Connect with us

TMĐT

[Metric] TMDT nửa đầu 2024 tăng mạnh – Dự báo ngành Văn phòng phẩm & Chăm sóc da mặt bùng nổ trong quý 3

Published

on

Qua nửa đầu năm 2024, thị trường TMDT Việt Nam tiếp tục cho thấy sức tăng trưởng đáng kinh ngạc. Báo mới đây của Metric dự đoán doanh thu ngành sẽ tiếp tục tăng mạnh lên mức 88.3 nghìn tỷ đồng trong quý 3 tới, với sự bùng nổ của một số ngành hàng đặc biệt!

Tổng quan về thị trường thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu 2024

Nửa đầu năm 2024 tiếp tục là một giai đoạn thắng lớn của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam với tổng doanh số trong 6 tháng đầu năm lên tới 143,9 nghìn tỷ đồng, tăng gần 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó sản lượng bán ra lên tới 1.533 triệu, tăng 65%.

Tuy nhiên số cửa hàng trong giai đoạn này lại giảm xuống chỉ còn 573,8 nghìn cửa hàng giảm nhẹ 7,54% so với cùng kỳ năm 2023. Sự sụt giảm này có thể là do những cửa hàng nhỏ lẻ đã phải chịu đòn suy thoái kinh tế quá lớn của năm 2023.

#1. Số phận trái ngược của các sàn TMDT

Mặc dù tổng quan thị trường Thương mại điện tử Việt Nam có sự tăng trưởng rất tích cực trong nửa đầu 2024. Tuy nhiên sự tích cực này lại không dành cho tất cả các sàn thương mại điện tử. Trong số 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay, thực trạng kinh doanh của Tik Tok và Shopee hoàn toàn trái ngược với ba cái tên còn lại là Lazada, Tiki và Sendo.

Sự phát triển trái ngược của các sàn thương mại điện tử – Nguồn: Metric

Trong 5 sàn trên, chỉ có Tik Tok Shop và Shopee ghi nhận mức tăng trưởng về sản lượng và doanh số trong nửa đầu 2024. Đặc biệt, Tik Tok Shop đang dẫn đầu về mức độ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng doanh số đạt 150% và tỷ lệ tăng trưởng sản lượng lên tới 242,15% so với cùng kỳ năm 2023. So với giai đoạn trước là 6 tháng cuối năm 2023 thì Tik Tok Shop cũng là cái tên duy nhất ghi nhận tốc độ tăng trưởng lên tới hai con số.

Những số liệu này cũng không quá bất ngờ khi mà Tik Tok Shop cùng những phiên KOC Livestream trị giá hàng tỷ đồng liên tục gây sốt, cho thấy làn sóng Shoppertainment trên nền tảng này vẫn tiếp tục tăng trưởng rất mạnh mẽ.

Trong khi Tik Tok tăng trưởng thần tốc bao nhiêu, thì tình trạng của bộ ba Lazada, Tiki và Sendo lại ảm đạm bấy nhiêu. 3 sàn này đã có một nửa đầu năm 2024 rất chật vật khi mà cả doanh số lẫn sản lượng bán ra đều sụt giảm nghiêm trọng từ 30 đến 70%. Đáng báo động nhất trong số đó là Sendo với mức doanh thu giảm tới 70% và sản lượng cũng giảm gần 63%.

#2. Shop Mall tăng trưởng mạnh

6 tháng đầu năm 2024 số Shop Mall tăng trưởng 12.29% so với cùng kỳ 2023. Sự tăng trưởng của các shop Mall phần nào phản ánh xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng. Họ đang ngày càng trở nên cẩn trọng hơn khi mua sắm trên các sản thương mại điện tử, do lo ngại về những sản phẩm hàng giả kém chất lượng.

Đặc biệt, Làm đẹp hay Sức khỏe sẽ là những mặt hàng mà họ ưu tiên đầu tư, để mua sắm các sản phẩm chính hãng có uy tín lâu năm trên thị trường thông qua các Shop Mall.

#3. Các ngành hàng trọng điểm

Bộ ba ngành hàng Làm đẹp, Thời trang nữ và Nhà cửa & Đời sống tiếp tục là những ngành hàng đang dẫn đầu về cả doanh số cũng như sản lượng trên các sàn thương mại điện tử trong năm nửa đầu năm 2024. Đối với các ngành hàng khác, nhìn chung đều có xu hướng tăng trong so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên lại giảm nhẹ so với giai đoạn trước đó là 6 tháng cuối năm 2023.

#4 Về phân khúc giá

Xét trên toàn Thị trường các phân khúc giá rẻ dưới 200.000 vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng. Doanh số và sản lượng bán ra của phân khúc giá này chiếm tới ½ toàn thị trường và có xu hướng tăng đều từ đầu năm 2023 tới nay, trong đó 6 tháng đầu năm 2024 đã tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, phân khúc giá phổ biến ở mỗi ngành hàng cũng sẽ có sự khác biệt. Phần lớn các ngành hàng như Thời trang, Nhà cửa, Làm đẹp đều có 70% doanh số nằm trong phân khúc giá dưới 500K. Cụ thể:

  • Đối với các mặt hàng thời trang nam nữ thì phân khúc giá dưới 200.000 vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo tới khoảng 2/3 thị trường.
  • Nhưng đối với nhóm mặt hàng Nhà cửa & Đời sống lại cho thấy sự phân hóa khá rõ rệt, hai nhóm phân khúc giá phổ biến nhất của mặt hàng này là dưới 100.000 với 30,8% và trên 500.000 với gần 29%.
  • Mặt khác đối với các sản phẩm Làm đẹp thì gần như nhu cầu của người tiêu dùng việc chia đều cho các mức giá trong đó phổ biến nhất vẫn là mức giá từ 100 đến 200.000 với 26%.

Nhóm ngành hàng duy nhất có 70% doanh số TMDT đến từ phân khúc giá trên 500K đó là Điện gia dụng. Bởi lẽ các sản phẩm trong ngành hàng này vốn có mức giá trung bình cao hơn nhiều so với các mặt hàng khác, nên việc phân khúc giá cao như vậy cũng là điều dễ hiểu. Hiện nay, mức giá sản phẩm phổ biến nhất của nhóm ngành này là nhóm từ 500K – 2M và nhóm trên 5M.

Phân bổ doanh thu các sàn thương mại điện tử theo phân khúc giá – Nguồn: Metric

Những xu hướng tiêu dùng nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2024

#1. Các sản phẩm theo Trend lên ngôi: Kẹp hoa sứ, Táo đỏ Tân Cương

Nửa đầu năm 2024, các sản phẩm theo trend như Kẹp tóc hoa sứ và Táo đỏ Tân Cương bất ngờ tăng trưởng đột biến trên các sàn TMDT nhờ vào sức viral khủng khiếp trên các trang mạng xã hội như TikTok và Facebook.

Trong đó, Kẹp hoa sứ – Phụ kiện thời trang hot nhất TikTok với giá chưa đến 10K đã tăng trưởng tới +627% doanh số và +3,400% sản lượng so với 6 tháng đầu năm 2023. Đặc biệt trong tháng 4, giai đoạn đỉnh điểm của làn sóng viral đã giúp các shop bán được tổng 700 nghìn chiếc kẹp hoa sứ, thu về 5 tỷ doanh số.

Doanh thu sản phẩm trend – kẹp tóc hoa sứ tăng mạnh – Nguồn: Metric

Táo đỏ Tân Cương cũng là một sản phẩm hot mới và liên tục cháy hàng kể từ những phiên Livestream của KOC Hằng Du Mục. Tuy nhiên, khác với kẹp hoa sứ chỉ tăng đột biến trong một vài tháng, sức hút của Táo đỏ Tân Cương có vẻ bền bỉ và mang tính chất dài hạn hơn. Bởi đây là một sản phẩm có lợi cho Sức khỏe người tiêu dùng, do đó vòng đời sản phẩm sẽ không diễn ra nhanh chóng như các sản phẩm thời trang theo trend. Trong 6 tháng vừa qua, doanh số của sản phẩm này liên tục tăng trưởng khá đều đặn, tăng +141% so với 6 tháng cuối năm 2023.

#2 Sức hút từ các phiên Livestream tiền tỉ

Các phiên Livestream tiền tỷ trên TikTok liên tục là chủ đề gây sốt trong suốt 6 tháng đầu năm 2024. Đỉnh điểm như phiên Mega Live 5.5 với doanh số 100 tỷ đồng, hay Mega Sale 3.3 với 75 tỷ đồng.

Trong đó, các mặt hàng phổ biến nhất được bán trên Livestream phải kể đến như Mỹ phẩm, Thiết bị điện gia dụng gia đình, Quần áo, giày dép, Điện thoại, máy tính bảng, Đồ dùng nhà bếp,…

Một số mặt hàng mới như Nông Sản hay các sản phẩm có giá trị cao như Ô tô, Xe máy cũng bắt đầu ra nhập cuộc đua Livestream. Nổi bật như phiên livestream sản phẩm OCOP An Giang tiếp cận trên 31 triệu lượt người trên nền tảng Tik Tok Shop, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang tổ chức. Một số địa phương như Đà Nẵng cũng đang đẩy mạnh kích cầu mua sắm tại các chợ, hỗ trợ hộ kinh doanh bán hàng qua việc tập huấn kỹ năng bán livestream. Về phía sản phẩm oto, xe máy, hãng xe Vinfast đã kết hợp với khá nhiều KOL, KOC nổi tiếng tổ chức các phiên live. Trong đó có những phiên bán xe điện đã đạt doanh số 3,3 tỷ đồng.

#3 Người tiêu dùng tiếp tục ưa chuộng các sản phẩm bán theo Combo

Sau ảnh hưởng làn sóng suy thoái kinh tế, người tiêu dùng vẫn tiếp tục duy trì thói quen mua hàng theo Combo để tiết kiệm chi phí. Theo thống kê của Metric, các sản phẩm bán theo combo nửa đầu 2024 đã tăng trưởng mạnh +104% về doanh số và +110% về sản lượng so với 6 tháng đầu năm 2023. Các ngành hàng được mua nhiều theo Combo bao gồm: Làm đẹp & Nhà cửa – Đời sống, Bách hóa thực phẩm, Sức khỏe, Mẹ & bé,…

Các thương hiệu nổi bật nhất trên sàn TMĐT trong nửa đầu 2024

Xét trên toàn thị trường, các thương hiệu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế vượt trội hơn hẳn nhãn hàng nội địa. Trong bảng xếp hạng Top 10 thương hiệu có doanh số cao nhất nửa đầu năm 2024, Vinamilk là thương hiệu Việt Nam duy nhất góp mặt giữa loạt thương hiệu quốc tế khác như Apple, Samsung, Huggies, Honda, L’Oreal,…

Đặc biệt, các nhãn hàng về Điện thoại – Máy tính bảng và Điện gia dụng cho thấy mức doanh số vượt trội hơn hẳn khi có tới 4 thương hiệu dẫn đầu bảng xếp hạng này bao gồm: Apple, Samsung, Xiaomi, Oppo,…

Cụ thể theo từng ngành hàng, các thương hiệu có doanh số nổi bật nhất bao gồm:

  • Làm đẹp: L’Oréal Paris và La Roche-Possay tiếp tục là hai thương hiệu đứng đầu BXH. Ngoài ra một số thương hiệu mới như: CoCoon, Romand, Carslan,… cũng đã tăng trưởng vượt bậc trong nửa đầu năm 2024.
  • Thời trang nữ: Đây là ngành hàng có doanh số lớn nhất trên sàn TMĐT trong nửa đầu 2024 và cũng là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất. Trong đó, các thương hiệu dẫn đầu ngành phần lớn đều thuộc phân khúc giá rẻ như: Lovito, Deliz, Miaa, Banamoo,… phân khúc tầm trung có sự góp mặt của Tingoan Store – Một trong những thương hiệu nội địa đã phủ sóng trên TikTok suốt nhiều tháng đầu năm. Đặc biệt các shop thời trang chuyên môn hóa như: Thời trang Bigsize Banamo, Đồ jean Miaa,… cũng tăng trưởng khá ấn tượng.
  • Thời trang nam: Tương tự Thời trang nữ, thời trang nam cũng tăng trưởng rất tốt trong nửa đầu 2024. Trong đó, Coolmate tiếp tục giữ vững vị thế Top 1 doanh số. Các thương hiệu còn lại hầu hết là những tên tuổi mới góp mặt như Avocado, Torano, Guzado,…
  • Nhà cửa – Đời sống: Unilever chiếm top đầu doanh số ngành hàng này với những thương hiệu nổi bật như Omo và Comfort. Các thương hiệu còn lại bao gồm: Lock&Lock, Elmich, Topgia,….
  • Điện gia dụng: Vượt qua, những đối thủ lớn như Xiaomi và Samsung, thương hiẹu Philips bất ngờ nhảy vọt lên vị trí dẫn đầu ngành Điện gia dụng và đứng thứ 7 trên toàn sàn. Điều đặc biệt của ngành hàng này là phần lớn các cửa hàng có doanh số lớn nhất lại nằm ở nhóm shop thường thay vì Shopee Mall như các nhóm ngành trên. Chỉ có duy nhất Shopee Mall của Samsung nằm trong Top 5 doanh số cửa hàng Điện gia dụng.

Dự báo xu hướng mua sắm trên sàn TDMT trong Quý 3/2204: Combo và Livestream tiếp tục tăng cao

Dự báo trong Quý 3/ 2024, tổng doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện nay sẽ đạt mức 88.3 nghìn tỷ đồng với 944 triệu sản phẩm được bán ra, tăng lần lượt 23.2% doanh số và 23.1% sản lượng so với Quý 2/ 2024.

#1. Người tiêu dùng tiếp tục tích cực mua hàng qua livestream

Hiện nay, Livestream không chỉ là hình thức tương tác giải trí như trước, mà là một trong những công cụ chính giúp doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng và tăng trưởng doanh số. Bởi xu hướng Shoppertainment sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Khách hàng ngày càng ưa chuộng mua hàng trên những phiên Livestream vì có được nhiều khuyến mãi, giảm giá và được kích thích bởi cảm giác giả trí, hồi hộp khi săn các voucher, quà tặng.

Đối với doanh nghiệp, Livestream không chỉ là một kênh bán hàng mà cũng có thể tăng cường tương tác và góp phần xây dựng thương hiệu hiệu quả trong thời gian tới.

#2. Tiếp tục ưa chuộng mua combo

Xu hướng mua hàng theo combo đang dần trở thành thói quen của người tiêu dùng bởi những lợi ích về tiết kiệm chi phí, thời gian mua sắm mà nó mang lại. Vì vậy, trong nửa cuối 2024, các gói bán combo vẫn là một chiến lược mà các thương hiệu nên cân nhắc để thu hút người mua trên các sàn thương mại điện tử.

#3. Nhu cầu với các nhóm ngành sẽ thay đổi theo mùa

Nhu cầu của hàng của người tiêu dùng luôn thay đổi theo đặc trưng của từng mùa. Cụ thể:

  • Vào giai đoạn 7,8 khi thời tiết vẫn còn nắng nóng kéo dài, các sản phẩm về chăm sóc cá nhân, đặc biệt là chăm sóc da mặt sẽ được chú trọng nhiều hơn. Đồng thời, các sản phẩm thời trang mùa hè, chăm sóc Sức khỏe hay Mẹ & Bé cũng sẽ là những nhóm ngành được quan tâm trong thời gian này.
  • Giai đoạn tháng 9 kế tiếp sẽ là thời điểm vàng cho các mặt hàng mùa tựu trường như: Văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, thời trang trẻ em,…
  • Ngoài ra, Tháng 9 cũng là mùa Trung Thu, các sản phẩm Bánh, Quà tặng Trung Thu,…. cũng sẽ có nhiều lợi thế trong khoảng thời gian này.

Dự báo sản phẩm tiềm năng nửa cuối 2024: Văn phòng phẩm & Chăm sóc da mặt lên ngôi

#1. Văn phòng phẩm

Mùa tựu trường sẽ diễn ra trong khoảng tháng 8 & 9 – Đây cũng sẽ là giai đoạn mà người tiêu dùng tăng nhu cầu mua các sản phẩm bút, sách, họa cụ,..để chuẩn bị cho năm học mới sắp bắt đầu. Điển hình như mùa tựu trường 2023, doanh số ngành hàng Văn phòng phẩm 2 tháng 8 và 9 đã tăng trưởng 24% so với tháng liền kề. Như vậy, với đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2024, thì khả năng cao nhóm ngành này cũng sẽ tiếp tục có một mùa tựu trường bội thu trên các sàn thương mại điện tử.

Theo Metric, Dự báo trong Quý 3/ 2024, tổng doanh số ngành hàng Văn Phòng Phẩm trên sàn Shopee sẽ đạt mức 829.6 tỷ đồng với 44.4 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; tăng lần lượt 32% và 42% so với QII/ 2024.

Một số insight ngành hiện tại:

  • Về mặt hàng, một số nhóm sản phẩm đang đứng đầu về doanh số trong nhóm ngành này bao gồm: Thiết Bị Trường Học & Văn Phòng, Sổ & Giấy Các Loại, Đồ Sưu Tầm, Bút Các Loại, Quà Tặng – Giấy Gói,….
  • Về phân khúc giá: Văn phòng phẩm là một mặt hàng có giá trị nhỏ, do đó phân khúc giá được ưa chuộng nhất vẫn là các sản phẩm phẩm giá rẻ dưới 50K chiếm tới 54% doanh số ngành và 90% sản lượng toàn ngành
  • Về thương hiệu: Dẫn đầu vẫn là những thương hiệu nội địa Việt như: Deli, Thiên Long, Klong, Nakapos, Hộp Carton HT,… cùng với một số nhãn hàng khác từ Nhật Bản và Indonesia,…

#2. Chăm sóc da mặt

Bước vào mùa nắng nóng cao điểm cũng là lúc các vấn đề về da, mụn của người dân bùng phát. Cùng với đó là xu hướng đi du lịch, hoạt động ngoài trời tăng cao, dẫn tới nhu cầu các sản phẩm chăm sóc da mặt tăng mạnh. Trong năm 2023, giai đoạn mùa hè – tháng 7,8 cũng là thời kỳ cao điểm nhất của ngành hàng này cả về doanh số lẫn sản lượng.

Vì vậy, Quý 3/2024 cũng sẽ là thời điểm vàng cho các sản phẩm chăm sóc da mặt trên sàn thương mại điện tử. Metric dự báo tổng doanh số ngành hàng Chăm sóc da mặt trên sàn Shopee sẽ đạt mức 3,186 tỷ đồng với 23.9 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; tăng lần lượt 12.2% và 20.3% so với QII/ 2024.

Một số insight ngành hiện tại:

  • Về mặt hàng: 5 nhóm sản phẩm có doanh số cao nhất là Tinh chất dưỡng, Kem dưỡng, Kem chống nắng cho mặt, Sữa rửa mặt và mặt nạ
  • Về phân khúc giá: Doanh số của mặt hàng chăm sóc da mặt phổ bổ khá đều trên mọi phân khúc giá dưới 500K. Trong đó, các sản phẩm dưới 100K chiếm nhiều nhất về mặt sản lượng, những phân khúc giá có doanh thu lớn nhất lại là 200K – 350K và trên 500K.
  • Về thương hiệu: La Roche-possay giữ vị thế Top đầu doanh số với các sản phẩm nổi bật là kem dưỡng ẩm và kem chống nắng. Dear Klairs với sản phẩm Toner nổi tiếng giữ vững ở vị trí thứ 2 và thương hiệu sữa chống nắng Anessa đứng ở vị trí thứ 3.

Lời kết:

Nhìn chung, năm 2024 là thời điểm khá thuận lợi cho thị trường TMDT tại Việt Nam khi mà sức mua của người tiêu dùng đang dần có sự hồi phục. Dự kiến, đà tăng trưởng đó sẽ tiếp tục trong quý 3/2024 với sự bùng nổ của các ngành hàng theo mùa như: Chăm sóc da mặt, văn phòng phẩm. Đặc biệt, xu hướng mua hàng combo và mua theo Livestream vẫn sẽ là những hành vi tiêu dùng được người dân Việt Nam ưa chuộng trong thời gian tới.

Quốc Tế

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á

Published

on

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á. Tại Việt Nam, AI được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, tiếp thị và truyền thông. Lĩnh vực nhân sự và vận hành, hậu cần ít ứng dụng AI nhất.

ứng dụng AI - Ảnh 1.

Người bán hàng trực tuyến của Việt Nam có tỉ lệ ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada công bố ngày 9-4 cho kết quả người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á.

Việt Nam ít e ngại chi phí và thời gian

Cụ thể, Việt Nam và Indonesia cùng có tỉ lệ ứng dụng AI chiếm 42% trong các hoạt động kinh doanh, theo sát là Singapore và Thái Lan với tỉ lệ 39%.

Theo báo cáo, gần 7/10 (68%) nhà bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á cho rằng họ có hiểu biết về AI. Con số này ở Việt Nam là gần 8/10 nhà bán hàng (77%), cao hơn trung bình ở khu vực.

Tuy nhiên các nhà bán hàng trực tuyến cũng gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của AI và tác động về chi phí của nó. Mặc dù 89% người bán thừa nhận vai trò của AI trong việc nâng cao hiệu suất công việc, nhưng gần 2/3 trong số đó (61%) vẫn hoài nghi về mức độ hữu ích nói chung.

ứng dụng AI - Ảnh 2.

Người bán hàng Việt Nam tin tưởng vào AI, ít lo ngại chi phí và thời gian – Ảnh: LAZADA

Hơn nữa, gần như tất cả người bán (93%) đồng ý việc sử dụng AI sẽ giúp tiết kiệm chi phí trong dài hạn, song 64% vẫn lo ngại chi phí và thời gian cần để thực hiện là rào cản trong việc tích hợp AI.

Tại Việt Nam, các nhà bán hàng nhìn chung có cái nhìn tích cực về lợi ích của AI (94%), đặc biệt trong việc thúc đẩy năng suất, và họ cũng ít e ngại hơn về vấn đề chi phí và thời gian (35%).

Bạn thuộc nhóm ứng dụng AI đến mức nào?

Báo cáo phân loại ra 3 nhóm nhà bán hàng dựa trên mức độ ứng dụng AI theo 5 tiêu chí: vận hành và hậu cần, quản lý sản phẩm, tiếp thị và quảng cáo, dịch vụ khách hàng, quản lý nhân sự.

Thứ nhất là nhà bán hàng thành thạo AI. Đó là những người đã tích hợp AI vào ít nhất 80% hoạt động kinh doanh.

Ở Việt Nam, chỉ có khoảng 1/5 (22%) người bán thuộc nhóm này (so với 24% trong khu vực).

Thứ hai là nhà bán hàng quan tâm đến AI. Họ là những người đã tích hợp một phần AI vào hoạt động kinh doanh của họ, nhưng còn loay hoay ở các công đoạn quan trọng. Chủ yếu các nhà bán hàng ở Việt Nam thuộc phân khúc này (64%, so với 50% ở Đông Nam Á).

Nhóm cuối là nhà bán hàng thận trọng với AI. Nhóm này chiếm 14% tại Việt Nam (so với 26% ở Đông Nam Á).

Theo Tuoitre.vn

Continue Reading

Trong Nước

Doanh thu livestream tháng 3 năm 2025 tại Việt Nam

Published

on

Số liệu ước tính của một số buổi livestream bán hàng nổi bật, doanh thu livestream tháng 3 năm 2025 được tổng hợp từ các báo cáo thị trường:

  • Shopee Live “Săn Deal Cuối Tháng”:
    Ước tính doanh thu khoảng 50 tỷ đồng
    (Chương trình khuyến mãi hấp dẫn và lượng người xem lớn đã tạo nên doanh số ấn tượng.)

  • TikTok Shop “Mua Sắm Cùng Influencer”:
    Ước tính doanh thu khoảng 35 tỷ đồng
    (Livestream dẫn dắt bởi các influencer nổi tiếng thu hút lượng khán giả trẻ năng động.)

  • Zalo Live “Deal Sốc Cuối Tuần”:
    Ước tính doanh thu khoảng 20 tỷ đồng
    (Giao diện thân thiện và tính năng tương tác cao giúp livestream này ghi nhận doanh số tốt.)

  • Các buổi livestream chuyên biệt khác (ví dụ: phụ kiện trang sức, sản phẩm handmade):
    Tổng doanh thu ước tính khoảng 10 tỷ đồng

Tổng cộng, các livestream nổi bật trong tháng 3 năm 2025 tạo ra doanh số khoảng 115 tỷ đồng. Những số liệu này cho thấy sức hút mạnh mẽ của livestream bán hàng trong bối cảnh mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, với sự tham gia của các nền tảng hàng đầu và xu hướng “săn deal” ngày càng phổ biến.

1. Sự kiện MegaLive 2025 (25/3)

  • Tham gia: Các thương hiệu lớn như Samsung, Coolmate, DHC…
  • Doanh thu ước tính100–200 tỷ đồng (dựa trên kết quả các phiên trước đó).
  • Cơ chế: Kết hợp hàng trăm KOC và influencer để tiếp cận hàng triệu khách hàng, tối ưu hóa chuyển đổi .

2. Livestream dịp 8/3 (Quốc tế Phụ nữ)

  • Ngành hàng chủ lực: Mỹ phẩm, thời trang nữ, quà tặng.
  • Doanh thu: Tăng 150–200% so với ngày thường, đặc biệt từ các KOL như Hòa Minzy, Hương Giang .
  • Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm cao cấp đạt 3 tỷ đồng trong 1 phiên livestream nhờ chiến dịch Flash Sale .

3. Livestream của các thương hiệu quốc tế

  • Sulwhasoo, Yves Saint Laurent: Ra mắt sản phẩm qua livestream với giá 3–10 triệu đồng, doanh thu trung bình 5–15 tỷ đồng/phiên .
  • Chiến lược: Kết hợp người nổi tiếng và công nghệ AR để khách hàng trải nghiệm sản phẩm trực tiếp .

Xu hướng nổi bật

  1. Mega Live: Các phiên livestream quy mô lớn, kết hợp nhiều KOL và nhãn hàng, chiếm 30% tổng doanh số TMĐT .
  2. Sản phẩm cao cấp: Thương hiệu xa xỉ dần chiếm lĩnh livestream, tăng 40% doanh thu so với 2024 .
  3. Cạnh tranh giá: Các nền tảng như TikTok Shop, Shopee áp dụng voucher giảm 50–70% để thu hút khách hàng .

Thách thức và rủi ro

  • Hàng giả, kém chất lượng: 15% phiên liveststream bị tố cáo quảng cáo sai sự thật .
  • Pháp lý: Nhiều KOL như Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố do lừa dối khách hàng .

Tổng kết

Tháng 3/2025 đánh dấu sự bùng nổ của livestream với sự tham gia của cả thương hiệu nội địa và quốc tế. Dù doanh thu khủng, ngành hàng này vẫn đối mặt với thách thức về uy tín và minh bạch. Dữ liệu có tham khảo các báo cáo từ NielsenIQ hoặc Decision Lab.

Continue Reading

Quốc Tế

Taobao mạnh tay với AI

Published

on

Taobao mạnh tay với AI, tăng cường kiểm soát ảnh AI nhằm ngăn chặn lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng trước thông tin sai lệch.

Nền tảng thương mại điện tử Taobao mạnh tay với AI của tập đoàn Alibaba, đang đẩy mạnh các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tràn lan hình ảnh sản phẩm giả mạo, gây hiểu lầm do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra. Động thái này nhằm đối phó với việc lạm dụng công nghệ AI ngày càng tinh vi và dễ tiếp cận.

Taobao và Tmall Group, đơn vị kinh doanh thương mại điện tử của Alibaba, tuần qua đã công bố sáng kiến mới, tập trung vào việc rà soát hình ảnh do AI tạo ra trên các nền tảng của mình, bao gồm cả Taobao, Tmall và nền tảng bán đồ cũ Xianyu.

“Chúng tôi quyết tâm chống lại các hành vi lừa đảo, gây tổn hại cho người tiêu dùng và xâm phạm quyền lợi của các nhà bán hàng chính hãng”, đại diện công ty cho biết trong thông cáo báo chí. “Mọi chỉnh sửa hình ảnh sản phẩm phải ở mức độ hợp lý, đảm bảo tính chân thực. Tuyệt đối cấm sử dụng AI để tạo ra hình ảnh sản phẩm sai lệch so với hàng hóa thực tế”.

Trong khuôn khổ chiến dịch, Taobao sẽ nâng cấp hệ thống phát hiện hình ảnh, vốn đã loại bỏ gần 100.000 hình ảnh bị chỉnh sửa hoặc phóng đại quá mức. Nền tảng này cũng sẽ bổ sung các dấu hiệu nhận biết trên trang chi tiết sản phẩm để cảnh báo người dùng về các nội dung do AI tạo ra, nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.

Taobao chỉ ra một số dấu hiệu bất thường thường được thấy trong hình ảnh do AI tạo ra, bao gồm vị trí tay không tự nhiên, bàn chân bị biến dạng, bóng đổ kỳ lạ và các ký tự ngôn ngữ vô nghĩa.

Sự phát triển của các mô hình AI đa phương thức mạnh mẽ đã khiến hình ảnh do AI tạo ra ngày càng khó phân biệt với hình ảnh thật.

Sáng kiến của Taobao phù hợp với nỗ lực quản lý AI tạo sinh (Generative AI) của chính phủ Trung Quốc.

Vào tháng 2, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) thông báo rằng chiến dịch “Qinglang” năm nay sẽ tập trung vào việc chống lạm dụng AI, tăng cường nhận diện nội dung tổng hợp và trấn áp thông tin sai lệch do AI tạo ra.

Vào tháng 3, chính phủ Trung Quốc ban hành hướng dẫn yêu cầu dán nhãn rõ ràng nội dung do AI tạo ra trên tất cả giao diện người dùng và tệp dữ liệu. Quy định này dự kiến có hiệu lực vào tháng 9.

Alibaba là công ty thương mại điện tử lớn đầu tiên thực hiện các biện pháp này, đồng thời kêu gọi sự hợp tác của toàn ngành để đảm bảo tính xác thực trong quảng cáo sản phẩm. Động thái này tiếp nối các biện pháp tương tự của các nền tảng truyền thông xã hội như Weibo và Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc).

“Việc phát triển và sử dụng AI phải nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng, khuyến khích sự sáng tạo và bảo vệ lợi ích kinh doanh hợp pháp, không phải là công cụ cho các hành vi bất hợp pháp và phi đạo đức”, công ty nhấn mạnh.

Theo ZingNews

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .