Connect with us

Livestream

Giới trẻ Việt chuộng mua hàng qua phiên livestream

Published

on

Livestream shopping, hay mua sắm qua video phát trực tiếp, xuất phát từ mạng xã hội ở Trung Quốc. Đến nay, theo công ty nghiên cứu thị trường Coresight Research, hình thức này đã phát triển thành một thị trường trị giá 512 tỷ USD…

Ảnh minh họa.

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) 2024 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa công bố ngày 24/4/2024, năm 2023 bối cảnh nền kinh tế Việt Nam được xem là gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. VECOM ước tính tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này tăng trên 25% so với năm 2022 và đạt 25 tỷ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD.

Người Việt dành 13 giờ/tuần để xem Livestream bán hàng

Khảo sát của Nielsen IQ Việt Nam chỉ ra, với dân số đông, tỷ lệ sử dụng internet tốt, Việt Nam là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử phát triển. Có khoảng 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong 3 tháng đầu năm 2024.

Cũng theo Nielsen IQ, những yếu tố thúc đẩy chính của mua sắm trực tuyến đối với người dùng là khả năng mua sắm tiện lợi của các sàn TMĐT (hàng hóa nhiều mẫu mã đa dạng, nắm bắt được số lượng hàng hóa có sẵn, phương thức thanh toán thuận tiện,…). Ngoài ra, xu hướng tìm kiếm các khuyến mãi, ưu đãi của nhãn hàng và trải nghiệm mua sắm trọn vẹn cũng thúc đẩy hành vi mua sắm trên các sàn TMĐT.

Thông tin từ AccessTrade Việt Nam thì cho biết, việc mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử vào đầu năm 2026. Trong đó, 3 nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, có sự tham gia của hơn 50 nghìn nhà bán. Người Việt dành 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng, rút hầu bao mua hàng online đứng thứ 11 thế giới.

Có khoảng 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong 3 tháng đầu năm 2024.

Theo báo cáo “Những xu hướng mới của người tiêu dùng Việt” do Cốc Cốc vừa phát hành, có 77% đã từng xem livestream bán hàng, 71% trong số đó đã mua hàng trên livestream. 67% người được hỏi thuộc thế hệ Millennials (sinh năm 1981 – 1996) và 51% thuộc thế hệ Gen Z ( 1997 – 2012) cho biết đã từng xem và mua hàng qua livestream. Đây cũng là lực lượng chính trong xu hướng mua sắm này.

Tương tự là nội dung báo cáo mới nhất về hành vi mua sắm của thế hệ Gen Z tại Việt Nam do Kantar Profiles thực hiện: 2/3 Gen Z xem các nền tảng TMĐT là điểm khởi đầu cho hành trình mua sắm của họ, đồng thời thể hiện sự tin tưởng vào các nền tảng này để tìm hiểu về sản phẩm trước khi mua. Đáng chú ý, một nửa số người tham gia khảo sát ban đầu chọn tìm hiểu sản phẩm trên các nền tảng thương mại xã hội nhưng sau đó quay trở lại các nền tảng TMĐT để hoàn tất giao dịch.

Khảo sát này cũng cho thấy, cứ 2 Gen Z sẽ có 1 người dành ít nhất 5 ngày để tìm hiểu về sản phẩm trước khi mua, bao gồm đọc đánh giá (26%), xem video giới thiệu sản phẩm (20%) và tìm kiếm thông tin giá cả. Bên cạnh việc dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mua hàng, nhóm người trẻ này còn xem miễn phí vận chuyển và sử dụng voucher giảm giá dễ dàng là những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Thậm chí, 4/5 người dùng Gen Z tham gia khảo sát cho biết giá cả thấp là ưu đãi hấp dẫn nhất để khuyến khích họ thêm sản phẩm vào giỏ hàng.

Gen Z tin tưởng vào Influencers ở mức độ cao nhất

Cũng theo số liệu thống kê, các video được sáng tạo bởi chính người dùng mang lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn 184% so với các video thông thường được phân phối bởi các nhãn hàng. Từ đó, khái niệm Influencers xuất hiện, đây là những “chuyên gia” trong một vài lĩnh vực, có tầm ảnh hưởng đối với tập người dùng nhất định.

Tính giải trí, phong cách nói chuyện, ứng xử và kiến thức chuyên môn là tốp ba lý do người dùng yêu thích Influencers. Gen Z và Millennials là hai thế hệ đặt “niềm tin” nhiều nhất vào nhóm này, với 33% người được hỏi lựa chọn tin tưởng vào những đề xuất, gợi ý từ Influencers ở mức độ cao nhất.

Điển hình là câu chuyện cây gắp đá chục triệu đến từ Thái Công – công ty chuyên thiết kế, kinh doanh nội thất sang chảnh. Phiên livestream thu hút lượt xem cực lớn, chỉ 4 phút đầu đã có tới 6.700 lượt xem, đến phút 20 có hơn 1 triệu người thả tim. Quần áo, phụ kiện thời trang cũng là sản phẩm thu hút lượt quan tâm nhiều nhất trong các phiên livestream. Từng là một thương hiệu sang trọng, nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường cũng đạt những mốc doanh thu ngày càng cao nhờ các phiên livestream “chốt” hàng chục nghìn đơn.

Anh cho biết: “Tìm hiểu ở Việt Nam, tôi biết có những phiên live đạt doanh thu vài chục tỷ đồng. Có thể những người chưa từng bước chân vào mảng này sẽ thấy mơ hồ và cho rằng dấu mốc 5 tỷ, 10 tỷ, 30 tỷ hay 75 tỷ mỗi phiên live là những con số kinh khủng khiếp. Nhưng khi trực tiếp tham gia, tôi thấy đó là điều hoàn toàn khả thi,” nhà thiết kế nói.

2/3 Gen Z xem các nền tảng TMĐT là điểm khởi đầu cho hành trình mua sắm.

Tại Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024, thông qua khảo sát của NielsenIQ Việt Nam, bà Lê Minh Trang, Bộ phận Nghiên cứu bán lẻ NIQ cho biết, người Việt dành 13 tiếng/tuần để xem livestream bán hàng. Trong đó, 64% người xem livestream được thúc đẩy mua hàng ngẫu hứng nhiều hơn bình thường, 78% khách hàng cho biết họ thấy rất khi xem các buổi livestream bán hàng. 90% người tiêu dùng có ý định duy trì hoặc thậm chí tăng cường sử dụng sàn thương mại điện tử trong mua sắm trong 12 tháng tới dù không phải là không có rủi ro.

Dù bị mua trúng hàng nhái nhiều lần nhưng Nguyễn Giang, sinh viên trường Đại học Kinh Tế TP.HCM thừa nhận bản thân vẫn sẽ tiếp tục “chốt đơn” qua các phiên livestream do có nhiều mã giảm giá và giá thành sản phẩm thấp. “Số lượng sản phẩm không đủ khi mình đặt nhiều sản phẩm cùng loại, khi mua quần áo thì chất liệu vải không được như trên livestream”, Giang bộc bạch. Tương tự, Hữu Tín, sinh viên năm hai của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết: “Mỹ phẩm hay quần áo dễ gặp rủi ro nhất vì mỹ phẩm không phải loại nào cũng hợp da mình, còn quần áo thì khó thấy được chất liệu vải cho đến khi nhận hàng”.

Bộ Công Thương cũng cho biết thời gian qua đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại điện tử. Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành quyết định 319 phê duyệt đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các bộ, ngành, lực lượng chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp, phục vụ công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

Livestream

Mảng F&B chủ động ‘tiếp cận bàn ăn’ khách hàng qua sóng livestream

Published

on

Một số thương hiệu thức ăn nhanh đang tạo ra hiệu ứng với những phiên livestream đều đặn vào giờ ăn trưa, ăn tối trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT). Điều này cũng kéo theo cuộc đua về đầu tư nền tảng giao nhận và chú trọng đến kiểm soát an toàn thực phẩm của các thương hiệu.

Doanh số hấp dẫn từ cách bán mới

Hai tháng trước, KFC Việt Nam trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh đầu tiên ở Việt Nam bán hàng qua livestream trên Tiktok. Khách hàng vừa có thể xem livestream, tương tác trực tiếp với người bán vừa đặt hàng và nhận sản phẩm trong vòng 1 giờ với phí giao hàng chỉ 10.000 đồng. Các buổi livestream diễn ra vào giờ trưa và chiều tối, phù hợp với nhu cầu dùng bữa của khách hàng, cùng với thực đơn đa dạng và nhiều mã giảm giá. Qua 2 tháng triển khai, kênh Tiktok của KFC ghi nhận hơn 30.000 lượt bán.

Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích thị trường, công ty tư vấn tăng trưởng trên thương mại điện tử YouNet ECI cho biết, về góc độ truyền thông, nền tảng lắng nghe mạng xã hội SocialHeat của YouNet Media ghi nhận trong thời gian từ 27-5 đến 12-8, trên các nền tảng trực tuyến xuất hiện hơn 5.000 lượt thảo luận về hoạt động livestream của nhãn hàng KFC. 76% trong số này đến từ nền tảng Tiktok.

Mảng F&B chủ động "tiếp cận bàn ăn" khách hàng qua sóng livestreamNhân viên KFC livestream vào khung giờ ăn trưa, ăn tối qua nền tảng Tiktok Shop. Ảnh: Chụp màn hình

Còn nền tảng dữ liệu thương mại điện tử EcomHeat của YouNet ECI ghi nhận gian hàng KFC Việt Nam trên Tiktok Shop mang về 1,2 tỉ đồng doanh thu trong cùng khoảng thời gian này. Đánh giá khách quan, hoạt động này vừa giúp KFC thu hút khi là một trong những nhãn hàng F&B đầu tiên gia nhập cuộc chơi livestream bán hàng, vừa mang lại kết quả doanh thu đáng khích lệ, ông Lâm nói.

Theo thống kê của Metric, nền tảng cung cấp số liệu TMĐT, ngành hàng đồ ăn thức uống trên 5 sàn TMĐT lớn trong một tháng gần đây có doanh số hơn 1.000 tỉ đồng với hơn 14 triệu sản phẩm đã bán, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Đây cũng là kênh bán hàng tiềm năng được thương hiệu Đảo Hải Sản khai thác hơn 1 năm qua. Hiện tại, gian hàng trên TMĐT tiếp cận được hơn 23.000 khách hàng mới mua hàng và biết đến thương hiệu, cửa hàng cũng giao hơn 55.000 đơn hàng thành công trên Tiktok Shop.

Đặc biệt, doanh thu ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ vào các dịp lễ và các sự kiện khuyến mãi của sàn. Trung bình tăng trưởng từ 20 – 40% mỗi tháng, so với cùng kỳ năm 2023, doanh thu từ kênh bán hàng Tiktok Shop của Đảo Hải Sản ghi nhận tăng trưởng 200%, đóng góp gần 10% doanh số cho toàn công ty.

Chia sẻ với KTSG Online, một đại diện thương hiệu khác chuyên cung cấp sản phẩm tươi dùng trong ngày cho biết phiên livestream bán hàng đầu tiên đã thu về hơn 100 đơn hàng. Vị này cho rằng người tiêu dùng hiện nay ngày càng quen với việc mua sắm trực tuyến, bao gồm cả thực phẩm và đồ uống. Điều này không chỉ là một trào lưu mà là sự chuyển dịch trong hành vi mua sắm, được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ và yêu cầu về sự tiện lợi.

Tuy nhiên, bán hàng qua livestream và TMĐT sẽ không thay thế hoàn toàn các phương thức bán hàng truyền thống mà là một phần của chiến lược bán hàng đa kênh. Các doanh nghiệp bán lẻ có thể tích hợp và khai thác tốt tất cả các kênh bán hàng.

Chìa khóa ở giao nhận

Các sản phẩm đặt qua kênh livestream đều được cam kết giao nhận trong vòng 1 giờ đến 2 giờ tùy thuộc vào địa điểm. Theo ghi nhận, để đảm bảo khung giờ giao hàng, có đơn vị nhận giao nội thành TPHCM, Hà Nội hoặc chỉ giao tại các địa phương có cửa hàng bán trực tiếp.

Để thúc đẩy nhiều nhà bán hàng F&B nhập cuộc livestream, bài toán logistics rất quan trọng. Ông Nguyễn Thành Trung, chuyên gia về logistics TMĐT nội địa, cho biết về bản chất, việc livestream giao thực phẩm trong ngày (1 tiếng, 2 tiếng…) ngoại trừ việc người bán phải đảm bảo về quy cách đóng gói, VSATTP cho sản phẩm thì quy trình vận hành logistics không khác gì với quy trình vận hành giao hỏa tốc cho các mặt hàng nhỏ lẻ khác.

Xét ở quy mô số lượng đơn hàng lớn thì 3 yếu tố quyết định hiệu quả cho việc vận hành logistics này đó là quy trình vận hành, nhân sự, hệ thống công nghệ hỗ trợ.

Quyết định sử dụng đội vận chuyển nội bộ hay từ sàn TMĐT của các nhà hàng, chuỗi quán ăn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh của chính họ và đồng thời là khả năng đáp ứng về hệ thống, quy trình vận hành của sàn TMĐT đó.

Những nhà hàng, chuỗi quán ăn lớn thường luôn đặt trải nghiệm của người tiêu dùng lên hàng đầu và khẳng định thương hiệu trên thị trường. Đa số họ đều sẽ sử dụng chính là đội vận chuyển nội bộ, bên cạnh đó sẽ dùng dịch vụ giao hàng từ bên cung cấp dịch vụ để hỗ trợ thêm.

Đại diện Đảo Hải Sản chia sẻ, để khai thác kênh TMĐT, doanh nghiệp gặp một số khó khăn trong thời gian đầu, như quá trình bảo quản phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp khi vận chuyển tránh hư hỏng. Để đảm bảo độ tươi ngon, thời gian giao hàng phải ngắn.

Điều này yêu cầu shop phải có hệ thống logistics mạnh hoặc phải liên kết với đơn vị cung ứng dịch vụ giao hàng hỏa tốc chuyên nghiệp. Mặt hàng món ăn, hải sản tươi sống không thể đổi trả như các sản phẩm khác, shop phải xây dựng chính sách phù hợp để giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Mảng F&B chủ động "tiếp cận bàn ăn" khách hàng qua sóng livestreamĐội giao hàng đảm bảo nhận hàng trong vòng 1-2 tiếng khi đặt qua livestream. Ảnh: DNCC

Vấn đề đảm bảo VSATTP cũng quan trọng thể hiện qua đầy đủ chứng nhận về an toàn thực phẩm, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Đến nay, doanh nghiệp đã hoạt động ổn định hơn khi đầu tư hệ thống kho bảo quản, đội ngũ người giao hàng, quy cách đóng gói hàng hóa…

Ông Nguyễn Phương Lâm, đại diện YouNet ECI cho rằng không thể phủ nhận một điểm thu hút hiện tại của những phiên livestream trong ngành hàng F&B là đến từ các ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Accenture, 79% người tiêu dùng châu Á Thái Bình Dương bị thuyết phục bởi nội dung thể hiện giá trị sản phẩm hơn là giảm giá và 73% tin tưởng sản phẩm được giới thiệu bởi cộng đồng.

Như vậy, thành công của livestream không chỉ đến từ khuyến mãi mà còn nhờ nội dung thuyết phục và sự cộng hưởng từ các nhà sáng tạo. Ngoài ra, một điều kiện cần đối với ngành hàng F&B là khả năng giao hàng nhanh nhờ có sẵn mạng lưới cửa hàng rộng.

Continue Reading

Livestream

Giành giật mua hàng Trung Quốc trên các phiên livestream của người Việt

Published

on

Với hàng loạt lời khen từ những người Việt có tầm ảnh hưởng trên xã hội, kèm chiến lược truyền thông bài bản, nhiều mặt hàng Trung Quốc liên tục được săn đón, bán cháy hàng trong các phiên livestream.

Giành giật mua hàng Trung Quốc trên các phiên livestream của người ViệtMỹ phẩm, túi xách, đồ ăn, tã trẻ em… được các “ngôi sao” bán hàng online rầm rộ giới thiệu trên TikTok

Nhiều người đang nổi lên như “ngôi sao” bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, năng nổ đẩy hàng Trung Quốc vào thị trường Việt Nam qua các phiên livestream – phát trực tuyến. Bao gồm cả người Việt sống tại Trung Quốc, một số khác nhận lời mời đến Trung Quốc để quảng cáo, bán hàng và kiếm hoa hồng.

Hàng Trung Quốc liên tục được ngôi sao mạng lăng xê, khách ‘giành giựt’ chốt đơn

“Hết táo rồi hả? 50 tấn hết rồi hả? Thiệt á? Trời ơi. Sợ vậy”, Hằng Du Mục (tên thật Nguyễn Thị Thái Hằng) thảng thốt trong chính phiên livestream của mình, diễn ra mới đây ở nền tảng TikTok. Cô nhanh chóng bán hết vèo 50 tấn táo đỏ Tân Cương (Trung Quốc)

Trước đó, nhờ video tới tận Tân Cương để quay vườn táo đỏ, nhiều người bắt đầu biết đến sản phẩm và tìm đến kênh của cô để mua hàng. Kỷ lục đầu tiên cô bán hết 2 tấn táo đỏ chưa đầy một phút livestream, tiếp đến 30 tấn trong vài phút, gần nhất là 50 tấn trong chớp nhoáng.

“Canh săn mua táo cực kỳ khó. Có lúc vài chục giây đã hết hàng rồi. Rất nhiều người mua”, chị Hương nói về trải nghiệm mua hàng. Để mua táo, khách phải canh một số khung giờ nhất định. Sự khan hiếm này khiến nhiều người càng tò mò.

Theo nhận định từ hãng thống kê dữ liệu Metric, việc liên tục cháy hàng trong những phiên livestream của Hằng Du Mục “cũng giúp các sản phẩm táo đỏ Tân Cương nói chung được khách hàng tò mò và săn đón nhiều hơn”. Trong nửa đầu năm nay, có gần 583.700 sản phẩm này được bán ra trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop.

Với sức nóng truyền thông, nhiều mặt hàng Trung Quốc khác cũng được Hằng Du Mục bán mạnh, bao gồm: tã trẻ em, bánh kẹo, đồng hồ, đồ gia dụng, đồ điện tử…

Trên thị trường, nhiều “ngôi sao” mạng cũng tới trực tiếp Trung Quốc để thăm công ty hay nhà xưởng, quay video chứng minh độ tin cậy, sau đó mở các phiên livestream rầm rộ bán kèm hàng Trung Quốc, nổi bật như: Võ Hà Linh, Call Me Duy (Vũ Duy), Trương Nhã Dinh…

Trong chuyến công tác tại đất nước tỉ dân vừa diễn ra, Diệp Lê (hơn 1 triệu tài khoản theo dõi trên mạng) đã hợp tác 70 nhãn hàng, mở phiên livestream có tên “Brand Trung Hoa – Deal Tinh Hoa”, tung ưu đãi lớn.

Vào trung tâm thương mại lớn livestream đẩy hàng về Việt Nam

Giành giật mua hàng Trung Quốc trên các phiên livestream của người Việt

Chu Thị Hiền vào trong trung tâm thương mại lớn ở Trung Quốc để livestream bán hàng cho khách Việt. Trong ảnh: Hiền giới thiệu chai nước hoa, đã có sẵn hàng ở kho Việt Nam.

“Xin chào, mình là Zhuzhu. Mình là người Việt Nam, đang sinh sống tại Hàng Châu, Trung Quốc”, Chu Thị Hiền giới thiệu về mình trên Facebook. Ở TikTok, cô được 1,3 triệu tài khoản theo dõi và 23,4 triệu lượt thích.

Đáng chú ý, mới đây cô khiến không ít người trong giới kinh doanh phải quan tâm, khi được mời cô vào trong một trung tâm thương mại lớn ở Hàng Châu để livestream cho hàng chục thương hiệu, bán cho khách hàng tại Việt Nam.

Sản phẩm được bán rất đa dạng gồm: bàn chải đánh răng, dép, dù, tai nghe nhạc, túi xách, bình giữ nhiệt, máy cạo râu, mặt nạ dưỡng da, nước hoa…

Đối với nhiều khách hàng, mua sản phẩm vì phiên livestream hấp dẫn và giá rẻ. Còn vấn đề bảo hành lại dựa vào niềm tin.

“Ví dụ một năm sau brand (nhãn hàng) không làm nữa, shop (cửa hàng) này người ta đóng thì sao? Zhu sẽ đứng ra bảo hành cho mọi người. Trong một năm có vấn đề gì liên hệ với Zhu. Kể cả đại lý này chạy đi mất tiêu, Zhu sẽ là người đứng ra bảo hành cho mọi người”, người bán hàng tuyên bố khi đang giới thiệu chiếc tai nghe.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ trong phóng sự Lần theo 10.000km hàng Trung Quốc vào Việt Nam, với sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam, kèm cách bán hàng và hệ thống logistics bài bản, nhiều mặt hàng Trung Quốc được đặt sẵn ở kho biên giới và cả những kho tại Việt Nam, giao nhanh chóng.

Cần nhanh chóng tiếp sức hàng Việt

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân – giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) – nhận định hiện nay người Việt đang có xu hướng mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt giới trẻ.

Nhà bán hàng Trung Quốc tận dụng môi trường mạng để truyền thông, tạo xu hướng, đổ hàng về. Chiến lược rất thành công.

Các mắt xích gồm: nhà sản xuất, nền tảng thương mại điện tử để bán hàng, đơn vị vận chuyển… đều đến từ Trung Quốc. Người Việt giữ vai trò chi tiền.

Mặc dù khách hàng mua được sản phẩm giá rẻ, nhưng nhiều thách thức đặt ra. Đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp sản xuất, cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam dần đuối sức. Không loại trừ khả năng trong tương lai ngành bán lẻ có thể bị thâu tóm.

Theo nhiều chuyên gia, hàng Việt cần được tiếp sức mạnh mẽ, tạo thế cân bằng hơn, trong đó có việc thu thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ, ngăn chặn và xử lý hàng nhập lậu, kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của việc bán trên sàn online, hỗ trợ hệ thống logistics…

Continue Reading

Livestream

Phía sau những phiên livestream bán hàng triệu view

Published

on

Làm sao tăng view, giữ chân người xem, thôi thúc họ “chốt đơn”… là trăn trở của các nhà sáng tạo nội dung trước mỗi phiên livestream trên TikTok Shop.

Huyền Phi (27 tuổi, Trà Vinh), sở hữu tài khoản TikTok hơn 2 triệu lượt theo dõi và 68,3 triệu lượt thích. Hai năm qua, thói quen sau khi thức dậy của cô là mở điện thoại đọc và trả lời bình luận trên video. Phi cho biết đây là cách giúp cô thu thập ý kiến, góp ý để sản xuất nội dung hợp xu hướng, đúng nhu cầu, bổ trợ cho các phiên livestream bán hàng trên TikTok Shop.

“Tất cả người xem để lại bình luận trên video, dù có theo dõi tôi hay không, đều quan trọng như nhau. Chính họ giúp tôi có thêm các ý tưởng, chọn lọc nội dung đưa lên kênh cá nhân dễ dàng hơn”, Phi nói.

Cô cho biết việc lên ý tưởng, đảm bảo luôn có video mới mỗi ngày là một trong những thách thức lớn nhất với các nhà sáng tạo nội dung (TikTok creator). Để đảm bảo thu nhập, giữ chân người theo dõi, bảo chứng cho các phiên “Mega Sale”, Huyền Phi phải không ngừng tìm kiếm ý tưởng, chia sẻ những thông điệp, câu chuyện thú vị đồng thời tránh nội dung tiêu cực…

Phía sau những phiên livestream bán hàng triệu viewHuyền Phi và căn bếp vách lá, mái tôn ở Trà Vinh, thu hút hàng triệu lượt xem mỗi video trên TikTok. Ảnh: NVCC

Theo Huyền Phi, các nội dung về cuộc sống thường nhật, đặc sản miền Tây sông nước ban đầu gây tò mò nhưng lâu dần sẽ quen thuộc, nhàm chán. Creator cần phải luôn biến tấu để nội dung trở nên mới lạ và đa sắc hơn. Song vẫn có thời điểm cô cạn ý tưởng mới, nhiều ngày không ra video, ảnh hưởng lượt xem, tỷ lệ chốt đơn.

Phần lớn thu nhập gia đình phụ thuộc vào kênh TikTok này nên Phi, cùng chồng là Huỳnh Hải (30 tuổi), buộc phải nghĩ ra hướng để làm mới nội dung mỗi ngày. Hải cũng sở hữu kênh cá nhân với hơn 200.000 lượt theo dõi và 1,3 triệu lượt thích, chuyên chia sẻ cuộc sống hôn nhân, làm việc của hai người.

Mỗi ngày Phi và Hải cùng liệt kê ý tưởng video mới cho cả tuần, thậm chí cả tháng. Nếu không ra được ý tưởng hay, họ sẽ nghỉ ngơi một ngày, thư giãn bằng cách lên livestream trò chuyện cùng mọi người. Đây là cách hiệu quả giúp họ hiểu thêm nhu cầu người tiêu dùng, từ đó sản xuất video hợp xu hướng, kiếm thêm sản phẩm mới chất lượng, giá cả ưu đãi…

Phía sau những phiên livestream bán hàng triệu viewHuyền Phi thường chia sẻ những món ngon, đặc sản, cây ăn trái ở miền Tây… qua các video, giúp tăng lượt theo lõi và lượt xem trong các phiên livestream bán hàng TikTok Shop. Ảnh: NVCC

Đến nay, thành tựu lớn nhất của vợ chồng Huyền Phi khi làm nội dung tiếp thị liên kết là biến những tấm vách tôn thành nhà tường khang trang. Hiện ba mẹ Phi và các con đã có chỗ ở rộng rãi, đầy đủ tiện nghi và phòng riêng cho từng thành viên.

Việc livestream bán hàng trên TikTok Shop còn giúp người theo dõi cô dễ dàng tiếp cận những sản phẩm chất lượng, đa dạng mặt hàng với mức giá ưu đãi, mua sắm tiện lợi và thông minh hơn.

Tương tự Huyền Phi, Lê Minh Tuyển (32 tuổi), chủ tài khoản Lê Anh Nuôi, nổi tiếng với những phiên livestream triệu view và lượt chốt đơn “khủng”. Cùng với thu nhập ổn định, anh đầu bếp quân nhân đối mặt với áp lực từ sự trông đợi của hơn 1,3 triệu người theo dõi (followers) và đông đảo người dùng TikTok khác.

Tuyển cho biết chướng ngại lớn nhất không phải gia tăng lượng followers mà là làm sao để họ không rời đi. Nắm bắt được tâm lý tò mò, muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống quân nhân, anh cố gắng duy trì hướng nội dung này cho kênh. Song song đó, anh xen kẽ với những video giới thiệu nông sản, đặc sản Việt, vừa đa dạng hóa nội dung, lại giúp người xem tiếp cận giỏ hàng nhanh và dễ hơn.

Phía sau những phiên livestream bán hàng triệu viewLê Minh Tuyển (phải) được vinh danh “Kênh ẩm thực của năm” tại TikTok Awards Vietnam 2023. Ảnh: NVCC

Phi và Tuyển đều là những nhà sáng tạo tham gia hình thức tiếp thị liên kết (affiliate marketing) trên TikTok Shop. Đây là một trong những nghề tay trái được nhiều bạn trẻ ưa chuộng vì tính giải trí cao, giúp gia tăng thu nhập. Công việc này khá thuận lợi với các nhà sáng tạo nội dung vì có sẵn lượng người theo dõi hùng hậu. Song để phát triển kênh livestream bán hàng thành công, họ cũng phải không ngừng đổi mới và phát triển bản thân.

Cách thức đổi mới của Lê Anh Nuôi và Huyền Phi cũng như cộng đồng TikTok Creator sẽ được chia sẻ chi tiết trong chương trình thực tế Nghề chủ chốt. Chương trình có sự góp mặt của 10 creator nổi bật nhất trên TikTok: Phạm Thoại, Quyền Leo, Hằng Du Mục, diễn Viên Hùng Thuận, bác sĩ Cung, hoa Hậu Lê Hoàng Phương, Lê Anh Nuôi, Khi Bố Tan Ca, Gấu Bé Tí và Trangkiudaily.

Mỗi tập, khách mời chia sẻ về điểm đặc biệt của công việc sáng tạo nội dung và bí mật sau các buổi livestream triệu view. Từ đó, các nhà sáng mong công chúng có góc nhìn toàn diện, công nhận đây là một nghề chuyên nghiệp với thu nhập ổn định, tương lai rộng mở trong thời đại công nghệ số.

Phía sau những phiên livestream bán hàng triệu viewQuyền Leo Daily (áo đen) và Lan Anh, đôi vợ chồng nổi tiếng trên TikTok với những phiên livestream ưu đãi “khủng”, thu hút hàng chục nghìn lượt xem trong cùng thời điểm. Ảnh: NVCC

Tập 1 của Nghề chủ chốt lên sóng ngày 3/8 khai thác câu chuyện hậu trường sau phiên livestream ngày 6/6 của gia đình Quyền Leo Daily. Vợ chồng Lã Quốc Quyền (29 tuổi, Hà Nội) và Nguyễn Lan Anh (32 tuổi, Nam Định), thường gọi là Leo, hiện sở hữu kênh TikTok hơn 4,4 triệu lượt theo dõi và 96,8 triệu lượt thích. Hai người nổi tiếng nhờ những phiên livestream với thời lượng liên tục đến 17 giờ. Lượt xem trong suốt buổi luôn duy trì mức 25.000-30.000, cao nhất lên đến gần 120.000 lượt xem.

Nghề chủ chốt phát sóng lúc 20h thứ 7 hàng tuần trên kênh VTC3 và 21h30 cùng ngày trên kênh YouTube chính thức của TikTok Việt Nam cùng kênh TikTok tiktokshoplive.

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .