Báo cáo hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) nhận định những người từ 13 đến 28 tuổi, Gen Z thế hệ bất hạnh nhất trong lịch sử, lo lắng nhất, sợ rủi ro nhất, căng thẳng nhất, kiệt sức nhất và cô đơn nhất.
Tờ Business Insider (BI) nhận định sự tuyệt vọng và hoảng loạn đang lan rộng trong thế hệ Gen Z, từ 13 đến 28 tuổi, khi cuộc sống ngày càng khó khăn hơn.
Năm 2024, Báo cáo hạnh phúc thế giới (World Happiness Report-WHR) nhận định những người thuộc thế hệ Gen Z là thế hệ bất hạnh nhất (Unhappiest Generation).
Theo báo cáo này, những yếu tố như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, sa thải hàng loạt vì trí thông minh nhân tạo (AI), thị trường hôn nhân ngập tràn lừa tình trên các ứng dụng đã biến Thế hệ Gen Z thành những người lo lắng nhất, sợ rủi ro nhất, căng thẳng nhất, kiệt sức nhất và cô đơn nhất.
Tuy nhiên tờ BI cho rằng như vậy vẫn là chưa đủ khi thế hệ ngoài 20 tuổi hiện nay có thể là thế hệ bị từ chối nhiều nhất trong lịch sử loài người.
Bị từ chối
Khi cô Emy tốt nghiệp Học viện Pratt vào tháng 5/2020 chuyên ngành điêu khắc tại New York, cô gái 26 tuổi này chẳng thể xin được việc làm. Thế là cô lại tham gia trại huấn luyện lập trình chuyên sâu kéo dài 9 tháng và bắt đầu nộp đơn xin việc ngành công nghệ với hy vọng đổi đời.
Dẫu vậy, sự nghiệp của cô gái 26 tuổi này vẫn chẳng đi đến đâu sau khi bị từ chối đến 10 vị trí do ngành công nghệ đang bước vào đợt sa thải hàng loạt, khiến Emy ngày càng chán nản.
“Đây giống như một con đường khác tiếp tục đưa tôi đến sự tồi tệ”, cô Emy nói.
Cuối cùng, Emy tìm được việc làm quản lý văn phòng tại một tổ chức phi lợi nhuận và nhanh chóng mất đi các kỹ năng lập trình của mình do không thực hành.
Năm 2024, Emy tiếp tục nộp đơn cho hơn 400 vị trí trong các ngành truyền thông, hành chính và dịch vụ nhưng đều bị từ chối.
“Tôi cảm thấy rất khốn khổ và điều này đang ăn mòn bản thôi. Tôi không có một cuộc sống mà tôi cảm thấy đáng sống vào lúc này”, cô Emy ngậm ngùi nói khi đang phải sống nhờ nhà họ hàng ở California và làm việc bán thời gian với mức thu nhập chủ 700 USD/tháng.
Trường hợp của Emy chỉ là một trong vô số những bạn trẻ hiện nay đang mắc kẹt trong cuộc cuộc sống, trở nên mất phương hướng và hoảng loạn.
Theo BI, thế hệ Gen Z đang phải đối mặt với sự căng thẳng chưa từng có do công nghệ tạo ra khi mọi người chỉ cần nhấp, vuốt hoặc nhắn tin trực tiếp là có thể đạt được thông tin mình muốn nhanh chóng với quy mô chưa từng có.
Từ giáo dục, sự nghiệp cho đến tình yêu, chưa bao giờ những người trẻ tuổi có nhiều cơ hội tiếp cận với mọi thứ như vậy, hậu quả là chưa bao giờ những người trẻ tuổi lại bị từ chối thường xuyên như vậy.
Mô hình giáo dục online bùng nổ khiến tấm bằng mất giá, sự trỗi dậy của AI khiến doanh nghiệp sa thải hàng loạt, vô số ứng dụng hẹn hò khiến bạn trẻ mắc kẹt với lừa tình để rồi đêm về lủi thủi với thú cưng. Thậm chí ngay cả những gen Z có việc làm cũng ngập trong sự lo lắng, kiệt sức vì cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn (deadline).
Thờ ơ với hôn nhân
Trong những năm 1960, hầu hết người Mỹ kết hôn ở độ tuổi đầu 20 với những người bạn đời mà họ gặp thông qua các vòng tròn xã hội của mình. Thế nhưng ngày nay họ dành gần một thập kỷ chỉ để hẹn hò với độ tuổi trung bình để kết hôn lần đầu là 31,1 đối với nam giới và 29,2 đối với nữ giới.
Điều đáng nói là khác với những thế hệ trước, giới trẻ ngày này được trang bị một kho ứng dụng có thể kết nối tìm bạn đời, nhưng chính điều này lại khiến thế hệ Gen Z bị từ chối nhiều hơn. Mỗi giờ trôi qua, vô số bạn trẻ “quẹt trái” trên Tinder hay từ chối tình cảm qua tin nhắn trên mạng xã hội.
Mặc dù có nhiều khả năng tiếp cận các đối tác tiềm năng hơn bao giờ hết nhưng giới trẻ lại đang ngày càng cô đơn.
Số liệu khảo sát năm 2024 của Hinge cho thấy 90% thế hệ Gen Z muốn tìm kiếm tình yêu nhưng 44% lại chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm hẹn hò.
Đáng ngạc nhiên hơn, 56% số bạn trẻ được hỏi cho biết nỗi sợ bị từ chối đã ngăn cản họ theo đuổi một mối quan hệ, cao hơn so với 51% đối với những người được hỏi thuộc thế hệ trước.
“Đó là một con số đáng ngạc nhiên đối với tôi”, giám đốc Logan Ury của Hinge cho biết.
Theo Utty, nỗi lo lắng ngày càng gia tăng về hôn nhân trong xã hội đến từ phương tiện truyền thông, những vụ bê bối, lừa tình và rắc rối do các ứng dụng hẹn hò đem lại khiến giới trẻ ngày nay mất dần hứng thú với tìm bạn đời.
Bên cạnh đó, việc có quá nhiều ứng dụng hẹn hò khiến các bạn trẻ thời nay không đủ kiên nhẫn để duy trì mối quan hệ bởi họ có thể nhanh chóng tiếp cận được những đối tượng khác. Vậy là nhiều mối quan hệ và sự đổ vỡ diễn ra nhưng chẳng ai học được bài học gì.
“Có khả năng phục hồi đến từ sự từ chối thường xuyên khiến họ trở nên tuyệt vời khi tiếp tục, nhưng sau đó họ ít được trang bị hơn cho những thách thức trong mối quan hệ thực tế đòi hỏi sự thỏa hiệp và kiên nhẫn”, nhà trị liệu Jeff Guenther nói với tờ BI.
Đó là chưa kể đến những tư tưởng được lan truyền trên mạng xã hội về sự độc lập, sự độc thân hay những quan điểm độc hại về cuộc sống vật chất làm méo mó các giá trị truyền thống trong hẹn hò lẫn hôn nhân.
Theo Guenther, giới trẻ ngày nay ngày càng không muốn dính líu đến hẹn hò hay hôn nhân khi nguồn lực tài chính, thời gian và sức khỏe của họ có hạn.
Thế hệ lo sợ nhất
Trong thập niên 1960, hơn một nửa số học sinh chỉ nộp đơn vào một trường đại học duy nhất thì đến mùa tuyển sinh 2023-24 trung bình một ứng viên nộp đơn vào 6,65 trường liên kết trên Common App, tăng 7% so với năm trước.
Chỉ trong hai thập kỷ qua, số lượng đơn đăng ký vào 67 trường đại học tuyển chọn khắt khe nhất của đất nước đã tăng gấp ba lần, lên gần 2 triệu đơn mỗi năm.
Thế hệ Z đang gõ cửa nhiều cánh cửa tương lai của họ hơn bao giờ hết và đổi lại, nhiều cánh cửa bị đóng sầm lại trước mặt họ. Chính điều này đang khiến ngày càng nhiều bạn trẻ trở nên bất ơn và lo lắng hơn so với những thế hệ đi trước.
Tờ BI cho hay anh Dylan, một sinh viên 22 tuổi của Đại học New York cho biết mình từng có thành tích xuất sắc ở cấp 3 nhưng vẫn nộp đơn vào khoảng 20 trường vì cảm thấy “bất an” so với các bạn cùng lứa.
“Tôi biết rất nhiều người đã nộp đơn vào 20 đến 40 trường”, anh Dylan ngậm ngùi nói khi cuối cùng chỉ nhận được ba hoặc bốn lời chấp nhận, khiến chàng trai này nản lòng.
Hy hữu hơn, một thanh niên 18 tuổi đến từ Palo Alto, California, đã kiện hệ thống Đại học California và Đại học Washington vào tháng 2/2025 sau khi nộp đơn vào 18 trường và bị 16 trường từ chối.
Theo đó, thanh niên này cáo buộc phân biệt chủng tộc đối với “các ứng viên người Mỹ gốc Á có trình độ cao”.
Đại học khó khăn là thế nhưng theo BI, quy mô của sự từ chối trong quá trình tìm việc còn khủng khiếp hơn gấp bội.
Thông qua LinkedIn, Workday và sự phổ biến của các trang web việc làm trực tuyến khác, giới trẻ ngày nay nộp đơn xin việc một ngày nhiều hơn so với thế hệ trước, và đương nhiên là bị từ chối nhiều hơn.
Số liệu của Greenhouse cho thấy tháng 2/2019, bình quân một vị trí văn phòng nhận được 93 đơn xin việc thì đến tháng 2/2025, con số này lên đến 244 hồ sơ. Điều này nghĩa là với mỗi lời chấp nhận việc làm là 243 lời từ chối đi kèm.
Dù câu chuyện xin việc khó khăn diễn ra ở mỗi thế hệ nhưng theo BI, Gen Z đang là thế hệ duy nhất mới vào nghề nhưng phải đối mặt hiện tượng bị từ chối nhiều đến vậy.
Hậu quả là các bạn trẻ giờ đây nộp đến hàng trăm hồ sơ.
Anh Christopher, một thanh niên 24 tuổi tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, cho biết anh đã nộp đơn xin việc vào 400 công việc trong lĩnh vực tài chính và 200 công việc trong lĩnh vực bán hàng trước khi tìm được một công việc mà anh chưa thực sự hài lòng.
Chàng thanh niên 24 tuổi này cho biết những người bạn tốt nghiệp ngành khoa học máy tính của anh thậm chí đã gửi hàng nghìn đơn xin việc.
Phũ phàng hơn, kể từ khi tốt nghiệp Barnard năm ngoái, Catherine đã nộp đơn xin việc vào 300 công ty và phỏng vấn 20 công ty trong số đó nhưng không một lời hồi âm. Cô gái 23 tuổi này cho biết việc đầu tư hơn vào mạng lưới quan hệ xã hội, tìm kiếm giới thiệu hay cải thiện hồ sơ cá nhân chẳng có nghĩa lý gì nữa.
“Tôi đã ngồi qua sáu vòng phỏng vấn, một bài kiểm tra thực hành và nhiều hơn nữa cho một vị trí duy nhất và sau đó, sau nhiều tháng chờ đợi, thậm chí không nhận được email từ chối phù hợp. Bởi vậy tốt hơn là không nên hy vọng quá nhiều hoặc cố gắng quá mức”, cô gái 23 tuổi này chia sẻ.
Nhiều người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang gặp các vấn đề về sức khỏe, nhưng đây vẫn chưa được coi là một công việc đúng nghĩa.
Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội mệt mỏi khi phải “sống online” liên tục. Ảnh: @addisonraee.
Jayde Powell (32 tuổi), chiến lược gia truyền thông và người sáng tạo nội dung, đăng một video mỗi ngày lên LinkedIn. Cô từng hợp tác với các thương hiệu lớn như Uber và Delta Airlines, kiếm hơn 50.000 USD chỉ trong 3 tháng đầu năm.
Nhưng phía sau thành công đó là sự mệt mỏi kéo dài vì phải “sống online” liên tục.
“Tôi không nghĩ việc thức dậy và phải kiểm tra điện thoại ngay lập tức là điều bình thường”, cô nói.
Powell bắt đầu đeo kính lọc ánh sáng xanh từ năm 2021 vì thường xuyên bị đau đầu do nhìn màn hình quá nhiều. Cô thừa nhận mình nghiện mạng xã hội và cảm thấy lâng lâng như nhận được một liều dopamine (chất dẫn truyền thần kinh gắn liền với cảm giác hưng phấn và phần thưởng) mỗi lần bài đăng được nhiều tương tác.
Nhưng các nghiên cứu chỉ ra sự kích thích liên tục đó khiến não bộ dần “nhờn thuốc”, buộc người dùng phải tìm kiếm nhiều tương tác hơn để duy trì cảm giác thỏa mãn. Từ đó, một vòng lặp nghiện ngập hình thành: liên tục đăng bài, liên tục chờ đợi phản hồi và liên tục khao khát sự công nhận từ cộng đồng mạng.
Không dừng lại ở đó, áp lực duy trì hình ảnh và hiện diện trực tuyến càng khoét sâu thêm sự mệt mỏi.
Bài nghiên cứu The Role of Likes: How Online Feedback Impact Users’ Mental Health của Đại học Munich (Đức) cho thấy khi bài đăng nhận về ít hoặc không có phản hồi, người sáng tạo nội dung dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, suy giảm lòng tự trọng, thậm chí tăng cảm giác cô đơn.
Powell hiện phải gặp chuyên gia tâm lý hàng tháng để giải tỏa áp lực công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ khả năng chi trả cho dịch vụ này, bởi nghề sáng tạo nội dung vốn thu nhập bấp bênh.
Shira Lazar, đồng sáng lập dịch vụ tư vấn CreatorCare, nhận định nỗi sợ lớn nhất của người sáng tạo nội dung là “bị lãng quên”. “Muốn tồn tại, họ buộc phải đăng tải liên tục, nhưng cái giá phải trả là sự lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống và tài chính bấp bênh”, bà nói.
Amy Kelly, nhà trị liệu kiêm đồng sáng lập Revive, ví mạng xã hội như một “cỗ máy khổng lồ không có chế độ bảo trì”. Các KOL hay influencer dễ dàng ảo tưởng về sự kết nối qua những lượt thả tim, nhưng khi đối mặt với chỉ trích, vết thương tâm lý để lại lại sâu sắc hơn nhiều.
Powell từng bị chê bai ngoại hình nặng nề chỉ vì một bình luận khen ngợi con gái Beyoncé nhảy đẹp. Khi cô tham gia xây dựng cộng đồng phụ nữ da màu trong ngành cần sa, làn sóng công kích còn dữ dội hơn. Nhiều người quy chụp cô cổ vũ cho việc sử dụng ma túy.
Dù có chuyên môn marketing, Powell nhận định nghề influencer vẫn bị coi thường, không được nhìn nhận như công việc thật sự.
Daniel Abas, Chủ tịch Tổ chức Creators Guild of America tại Mỹ, cho rằng xã hội chưa hiểu đúng tầm quan trọng của influencer. “Sự chú ý là tiền bạc. Ai kiểm soát sự chú ý, người đó tạo ra giá trị”, ông nói.
Với khả năng nắm bắt xu hướng nhanh chóng, thế hệ tiêu dùng trẻ gen Z đang góp phần tái định hình cách thức doanh nghiệp tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu và quản trị nguồn nhân lực.
Dự báo sẽ chiếm gần 1/3 tổng lượng người tiêu dùng tại Việt Nam vào năm 2025, thế hệ gen Z là nhóm khách mà các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận, không muốn bị “lỡ nhịp”.
Không đơn thuần là người tiêu dùng mới
Nguyễn Trung Bá Thức (sinh năm 1997), nhà sáng lập thương hiệu thời trang Levents, cho biết hãng hướng tới đối tượng khách hàng chính là gen Z. Levents không bán quần áo mà “bán cảm xúc và giấc mơ”.
Slogan này tương đồng với đặc thù của gen Z, thế hệ khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà còn mua trải nghiệm, cá tính và cảm xúc gắn liền với thương hiệu, góp phần tạo ra một văn hóa mua sắm mới.
Nhắm đến nhóm khách hàng từ 18 – 24 tuổi có thu nhập cao (từ gia đình hoặc tự kinh doanh), Thức nói với Tuổi Trẻ: “Đây là những người đang khám phá bản thân và chịu ảnh hưởng từ phong cách sống của các thần tượng.
Vì vậy, phần lớn nhân sự của thương hiệu này tập trung mạnh tận dụng các công cụ số để vào chiến dịch tiếp thị cảm xúc, kể câu chuyện truyền cảm hứng từ các rich-kid và các bạn trẻ thành công”.
Trong khi đó, với nội dung gần gũi về học tiếng Anh, lối sống và công việc hằng ngày, Kênh YouTube do MC Khánh Vy (sinh năm 1999) thành lập hiện có hơn 2,1 triệu người đăng ký.
Kênh của cô không chỉ thu hút hàng triệu lượt xem mà còn giúp Khánh Vy trở nên nổi tiếng, mở đường cho việc hợp tác với nhiều thương hiệu lớn và tạo ra nguồn thu đáng kể từ quảng cáo.
Những kênh mang dấu ấn cá nhân và trở thành “đại diện thương hiệu” như vậy không hiếm trong thời điểm hiện nay.
Nền tảng YouTube cho biết sau 10 năm hoạt động tại Việt Nam, họ đã thu hút hơn 50 triệu người dùng và có hơn 1.800 kênh của các nhà sáng tạo, nghệ sĩ và doanh nghiệp.
Và tính đến cuối năm 2024, số lượng kênh đạt doanh thu hơn 100 triệu đồng từ tính năng bật quảng cáo đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2023.
Điều này càng được củng cố bởi khảo sát của Nielsen, ghi nhận khoảng 55% người tiêu dùng gen Z thường xuyên tham khảo đánh giá từ các người có sức ảnh hưởng như KOL/KOC có lượng theo dõi từ 10.000 – 100.000 trên mạng xã hội trước khi mua sắm trực tuyến.
“Thế hệ người dùng trẻ này đang trở thành lực lượng quan trọng trong nền kinh tế số thông qua việc sáng tạo và “tiêu thụ” nội dung trên các nền tảng như TikTok hay YouTube”, khảo sát nhìn nhận.
Tìm cách chinh phục khách hàng trẻ
Cũng theo thống kê của Nielsen, gen Z tại Việt Nam sẽ đạt 14,7 triệu người trong năm 2025 và chiếm khoảng 30% tổng số người tiêu dùng. Lực lượng này sẽ đóng góp 21% vào nguồn lao động, trở thành nhóm có ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu dùng và văn hóa làm việc.
Tuy nhiên, nhóm khách này cần nhiều hơn một sản phẩm tốt – đó phải là câu chuyện, cảm xúc và trải nghiệm mà họ có thể tin tưởng và đồng hành lâu dài.
Bà Nguyễn Hoài Xuân Lan, đồng sáng lập Coolmate, chia sẻ với báo Tuổi Trẻ: công ty đã lên kế hoạch chinh phục gen Z bởi hiện phần lớn khách hàng truyền thống của hãng đều trên 25 tuổi.
Bà Lan thừa nhận Coolmate chưa thể cạnh tranh với nhiều thương hiệu trong việc thu hút gen Z.
“Chúng tôi cần thêm thời gian để nghiên cứu cách tiếp cận và phát triển sản phẩm phù hợp. Đây là nhóm khách hàng mà chúng tôi phải chinh phục, vì họ chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong thị trường”, bà Lan nói.
Theo quan sát của chủ thương hiệu thời trang nội địa này, gen Z sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm “đúng gu” và dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè hoặc KOL trên TikTok. Họ thường ra quyết định mua sắm nhanh chóng, không quá đắn đo như các thế hệ trước.
Tại Coolmate, nơi phần lớn nhân viên là gen Z, bà Lan cho biết công ty cũng đã phải điều chỉnh cách quản lý để phù hợp.
“Không thể to tiếng mà mong họ nghe theo”, bà nói. Ngoài lương thưởng xứng đáng, lộ trình thăng tiến rõ ràng và sự minh bạch trong chính sách là yếu tố then chốt để giữ chân nhân viên gen Z.
Thế hệ gen Z là những người sinh từ khoảng năm 1997 – 2012, còn được gọi là công dân của thời đại số. Tính đến năm 2025 thì gen Z sẽ vào khoảng từ 13 – 28 tuổi.
Với nền kinh tế số, họ không chỉ là người tiêu dùng thụ động mà còn là những người sáng tạo nội dung, khởi nghiệp và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng chung.
Thách thức từ thói quen tiêu dùng
Dù thành thạo công nghệ hơn các thế hệ trước, nhiều gen Z vẫn dễ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến, đặc biệt khi mua các sản phẩm liên quan đến thần tượng. Điển hình là các vụ lừa bán vé concert K-pop giả tại Hà Nội và TP.HCM.
Trong các sự kiện âm nhạc gần đây, nhiều bạn trẻ mất tiền khi mua vé giá rẻ, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng so với giá gốc 2 – 3 triệu đồng, qua các tài khoản giả mạo trên Facebook, Zalo.
Ngoài ra, thói quen mua sắm trực tuyến quá mức cũng là vấn đề đáng lo ngại. Trần My (26 tuổi, quận Tân Bình, TP.HCM) thường xuyên “săn sale” trên các sàn thương mại điện tử và mua vật phẩm liên quan đến thần tượng.
Cô cũng thừa nhận thường xuyên gặp rủi ro khi mua sắm trực tuyến, như đặt hàng nhưng không nhận được sản phẩm, hoặc hàng đến tay không đúng như quảng cáo dù đã thanh toán. “Mỗi lần mua là một lần hồi hộp, không biết nhận được gì.
Có lần thanh toán xong mà hàng chẳng thấy đâu, nhưng nếu dưới 500.000 đồng, tôi bỏ qua”, My nói.
Nếu thuộc thế hệ 9X, chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần nói câu: “ Ngày xưa mình không như thế này” . Và lúc này, một Gen Z khác sẽ liền phản bác : “Thời của anh chị khác rồi”.9X là trùm FOMO Gen Z là trùm chữa lành .
Cứ như thế, 9X – Gen Z so sánh lẫn nhau và bị cả những thế hệ, con người khác đặt lên “bàn cân” với ti tỉ thứ khác biệt, đối lập. 9X thường bị nhận xét là lo âu, thích sự ổn định và an toàn khác với Gen Z – những người được cho là táo bạo, sẵn sàng “nhảy việc” chỉ để chữa lành ngay cả khi… chẳng rách.
Hội chứng này của 9X gọi là FOMO (fear of missing out) hiểu một cách đơn giản là “nỗi sợ bị bỏ lỡ” – sợ rằng mình đang không nắm bắt được những thông tin, sự kiện, trải nghiệm hoặc quyết định có khả năng cải thiện cuộc sống. Nó khiến bạn trằn trọc, vắt tay lên trán hàng đêm, tự đặt mình lên bàn cân so sánh mỗi sáng về thành công, tình yêu, tiền bạc,… với người khác, thế hệ khác.
Trong khi đó Gen Z ưu tiên sức khỏe tinh thần, sống cho hiện tại nhiều hơn. Thậm chí, có một giai đoạn chữa lành trở thành trend, từ khóa “chualanh”, “healing” từng lọt top 100 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam trên các nền tảng MXH.
9X FOMO còn Gen Z thì chữa lành.
Hai thế hệ liền kề nhau nhưng lại mang hai thái cực đối lập – một bên vội vã nắm bắt mọi cơ hội, bên khác lại sẵn sàng buông bỏ để mong cầu sự bình yên. Ở đây, không so sánh ai hơn ai, FOMO hay chữa lành đều là nhu cầu, đều có giá trị riêng, cái lợi – hại khác biệt. Nhưng thực tế, mỗi thế hệ đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xã hội khác nhau. Việc so sánh có thể thú vị, nhưng không nên trở thành áp lực hay định kiến.
Hơn nữa, không phải 9X nào cũng FOMO và Gen Z nào cũng có nhu cầu chữa lành. Điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, mục tiêu trong cuộc sống của từng cá nhân. Vậy bạn có đang phải là một 9X FOMO hay một Gen Z mê chữa lành hay không, điều này rất dễ nhận ra nếu xét trên các khía cạnh trong cuộc sống dưới đây:
8X thì thành đạt, nhóm 18-25 giờ đã là CEO, hot TikToker còn 9X đang ở đâu?
9X FOMO thành công, đó là 1 thực tế!
Với họ, thành công có thước đo rõ ràng về mặt số liệu, tài chính, đó là: Thu nhập bao nhiêu, tài sản tích lũy ra sao, đang có chức vụ gì,… Chưa dừng lại ở đó, thành công còn phải sớm, chắc chắn, phải là một cuộc đua thành tích, vị trí với nhiều người, nhiều thế hệ khác nhau.
9X tất bật với công việc, họ FOMO thành công, tài chính mỗi ngày. Ảnh minh họa.
Có một bình luận thế này: “9X bọn tôi áp lực lắm khi ngoảnh lại đã thấy sự thành đạt, dồi dào kinh nghiệm của thế hệ 8X còn nhìn lên thì thấy các em 18-25 bây giờ là CEO, YouTuber, TikToker kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng. Nhìn sang thì thấy bạn bè làm freelancer, đầu tư,…”.
Vì thế, không ai chấp nhận mình bị bỏ lại phía sau, ai cũng miệt mài chạy lên, chạy ngang, chạy dọc không ngừng nghỉ. Rồi từ quan niệm “công việc là tất cả”, nhiều người sẽ cố gắng bám trụ, sợ bị thất nghiệp. Là thế hệ gánh trên vai áp lực thành công được định nghĩa bằng sự nghiệp, nhiều người mắc hội chứng FOMO là vậy.
Rồi cũng từ đây FOMO tài chính bắt đầu xuất hiện. Nhiều người bị ám ảnh và trăn trở đặt ra lúc này là: “Mọi người đã FIRE (tự do tài chính), còn mình thì…” .
Lúc này, Gen X lại ám ảnh với việc phải có tài chính vững chắc, nghỉ hưu sớm. FOMO khi thấy người khác thu nhập 6-7 chữ số, trong khi mình vẫn loay hoay với những đồng lương khởi điểm. Nhiều người cũng có tâm lý chạy theo trào lưu, mua sắm theo tâm lý đám đông vì sợ lạc hậu.
Tất cả như một tảng đá đè nặng, song điều này cũng khiến cho nhiều người sống có trách nhiệm, có kế hoạch rõ ràng hơn, dù sao thì câu “áp lực tạo kim cương” cũng chẳng sai.
Ngược lại cũng với chữ thành công thì Gen Z lại có định nghĩa khác, họ đặt work-life balance (cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân – PV) lên hàng đầu. Hiểu đơn giản là lúc này thành công không chỉ còn gắn liền với công việc nữa mà còn gắn với yếu tố cuộc sống cá nhân. Nhiều Gen Z quan điểm “không hợp thì nghỉ, sức khỏe tinh thần là quan trọng hơn”. Văn hóa “quiet quitting” – làm đúng trách nhiệm, không ôm đồm cũng phổ biến trong thế hệ này. Yếu tố chữa lành trong công việc được đẩy lên trên hết!
Là chúa chữa lãnh, Gen Z chẳng ngại nghỉ việc khi thấy sức khỏe tinh thần không ổn. Ảnh minh họa.
Gen hiểu rằng thành công không chỉ là thu nhập cao mà còn là sức khỏe tinh thần, mối quan hệ chất lượng và sự thoải mái trong cuộc sống.
Chính vì tâm lý này, nên Gen Z cũng là thế hệ cởi mở trong tài chính. Nhiều người quan điểm sống cho hiện tại nhiều hơn nên cởi mở được gánh nặng tích lũy. “Mình chỉ cần sống đủ không chạy đua vô nghĩa”, một netizen bình luận. Chính vì vậy, gen Z hướng đến lối sống tối giản, chi tiêu thông minh,…. Biến từ “Áp lực kiếm tiền” thành “Quản lý tài chính lành mạnh”.
Gen Z dùng app thiền, AI trò chuyện, theo dõi nội dung tích cực trên mạng
Từ mạng xã hội, đến các các ứng dụng công nghệ, 9X luôn lo sợ mình bị cũ. Nếu không biết trend mới nhất họ cảm thấy như bị “bỏ rơi” khỏi thế giới đang không ngừng chuyển động.
Nếu 9X FOMO thì Gen Z ngược lại. Đúng với tinh thần chúa chữa lành. Các bạn trẻ xem chuyện bắt kịp xu hướng, công nghệ như một liệu pháp chữa lành hiệu quả. Người trẻ trò chuyện với AI, thay vì hỏi về công việc, tài chính thì đây có thể là nơi tâm sự đủ thứ trên đời, nói ra những áp lực, âu lo để giãy bày tâm trạng hoặc xin lời khuyên,…
Ngoài tập yoga, gym ở các phòng tập, khi về nhà, nhiều Gen Z cũng dùng điện thoại, tải app thiền, hỗ trợ thiền định, để giúp tâm trí tĩnh lặng, giảm lo lắng, kiểm soát căng thẳng và ngủ sâu.
9X lo sợ bắt không kịp trend của Gen Z, vậy thì có tụt hậu không? Ảnh minh họa.
Thay vì phải update mọi trend mới nhất, Gen Z chọn những thứ phù hợp với mình. Họ không ép buộc bản thân phải chạy theo một xu hướng, định hướng phong cách chung của đám đông nào đó chỉ để hòa nhập, mà tập trung vào sở thích cá nhân.
9X áp lực kết hôn, sinh con. Gen Z: Độc thân vui mà!
Trong một thế giới mà tình yêu dường như ở khắp mọi nơi, việc độc thân đôi khi không chỉ là một trạng thái, mà còn trở thành một nỗi lo vô hình. Càng trở thành vấn đề hơn bao giờ hết khi 9X đang ở giữa kỷ nguyên của mạng xã hội và dating app, tình yêu không chỉ là cảm xúc – nó còn là một “cuộc đua” mà nếu chậm chân, bạn có thể bị bỏ lại phía sau.
Khi mở Facebook hay Instagram, 9X dễ dàng thấy bạn bè check-in du lịch couple, chia sẻ khoảnh khắc gia đình ngọt ngào. Trong khi đó, họ vẫn lẻ bóng, tối đến chỉ có thể lướt các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Bumble rồi tự hỏi: “Tại sao match hoài mà chẳng ai nhắn trước?”. FOMO tình yêu không chỉ đến từ mạng xã hội mà còn từ chính những áp lực vô hình: độ tuổi kết hôn lý tưởng, sự kỳ vọng của gia đình hay nỗi lo “một mình mãi mãi”.
Gen Z vui vẻ tận hưởng cuộc sống độc thân hơn, thậm chí họ đã sẵn sàng cho cuộc sống không chồng, không con bởi với họ, như thế sẽ bớt gánh nặng, sống chill hơn? Ảnh minh họa.
Gen Z thì khác, đặt chữa lành lên hàng đầu nên đã chuyển từ “bị áp lực yêu đương” trở thành “tận hưởng độc thân”.
Với Gen Z, tình yêu không còn là một “điểm đến” mà là một hành trình – nơi họ học cách yêu bản thân trước khi yêu người khác. Không còn chạy theo những tiêu chuẩn hẹn hò truyền thống hay áp lực phải “có gấu”. Gen Z chọn cách chữa lành trước, rồi mới bước vào một mối quan hệ với tâm thế vững vàng hơn.
Họ đọc sách tâm lý, nghe podcast về các chủ đề yêu bản thân bắt đầu từ bên trong bạn, có thể viết nhật ký mỗi ngày, trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc AI để hiểu rõ cảm xúc của chính mình. Trên mạng xã hội, Gen Z tạo ra những cuộc thảo luận về tình yêu lành mạnh, yêu không chỉ gói trọn trong mối quan hệ nam – nữ, với gia đình mà còn với cả chính mình. Đó nên là điều ưu tiên.
“Mình có đang tụt lại phía sau không?”
Giữa những vlog du lịch Bali, check-in cà phê tối giản, clip tập yoga chữa lành, nhiều 9X bỗng hoang mang: “Mình có đang tụt lại phía sau không?”. Trong khi Gen Z làm freelancer, uống matcha mỗi sáng, 9X vẫn quen với công việc văn phòng và bữa tối mì gói. Áp lực không chỉ đến từ công việc, mà còn từ chính phong cách sống. Không “bắt trend” đồng nghĩa với nguy cơ bị gọi là kẻ tụt hậu, “nhà quê”.
Không còn bị cuốn vào guồng quay “phải thành công sớm” hay “phải sống đúng chất”, Gen Z đang định nghĩa lại phong cách sống theo cách riêng – chậm hơn, sâu hơn và lành mạnh hơn. Họ tối giản đồ đạc để bớt áp lực vật chất, chọn yoga, thiền định, biết nhật ký để chữa lành tâm trí, uống matcha thay vì cà phê để chăm sóc cơ thể.
Sau cùng, sống chất không nằm ở việc chạy theo xu hướng, mà ở chỗ tìm ra nhịp sống phù hợp với chính mình.
Với Gen Z, chữa lành không phải là bắt kịp ai, mà là tìm ra phiên bản thoải mái nhất của chính mình. Ảnh minh họa.
Thay vì chạy theo hustle culture (văn hóa “cày cuốc”, một phong cách làm việc tập trung vào việc nỗ lực không ngừng nghỉ, thường xuyên làm ngoài giờ -PV) như nhiều người ở thế hệ trước, Gen Z tìm kiếm sự cân bằng: Có người làm freelancer du mục, có người tận hưởng niềm vui nhỏ mỗi ngày. Không còn công thức chung nào cho một cuộc sống “chuẩn Gen Z” – điều quan trọng nhất là tìm được nhịp sống khiến họ thực sự hạnh phúc.
Nếu thế hệ trước coi “ổn định” là đích đến, thì 9X lại mắc kẹt giữa mong muốn phát triển và nỗi sợ đi sai đường. Nhưng đôi khi, không có con đường hoàn hảo – chỉ có những bước đi vững vàng và sẵn sàng điều chỉnh khi cần.
Ngược lại, vì sống theo phương châm chữa lành là chính, Gen Z quan điểm rằng không có đường sai, chỉ còn đường chưa đi. Thay vì áp lực, trách móc chính mình, thay vì gồng mình tìm một con đường hoàn hảo, họ dần học cách chữa lành bằng việc chấp nhận thử và sai, điều chỉnh theo từng giai đoạn.
Lớn lên giữa vô vàn lựa chọn, Gen Z dễ mắc kẹt trong nỗi sợ “chọn sai” – sai ngành, sai công ty, sai hướng đi. Có người nhảy việc để khám phá bản thân, có người nghỉ ngơi để tìm lại đam mê, có người kết hợp nhiều nghề một lúc để không bị bó buộc. Với Gen Z, định hướng không còn là điểm đến cố định, mà là hành trình linh hoạt – nơi mỗi bước đi, dù rẽ trái hay phải, đều là một phần của trưởng thành.
Bạn đang nghĩ suy về điều gì? Ảnh minh họa.
Tựu trung, 9X lao về phía trước, sợ chậm một bước sẽ lỡ mất cơ hội. Gen Z chậm lại, tin rằng ý nghĩa không nằm ở tốc độ mà ở việc hiểu mình thật sự muốn gì. Một thế hệ từng quẩn quanh với áp lực phải “đúng chuẩn”, một thế hệ học cách tháo gỡ nhãn dán để sống theo cách riêng.
Dù chạy hay dừng, dù FOMO hay chữa lành, cả hai thế hệ đều đang đi tìm câu trả lời cho cùng một câu hỏi: Rốt cuộc, sống thế nào mới thực sự có ý nghĩa?