Connect with us

Công nghệ

Hơn 93% người dùng mong muốn nhận thông báo từ các doanh nghiệp qua Zalo

Published

on

Đây là kết quả trong Báo cáo nghiên cứu thị trường “Mức độ hài lòng của người dùng nhận Zalo Notification Service từ Doanh nghiệp” được công bố bởi Zalo Cloud.

Báo cáo được khảo sát bởi Adtima Vietnam trong quý 1/2024 với hơn 1000 người tham gia khảo sát, cung cấp những kết quả có giá trị về hành vi và sở thích của người dùng khi nhận thông báo từ doanh nghiệp qua Zalo Notification Service (ZNS).

Zalo là lựa chọn ưu tiên cho thông báo từ doanh nghiệp

Báo cáo cho thấy Zalo đang là ứng dụng được người dùng ưu tiên hàng đầu để nhận thông báo từ doanh nghiệp; so với các kênh phổ biến khác như Email, SMS và ứng dụng riêng của doanh nghiệp. Hơn 93% người dùng tham gia khảo sát cho biết họ mong muốn nhận thông báo từ doanh nghiệp qua Zalo.

Chi tiết mức độ cân nhắc về nền tảng mà người dùng muốn nhận các tin chăm sóc khách hàng từ doanh nghiệp

Người dùng Zalo đánh giá cao các thông báo doanh nghiệp qua ZNS bởi Chất lượng nội dung được kiểm duyệt và tần suất gửi hợp lý

Kết quả báo cáo cho thấy Người dùng đánh giá cao các Thông báo của Doanh nghiệp gửi qua Zalo (ZNS) bởi nội dung thông báo được kiểm duyệt chặt chẽ và đảm bảo chất lượng, đồng thời tần suất nhận thông báo phù hợp, không gây phiền nhiễu. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy được bởi Zalo Cloud áp dụng các chính sách kiểm duyệt chặt chẽ, đảm bảo thông tin chính xác, từ doanh nghiệp, nhãn hàng được xác thực cũng như các quy định về tần suất và số lượng thông báo giới hạn trên từng người dùng.

Người nhận tỏ ra hài lòng cao với Zalo Notification Service

Kết quả khảo sát cho thấy 58% người dùng hài lòng khi nhận ZNS từ doanh nghiệp, 40% có thái độ trung lập và chỉ 2% tỏ ra không hài lòng. Điều này cho thấy ZNS đang nhận được sự đón nhận tích cực từ người dùng và là kênh hiệu quả để doanh nghiệp kết nối với khách hàng.

4 yếu tố hàng đầu tác động đến sự hài lòng của người dùng

Bốn yếu tố chính góp phần tạo nên sự hài lòng của người dùng khi nhận ZNS bao gồm:

  • Nội dung thông báo: Chất lượng, độ tin cậy và tính hữu ích của thông báo là yếu tố quan trọng nhất.
  • Bố cục đẹp mắt: Thông báo được trình bày rõ ràng, dễ đọc và thu hút sự chú ý.
  • Tần suất nhận phù hợp: Người dùng mong muốn nhận thông báo với tần suất vừa đủ để cập nhật thông tin mà không gây phiền nhiễu.
  • Sự tiện lợi trong việc quản lý: Người dùng dễ dàng quản lý, theo dõi và lưu trữ thông báo nhận được.

Đánh giá các lý do người dùng hài lòng khi nhận được thông báo ZNS

Từ kết quả báo cáo trên phần nào giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong việc nhận thông báo:

  • Hiểu rõ hành vi và mong muốn của khách hàng về thông báo: Doanh nghiệp có thể dựa trên kết quả khảo sát để lựa chọn kênh thông báo phù hợp và tối ưu hóa nội dung thông báo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng: ZNS giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả và cung cấp thông tin hỗ trợ khách hàng kịp thời.
  • Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có thể sử dụng ZNS để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, kích thích doanh số bán hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một số ứng dụng của ZNS được Doanh nghiệp sử dụng phổ biến

Công nghệ

Thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR ngày càng nguy hiểm

Published

on

Các chuyên gia từ Perception Point phát hiện hình thức lừa đảo mới thông qua mã QR.

Thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR ngày càng nguy hiểmNgười dùng cần cẩn thận khi nhận email có chứa mã QR khi các chuyên gia đã cảnh báo hình thức Quishing (lừa đảo qua mã QR) đã trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Một báo cáo từ Perception Point khẳng định rằng Quishing có thể vượt qua hầu hết các giải pháp bảo mật email hiện có.

Cuộc tấn công này cũng giống như bất kỳ cuộc tấn công lừa đảo mã QR nào khác – người nhận nhận được một email và trong đó có mã QR. Người dùng quét mã và bị dẫn họ đến một trang đích Microsoft 365 giả mạo, nơi họ nhập thông tin đăng nhập của mình và chia sẻ thông tin với những kẻ lừa đảo.

Tuy nhiên, vì hầu hết các giải pháp bảo mật email hiện nay đều có trình quét mã QR, nên việc đơn giản gửi hình ảnh trong email sẽ không đủ. Những email như vậy sẽ bị chặn, đó là lý do tại sao những kẻ lừa đảo đã nghĩ ra một cách mới sáng tạo để vượt qua các biện pháp bảo vệ.

Perception Point giải thích, chiến dịch này liên quan đến việc lạm dụng hai dịch vụ hợp pháp – SharePoint và me-qr.com. SharePoint là nền tảng dựa trên web do Microsoft xây dựng để cộng tác, quản lý tài liệu và chia sẻ nội dung. Me-QR.com là trang web nơi người dùng có thể tạo và quản lý mã QR.

Cách thức lừa đảo như sau: Người nhận sẽ nhận được một email được nguỵ trang như một doanh nghiệp thực sự, có thể có tên miền giả mạo và mạo danh một đối tác kinh doanh quen thuộc. Dòng tiêu đề và tệp PDF đính kèm hiển thị một đơn đặt hàng.

Bên trong tài liệu PDF, nạn nhân sẽ thấy một mã QR lớn cùng với hướng dẫn quét mã để xem toàn bộ đơn đặt hàng. Tệp PDF này bao gồm địa chỉ thực tế của doanh nghiệp bị mạo danh, càng củng cố thêm độ tin cậy của email.

Sau khi nạn nhân quét mã QR, họ sẽ được chuyển hướng đến me-qr.com, một dịch vụ tạo và quét mã QR hợp pháp. Cửa sổ sẽ cho biết mã QR đã được quét thành công, với nút có nhãn “Bỏ qua quảng cáo”. Bước này tăng thêm một lớp xác thực nữa vì sử dụng dịch vụ đáng tin cậy.

Sau khi nhấp vào nút “Bỏ qua quảng cáo”, nạn nhân sẽ đến một trang SharePoint thực. Sau đó, họ sẽ được chuyển hướng đến một trang OneDrive giả mạo. Biểu mẫu đăng nhập Microsoft 365 sẽ xuất hiện, được thiết kế để đánh cắp thông tin đăng nhập của nạn nhân.

Các chuyên gia của Perception Point gọi chiến thuật này là “Quishing 2.0” và mô tả nó là cực kỳ tinh vi, do đó người dùng cần hết sức cẩn thận trước các email được gửi đến và cẩn trọng khi mở các tệp đính kèm.

Continue Reading

Công nghệ

Mạng xã hội kỳ lạ nhất thế giới: Không news feed, không nút thích, không thuật toán đề xuất, CEO chỉ cần người dùng online 10 phút/ngày

Published

on

Đây được kỳ vọng sẽ trở thành nền tảng an toàn, bình yên cho người sử dụng.

Thay vì tràn lan các thông tin gây tranh cãi về bầu cử tổng thống Mỹ, Donald Trump hay Elon Musk, diễn đàn này chỉ độc những bài viết kiểu như tìm thỏ lạc, họp hội đồng nhà trường địa phương…

Đó Front Porch (FPF) – nơi hoạt động của hơn một nửa số người trưởng thành tại Vermont. Hơn cả Facebook, Instagram hay các trang báo địa phương, website này là nơi người dân địa phương tương tác trực tuyến cùng hàng xóm, với mục tiêu sau cùng là tìm ra điều đã tạo nên một cộng đồng online tử tế, yên bình.

Theo Washington Post, trang web này chứa đầy những bản tin và nặng về văn bản, vậy nên độ phổ biến khó có thể vượt qua các mạng xã hội lớn. Tuy nhiên, chính điều này lại giúp FPF trở nên nổi tiếng. Rất khó bắt gặp các chiêu trò thu hút người dùng, thuật toán đề xuất…khi sử dụng FPF.

Nghiên cứu mới từ tổ chức phi lợi nhuận New Public cho thấy diễn đàn Front Porch là một trong số ít cộng đồng trực tuyến ở Mỹ giúp người dùng cảm thấy gắn kết con người hơn. “Tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống ở vùng nông thôn Vermont mà không có FPF. Nó như chất keo kết dính cộng đồng chúng tôi lại”, Don Heise, một người dân địa phương, chia sẻ với Washington Post.

Trên diễn đàn Front Porch, không có news feed cập theo thời gian thực, không có nút thích, không có thuật toán đề xuất và không có cách nào để tiếp cận với người bên ngoài khu vực sinh sống. Người sáng lập và Giám đốc điều hành, Michael Wood-Lewis, cho biết diễn đàn “tồn tại là để thúc đẩy tương tác trong thế giới thực giữa những người hàng xóm”.

“Nền tảng không cố trở thành một metaverse trực tuyến. Chúng tôi không cố gắng khiến mọi người trực tuyến 24/7. Chúng tôi chỉ mong muốn được mọi người chú ý 10 phút mỗi ngày”, ông khẳng định.

Trong khi hầu hết gã khổng lồ công nghệ coi việc kiểm duyệt nội dung là tính năng phụ, Front Porch Forum lại coi đây như một kim chỉ nan cốt lõi. 12/30 nhân viên toàn thời gian dành cả ngày để đọc mọi bài đăng của người dùng trước khi nó được đăng tải. Bất kỳ nội dung nào vi phạm quy tắc sẽ bị gỡ bỏ.

Mạng xã hội kỳ lạ nhất thế giới: Không news feed, không nút thích, không thuật toán đề xuất, CEO chỉ cần người dùng online 10 phút/ngày

Quá trình mất thời gian và tốn nhiều công sức, song lại giúp diễn đàn Front Porch trở thành nền tảng có điểm số cao nhất từ trước đến nay theo tiêu chí “Tín hiệu công dân” (Civic Signals) của New_Public để đo lường sức khỏe của người dùng online.Mỗi ngày, chuyên gia về hưu Tom Zenaty đều đọc tin trên FPF. Thói quen này kéo dài suốt hơn 17 năm. Ông cho biết: “Đây là trung tâm của cộng đồng trong thị trấn”, là “nơi tìm hiểu về các cuộc họp tổ dân phố, hoạt động thư viện”. Mọi người thường xuyên đăng bài để bán đồ hoặc tặng đồ.

“Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là nơi mọi người giao tiếp đầy tôn trọng về các vấn đề đáng quan tâm trong cộng đồng”, Zenaty nói. Điều này trái ngược với “chế độ công kích lẫn nhau” thường thấy ở những nơi khác như X và Facebook.

Theo Eli Pariser, đồng giám đốc của New_Public, sự hài lòng của người dùng Front Porch cho thấy mức độ kiểm duyệt nghiêm ngặt của đội ngũ nội dung. Founder Wood-Lewis đã thành lập Diễn đàn Front Porch này tại 40 khu dân cư của Vermont vào năm 2006. Những người ở ngoài khu vực lân cận sẽ không được phép tham gia. Các doanh nghiệp địa phương phải trả tiền để quảng cáo và số tiền này chiếm phần lớn doanh thu của công ty.

“Nếu vấn đề của bạn là tiếng chó sủa hoặc kim tiêm xả trong công viên, hãy nói sự bất bình của mình nhưng đừng đề cập cụ thể cá nhân hay con chó cụ thể nào. Chúng tôi không thể kiểm tra và cũng không muốn bạn làm ảnh hưởng danh tiếng của ai đó”, CEO FPF nói.

Continue Reading

Công nghệ

Cuộc chiến bảo vệ bản quyền giọng nói trong AI: Trung Quốc dẫn đầu

Published

on

Hàng loạt ứng dụng AI bắt chước giọng nói ra đời đã nảy sinh nhiều vụ kiện vi phạm bản quyền giọng nói. Trung Quốc gần đây đã xử nhiều vụ kiện về vấn đề này…

Những lo ngại về việc bắt chước giọng nói trong các ứng dụng AI tạo ra không phải chỉ có ở Trung Quốc. Ảnh minh họa

Trung Quốc vừa đưa ra một loạt phán quyết liên quan đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, cho thấy Bắc Kinh đang rất coi trọng công nghệ này và đặt mục tiêu đi đầu trong việc thiết lập các tiêu chuẩn với AI.

Kiện vi phạm bản quyền giọng nói xảy ra khắp nơi trên toàn cầu

Theo Nikkei, vào tháng 4, một tòa án ở Bắc Kinh đã đưa ra phán quyết đầu tiên của Trung Quốc về vụ việc bảo vệ bản quyền giọng nói. Theo đó, một diễn viên lồng tiếng đã kiện một số công ty AI vì vi phạm hành vi sao chép giọng nói trong các ứng dụng AI của họ. Tòa án nhận thấy một số công ty thực sự đã vi phạm quyền của nguyên đơn và đã yêu cầu họ phải bồi thường thiệt hại 250.000 nhân dân tệ (35.000 USD).

Thực tế, Bộ luật Dân sự Trung Quốc đã có các các biện pháp bảo vệ tiếng nói của người dân, nhưng đây là quyết định đầu tiên đối với vụ việc “bảo vệ bản quyền giọng nói trong các ứng dụng AI”.

Những lo ngại về việc bắt chước giọng nói trong các ứng dụng AI tạo ra không phải chỉ có ở Trung Quốc. Tại Mỹ, nữ diễn viên Scarlett Johansson phàn nàn rằng chức năng giọng nói trong ChatGPT của OpenAI nghe “giống một cách kỳ lạ” với giọng nói của cô. OpenAI cuối cùng đã phải ngừng sử dụng giọng nói “giống với giọng của Scarlett Johansson”.

Tại Nhật Bản, tình trạng “AI bắt chước giọng nói” tạo ra phiên bản kỹ thuật số của các diễn viên lồng tiếng và ca sĩ mà không được phép đang diễn ra tràn lan. Chính phủ Nhật đã bắt đầu tạo ra các quy tắc nhằm giải quyết những vụ việc như thế này, nhưng cuộc tranh luận về quyền đối với giọng nói do AI tạo ra chỉ mới bắt đầu.

Trong khi đó, các tòa án Trung Quốc lại đặt ra các tiền lệ khác.

Trung Quốc xử loạt công ty AI vi phạm bản quyền giọng nói

Vào tháng 2, một tòa án ở Quảng Châu đã phát hiện ra nhà điều hành dịch vụ AI tổng hợp đã vi phạm bản quyền khi cho phép người dùng tạo ra những hình ảnh giống với nhân vật nổi tiếng của Nhật Bản Ultraman. Phán quyết này dựa trên các nguyên tắc về “Biện pháp tạm thời” để quản lý Dịch vụ trí tuệ nhân tạo sáng tạo, có hiệu lực vào tháng 8 năm 2023 với tư cách là bộ luật đầu tiên trên thế giới quản lý toàn diện AI sáng tạo.

Trong một vụ kiện sở hữu trí tuệ mang tính bước ngoặt khác liên quan đến AI, một tòa án ở Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2023 đã công nhận bản quyền của chính những hình ảnh do AI tạo ra.

Một nguyên đơn cá nhân đã đăng hình ảnh một người phụ nữ có tiêu đề “Làn gió xuân nhẹ nhàng” lên mạng xã hội, sau khi tạo ra nó bằng dịch vụ AI tổng hợp có khả năng biến lệnh text thành hình ảnh. Sau đó, một người khác đã đăng nó mà không có sự cho phép của nguyên đơn. Tòa án quyết định nguyên đơn giữ bản quyền hình ảnh và yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại 500 nhân dân tệ.

Các thẩm phán lý luận rằng hình ảnh này được tạo ra nhờ sự sáng tạo theo gợi ý của nguyên đơn.

Ngược lại, năm ngoái, một tòa án Hoa Kỳ đã ra phán quyết tác phẩm nghệ thuật AI không đủ điều kiện để đăng ký bản quyền. Các phán quyết mâu thuẫn nhấn mạnh rằng cuộc tranh luận toàn cầu về cách xử lý hình ảnh và các tác phẩm khác do AI tạo ra đang nóng lên.

Takashi Nakazaki, luật sư người Nhật chuyên về luật liên quan đến AI, cho rằng ở châu Âu “phương hướng thảo luận chưa rõ ràng”. Ở Nhật Bản, khả năng bản quyền của một tác phẩm được xác định bởi các yếu tố như nội dung hướng dẫn.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trên toàn thế giới có hơn 1.000 quy tắc liên quan đến AI, nhưng nhiều cuộc thảo luận vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Yoshifumi Onodera, một luật sư Nhật Bản thông thạo luật pháp Trung Quốc, cho biết: “Với việc nhiều quốc gia mong muốn định hình các tiêu chuẩn AI vì lợi ích của họ, các phán quyết tích cực của tòa án Trung Quốc và việc chính phủ vội vàng xây dựng luật là điều tất yếu”.

Có rất ít nghi ngờ về quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc đua AI của Trung Quốc. Chính phủ và các công ty tư nhân đang hợp tác để phát triển công nghệ. Theo một cuộc khảo sát do Đại học Stanford công bố vào tháng 4, các công ty Trung Quốc và các tổ chức khác nắm giữ 61,1% số bằng sáng chế AI của thế giới được nộp vào năm 2022, vượt xa Hoa Kỳ, ở mức 20,9%.

Một bảng hiệu AI được trưng bày tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới ở Thượng Hải vào ngày 6 tháng 7. Tòa án Trung Quốc đã nhanh chóng đặt ra tiền lệ về các khía cạnh khác nhau của công nghệ này

Trung Quốc không chỉ tìm cách sản xuất công nghệ mà còn tìm cách khai thác nó để sử dụng thực tế. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 được chính phủ Trung Quốc công bố cho giai đoạn 2021 đến 2025 kêu gọi “tích hợp” các công nghệ kỹ thuật số như AI với xã hội.

Theo Li Zhihui, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Nomura của Nhật Bản, người giám sát công nghệ AI ở Trung Quốc, AI sáng tạo đã lan rộng trong tất cả các ngành công nghiệp, từ kiểm tra phụ tùng ô tô đến lập kế hoạch học tập cho các trường luyện thi.

Chuyên gia Li cho rằng các vụ kiện tại tòa phản ánh tình trạng càng nóng của ứng dụng AI và quản lý AI. Ông nói: “Việc triển khai ứng dụng AI vào xã hội đang tiến triển nhanh chóng và các vấn đề pháp lý cũng đang ngày càng trở nên rõ ràng”.

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .