TMĐT
Đến vàng cũng có thể bán được trên sàn thương mại điện tử

Ngày nay hầu hết mặt hàng bán trên thị trường đều có trên sàn thương mại điện tử. Có những mặt hàng nghĩ rằng không bán được nhưng giờ vẫn bán được, như vàng.
Tọa đàm về ứng dụng công nghệ phát triển thương mại điện tử tổ chức hôm nay, 1-9 – Ảnh: M.T
Thương mại điện tử tại Việt Nam tăng trưởng hơn 20%/năm
Ông Trần Văn Dũng – phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường – cho biết như vậy tại tọa đàm ứng dụng công nghệ phát triển thương mại điện tử do Tập đoàn công nghệ Excedo phối hợp Viện Phát triển dữ liệu và công nghệ số tổ chức ngày 1-9.
Theo ông Dũng, trước đây nói đến thương mại người ta hay nghĩ đến thương mại truyền thống, có cửa hàng cửa hiệu, trưng bày hàng hóa. Tuy nhiên mấy năm gần đây thương mại điện tử đã phát triển rất mạnh. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất thế giới với trên 20% mỗi năm.
Nhiều mặt hàng phức tạp trước đây người ta nghĩ chỉ có thể mua trực tiếp nay vẫn bán được trên sàn, như vàng.
“Lý do thương mại điện tử có tốc độ phủ rộng, tiếp cận được rất nhiều đối tượng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Logistics lại phát triển nhanh, giao hàng nhanh và nhiều tiện lợi khác giúp thương mại điện tử phát triển rất nhanh chóng”, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, bên cạnh đó thương mại điện tử cũng bộc lộ một số nhược điểm. Nhiều đối tượng làm ăn gian dối lợi dụng thương mại điện tử để bán hàng giả, kém chất lượng. Do vậy thương mại điện tử phát triển vừa là thuận lợi vừa là thách thức cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và tất cả người tiêu dùng.
Mới chỉ có 70.000 doanh nghiệp có đăng ký mã vạch
Theo thống kê Việt Nam đang có khoảng 1 triệu doanh nghiệp và 5 triệu hộ kinh doanh cá thể nhưng chỉ có 70.000 doanh nghiệp có đăng ký mã vạch.
Tỉ lệ doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch rất thấp 1,2% là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ trôi nổi trên thị trường, ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng.
Tỉ lệ doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch rất thấp
Theo đánh giá của GS1 Global (hệ thống tiêu chuẩn về chuỗi cung ứng), hàng hóa tại Việt Nam đang ở mức “Gray Zone”. Việc bị liệt vào vùng xám làm ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất trong nước.
Theo TS Bùi Văn Quyền, viện trưởng Viện Chống gian lận thương mại và hàng giả, có một thực tế là có sản xuất hàng hóa thì có hàng gian hàng giả. Từ đó khiến người tiêu dùng luôn băn khoăn đâu là thật, đâu là giả. Thực tế kiểm tra vừa qua, số sàn giao dịch thương mại vi phạm chiếm hơn một nửa.
“Tỉ lệ vi phạm nhiều quá, đến mức độ báo động, do vậy cần có giải pháp để phân biệt. Đã có nhiều biện pháp xác thực bằng tem, mã vạch, QR code nhưng vẫn cần giải pháp hiệu quả hơn. Song song đó, phải có bàn tay hỗ trợ tích cực của cơ quan quản lý nhà nước”, ông Quyền nhận định.
Làm sao để tránh gặp tình huống dở khóc dở cười khi mua hàng trên mạng?
TS Phạm Sỹ Chung, chủ tịch trọng tài thương mại quốc tế Việt – Trung, cho biết ông là tín đồ mua bán hàng trên các sàn thương mại điện tử nên đã gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười khi mua phải hàng giả, hàng nhái. Quảng cáo nói rất hay nhưng khi giao hàng thì khác rất xa.
“Vậy cơ chế nào để kiểm tra, giải quyết tranh chấp, những văn bản quy định hiện tại chưa đủ để xử lý vướng mắc?”, ông Chung đặt câu hỏi.
Ông Kiều Hoàng Đạt, phó tổng giám đốc Excedo, cho biết nơi này vừa phối hợp Viện Phát triển dữ liệu và công nghệ số ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa ECheck.
ECheck là nền tảng kết nối nguồn dữ liệu cư dân, địa lý, hàng hóa, pháp lý… để đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác, cập nhật các mặt hàng cũng như chủ thể sản xuất, phân phối hàng hóa. Từ đó biết được nguồn gốc sản phẩm như thế nào, thật giả ra sao… kết nối người tiêu dùng để đánh giá sản phẩm, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
ECheck có ba sản phẩm cốt lõi: ECheck Verified, NCheck Verified và GCheck Trust. Trong đó ECheck Verified giúp xác thực thông tin doanh nghiệp, tình trạng hoạt động dựa trên thông tin công khai từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Cổng tra cứu thông tin người nộp thuế thuộc Tổng cục Thuế.
Theo Bộ Công Thương, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 20 – 25%/năm, thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Quy mô thương mại điện tử đạt trên 20 tỉ USD/năm, chiếm 8% tổng doanh thu hàng hóa tiêu dùng cả nước.
Thực tế, thương mại điện tử tại Việt Nam phải đối mặt ba thách thức, cũng là ba vấn nạn lớn: người tiêu dùng đối mặt với mất dữ liệu cá nhân, vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng.
Riêng trong năm 2023, Bộ Công Thương đã tiếp nhận, gỡ bỏ hơn 18.000 sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Vấn nạn thứ 3 là thất thu thuế.
Trong Nước
Tràn lan hàng “3 không”, mạng xã hội hóa “chợ trời”

Không tem nhãn phụ, không hóa đơn, không địa điểm kinh doanh – hiện nay những mặt hàng “3 không” được rao bán tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội.
Bát nháo bán hàng không rõ nguồn gốc
Nhập lậu gần 35 tỷ đồng hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm, thu lợi bất chính hơn 14,9 tỷ đồng, bị xử phạt hành chính hơn 113,75 triệu đồng vào giữa tháng 4/2025 – vụ việc của “hotgirl online” Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) là ví dụ điển hình cho thực trạng bán hàng không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội đang bùng nổ.
Cùng khoảng thời gian, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Đội quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp kiểm tra, xử lý 4 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, thu giữ 6.078 sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trị giá gần 400 triệu đồng. Trong số này có 3 trường hợp kinh doanh hàng hóa nhập lậu trên mạng xã hội Facebook.
Trên các nền tảng số, mỗi ngày có hàng ngàn buổi livestream giới thiệu mỹ phẩm, thực phẩm chức năng gắn mác “hàng xách tay”, “hàng nội địa Nhật – Hàn”, “siêu phẩm” hay “thần dược”… Những “shop ảo” này hoạt động như chợ trời phiên bản số, nhưng với quy mô hàng triệu lượt tiếp cận, hàng nghìn đơn mỗi ngày. Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ và người lao động phổ thông, trở thành đối tượng dễ bị thu hút và dễ bị lừa nhất.
Theo tìm hiểu của phóng viên Thời báo VTV, phương thức phổ biến của các nhà bán hàng là lợi dụng hình thức livestream, “thần thánh hóa” công dụng của các sản phẩm, thậm chí “hô biến” mặt hàng không rõ nguồn gốc thành hàng “chính hãng” để đánh vào tâm lý của người tiêu dùng.
Không ít người mua vì tin lời quảng cáo của các nhà bán hàng online mà rước họa vào thân dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng da… nhưng đến khi đòi quyền lợi gần như là bất khả thi. Người bán không công khai địa điểm kinh doanh, không hóa đơn, chứng từ, thậm chí sản phẩm không có tem nhãn phụ… đã để lại hệ quả là không ít người tiêu dùng “tiền mất tật mang”.
Sau khi xem một livestream trên TikTok, chị T.K.T, 40 tuổi, đặt mua một “combo tái sinh làn da” với lời quảng cáo hứa hẹn sẽ xóa sạch tàn nhang, tái tạo làn da và trẻ hóa tức thì. Tuy nhiên, chỉ sau gần 1 tuần sử dụng, da mặt chị T. bắt đầu sưng đỏ và ngứa ngáy. Dù đã liên hệ với cửa hàng để yêu cầu hướng dẫn giải quyết nhưng tình trạng của chị vẫn không khả quan hơn. Kết quả là chị phải nhập viện điều trị nội trú do viêm da dị ứng kèm bội nhiễm vi khuẩn.
Trước tình trạng này, một số chuyên gia cho rằng, đây là hậu quả của sự kết hợp giữa ba yếu tố: hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội phát triển quá nhanh, tâm lý sính ngoại và ham rẻ của người tiêu dùng cùng với việc thiếu chế tài nghiêm khắc đến từ phía các cơ quan chức năng. Trong khi nhiều người bán hàng lợi dụng quảng cáo để tạo ra sự hợp pháp cho hàng hóa không nguồn gốc của mình thì các nền tảng mạng xã hội lại gần như đứng ngoài cuộc, không có cơ chế kiểm soát hay chịu trách nhiệm với các hành vi thương mại vi phạm ngay trên chính nền tảng.
Tồn tại tình trạng “bán dễ, xử khó”
Thực tế cho thấy, dù hành vi buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật hiện hành, nhưng việc xử lý vi phạm trên nền tảng số vẫn đang gặp nhiều thách thức.
Theo luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS nhận định, tình trạng livestream bán hàng hóa không rõ nguồn gốc gắn mác “hàng xách tay”, “hàng nội địa” là hành vi lợi dụng những kẽ hở của pháp luật có chủ đích, cần xử lý nghiêm để bảo vệ người tiêu dùng và lập lại trật tự trong môi trường thương mại điện tử.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS.
Ông Tuấn chỉ rõ, điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) cũng quy định, hành vi buôn lậu chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người vi phạm có dấu hiệu trốn tránh kiểm tra hải quan, gian lận hồ sơ, hoặc thực hiện có tổ chức. Vì thế, với mô hình bán hàng trực tuyến, nơi người bán không kê khai hải quan, không xuất trình hóa đơn, không có pháp nhân đại diện rõ ràng nên việc chứng minh cấu thành tội phạm trở nên rất khó khăn.
“Có một nghịch lý rằng, lợi nhuận thu về từ việc buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc có thể lên tới hàng chục tỷ đồng, nhưng chế tài xử phạt vẫn còn quá nhẹ so với mức độ vi phạm”, luật sư Tuấn phân tích, “Như trong vụ việc của Mailystyle, lãi gần 15 tỷ đồng nhưng chỉ bị xử phạt hành chính hơn 113 triệu đồng. Mức phạt này tuy đúng theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP hiện hành nhưng thực tế không đủ sức răn đe nếu so với quy mô và lợi ích từ hành vi vi phạm”.
Chuyên gia cho rằng, chính những lỗ hổng trong định lượng vi phạm và cách xác lập hành vi phạm tội đang khiến không ít trường hợp buôn bán hàng hóa trái quy định với quy mô lớn chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính. Điều này dễ tạo ra tiền lệ xấu, khiến một số người cho rằng nếu bị phát hiện thì chỉ cần nộp phạt là xong, rồi lại tiếp tục hoạt động như cũ.
Đồng tình với quan điểm, ông Hạ Hồng Việt, chuyên gia với 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Truyền thông và xây dựng thương hiệu cho biết, nhiều cá nhân bán hàng lẫn người có sức ảnh hưởng như KOL/KOC dù biết rõ rủi ro pháp lý nhưng vẫn lựa chọn “làm ngơ”, bởi lợi nhuận quá lớn, rào cản tiếp cận thị trường quá thấp và chế tài xử phạt nhẹ.
Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm cộng đồng là điều nhiều nhà bán hàng và các KOL/KOC hiện nay còn xem nhẹ. “Người có sức ảnh hưởng không thể viện lý do “không biết” hay “vô ý” khi giới thiệu, thậm chí trực tiếp bán sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Khi bạn có quyền lực truyền thông, bạn cũng phải đối mặt với trách nhiệm tương xứng”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới đây đã ban hành văn bản số 1149/QLD-MP, yêu cầu Sở Y tế các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng như TikTok, Facebook, YouTube, Zalo và sàn thương mại điện tử; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật; thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm giả, kém chất lượng và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nếu có dấu hiệu tội phạm.
Đồng thời, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất lượng, không được sản xuất tại cơ sở chưa đủ điều kiện, không được lưu hành sản phẩm chưa công bố theo quy định. Động thái của cơ quan chức năng cho thấy quyết tâm trong việc lập lại trật tự thị trường hàng hóa, đặc biệt là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên không gian mạng, nơi hoạt động kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ.
Theo dự báo của Statista, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 578,77 triệu USD. Dữ liệu từ Metric cho thấy, trong quý I/2025, doanh số bán hàng của các sản phẩm mỹ phẩm trên các sàn TMĐT Việt Nam tăng trưởng trung bình khoảng 27,12% so với quý IV/2024. Xu hướng tiêu dùng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II/2025.
Theo VTV
Trong Nước
Shopee đổi luật chơi, nhà bán hàng càng khó khăn đứng trước nguy cơ ‘bay màu’

Trước chính sách mới của Shopee, nhiều cửa hàng buộc phải điều chỉnh giá sản phẩm, có thể lên tới 30%, để duy trì lợi nhuận.
Theo chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/4, mức phí cố định trên Shopee sẽ tăng từ 0,5% – 6% tùy ngành hàng. Bên cạnh đó, nền tảng cũng yêu cầu người bán tự chi trả chi phí vận chuyển trả hàng trong hai trường hợp: đơn hoàn tiền/trả hàng và đơn giao không thành công. Trước đây, Shopee hỗ trợ các khoản này nếu lỗi không thuộc về người bán, nhưng hiện nay, họ phải tự gánh hoàn toàn.
Để giảm bớt gánh nặng chi phí, Shopee giới thiệu dịch vụ PiShip với mức phí 2.300 đồng/đơn hàng (đã bao gồm VAT). Dịch vụ này giúp miễn phí vận chuyển trả hàng, nhưng chỉ áp dụng với đơn hàng có phí vận chuyển tối đa 500.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều nhà bán hàng cho rằng mức phí này vẫn là một gánh nặng lớn đối với họ, đặc biệt với những cửa hàng có số lượng đơn hàng lớn mỗi ngày.
Một thay đổi quan trọng khác là việc Shopee huỷ bỏ chương trình Freeship Extra – vốn giúp nhiều nhà bán hàng duy trì lợi thế cạnh tranh. Thay vào đó, nền tảng áp dụng mã Freeship cho tất cả các shop nhưng giới hạn số lượng mã miễn phí vận chuyển. Để bù vào trợ giá vận chuyển, Shopee nâng mức phí cố định trung bình lên 9,5%, cộng thêm phí thanh toán 5%, đẩy tổng chi phí mà nhà bán hàng phải chịu lên 14,5%.
Trước đây, người bán chỉ phải trả mức phí trung bình 9% (gồm 4% phí cố định và 5% phí thanh toán). Những shop tham gia Freeship Extra sẽ mất thêm 6%, nâng tổng mức phí lên 15%. Với chính sách mới, ngay cả những nhà bán hàng không muốn tham gia chương trình hỗ trợ vận chuyển cũng buộc phải chịu chi phí cao hơn trước.
![]() |
Shopee điều chỉnh chi phí các ngành hàng |
Ngay sau khi chính sách mới được công bố, làn sóng phản đối từ các nhà bán hàng trên Shopee đã bùng nổ. Họ cho rằng nền tảng đang chuyển gánh nặng tài chính sang người bán, khiến lợi nhuận ngày càng thu hẹp.
Một nhà bán hàng cho biết: “Nếu giữ nguyên giá cũ, lợi nhuận sẽ gần như bằng 0. Để có lãi, tôi buộc phải tăng giá ít nhất 20-30% để bù vào chi phí. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của khách hàng”.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng Shopee đang thiên vị người mua, đặt ra chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng quá mức, gây bất lợi cho người bán. Việc khách có thể dễ dàng hoàn trả hàng, thậm chí khi sản phẩm không có lỗi, đang khiến nhiều nhà bán phải chịu thiệt hại. Một số trường hợp còn gặp tình trạng hàng bị tráo đổi hoặc sử dụng trước khi trả lại.
Trước những thay đổi tiêu cực, nhiều nhà bán hàng đang cân nhắc việc rời khỏi Shopee hoặc tìm kiếm các kênh bán hàng thay thế như TikTok Shop, Lazada, hoặc bán hàng trực tiếp qua Facebook, Zalo để giảm bớt sự phụ thuộc vào sàn TMĐT này.
Theo Kiến Thức Đầu Tư
Quốc Tế
Lý do Amazon gần như “bất khả chiến bại” tại Mỹ?

Amazon gần như “bất khả chiến bại” tại thị trường Mỹ. Amazon chiếm ưu thế nhờ quy mô khổng lồ và mô hình kinh doanh đa dạng, từ thương mại điện tử đến điện toán đám mây (AWS), kết hợp với hệ sinh thái Prime tạo ra hiệu ứng “vòng tròn giá trị” (flywheel) vững chắc. Hệ thống logistics và chuỗi cung ứng của Amazon vượt trội nhất ngành, với hàng chục trung tâm phân phối và mạng lưới giao hàng tối ưu hóa, cho phép giao nhanh và hiệu quả. AWS đóng góp phần lớn lợi nhuận, bù đắp biên thấp trong mảng bán lẻ, đồng thời cung cấp nguồn lực tài chính để tái đầu tư liên tục. Công nghệ dữ liệu và trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa trải nghiệm, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Thêm vào đó, thị trường tiêu dùng thứ ba (Marketplace) mở rộng nhanh chóng, tạo ra hiệu ứng mạng (network effect) mạnh mẽ. Cuối cùng, chiến lược giá thấp và văn hóa “khách hàng là trọng tâm” giúp duy trì tính cạnh tranh cao, bất kể biến động thị trường.
1. Quy mô và mô hình kinh doanh đa dạng
Amazon chiếm khoảng 38% thị phần thương mại điện tử tại Mỹ, gấp nhiều lần đối thủ lớn nhất tiếp theo. Hệ sinh thái Amazon không chỉ bao gồm bán lẻ mà còn có Amazon Web Services (AWS) – một trong những nền tảng đám mây phổ biến nhất thế giới, đóng góp phần lớn lợi nhuận của công ty từ năm 2014 đến nay. Tổng số tài khoản khách hàng ghi nhận hơn 300 triệu tài khoản toàn cầu, trong đó hơn 200 triệu là thành viên Prime.
2. Chuỗi cung ứng và logistics vượt trội
Tính đến năm 2024, Amazon sở hữu 75 trung tâm hoàn tất đơn hàng (fulfillment centers) và 25 trung tâm phân loại (sortation centers) tại Mỹ, cùng với mạng lưới Prime Now hubs và Prime Air.
Chương trình Fulfillment by Amazon (FBA) cho phép các bên thứ ba thuê kho, đóng gói và giao hàng ngay trên nền tảng Amazon, tối ưu chi phí vận hành và thời gian giao hàng.
3. Hệ sinh thái Prime và trải nghiệm khách hàng
Với tư cách thành viên Prime, người tiêu dùng được hưởng giao hàng nhanh 2 ngày, truy cập Prime Video, Prime Music, và nhiều ưu đãi độc quyền khác, tạo ra rào cản chuyển đổi rất cao.
Chính sách “khách hàng là trọng tâm” (Customer Obsession) của Amazon đảm bảo mọi quyết định đều xoay quanh trải nghiệm người dùng, giúp duy trì mức độ hài lòng cao và tỷ lệ giữ chân khách hàng ấn tượng.
4. AWS – Cỗ máy sinh lợi nhuận
AWS đã tăng trưởng doanh thu 17% trong quý gần nhất, tiếp tục là “cỗ máy in tiền” của Amazon và bù đắp biên lợi nhuận thấp trong mảng bán lẻ.
Đây cũng là yếu tố then chốt giúp Amazon có dòng tiền dồi dào để đầu tư vào R&D, mở rộng logistics và khuyến mãi giá thấp trên nền tảng thương mại điện tử.
5. Công nghệ dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
Khuyến nghị sản phẩm dựa trên hành vi mua sắm và lịch sử tìm kiếm cá nhân hóa giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giá trị trung bình đơn hàng.
Amazon liên tục cải tiến thuật toán Machine Learning cho cả mảng kho vận (ví dụ: tối ưu tuyến đường giao hàng) và gợi ý sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh công nghệ sâu rộng.
6. Hiệu ứng mạng (Network Effect) và Marketplace
Marketplace của Amazon hiện chiếm phần lớn hơn 50% tổng khối lượng giao dịch, thu hút ngày càng nhiều người bán nhờ tệp khách hàng khổng lồ và cam kết dịch vụ FBA .
Số lượng bên bán càng tăng –> mức độ đa dạng sản phẩm càng cao –> thu hút thêm người mua –> lặp lại thành chu trình tăng trưởng bền vững.
7. Chiến lược giá và cấu trúc chi phí thấp
Với mô hình kinh doanh chủ yếu trực tuyến, Amazon duy trì chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với các chuỗi bán lẻ truyền thống, cho phép áp dụng chiến lược giá cạnh tranh.
Các công cụ định giá động (dynamic pricing) tự động điều chỉnh giá theo nhu cầu, tồn kho và giá đối thủ, tối ưu hóa doanh thu và thị phần liên tục.
8. Văn hóa đổi mới liên tục
Từ việc thâm nhập thị trường bán lẻ truyền thống (Amazon Fresh, Amazon Go) đến lĩnh vực y tế (One Medical) và giải trí số (Twitch), Amazon không ngừng mở rộng ranh giới công nghệ và dịch vụ, duy trì vị thế dẫn đầu ngành.
Nhờ kết hợp hài hòa giữa quy mô, công nghệ, chuỗi cung ứng hiện đại và chiến lược tập trung khách hàng, Amazon đã tạo ra “hiệu ứng vòng tròn” giúp củng cố vị thế gần như bất khả chiến bại tại Mỹ.
Ver2Solution Research
-
Social10 tháng ago
13 nội dung bị cấm trên Facebook
-
Social10 tháng ago
Cách kháng nghị tài khoản facebook bị hạn chế quảng cáo 2023
-
Social8 tháng ago
Giải mã những cơn phẫn nộ tập thể trên Facebook, dưới góc nhìn xã hội học
-
Livestream9 tháng ago
Nghề livestream – Kỳ 5: Nghề hái ra tiền thời bùng nổ thương mại điện tử
-
Thị Trường9 tháng ago
30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa trong nửa đầu năm
-
Social10 tháng ago
Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha
-
Social8 tháng ago
Người dùng Facebook sắp thấy thêm nhiều nội dung từ người lạ
-
Livestream10 tháng ago
Rà soát kê khai, nộp thuế sau những phiên livestream bán hàng triệu USD