiệu xa xỉ này muốn vươn lên ngang tầm với Hermès thông qua các đợt tăng giá, nhằm trở nên độc quyền hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là những người bình thường và tầng lớp trung lưu khó có thể mua nổi túi Chanel, và vì vậy họ chuyển sang mua hàng nhái như một cách phản đối.

Các “deinfluencer” – những người đi ngược lại với trào lưu “influencer” (người có sức ảnh hưởng) – như Volkan Yilmaz cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sức hấp dẫn của các thương hiệu xa xỉ.

“Influencer” là những người sử dụng sức ảnh hưởng của mình để quảng bá sản phẩm, còn “deinfluencer” lại làm ngược lại, họ thường chỉ ra những điểm yếu của sản phẩm hoặc khuyến khích không mua chúng.

Ông Volkan Yilmaz, một chuyên gia về da được biết đến với biệt danh “Tanner Leatherstein” trên mạng xã hội, thường cắt các túi xách trị giá hàng nghìn euro ngay trước ống kính để kiểm tra xem chất lượng da và tay nghề có thực sự xứng đáng với mức giá cao ngất ngưởng hay không.

Kết quả cho thấy, hầu hết các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn; sau khi “mổ xẻ”, ông Yilmaz thường ước tính rằng chi phí sản xuất thực tế chỉ bằng khoảng 1/10 giá bán. Ông chia sẻ với tờ New York Times: “Nhiều người tự động nghĩ rằng nếu một thứ gì đó đắt tiền, thì nó phải tốt.”

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng chính xác: vài tháng trước, Dior và Armani bị phát hiện đặt hàng sản xuất từ các xưởng may, nơi các công nhân bị bóc lột lao động.

Các nhà thầu phụ đã sản xuất một chiếc túi vải cho Dior với mức phí chỉ 53 euro, trong khi thương hiệu này lại bán sản phẩm với giá lên tới 2.600 euro. Sự chênh lệch lớn này đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hình ảnh của các thương hiệu.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều nghiên cứu cho thấy ngày nay mọi người thích chọn mua hàng nhái hơn hàng chính hãng. Hơn 70% người thuộc thế hệ Z được Business Insider khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng hoặc luôn mua hàng nhái giá rẻ thay vì sản phẩm thương hiệu.

Người lớn cũng mua hàng nhái. Trong một cuộc khảo sát khác, một phần tư những người trên 40 tuổi thừa nhận đã mua hàng nhái trong năm qua. Một phần ba người tiêu dùng giàu có tiết lộ rằng họ cũng sẽ chọn hàng nhái ngay cả khi có đủ khả năng tài chính để mua hàng thật.

Trong khi một số thương hiệu phản đối xu hướng hàng nhái, những thương hiệu khác lại tận dụng cơ hội này để thuyết phục khách hàng tiềm năng lựa chọn hàng chính hãng.

Sau khi một phiên bản nhái của mẫu quần legging phổ biến của Lululemon lan truyền trên TikTok, thương hiệu đồ thể thao cao cấp này đã triển khai chiến dịch tại Los Angeles vào năm ngoái, cho phép khách hàng đổi miễn phí hàng nhái lấy mẫu chính hãng trị giá khoảng 115 euro. Chiến dịch tiếp thị đã thành công: hơn 1.000 người đã tham gia chương trình đổi hàng nhái, trong đó có một nửa là khách hàng mới.

Olaplex cũng bắt kịp xu hướng này. Khi thương hiệu chăm sóc tóc tung ra một sản phẩm mới, họ đã trả tiền cho các “influencer” để quảng bá một phiên bản nhái rẻ hơn mang tên Oladupé.

Những ai nhấp vào liên kết đều được chuyển hướng đến trang web chính thức của Olaplex, nơi có dòng chữ: “Không có hàng nhái nào sánh được, vì không gì có thể tốt hơn bản gốc.”

Thế hệ Z đang thay đổi cách nhìn nhận về hàng nhái và hàng xa xỉ. Đây là một thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các thương hiệu điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng thông minh và thận trọng hơn./.

Trong Nước

Doanh thu livestream tháng 3 năm 2025 tại Việt Nam

Published

on

Số liệu ước tính của một số buổi livestream bán hàng nổi bật, doanh thu livestream tháng 3 năm 2025 được tổng hợp từ các báo cáo thị trường:

  • Shopee Live “Săn Deal Cuối Tháng”:
    Ước tính doanh thu khoảng 50 tỷ đồng
    (Chương trình khuyến mãi hấp dẫn và lượng người xem lớn đã tạo nên doanh số ấn tượng.)

  • TikTok Shop “Mua Sắm Cùng Influencer”:
    Ước tính doanh thu khoảng 35 tỷ đồng
    (Livestream dẫn dắt bởi các influencer nổi tiếng thu hút lượng khán giả trẻ năng động.)

  • Zalo Live “Deal Sốc Cuối Tuần”:
    Ước tính doanh thu khoảng 20 tỷ đồng
    (Giao diện thân thiện và tính năng tương tác cao giúp livestream này ghi nhận doanh số tốt.)

  • Các buổi livestream chuyên biệt khác (ví dụ: phụ kiện trang sức, sản phẩm handmade):
    Tổng doanh thu ước tính khoảng 10 tỷ đồng

Tổng cộng, các livestream nổi bật trong tháng 3 năm 2025 tạo ra doanh số khoảng 115 tỷ đồng. Những số liệu này cho thấy sức hút mạnh mẽ của livestream bán hàng trong bối cảnh mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, với sự tham gia của các nền tảng hàng đầu và xu hướng “săn deal” ngày càng phổ biến.

1. Sự kiện MegaLive 2025 (25/3)

  • Tham gia: Các thương hiệu lớn như Samsung, Coolmate, DHC…
  • Doanh thu ước tính100–200 tỷ đồng (dựa trên kết quả các phiên trước đó).
  • Cơ chế: Kết hợp hàng trăm KOC và influencer để tiếp cận hàng triệu khách hàng, tối ưu hóa chuyển đổi .

2. Livestream dịp 8/3 (Quốc tế Phụ nữ)

  • Ngành hàng chủ lực: Mỹ phẩm, thời trang nữ, quà tặng.
  • Doanh thu: Tăng 150–200% so với ngày thường, đặc biệt từ các KOL như Hòa Minzy, Hương Giang .
  • Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm cao cấp đạt 3 tỷ đồng trong 1 phiên livestream nhờ chiến dịch Flash Sale .

3. Livestream của các thương hiệu quốc tế

  • Sulwhasoo, Yves Saint Laurent: Ra mắt sản phẩm qua livestream với giá 3–10 triệu đồng, doanh thu trung bình 5–15 tỷ đồng/phiên .
  • Chiến lược: Kết hợp người nổi tiếng và công nghệ AR để khách hàng trải nghiệm sản phẩm trực tiếp .

Xu hướng nổi bật

  1. Mega Live: Các phiên livestream quy mô lớn, kết hợp nhiều KOL và nhãn hàng, chiếm 30% tổng doanh số TMĐT .
  2. Sản phẩm cao cấp: Thương hiệu xa xỉ dần chiếm lĩnh livestream, tăng 40% doanh thu so với 2024 .
  3. Cạnh tranh giá: Các nền tảng như TikTok Shop, Shopee áp dụng voucher giảm 50–70% để thu hút khách hàng .

Thách thức và rủi ro

  • Hàng giả, kém chất lượng: 15% phiên liveststream bị tố cáo quảng cáo sai sự thật .
  • Pháp lý: Nhiều KOL như Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố do lừa dối khách hàng .

Tổng kết

Tháng 3/2025 đánh dấu sự bùng nổ của livestream với sự tham gia của cả thương hiệu nội địa và quốc tế. Dù doanh thu khủng, ngành hàng này vẫn đối mặt với thách thức về uy tín và minh bạch. Dữ liệu có tham khảo các báo cáo từ NielsenIQ hoặc Decision Lab.

Continue Reading

Quốc Tế

Taobao mạnh tay với AI

Published

on

Taobao mạnh tay với AI, tăng cường kiểm soát ảnh AI nhằm ngăn chặn lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng trước thông tin sai lệch.

Nền tảng thương mại điện tử Taobao mạnh tay với AI của tập đoàn Alibaba, đang đẩy mạnh các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tràn lan hình ảnh sản phẩm giả mạo, gây hiểu lầm do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra. Động thái này nhằm đối phó với việc lạm dụng công nghệ AI ngày càng tinh vi và dễ tiếp cận.

Taobao và Tmall Group, đơn vị kinh doanh thương mại điện tử của Alibaba, tuần qua đã công bố sáng kiến mới, tập trung vào việc rà soát hình ảnh do AI tạo ra trên các nền tảng của mình, bao gồm cả Taobao, Tmall và nền tảng bán đồ cũ Xianyu.

“Chúng tôi quyết tâm chống lại các hành vi lừa đảo, gây tổn hại cho người tiêu dùng và xâm phạm quyền lợi của các nhà bán hàng chính hãng”, đại diện công ty cho biết trong thông cáo báo chí. “Mọi chỉnh sửa hình ảnh sản phẩm phải ở mức độ hợp lý, đảm bảo tính chân thực. Tuyệt đối cấm sử dụng AI để tạo ra hình ảnh sản phẩm sai lệch so với hàng hóa thực tế”.

Trong khuôn khổ chiến dịch, Taobao sẽ nâng cấp hệ thống phát hiện hình ảnh, vốn đã loại bỏ gần 100.000 hình ảnh bị chỉnh sửa hoặc phóng đại quá mức. Nền tảng này cũng sẽ bổ sung các dấu hiệu nhận biết trên trang chi tiết sản phẩm để cảnh báo người dùng về các nội dung do AI tạo ra, nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.

Taobao chỉ ra một số dấu hiệu bất thường thường được thấy trong hình ảnh do AI tạo ra, bao gồm vị trí tay không tự nhiên, bàn chân bị biến dạng, bóng đổ kỳ lạ và các ký tự ngôn ngữ vô nghĩa.

Sự phát triển của các mô hình AI đa phương thức mạnh mẽ đã khiến hình ảnh do AI tạo ra ngày càng khó phân biệt với hình ảnh thật.

Sáng kiến của Taobao phù hợp với nỗ lực quản lý AI tạo sinh (Generative AI) của chính phủ Trung Quốc.

Vào tháng 2, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) thông báo rằng chiến dịch “Qinglang” năm nay sẽ tập trung vào việc chống lạm dụng AI, tăng cường nhận diện nội dung tổng hợp và trấn áp thông tin sai lệch do AI tạo ra.

Vào tháng 3, chính phủ Trung Quốc ban hành hướng dẫn yêu cầu dán nhãn rõ ràng nội dung do AI tạo ra trên tất cả giao diện người dùng và tệp dữ liệu. Quy định này dự kiến có hiệu lực vào tháng 9.

Alibaba là công ty thương mại điện tử lớn đầu tiên thực hiện các biện pháp này, đồng thời kêu gọi sự hợp tác của toàn ngành để đảm bảo tính xác thực trong quảng cáo sản phẩm. Động thái này tiếp nối các biện pháp tương tự của các nền tảng truyền thông xã hội như Weibo và Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc).

“Việc phát triển và sử dụng AI phải nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng, khuyến khích sự sáng tạo và bảo vệ lợi ích kinh doanh hợp pháp, không phải là công cụ cho các hành vi bất hợp pháp và phi đạo đức”, công ty nhấn mạnh.

Theo ZingNews

Continue Reading

Trong Nước

Năm bê bối của giới KOLs bán hàng online: Khi lòng tin bị đánh đổi bằng doanh thu

Published

on

1 năm trở lại đây, hàng loạt bê bối từ quảng cáo sai sự thật, năm bê bối của giới KOLs bán hàng online, chiêu trò PR đến thiếu minh bạch, làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng với giới KOLs bán hàng online.

Trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ, các KOLs (Key Opinion Leaders) như Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs, Phạm Thoại, Chu Thanh Huyền, Võ Hà Linh và Quyền Leo Daily đã trở thành những “chiến thần livestream” mang về doanh thu khủng cho các nhãn hàng. Và cũng là năm bê bối của giới KOLs bán hàng online.

Tuy nhiên, năm 2025 lại ghi dấu bằng hàng loạt bê bối từ quảng cáo sai sự thật, chiêu trò PR đến thiếu minh bạch, làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng. Dưới đây là năm vụ việc nổi bật diễn ra trong vòng 1 năm qua, phơi bày mặt trái của ngành nghề từng được xem là “con gà đẻ trứng vàng”.

Hằng Du Mục – Quang Linh Vlogs: Kẹo rau củ và cú phạt 140 triệu đồng

Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs – bộ đôi KOL nổi tiếng với hình ảnh giản dị, gần gũi – bất ngờ vướng lùm xùm vào tháng 3/2025 liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera.

Trong các phiên livestream, Quang Linh khẳng định “ăn một viên kẹo tương đương một đĩa rau đầy đủ dinh dưỡng”, trong khi Hằng Du Mục quảng bá hũ yến chưng chứa “30g yến tươi trong 70ml”. Những lời quảng cáo “trên mây” này nhanh chóng bị cộng đồng mạng nghi ngờ.

Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và Hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo kẹo rau củ Kera

Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, kết quả kiểm tra cho thấy sản phẩm không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng như lời quảng cáo trên livestream, còn thông tin “30g yến tươi” là phóng đại quá mức.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã phạt mỗi người 70 triệu đồng, tổng cộng 140 triệu đồng, kèm yêu cầu gỡ toàn bộ nội dung quảng cáo. Fanpage hơn 2 triệu người theo dõi của Quang Linh tạm khóa, còn Hằng Du Mục phải livestream xin lỗi, thừa nhận “do thiếu kinh nghiệm”. Vụ việc không chỉ làm tổn hại uy tín mà còn khiến nhiều người hâm mộ quay lưng với bộ đôi từng được yêu mến vì sự chân chất.

Phạm Thoại: Từ thiện 16,7 tỷ đồng và màn “mất tích” gây tranh cãi

Phạm Thoại – KOL đình đám với biệt danh “chiến thần livestream” sau khi đạt doanh thu 2 triệu USD trong một phiên bán hàng – đối mặt với khủng hoảng lớn vào tháng 2/2025. Anh phát động chiến dịch quyên góp từ thiện 16,7 tỷ đồng để hỗ trợ một bé trai chữa bệnh hiểm nghèo, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ cộng đồng. Tuy nhiên, khi người hâm mộ yêu cầu sao kê chi tiết, Phạm Thoại liên tục trì hoãn, chỉ đưa ra những lời giải thích chung chung.

Phạm Thoại vướng lùm xùm tiền từ thiện với mẹ Bắp

Phạm Thoại vướng lùm xùm tiền từ thiện với mẹ Bắp

Đỉnh điểm, anh tổ chức livestream giải trình nhưng bị chỉ trích vì thái độ thiếu chân thành, thậm chí còn “cãi tay đôi” với khán giả. Sau đó, Phạm Thoại hủy phiên megalive dự kiến cuối tháng 2 và “biến mất” khỏi mạng xã hội gần một tháng, không phản hồi bất kỳ câu hỏi nào. Vụ việc khiến hình ảnh “người hùng bán hàng” của anh sụp đổ, để lại nhiều nghi vấn chưa được giải đáp và làn sóng phẫn nộ từ công chúng.

Chu Thanh Huyền: Quảng cáo sữa “lố” cho con 8 tháng tuổi gây bão dư luận

Chu Thanh Huyền – vợ cầu thủ Nguyễn Quang Hải, đồng thời là KOL nổi tiếng trong lĩnh vực mẹ và bé – vừa gây tranh cãi dữ dội vào tháng 3/2025 vì quảng cáo sai sự thật về một sản phẩm “sữa mát” nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Trong video đăng trên TikTok, cô để con trai 8 tháng tuổi uống sản phẩm và giới thiệu đây là “sữa lợi khuẩn giúp bé tăng cân, khỏe mạnh, thiếu nó bé sẽ chậm lớn”. Video nhanh chóng thu hút hàng triệu lượt xem, nhưng cũng kéo theo phản ứng gay gắt từ cộng đồng mạng và các chuyên gia dinh dưỡng.

Chu Thanh Huyền quảng cáo sữa bị cộng đồng mẹ bỉm sữa chỉ trích

Chu Thanh Huyền quảng cáo sữa bị cộng đồng mẹ bỉm sữa chỉ trích

Thực tế, sản phẩm không phải sữa mà là nước lợi khuẩn, chỉ được khuyến cáo dùng cho trẻ trên 1 tuổi. Việc quảng bá sai đối tượng sử dụng vi phạm Nghị định 100/2014/NĐ-CP về cấm quảng cáo sữa và sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng. Sau khi bị chỉ trích, Chu Thanh Huyền lên tiếng xin lỗi, giải thích rằng cô “hiểu lầm công dụng sản phẩm” và chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.

Tuy nhiên, lời xin lỗi không xoa dịu được dư luận, nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm của một KOL khi quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trẻ em. Vụ việc khiến cô mất điểm trong mắt người hâm mộ và kéo theo hàng loạt drama tài chính liên quan tới những đối tác cũ từng làm ăn.

Võ Hà Linh: Phá giá, “bom” hàng và làn sóng tẩy chay

Võ Hà Linh – “nữ hoàng livestream” với doanh thu hàng trăm tỷ đồng – rơi vào tâm bão khi bị tố cố ý phá giá sản phẩm trong các phiên bán hàng trực tuyến. Cụ thể, cô giảm giá sâu một dòng mỹ phẩm nội địa, gây thiệt hại lớn cho các đại lý phân phối truyền thống vốn đã ký hợp đồng giá cố định với nhãn hàng. Hành động này bị cho là chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, khiến nhiều đại lý lên tiếng phản đối và kêu gọi tẩy chay.

Võ Hà Linh bị tố phá giá sản phẩm

Võ Hà Linh bị tố phá giá sản phẩm

Chưa dừng lại, Võ Hà Linh còn gặp rắc rối khi bị khách “bom” hàng trị giá hàng chục triệu đồng sau một phiên livestream. Một số người đặt mua số lượng lớn rồi từ chối nhận, để lại gánh nặng tài chính cho ekip. Dù cô đã livestream xin lỗi và cam kết cải thiện quy trình, vụ việc vẫn làm dấy lên tranh cãi về trách nhiệm của KOL trong việc kiểm soát đơn hàng và bảo vệ quyền lợi đối tác. Uy tín của Võ Hà Linh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mất đi một lượng lớn người theo dõi trung thành.

Quyền Leo Daily: Minigame tặng xe 500 triệu đồng nghi dàn dựng

Cặp đôi Quyền Leo Daily (Lã Quốc Quyền và Nguyễn Lan Anh) – kỷ lục gia livestream với doanh thu 100 tỷ đồng trong 17 tiếng – vướng bê bối vào tháng 9/2024 khi tổ chức minigame tặng xe ô tô trị giá gần 500 triệu đồng. Sự kiện thu hút hàng chục nghìn người tham gia, nhưng khi công bố người thắng cuộc, cặp đôi không cung cấp thông tin cụ thể hay hình ảnh giao xe công khai. Điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng minigame chỉ là chiêu trò PR để tăng tương tác.

Quyền Leo Daily vướng bê bối tặng quà "ảo"

Quyền Leo Daily vướng bê bối tặng quà “ảo”

Dù ekip sau đó đăng video “đi giao xe” tại một địa phương miền Trung, nhiều khán giả vẫn cho rằng cảnh quay thiếu thuyết phục. Vụ việc khiến cộng đồng mạng xôn xao, đặt câu hỏi về tính minh bạch của cặp đôi từng được mệnh danh “vua chốt đơn”. Uy tín của Quyền Leo Daily bị ảnh hưởng, kéo theo sự nghi ngờ về các chương trình khuyến mãi khác của họ.

Bài học đắt giá cho KOL và người tiêu dùng

Những bê bối trên không chỉ làm tổn hại hình ảnh cá nhân của các KOL mà còn phơi bày lỗ hổng trong ngành bán hàng online: từ thiếu kiểm chứng sản phẩm, chạy theo lợi nhuận đến quản lý lỏng lẻo. Người tiêu dùng, vốn đặt niềm tin vào những gương mặt quen thuộc, giờ đây phải đối mặt với bài học đắt giá: không phải lời quảng cáo nào cũng đáng tin.

Các chuyên gia khuyến cáo người mua cần kiểm tra kỹ nguồn gốc sản phẩm, đọc kỹ thành phần và không nên “mù quáng” tin vào lời giới thiệu hoa mỹ từ KOL.

Về phía cơ quan chức năng, việc siết chặt quản lý quảng cáo online và xử lý nghiêm các vi phạm đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Năm 2025 có thể là bước ngoặt để ngành này minh bạch hơn, nhưng liệu các KOL có lấy lại được lòng tin đã mất?

Theo Arttimes

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .