Connect with us

Xu hướng

Gen Z và những ưu tiên mua sắm khác biệt trong năm 2024

Published

on

Là những người tạo ra các xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không thể phủ nhận rằng, Gen Z giờ đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang nói riêng và ngành bán lẻ nói chung…

Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng với Internet và các thiết bị kỹ thuật số, nên còn được mệnh danh là những “công dân thời đại kỹ thuật số”. Sự tiếp cận dễ dàng với kho kiến thức khổng lồ trên Internet khiến những người trẻ này có sự quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xã hội và môi trường, từ đó có trách nhiệm hơn trong hành vi tiêu dùng của mình, bao gồm các sản phẩm thời trang.

ƯU TIÊN 1: THỜI TRANG BỀN VỮNG

Sinh ra trong bối cảnh thịnh vượng, Gen Z đại diện cho thế hệ người tiêu dùng có trách nhiệm hơn với môi trường và xã hội. Họ sử dụng sức mạnh của công nghệ và Internet, thúc đẩy thời trang bền vững phát triển. Đặc biệt, vào năm 2023, thời trang bền vững được gen Z coi trọng hơn. Khi mối lo ngại về khí hậu, ô nhiễm môi trường gia tăng, quần áo handmade hoặc second hand mang đến một giải pháp thay thế bền vững cho thời trang nhanh.

Mới đây, Instagram đã hợp tác với WGSN để thực hiện một cuộc khảo sát với người dùng Gen Z trên khắp nước Mỹ. Theo đó, hơn một nửa khách hàng trẻ cho biết họ có kế hoạch mua sắm để hỗ trợ các hoạt động mà họ quan tâm, đặc biệt quyên góp cho cộng đồng. Còn theo khảo sát của BoF Insight phối hợp cùng JV Consulting về những thương hiệu thời trang được Gen Z ưa chuộng, thương hiệu được Gen Z yêu thích nhất thuộc về Nike. Giá cả phải chăng, đầu tư cho nghiên cứu vật liệu bền vững mới và các chiến dịch truyền thông vì xã hội đóng vai trò không nhỏ giúp thương hiệu này bỏ xa các đối thủ nặng ký. 

ƯU TIÊN 2: SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ

Trái ngược với thế hệ Millennials ưu tiên du lịch trải nghiệm, mua sắm đồ gia dụng và nội thất thì người tiêu dùng Gen Z ưu tiên mua sắm các mặt hàng điện tử, công nghệ, y tế và sức khỏe (theo báo cáo Consumer Culture do 5WPR thực hiện). Theo đó, thế hệ Z sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để tham gia vào những trải nghiệm công nghệ thú vị, mang lại niềm vui hoặc giúp họ cải thiện cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, các sản phẩm điện tử và công nghệ thường có giá cả đắt đỏ. Vì thế, các thương hiệu cần thuyết phục được người dùng rút “hầu bao” bằng cách xây dựng các nội dung chứng minh tại sao người dùng cần mua các sản phẩm này, nó giải quyết được những vấn đề gì, nó có tốt hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hay không…

Đơn cử như để thu hút người dùng mua máy theo dõi thể lực của mình, công ty điện tử tiêu dùng Fitbit đã thực hiện nhiều nội dung nhằm cung cấp kiến thức cho người dùng. Theo đó, thương hiệu chỉ ra rằng sản phẩm có thể theo dõi số bước đi và nhịp tim đập của người dùng và họ có thể gửi những dữ liệu này đến các bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và tìm ra hướng khắc phục khi cần thiết. Vì thế, nếu người dùng gen Z quan tâm đến lối sống lành mạnh, họ sẽ có khả năng tin tưởng và chọn mua sản phẩm của Fitbit.

ƯU TIÊN 3: SẢN PHẨM GIÁO DỤC

Theo khảo sát thực tập toàn cầu năm 2022 của Goldman Sachs trên hơn 2.470 sinh viên thực tập trong mùa hè, 86% trong số đó cho biết họ tin rằng một cơn suy thoái công việc đang diễn ra. Khi những lao động trẻ tìm kiếm sự ổn định và ý nghĩa trong công việc ngay từ lúc bắt đầu gia nhập thị trường lao động, họ thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để chống suy thoái cho tương lai.

Trung tâm Nghiên cứu Pew báo cáo rằng người tiêu dùng gen Z năm 2023 sẽ đầu tư nhiều vào các khóa học hoặc chương trình giáo dục giúp họ nâng cao thu nhập trong tương lai. Từ năm 2019 đến năm 2020, gen Z đã dành nhiều hơn 12% thời gian để trau dồi các khóa học kỹ năng cứng trên LinkedIn Learning so với những người học khác. Theo HubSpot, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng sự quan tâm của gen Z đối với các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến kiến thức, giáo dục bắt nguồn từ nhu cầu ổn định tài chính của họ. Nhiều người trong độ tuổi cho biết, một nền giáo dục tốt sẽ dẫn đến một công việc có mức lương cao.

ƯU TIÊN 4: MUA SẮM KẾT HỢP GIẢI TRÍ

Với sự phổ biến của các nền tảng xã hội mới như Tik Tok, BeReal và Xiaohongshu… cũng như sự đa dạng của các kênh thương mại điện tử, thói quen mua sắm của người tiêu dùng Gen Z đang dần thay đổi. Mới đây, TikTok đã hợp tác với Boston Consulting Group (BCG) để đưa ra một báo cáo về các cơ hội kinh doanh mới ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Báo cáo này đã chỉ ra rằng “mua sắm online kết hợp với giải trí” được thúc đẩy bởi nhu cầu cảm tính của người tiêu dùng sẽ trở thành một xu hướng mới trong tương lai với nhiều tiềm năng.

Theo đó, nội dung giải trí đa phương tiện thường tạo ra trải nghiệm tiếp thị sâu hơn và có tính tương tác cao. Trong đó, sản phẩm thời trang bắt mắt, dễ thay đổi, rất phù hợp để phát triển các nội dung giải trí thú vị, hiện chiếm khoảng 18% thị phần kinh doanh giải trí. Các thương hiệu có thể quay video thử quần áo, thực hiện thử thách thay trang phục hoặc thể hiện kiểu dáng và chi tiết sản phẩm. Tất cả những điều này đều có thể khơi dậy niềm hứng thú mua sắm của người tiêu dùng và họ có thể “chốt đơn” ngay lập tức.

Bên cạnh đó, hướng dẫn làm đẹp luôn là một chủ đề phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội lớn, chiếm khoảng 14% thị phần kinh doanh giải trí. Các thương hiệu có thể giới thiệu sản phẩm thông qua hướng dẫn trang điểm, unbox sản phẩm và đánh giá, swatch sản phẩm, biến hình Before & After…

Xu hướng

Khả năng cạnh tranh hơn gấp 3,5 lần khi sở hữu bộ nhận diện nhất quán

Published

on

Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc sở hữu bộ nhận diện nhất quán là rất cần thiết cho doanh nghiệp để tăng lợi thế khi cạnh tranh. Chính vì thế, bài viết ngày hôm nay Ver2Solution sẽ phân tích chi tiết các khía cạnh nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về vai trò của bộ nhận diện thương hiệu và hoàn thiện nó tốt hơn.

Dưới đây là những vai trò khi sở hữu bộ nhận diện nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tăng khả năng cạnh tranh hơn gấp 3,5 lần:

Để hỗ trợ truyền tải những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Bộ nhận diện nhất quán đầy đủ thường bao gồm các yếu tố như tên gọi, thiết kế Logo, hình ảnh, màu sắc hay phông chữ đặc trưng để tạo nên dấu ấn riêng biệt cho thương hiệu. Đây là những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, do đó ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu ngay từ đầu chính là truyền tải những giá trị này tới người dùng.

Thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán, doanh nghiệp có thể kết nối và tạo dựng lòng tin vững chắc với khách hàng của mình. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ trong quá trình kinh doanh.

Những hình ảnh thương hiệu mà bộ nhận diện hỗ trợ truyền tải có thể là bản sắc thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, một thông điệp ý nghĩa hay ưu điểm nổi bật nào đó của doanh nghiệp chẳng hạn.

Giúp doanh nghiệp nổi bật hơn

Giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt và được nhiều người chú ý đến hơn cũng là một vai trò của bộ nhận diện nhất quán. Nếu doanh nghiệp của bạn sở hữu một bộ nhận diện đầy đủ, thu hút sẽ đảm bảo sự nhất quán trong việc truyền tải các thông điệp và hình ảnh của thương hiệu. Từ đó, góp phần tạo nên một ấn tượng đầu tiên tốt đẹp với khách hàng.

Bằng cách tạo ra một phong cách độc đáo, thông qua logo, màu sắc, phông chữ… doanh nghiệp có thể tạo ra một dấu ấn riêng biệt và trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ khác trên thị trường.

Ví dụ, khi tham dự hội thảo, sự kiện thay vì phải mất rất lâu mới giới thiệu xong về công ty hay sản phẩm/ dịch vụ của mình. Thì bạn nên gửi danh thiếp, profile hay catalogue để đối tác khách hàng tham khảo. Bởi việc làm này vừa giúp doanh nghiệp bạn tối ưu thời gian, công sức lại có thể đưa thương hiệu trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt mọi người.

Gia tăng sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp

Có lẽ đây là vai trò mà doanh nghiệp có thể nhìn thấy rõ được tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu nhất. Những tín hiệu nhận biết trong bộ nhận diện doanh nghiệp như hình ảnh thương hiệu, các ấn phẩm quảng bá hay bao bì sản phẩm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tăng tần suất tiếp xúc với khách hàng.

Do vậy, nếu làm tốt những hạng mục này doanh nghiệp của bạn có thể lấn át đối thủ hiệu quả để chiếm lấy vị trí ưu tiên trên thị trường. Lúc đó, khách hàng mới sẽ tìm đến còn khách hàng cũ khả năng quay lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ  của bạn là rất cao. Bởi họ thấy được sự chuyên nghiệp, uy tín của doanh nghiệp. Khi khách hàng có một trải nghiệm, cái nhìn tốt về thương hiệu thì họ sẽ có xu hướng gắn kết lâu dài và điều này đồng nghĩa độ trung thành cũng được gia tăng.

Làm cho cái tên thương hiệu trở nên thân thiện, gần gũi hơn với khách hàng

Bạn có biết, tên thương hiệu và biểu trưng nhận diện (Logo, slogan) ấn tượng sẽ để lại những tác động tích cực đến cảm nhận của người dùng về doanh nghiệp. Dễ thấy nhất là doanh nghiệp có một cái tên ngắn gọn, sáng tạo bao giờ cũng “ghi điểm” và dễ in sâu vào tâm trí khách hàng hơn hẳn so với những tên thương hiệu phức tạp, khó hiểu.

Trở thành thương hiệu được nhiều người nhớ đến khi có nhu cầu

Một bộ nhận diện thương hiệu đẹp, chất lượng không chỉ giúp doanh nghiệp tạo được sự tín nhiệm với khách hàng mà nó còn để lại ấn tượng sâu sắc khiến họ ghi nhớ tốt hơn. Minh chứng đó là một logo thương hiệu được thiết kế bắt mắt, độc lạ chắc chắn sẽ có khả năng thu hút sự chú ý và đi vào trí nhớ người xem cao hơn. 

Vậy nên, với những doanh nghiệp mới thường rất chú trọng vào việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, để nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ mà họ cung ứng.

Thuận lợi trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng

Sự chuyên nghiệp trong bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp thể hiện được năng lực của mình. Qua những tín hiệu nhận diện này, doanh nghiệp dễ dàng thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm/dịch vụ, gia tăng niềm tin. Điều này giúp thúc đẩy sự nhận biết của người dùng về thương hiệu và việc tăng trưởng doanh số bán hàng sẽ không còn xa vời với doanh nghiệp của bạn.

Nâng cao giá trị doanh nghiệp

Khi đã có hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp thì không chỉ kéo doanh nghiệp bạn trở nên phổ biến rộng rãi trong thị trường ngành nghề đó. Mà ngoài ra, nó còn có thể giúp hình tượng doanh nghiệp có giá trị hơn trong mắt đối tác, khách hàng hay những nhà đầu tư. Đây sẽ là lợi thế lớn cho bạn khi cần gọi vốn đầu tư, hay đấu thầu những dự án lớn.

Hơn nữa, khi doanh nghiệp bạn đã tạo được sự tin tưởng với khách hàng, thì họ sẽ gián tiếp truyền đi những lời đánh giá tích cực, nói những “điều hay ý đẹp” về thương hiệu và đó là một chiến lược tiếp thị cực kỳ hiệu quả.

Cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp, uy tín  

Bạn đã bao giờ thử tưởng tượng, nếu doanh nghiệp của mình không có bộ nhận diện, trang phục nhân viên tự do, màu sắc thương hiệu và sản phẩm lộn xộn, không ăn nhập với nhau. Và bên kia là thương hiệu vô cùng chuyên nghiệp, có sự đồng bộ nhất quán từ Logo, đồng phục, thiết kế… thì hãy nghĩ xem khách hàng sẽ tin tưởng lựa chọn trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của bên nào cung cấp? 

Hiển nhiên, trong trường hợp này không cần phân tích cũng biết được sự chuyên nghiệp sẽ luôn được đánh giá cao hơn, là sự ưu tiên hàng đầu của hầu hết mọi người. Đó là lý do, dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều cần xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu chuẩn chỉnh. Nó đơn giản chỉ là những bộ đồng phục giống nhau về kiểu cách và màu sắc, hay “chiếc” logo nổi bật mang đậm nét riêng của thương hiệu, một câu slogan, hoặc thông điệp ý nghĩa nào đó mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của mình.

Như vậy, trong nội dung bài viết trên đây Ver2Solution đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các vai trò của bộ nhận diện thương hiệu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp Quý công ty, doanh nghiệp có thêm nhiều kiến thức Marketing hữu ích, từ đó chọn ra chiến lược phù hợp và đưa hình ảnh thương hiệu, sản phẩm của mình đến với nhiều người dùng hơn. 

Ngoài ra, đừng quên tham khảo về dịch vụ marketing tại Ver2Solution, đơn vị có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn xây dựng thương hiệu một cách bền vững và thành công nhất. Nếu có nhu cầu hoặc còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ vào số Hotline của Ver2Solution để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Continue Reading

Xu hướng

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

Published

on

Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Gen) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang tạo ra vô số những thách thức cho người làm marketing. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những sự khác biệt của các thế hệ (Generation) như Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Philip Kotler và đồng nghiệp, hiện có 5 thế hệ hay còn được gọi tắt là Gen mà người làm Marketing cần nghiên cứu và tìm hiểu đó là Gen X, Gen Y, Gen Z, Gen Alpha và Baby Boomers.

  • Baby Boomers – được sinh ra từ năm 1946 đến 1964.
  • Gen X – sinh năm từ 1965 đến 1980.
  • Gen Y – những người được sinh ra từ giữa những năm 1981 và 1996.
  • Gen Z – những người sinh giữa những năm 1997 và 2009.
  • Gen Alpha – bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025.

Dưới đây là những insights thú vị từ các thế hệ Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha.

1. Baby Boomers

Thế hệ hay Gen đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu đó là Baby Boomers. Theo thứ tự Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha, Baby Boomers là những người lớn tuổi nhất, họ được sinh ra từ năm 1946 đến 1964.

Trong nhiều thập kỷ, Baby Boomers là mục tiêu của các Marketer trước khi Gen Y đông hơn họ. Ngày nay, khi họ được sống trong một môi trường khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn, nhiều Baby Boomers đã trì hoãn quá trình nghỉ hưu và tiếp tục mở rộng sự nghiệp của họ đến năm ngoài 65 tuổi.

Hiện vẫn giữ các vai trò điều hành trong các tổ chức, Baby Boomers thường bị chỉ trích bởi những thế hệ trẻ hơn do sự thiếu thiện chí trong việc thích nghi những công nghệ mới và phá vỡ những sự khôn ngoan trong kinh doanh.

2. Gen X là thế hệ thứ 2 Sau Baby Boomers, trước Gen Y, Gen Z và Gen Alpha.

Gen X là một nhóm nhân khẩu học của những người sinh năm từ 1965 đến 1980. Bị lu mờ và kẹp giữa bởi tính đại chúng của Baby Boomers và Gen Y, Gen X đã rơi khỏi tầm ngắm của những người làm marketing và do đó họ được mệnh danh là “đứa trẻ ở giữa bị quên lãng”.

Là nhóm những đứa trẻ ở giữa (middle-child cohort), Gen X trải nghiệm những sự chuyển đổi công nghệ trọng yếu, điều đã khiến họ có khả năng thích nghi tốt hơn. Trong thời niên thiếu của họ, Gen X đã lớn lên cùng với việc xem các video âm nhạc trên kênh MTV và nghe nhạc từ thiết bị Walkman của họ.

Khi trưởng thành hơn, họ trải nghiệm cách sử dụng CDs và MP3s cũng như các dịch vụ phát audio để nghe nhạc. Họ chứng kiến sự tăng lên và thoái trào của dịch vụ cho thuê DVD và chuyển đổi đến việc phát trực tuyến video.

Điều quan trọng nhất, sự gia nhập của họ vào lực lượng lao động đã được đánh dấu bằng sự tăng trưởng của internet – khiến họ trở thành những người thích nghi sớm nhất của sự kết nối.

Cho dù bị bỏ qua bởi hầu hết những người làm marketing, Gen X đã trở thành một trong những thế hệ có sức ảnh hưởng nhất trong nguồn lực lao động ngày nay. Với trung bình 20 năm kinh nghiệm làm việc, đạo đức công việc tốt, Gen X đã giữ hầu hết các vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Vốn cảm thấy rất khó khăn trong việc dịch chuyển nấc thang doanh nghiệp khi Baby Boomers nới rộng quá trình nghỉ hưu của họ, nhiều người Gen X đã rời bỏ ông chủ của họ vào những năm 40 tuổi để bắt đầu sự nghiệp riêng, và họ đã trở thành những doanh nhân thành công.

3. Gen Y

Là thế hệ thứ 3 sau Baby Boomers và Gen X, Gen Y là những người được sinh ra từ giữa những năm 1981 và 1996 – đã trở thành nhóm được bàn tán nhiều nhất trong một vài thập kỷ.

Được sinh ra trong một thời kỳ bùng nổ dân số khác, hầu hết Gen Y là con cái của Baby Boomers. Đó là lý do tại sao họ còn được biết đến với một cái tên khác nữa là thế hệ Echo Boomer. Nói chung, họ được giáo dục tốt hơn và đa dạng hơn về văn hoá so với các thế hệ cha anh. Họ còn là thế hệ đầu tiên kết nối với cách sử dụng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media). 

Không giống như Gen X, những người đầu tiên sử dụng internet tại nơi làm việc với các mục đích chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, Gen Y đã học về internet ở một độ tuổi trẻ hơn nhiều. Do đó, ban đầu, Gen Y chủ yếu tận dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội và các công nghệ liên quan đến internet khác cho mục tiêu cá nhân.

Trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, họ rất cởi mở để thể hiện bản thân họ và thường xuyên so sánh họ với các bạn đồng trang lứa của mình. Họ cảm thấy cần thiết để nhận được sự ủng hộ và chấp thuận từ những người này. Kết quả tất yếu, họ bị ảnh hưởng một cách nặng nề bởi những gì mà những người bạn đồng trang lứa của họ đang nói và mua.

4. Gen Z

Gen Z là thế hệ cận hiện đại nhất sau Baby Boomers, Gen X và Gen Y. Là một trong những thế hệ năng động nhất với thế giới internet, Gen Z được kỳ vọng là thế hệ của tương lai với nhiều sự thay đổi. Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centennials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.

Nhiều Gen Z đã chứng kiến những sự khó khăn về tài chính của bố mẹ và những người anh chị em ruột của họ, và từ đó họ có ý thức về tài chính tốt hơn Gen Y. Họ có xu hướng tiết kiệm tiền và xem sự ổn định về kinh tế là một yếu tố thiết yếu trong sự lựa chọn nghề nghiệp của họ. Được sinh ra khi internet đã thực sự phát triển, họ được xem là những người bản địa số đầu tiên của nhân loại.

Không có trải nghiệm của cuộc sống nếu thiếu internet, họ xem các công nghệ kỹ thuật số là một phần không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của mình. Họ luôn luôn kết nối internet thông qua các thiết bị số của họ để học tập, cập nhật tin tức, mua sắm, và cả kết nối với mọi người. Họ tiêu thụ nội dung liên tục thông qua nhiều màn hình, ngay cả khi họ đang trong quá trình giao tiếp với những người khác. Kết quả tất yếu, họ hầu như không có biên giới giữa thế giới online và offline.

Được trao quyền bởi các phương tiện truyền thông mạng xã hội, Gen Z lưu lại cuộc sống hàng ngày của họ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội dưới hình thức là ảnh và video. Nhưng không giống như Gen Y, những người theo chủ nghĩa duy tâm, Gen Z khá thực dụng.

Trái ngược với Gen Y, những người thích đăng tải những hình ảnh tươm tất và chuyên nghiệp của họ như là cách để thể hiện thương hiệu cá nhân, Gen Z thích đăng những hình ảnh bình dị và miêu tả chân thực chính bản thân họ. Từ đó, Gen Z ghét những thương hiệu truyền tải những hình ảnh được tô điểm quá nhiều và không đúng với sự thật. Bởi vì thiện chí để chia sẻ các thông tin cá nhân đối với Gen Z là cao hơn so với các thế hệ khác, họ muốn các thương hiệu cũng có thể truyền tải những nội dung, khuyến mãi, và trải nghiệm khách hàng được cá nhân hoá hơn.

Họ cũng kỳ vọng các thương hiệu có thể cung cấp cho họ những khả năng để kiểm soát và tuỳ chỉnh cách họ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ. Bởi vì dung lượng tuyệt đối của những nội dung đang nhắm mục tiêu tới họ, Gen Z thực sự coi trọng sự tiện lợi của việc cá nhân hoá và các tuỳ chỉnh.

Cũng như Gen Y, Gen Z quan tâm nhiều đến sự thay đổi của xã hội và sự bền vững của môi trường. Bởi vì chủ nghĩa thực dụng của họ, Gen Z tự tin hơn trong vai trò của họ để thúc đẩy sự thay đổi thông qua các quyết định hàng ngày của họ. Họ ưa thích các thương hiệu tập trung mạnh mẽ vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội. Họ tin tưởng rằng sự lựa chọn thương hiệu của họ buộc các doanh nghiệp phải cải thiện các hoạt động nhằm hướng tới sự bền vững.

Gen Z cũng thích việc tạo ra sự khác biệt thông qua các hoạt động tình nguyện và kỳ vọng các ông chủ của họ cung cấp các nền tảng cần thiết để điều đó được xảy ra. Gen Z tìm kiếm sự gắn bó lâu dài thông qua các mối quan hệ với thương hiệu. Họ kỳ vọng các thương hiệu cũng tạo ra được sự kích thích giống như các thiết bị trò chơi và điện thoại di động của họ. Do đó, họ hy vọng các doanh nghiệp luôn luôn làm mới các đề xuất hay chương trình của chính họ. Họ muốn các doanh nghiệp cung cấp những trải nghiệm khách hàng đầy sức hút mới tại tất cả các điểm chạm trong hành trình khách hàng.

Các doanh nghiệp thất bại trong việc đáp ứng những sự kỳ vọng này của họ thường nhận được một kết quả tất yếu là sự trung thành thương hiệu thấp. Các doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến Gen Z phải đối phó được với các chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn này. Ngày nay, Gen Z đã đông hơn Gen Y và trở thành thế hệ đông nhất toàn cầu. Tới năm 2025, họ sẽ là lực lượng lao động chính và do vậy họ trở thành thị trường trọng yếu cho các sản phẩm và dịch vụ.

5. Gen Alpha

Gen Alpha bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025, điều này khiến họ trở thành những đứa con đầu đời của thế kỷ 21. Được đặt ra bởi Mark McCrindle, tên chữ cái được đặt theo tiếng Hy Lạp biểu thị một thế hệ mới hoàn toàn, thế hệ được định hình bởi sự hội tụ của các yếu tố công nghệ.

Họ không chỉ là những người bản địa số (digital natives), mà còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hành vi số (digital behaviors) của bố mẹ của họ (Gen Y) và anh chị của họ (Gen Z). Như một điều phù hợp, sự ra mắt của chiếc iPad đầu tiên – thiết bị mà hầu hết những đứa trẻ đều bị dính vào – đánh dấu sự nổi lên của thế hệ này vào năm 2010.

Tính cách của Gen Alpha bị định hình và ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách nuôi dưỡng của bố mẹ Gen Y của họ. Kết hôn ở một độ tuổi lớn hơn, Gen Y rất quan tâm đến việc nuôi dưỡng và giáo dục của con cái. Họ còn dạy con cái của họ về tiền bạc và tài chính từ rất sớm. Thêm vào đó, họ đã phát triển con cái của họ trong một môi trường đô thị rất đa dạng và thay đổi nhanh. Từ đó, Gen Alpha không chỉ được giáo dục tốt và thuần thục về công nghệ mà còn toàn diện và mang đậm yếu tố xã hội.

Được nuôi nấng bởi Gen Y và ảnh hưởng bởi Gen Z, Gen Alpha đã tiêu thụ nội dung trên các thiết bị di động từ thời còn thơ bé. Sử dụng thời gian trên màn hình nhiều hơn tương đối so với các thế hệ trước đó. Gen Alpha xem video trực tuyến và chơi game trên các thiết bị di động hàng ngày. Một vài người trong số họ còn có kênh YouTube và tài khoản Instagram riêng – được xây dựng và quản lý bởi bố mẹ của họ.

Gen Alpha khá cởi mở với các nội dung có thương hiệu (branded content), chẳng hạn như các kênh đánh giá sản phẩm trên YouTube. Phong cách học tập của họ mang đậm yếu tố thực hành và thử nghiệm. Họ rất thoải mái khi vui chơi với các đồ công nghệ, các thiết bị thông minh, và các đồ vật có thể đeo được. Họ xem công nghệ không chỉ là một phần liên đới của cuộc sống của họ mà còn là sự mở rộng của chính bản thân họ. Gen Alpha sẽ tiếp tục lớn lên, thích nghi và sử dụng các công nghệ bắt chước con người chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, điều khiển bằng giọng nói, và cả robots.

Ngày nay, Gen Alpha chưa có được động lực chi tiêu mạnh mẽ, nhưng họ có một sự ảnh hưởng lớn trên cách chi tiêu của những người khác. Nghiên cứu của Google tiết lộ rằng 74% bố mẹ Gen Y coi trọng ý kiến của những đứa con Gen Alpha trong các quyết định mua hàng trong gia đình. Thêm vào đó, một vài đứa con của Gen Y cũng đã trở thành những người có ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media influencers), những người đóng vai trò là hình mẫu cho những đứa trẻ khác.

Kết luận:

Trong khi đối tượng mục tiêu của những người làm marketing có thể rất đa dạng và bao gồm nhiều thế hệ khác nhau, việc thấu hiểu sự khác biệt của các thế hệ gen Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha là chìa khóa của sự thành công.

Continue Reading

Xu hướng

Marketing là gì? Kiến thức nền tảng của ngành Marketing

Published

on

Trong thời đại bùng nổ công nghệ 4.0, việc nắm bắt và áp dụng các xu hướng Marketing mới nhất là điều vô cùng cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp, nhà kinh doanh. Vậy Marketing là gì? Kiến thức nền tảng của ngành Marketing… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, Ver2Solution sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Marketing là gì?

Theo Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ (AMA), Marketing là hoạt động, tập hợp các tổ chức và quy trình để tạo ra, truyền thông, phân phối và trao đổi các sản phẩm/dịch vụ có giá trị cho khách hàng, đối tác và toàn xã hội. Còn theo “cha đẻ” của Marketing hiện đại – Philip Kotler, Marketing là quá trình quản lý có trách nhiệm xác định, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có lợi nhuận.

Cả hai định nghĩa đều nhấn mạnh rằng Marketing không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm hay dịch vụ, mà còn hướng đến việc thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra giá trị cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của Marketing là thu hút người tiêu dùng đến với thương hiệu thông qua những thông điệp hữu ích và mang tính giáo dục, để chuyển đổi người tiêu dùng thành khách hàng tiềm năng.

Có thể thấy, hiện nay, Marketing là một trong số những khía cạnh quan trọng nhất của các doanh nghiệp, là yếu tố quyết định để nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Marketing là cách hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức thương hiệu, tạo ra được tệp khách hàng tiềm năng nhằm tăng thêm doanh số bán hàng. 

Như vậy có thể hiểu,  Marketing là tất cả những hoạt động để đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất tới tay người dùng, trong đó bao gồm những hoạt động khác nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ theo đúng nhu cầu khách hàng, quảng cáo, phân phối sản phẩm ra thị trường, nhằm vừa đáp ứng đầy nhu cầu, vừa thu hút và giữ chân được khách hàng, lại có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong kinh doanh. Mục tiêu chính của Marketing chính là tạo ra giá trị cho khách hàng và đáp ứng được nhu cầu của khách thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

Phân loại Marketing

Marketing được chia ra thành hai loại chính: Đó là Marketing truyền thống và Marketing hiện đại.

  • Marketing truyền thống: 

Thường áp dụng chủ yếu ở khâu lưu thông, đây là hoạt động Marketing thuần túy chỉ làm việc cùng với thị trường và những kênh lưu thông của doanh nghiệp. Phương thức Marketing này thường sẽ không quá trú trọng tới giá trị khách hàng mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ thật nhanh chóng. 

Hình thức này bao gồm những hoạt động sau: phát tờ rơi, tài trợ cho một số chương trình, sự kiện, bán hàng qua điện thoại, tổ chức chương trình sự kiện, quảng cáo nền tảng truyền hình, Marketing qua email.

  • Marketing hiện đại: 

Thường sẽ quan tâm tới giá trị khách hàng nhiều hơn. Hành vi và cả nhu cầu từ khách hàng chính là vấn đề quan trọng nhất để cho chiến dịch Marketing được thành công và đem tới sự tối đa hóa về lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Marketing hiện đại thường có những hoạt động như: xây dựng nền tảng website, làm SEO, triển khai nền tảng Social Media, SEM và Video Marketing.

Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp

Marketing đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Không chỉ là quảng cáo hay bán hàng, marketing còn là chiến lược toàn diện ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp.

  • Thấu hiểu khách hàng

Marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng mục tiêu, từ nhu cầu, mong muốn, hành vi mua sắm đến những vấn đề họ gặp phải. Thông qua nghiên cứu thị trường, khảo sát và phân tích dữ liệu, Marketing cung cấp thông tin chi tiết để doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

  • Xây dựng và phát triển thương hiệu

Thương hiệu là tài sản vô hình quý giá. Marketing giúp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua việc tạo ra hình ảnh, thông điệp và giá trị cốt lõi độc đáo. Một thương hiệu mạnh mẽ thu hút và giữ chân khách hàng, tạo lòng tin và tăng giá trị sản phẩm.

  • Truyền thông và quảng bá sản phẩm/dịch vụ

Marketing truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ đến đúng đối tượng khách hàng qua các kênh truyền thông phù hợp. Quảng bá sản phẩm giúp tăng doanh số, nâng cao nhận thức về thương hiệu và tạo dựng niềm tin với khách hàng.

  • Tăng doanh số và lợi nhuận

Mục tiêu cuối cùng của Marketing là thúc đẩy doanh số và lợi nhuận. Bằng cách thu hút khách hàng mới, khuyến khích khách hàng hiện tại mua nhiều hơn và tăng giá trị đơn hàng, Marketing đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Marketing không chỉ bán hàng mà còn xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng. Qua dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, giải quyết vấn đề và lắng nghe phản hồi, Marketing giúp tạo dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng.

  • Tạo lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh. Bằng cách định vị thương hiệu độc đáo, phát triển sản phẩm sáng tạo và triển khai chiến dịch marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời tạo rào cản đối thủ.

  • Đo lường và tối ưu hóa hiệu quả

Marketing không chỉ là quảng cáo mà còn đo lường và đánh giá hiệu quả các chiến dịch. Qua thu thập và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động Marketing, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa để đạt kết quả tốt hơn.

Tóm lại, Marketing đóng vai trò không thể thiếu trong sự thành công của doanh nghiệp. Nó giúp tăng doanh số, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Trong thời đại công nghệ số, Marketing càng trở nên quan trọng và phức tạp hơn, đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng học hỏi, sáng tạo và thích ứng để đạt thành công.

Ver2Solution chuyên cung cấp các dịch vụ Marketing chuyên nghiệp nhất

Có rất nhiều cách lý giải về Marketing là gì? Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng tại Ver2Solution của chúng tôi chính là tăng cao doanh số bán hàng, phát triển và nâng cao về thương hiệu, dần dần doanh nghiệp được đưa tới thành công. Đồng thời, thêm lợi thế để cạnh tranh trên thị trường, mang lại các giá trị cho khách hàng và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Hiểu được giá trị đó, đội ngũ nhân sự Marketing tại Ver2Solution luôn được đào tạo bài bản, cập nhật kiến thức mới nhất thường xuyên. Những kinh nghiệm khi được làm việc cùng các đối tác lớn như Thaco Trường Hải, Cốc Cốc, TPBank, Eva Eway… sẽ là nền tảng mang đến lợi ích thực tế cho quý khách hàng. Bên cạnh đó, tại Ver2Solution còn được đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ khách hàng một cách tối ưu nhất.

Quy trình Marketing cơ bản tại VerSolution

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

  • Nghiên cứu thị trường là nền tảng giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng. Các hoạt động chính bao gồm:
  • Phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Điều này giúp xác định vị thế của doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược phù hợp.
  • Nghiên cứu khách hàng: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu qua nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi mua sắm. Thu thập thông tin qua khảo sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Xác định đối thủ trực tiếp và gián tiếp, phân tích chiến lược Marketing, sản phẩm, giá cả và kênh phân phối của họ.
  • Nghiên cứu xu hướng thị trường: Theo dõi các xu hướng mới nhất trong ngành, công nghệ và hành vi người tiêu dùng. Dự đoán sự thay đổi để đưa ra chiến lược phù hợp.

Để có thể xác định chính xác hành trình mua hàng của khách hàng và có kế hoạch tiếp thị hiệu quả trong từng giai đoạn, bạn nên nắm rõ về phễu Marketing – một mô hình hiệu quả được các nhà tiếp thị ứng dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu khách hàng.

Bước 2: Phân khúc, nhắm mục tiêu và định vị 

  • Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần chia thị trường thành các nhóm nhỏ (phân khúc), chọn một hoặc nhiều phân khúc để tập trung (nhắm mục tiêu) và tạo ra vị trí độc đáo trong tâm trí khách hàng (định vị).
  • Phân khúc thị trường: Sử dụng các tiêu chí như nhân khẩu học, địa lý, tâm lý học và hành vi để chia thị trường thành các nhóm nhỏ.
  • Lựa chọn thị trường mục tiêu: Đánh giá tiềm năng và mức độ phù hợp của từng phân khúc với nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Định vị thương hiệu: Xác định điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ. Xây dựng thông điệp và hình ảnh thương hiệu độc đáo, nhất quán.

Bước 3: Lập kế hoạch Marketing

  • Biến những thông tin từ nghiên cứu thị trường thành chiến lược và hành động cụ thể.
  • Xác định mục tiêu Marketing: Mục tiêu cần cụ thể, đo lường được, khả thi, phù hợp với nguồn lực và có thời hạn rõ ràng (SMART). Ví dụ: tăng doanh số 20% trong quý tới.
  • Xây dựng chiến lược Marketing: Lựa chọn các chiến lược Marketing Mix (4Ps hoặc 7Ps) phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng.
  • Phân bổ ngân sách Marketing: Xác định tổng ngân sách và phân bổ cho từng hoạt động cụ thể như quảng cáo, PR, sự kiện, nội dung.
  • Lập kế hoạch thực hiện: Lên lịch trình chi tiết cho từng hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong nhóm. Xây dựng các công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả.
  • Một trong những chiến lược Marketing hiệu quả nhất hiện nay là Inbound Marketing, giúp thu hút khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên và tiết kiệm chi phí nhất.

Bước 4: Triển khai kế hoạch Marketing 

  • Thực hiện các hoạt động Marketing đã được lên kế hoạch.
  • Thực hiện các chiến dịch quảng cáo: Thiết kế và triển khai các chiến dịch trên các kênh đã chọn. Đo lường và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo.
  • Tổ chức sự kiện: Hội thảo, triển lãm, ra mắt sản phẩm, các hoạt động cộng đồng.
  • Thực hiện các chương trình khuyến mãi: Giảm giá, tặng quà, chương trình khách hàng thân thiết.
  • Xây dựng nội dung Marketing: Bài viết blog, video, infographic, ebook.
  • Quản lý các kênh truyền thông xã hội: Tạo nội dung hấp dẫn, tương tác với khách hàng, xây dựng cộng đồng.
  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, chăm sóc sau bán hàng.

Bước 5: Đánh giá và kiểm soát 

  • Đánh giá hiệu quả của các hoạt động Marketing và điều chỉnh nếu cần.
  • Thu thập dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích website, mạng xã hội, email marketing. Thu thập phản hồi từ khách hàng qua khảo sát, phỏng vấn.
  • Phân tích dữ liệu: Đánh giá hiệu quả của từng hoạt động dựa trên các chỉ số  KPI Marketing như lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số. Tìm ra các xu hướng và mô hình để đưa ra quyết định tốt hơn.
  • Đánh giá kết quả: So sánh kết quả thực tế với mục tiêu. Xác định những hoạt động Marketing hiệu quả và không hiệu quả.
  • Điều chỉnh kế hoạch: Dựa trên kết quả đánh giá, điều chỉnh kế hoạch Marketing cho phù hợp. Tối ưu hóa các hoạt động để đạt hiệu quả cao hơn.

Lưu ý: Quy trình Marketing là một vòng lặp liên tục. Các bước có thể được lặp lại nhiều lần để tối ưu hóa hiệu quả và thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về lĩnh vực Marketing. Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag Marketing bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Marketing nhé!

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .