Connect with us

Kinh Doanh

Đến vàng cũng có thể bán được trên sàn thương mại điện tử

Published

on

Ngày nay hầu hết mặt hàng bán trên thị trường đều có trên sàn thương mại điện tử. Có những mặt hàng nghĩ rằng không bán được nhưng giờ vẫn bán được, như vàng.

Đến vàng cũng có thể bán được trên sàn thương mại điện tửTọa đàm về ứng dụng công nghệ phát triển thương mại điện tử tổ chức hôm nay, 1-9 – Ảnh: M.T

Thương mại điện tử tại Việt Nam tăng trưởng hơn 20%/năm

Ông Trần Văn Dũng – phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường – cho biết như vậy tại tọa đàm ứng dụng công nghệ phát triển thương mại điện tử do Tập đoàn công nghệ Excedo phối hợp Viện Phát triển dữ liệu và công nghệ số tổ chức ngày 1-9.

Theo ông Dũng, trước đây nói đến thương mại người ta hay nghĩ đến thương mại truyền thống, có cửa hàng cửa hiệu, trưng bày hàng hóa. Tuy nhiên mấy năm gần đây thương mại điện tử đã phát triển rất mạnh. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất thế giới với trên 20% mỗi năm.

Nhiều mặt hàng phức tạp trước đây người ta nghĩ chỉ có thể mua trực tiếp nay vẫn bán được trên sàn, như vàng.

“Lý do thương mại điện tử có tốc độ phủ rộng, tiếp cận được rất nhiều đối tượng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Logistics lại phát triển nhanh, giao hàng nhanh và nhiều tiện lợi khác giúp thương mại điện tử phát triển rất nhanh chóng”, ông Dũng nói.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, bên cạnh đó thương mại điện tử cũng bộc lộ một số nhược điểm. Nhiều đối tượng làm ăn gian dối lợi dụng thương mại điện tử để bán hàng giả, kém chất lượng. Do vậy thương mại điện tử phát triển vừa là thuận lợi vừa là thách thức cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và tất cả người tiêu dùng.

Mới chỉ có 70.000 doanh nghiệp có đăng ký mã vạch

Theo thống kê Việt Nam đang có khoảng 1 triệu doanh nghiệp và 5 triệu hộ kinh doanh cá thể nhưng chỉ có 70.000 doanh nghiệp có đăng ký mã vạch.

Tỉ lệ doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch rất thấp 1,2% là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ trôi nổi trên thị trường, ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng.

Đến vàng cũng có thể bán được trên sàn thương mại điện tửTỉ lệ doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch rất thấp

Theo đánh giá của GS1 Global (hệ thống tiêu chuẩn về chuỗi cung ứng), hàng hóa tại Việt Nam đang ở mức “Gray Zone”. Việc bị liệt vào vùng xám làm ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất trong nước.

Theo TS Bùi Văn Quyền, viện trưởng Viện Chống gian lận thương mại và hàng giả, có một thực tế là có sản xuất hàng hóa thì có hàng gian hàng giả. Từ đó khiến người tiêu dùng luôn băn khoăn đâu là thật, đâu là giả. Thực tế kiểm tra vừa qua, số sàn giao dịch thương mại vi phạm chiếm hơn một nửa.

“Tỉ lệ vi phạm nhiều quá, đến mức độ báo động, do vậy cần có giải pháp để phân biệt. Đã có nhiều biện pháp xác thực bằng tem, mã vạch, QR code nhưng vẫn cần giải pháp hiệu quả hơn. Song song đó, phải có bàn tay hỗ trợ tích cực của cơ quan quản lý nhà nước”, ông Quyền nhận định.

Làm sao để tránh gặp tình huống dở khóc dở cười khi mua hàng trên mạng?

TS Phạm Sỹ Chung, chủ tịch trọng tài thương mại quốc tế Việt – Trung, cho biết ông là tín đồ mua bán hàng trên các sàn thương mại điện tử nên đã gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười khi mua phải hàng giả, hàng nhái. Quảng cáo nói rất hay nhưng khi giao hàng thì khác rất xa.

“Vậy cơ chế nào để kiểm tra, giải quyết tranh chấp, những văn bản quy định hiện tại chưa đủ để xử lý vướng mắc?”, ông Chung đặt câu hỏi.

Ông Kiều Hoàng Đạt, phó tổng giám đốc Excedo, cho biết nơi này vừa phối hợp Viện Phát triển dữ liệu và công nghệ số ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa ECheck.

ECheck là nền tảng kết nối nguồn dữ liệu cư dân, địa lý, hàng hóa, pháp lý… để đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác, cập nhật các mặt hàng cũng như chủ thể sản xuất, phân phối hàng hóa. Từ đó biết được nguồn gốc sản phẩm như thế nào, thật giả ra sao… kết nối người tiêu dùng để đánh giá sản phẩm, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

ECheck có ba sản phẩm cốt lõi: ECheck Verified, NCheck Verified và GCheck Trust. Trong đó ECheck Verified giúp xác thực thông tin doanh nghiệp, tình trạng hoạt động dựa trên thông tin công khai từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Cổng tra cứu thông tin người nộp thuế thuộc Tổng cục Thuế.

Theo Bộ Công Thương, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 20 – 25%/năm, thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Quy mô thương mại điện tử đạt trên 20 tỉ USD/năm, chiếm 8% tổng doanh thu hàng hóa tiêu dùng cả nước.

Thực tế, thương mại điện tử tại Việt Nam phải đối mặt ba thách thức, cũng là ba vấn nạn lớn: người tiêu dùng đối mặt với mất dữ liệu cá nhân, vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng.

Riêng trong năm 2023, Bộ Công Thương đã tiếp nhận, gỡ bỏ hơn 18.000 sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Vấn nạn thứ 3 là thất thu thuế.

Livestream

Mảng F&B chủ động ‘tiếp cận bàn ăn’ khách hàng qua sóng livestream

Published

on

Một số thương hiệu thức ăn nhanh đang tạo ra hiệu ứng với những phiên livestream đều đặn vào giờ ăn trưa, ăn tối trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT). Điều này cũng kéo theo cuộc đua về đầu tư nền tảng giao nhận và chú trọng đến kiểm soát an toàn thực phẩm của các thương hiệu.

Doanh số hấp dẫn từ cách bán mới

Hai tháng trước, KFC Việt Nam trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh đầu tiên ở Việt Nam bán hàng qua livestream trên Tiktok. Khách hàng vừa có thể xem livestream, tương tác trực tiếp với người bán vừa đặt hàng và nhận sản phẩm trong vòng 1 giờ với phí giao hàng chỉ 10.000 đồng. Các buổi livestream diễn ra vào giờ trưa và chiều tối, phù hợp với nhu cầu dùng bữa của khách hàng, cùng với thực đơn đa dạng và nhiều mã giảm giá. Qua 2 tháng triển khai, kênh Tiktok của KFC ghi nhận hơn 30.000 lượt bán.

Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích thị trường, công ty tư vấn tăng trưởng trên thương mại điện tử YouNet ECI cho biết, về góc độ truyền thông, nền tảng lắng nghe mạng xã hội SocialHeat của YouNet Media ghi nhận trong thời gian từ 27-5 đến 12-8, trên các nền tảng trực tuyến xuất hiện hơn 5.000 lượt thảo luận về hoạt động livestream của nhãn hàng KFC. 76% trong số này đến từ nền tảng Tiktok.

Mảng F&B chủ động "tiếp cận bàn ăn" khách hàng qua sóng livestreamNhân viên KFC livestream vào khung giờ ăn trưa, ăn tối qua nền tảng Tiktok Shop. Ảnh: Chụp màn hình

Còn nền tảng dữ liệu thương mại điện tử EcomHeat của YouNet ECI ghi nhận gian hàng KFC Việt Nam trên Tiktok Shop mang về 1,2 tỉ đồng doanh thu trong cùng khoảng thời gian này. Đánh giá khách quan, hoạt động này vừa giúp KFC thu hút khi là một trong những nhãn hàng F&B đầu tiên gia nhập cuộc chơi livestream bán hàng, vừa mang lại kết quả doanh thu đáng khích lệ, ông Lâm nói.

Theo thống kê của Metric, nền tảng cung cấp số liệu TMĐT, ngành hàng đồ ăn thức uống trên 5 sàn TMĐT lớn trong một tháng gần đây có doanh số hơn 1.000 tỉ đồng với hơn 14 triệu sản phẩm đã bán, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Đây cũng là kênh bán hàng tiềm năng được thương hiệu Đảo Hải Sản khai thác hơn 1 năm qua. Hiện tại, gian hàng trên TMĐT tiếp cận được hơn 23.000 khách hàng mới mua hàng và biết đến thương hiệu, cửa hàng cũng giao hơn 55.000 đơn hàng thành công trên Tiktok Shop.

Đặc biệt, doanh thu ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ vào các dịp lễ và các sự kiện khuyến mãi của sàn. Trung bình tăng trưởng từ 20 – 40% mỗi tháng, so với cùng kỳ năm 2023, doanh thu từ kênh bán hàng Tiktok Shop của Đảo Hải Sản ghi nhận tăng trưởng 200%, đóng góp gần 10% doanh số cho toàn công ty.

Chia sẻ với KTSG Online, một đại diện thương hiệu khác chuyên cung cấp sản phẩm tươi dùng trong ngày cho biết phiên livestream bán hàng đầu tiên đã thu về hơn 100 đơn hàng. Vị này cho rằng người tiêu dùng hiện nay ngày càng quen với việc mua sắm trực tuyến, bao gồm cả thực phẩm và đồ uống. Điều này không chỉ là một trào lưu mà là sự chuyển dịch trong hành vi mua sắm, được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ và yêu cầu về sự tiện lợi.

Tuy nhiên, bán hàng qua livestream và TMĐT sẽ không thay thế hoàn toàn các phương thức bán hàng truyền thống mà là một phần của chiến lược bán hàng đa kênh. Các doanh nghiệp bán lẻ có thể tích hợp và khai thác tốt tất cả các kênh bán hàng.

Chìa khóa ở giao nhận

Các sản phẩm đặt qua kênh livestream đều được cam kết giao nhận trong vòng 1 giờ đến 2 giờ tùy thuộc vào địa điểm. Theo ghi nhận, để đảm bảo khung giờ giao hàng, có đơn vị nhận giao nội thành TPHCM, Hà Nội hoặc chỉ giao tại các địa phương có cửa hàng bán trực tiếp.

Để thúc đẩy nhiều nhà bán hàng F&B nhập cuộc livestream, bài toán logistics rất quan trọng. Ông Nguyễn Thành Trung, chuyên gia về logistics TMĐT nội địa, cho biết về bản chất, việc livestream giao thực phẩm trong ngày (1 tiếng, 2 tiếng…) ngoại trừ việc người bán phải đảm bảo về quy cách đóng gói, VSATTP cho sản phẩm thì quy trình vận hành logistics không khác gì với quy trình vận hành giao hỏa tốc cho các mặt hàng nhỏ lẻ khác.

Xét ở quy mô số lượng đơn hàng lớn thì 3 yếu tố quyết định hiệu quả cho việc vận hành logistics này đó là quy trình vận hành, nhân sự, hệ thống công nghệ hỗ trợ.

Quyết định sử dụng đội vận chuyển nội bộ hay từ sàn TMĐT của các nhà hàng, chuỗi quán ăn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh của chính họ và đồng thời là khả năng đáp ứng về hệ thống, quy trình vận hành của sàn TMĐT đó.

Những nhà hàng, chuỗi quán ăn lớn thường luôn đặt trải nghiệm của người tiêu dùng lên hàng đầu và khẳng định thương hiệu trên thị trường. Đa số họ đều sẽ sử dụng chính là đội vận chuyển nội bộ, bên cạnh đó sẽ dùng dịch vụ giao hàng từ bên cung cấp dịch vụ để hỗ trợ thêm.

Đại diện Đảo Hải Sản chia sẻ, để khai thác kênh TMĐT, doanh nghiệp gặp một số khó khăn trong thời gian đầu, như quá trình bảo quản phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp khi vận chuyển tránh hư hỏng. Để đảm bảo độ tươi ngon, thời gian giao hàng phải ngắn.

Điều này yêu cầu shop phải có hệ thống logistics mạnh hoặc phải liên kết với đơn vị cung ứng dịch vụ giao hàng hỏa tốc chuyên nghiệp. Mặt hàng món ăn, hải sản tươi sống không thể đổi trả như các sản phẩm khác, shop phải xây dựng chính sách phù hợp để giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Mảng F&B chủ động "tiếp cận bàn ăn" khách hàng qua sóng livestreamĐội giao hàng đảm bảo nhận hàng trong vòng 1-2 tiếng khi đặt qua livestream. Ảnh: DNCC

Vấn đề đảm bảo VSATTP cũng quan trọng thể hiện qua đầy đủ chứng nhận về an toàn thực phẩm, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Đến nay, doanh nghiệp đã hoạt động ổn định hơn khi đầu tư hệ thống kho bảo quản, đội ngũ người giao hàng, quy cách đóng gói hàng hóa…

Ông Nguyễn Phương Lâm, đại diện YouNet ECI cho rằng không thể phủ nhận một điểm thu hút hiện tại của những phiên livestream trong ngành hàng F&B là đến từ các ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Accenture, 79% người tiêu dùng châu Á Thái Bình Dương bị thuyết phục bởi nội dung thể hiện giá trị sản phẩm hơn là giảm giá và 73% tin tưởng sản phẩm được giới thiệu bởi cộng đồng.

Như vậy, thành công của livestream không chỉ đến từ khuyến mãi mà còn nhờ nội dung thuyết phục và sự cộng hưởng từ các nhà sáng tạo. Ngoài ra, một điều kiện cần đối với ngành hàng F&B là khả năng giao hàng nhanh nhờ có sẵn mạng lưới cửa hàng rộng.

Continue Reading

Kinh Doanh

Tận dụng thương mại điện tử để bán hải sản, mắm, yến…

Published

on

Tận dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm địa phương là vấn đề đặt ra tại hội nghị thúc đẩy liên kết trong phát triển thương mại điện tử vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Tận dụng thương mại điện tử để bán hải sản, mắm, yến...Hơn 200 doanh nghiệp tham gia hội nghị thúc đẩy phát triển thương mại điện tử vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tại Bình Định – Ảnh: LÂM THIÊN

Phát biểu tại hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung được tổ chức tại TP Quy Nhơn (Bình Định) vào sáng 25-9, bà Lê Hoàng Oanh – cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương – cho rằng các địa phương cần tận dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình.

Theo bà Oanh, các địa phương trong vùng đều nổi tiếng với các sản phẩm chủ lực như: hải sản chế biến, mắm, yến, các sản phẩm từ đồ gỗ.

“Bài toán đặt ra là làm thế nào để các địa phương trong vùng tận dụng thương mại điện tử để đưa các sản phẩm thế mạnh tiêu thụ rộng rãi trong vùng cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp cả nước và quốc tế mà vẫn không cạnh tranh lẫn nhau, vẫn liên kết, hỗ trợ nhau theo lợi thế cạnh tranh của từng địa phương”, bà Oanh nói.

Tận dụng thương mại điện tử để bán hải sản, mắm, yến...Ông Nguyễn Lâm Thanh (áo hoa) – đại diện TikTok Việt Nam – chăm chú lắng nghe phát biểu, ý kiến của các đại biểu – Ảnh: LÂM THIÊN

Trong khi đó, ông Nguyễn Lâm Thanh – đại diện TikTok Việt Nam – cho rằng cụ thể như tại Bình Định đã có những thương hiệu như: Chả cá Thanh Vân, Sachi Foods… kinh doanh thành công trên TikTok Shop.

“Khi đến với thương mại điện tử, những đơn vị này biết khai thác điểm mạnh của mình, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác các chương trình ưu đãi của nền tảng, giá cả hàng hóa phù hợp và hình ảnh đẹp mắt nên dễ dàng chinh phục được người dùng”, ông Thanh nói.

Continue Reading

Kinh Doanh

Hết rồi cái thời Shopee, Lazada là “thiên đường”: Người bán kiệt sức, phải đóng cửa gian hàng vì phí cao

Published

on

Sau quá trình ưu đãi để thu hút người dùng, các nền tảng Shopee, Lazada, TikTok Shop bắt đầu tăng phí để bù lỗ.

Phí hoa hồng tăng, thương  than vãn

Các nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á như Shopee, Lazada, TikTok Shop đang yêu cầu người bán hàng phải trả phí cao hơn do đối mặt với áp lực tăng lợi nhuận trong môi trường ngày càng cạnh tranh.

Tăng phí hoa hồng đối với các thương nhân là trọng tâm chính để tăng doanh thu tại các nền tảng khu vực như Shopee và Lazada, đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng doanh số chậm lại sau dịch bệnh, khi người mua sắm quay trở lại các cửa hàng truyền thống.

Hết rồi cái thời Shopee, Lazada là "thiên đường": Người bán kiệt sức, phải đóng cửa gian hàng vì phí cao
Vào ngày 16/9, Tokopedia của Indonesia đã tăng phí hoa hồng cho đơn vị bán hàng lên tới 10% giá bán, tùy thuộc vào danh mục sản phẩm và loại người bán, tăng so với mức tối đa trước đó là 6,5%.

Cũng trong tháng này, Shopee thuộc Sea của Singapore đã tăng phí hoa hồng cho một số người bán tại Indonesia lên mức từ 4,25% đến 8%, tăng so với mức trước đó là 3,5% đến 6,5%, theo HSBC Global Research.

Tokopedia và Sea không giải thích chi tiết về quyết định của mình.

“Các thương nhân sẽ không vui khi thấy biên lợi nhuận của họ giảm bớt, nhưng có thể không có lựa chọn nào khác”, Kai Wang, nhà phân tích cấp cao tại Morningstar, cho biết.

Trong những tháng gần đây, các nền tảng đã liên tục điều chỉnh cấu trúc phí. Khi Shopee tăng phí hoa hồng tại Malaysia vào tháng 7, Lazada cùng dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop cũng nhanh chóng làm theo.

Hết rồi cái thời Shopee, Lazada là “thiên đường”: Người bán kiệt sức, phải đóng cửa gian hàng vì phí cao – Ảnh 2.So găng iPhone 16 Pro Max và Galaxy S24 Ultra qua “7 vòng đấu”: Đây là mẫu điện thoại đã thắng thuyết phục
Trang Tom’s Guide đã thực hiện một màn “thượng đài” kéo dài 7 vòng giữa Galaxy S24 Ultra và iPhone 16 Pro Max để chọn ra đâu là mẫu smartphone tốt nhất hiện nay.

Nhưng động thái trên đã thúc đẩy một số người bán tìm kiếm các giải pháp thay thế. Một thương nhân người Malaysia bán hạt rang trên Shopee và Lazada trong hai năm và một năm trên TikTok Shop cho biết anh đã quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng trực tuyến của mình ba tháng trước, với lý do phí cao hơn và khung thời gian giao hàng nghiêm ngặt hơn.

Người này cảm thấy “kiệt sức” do biên lợi nhuận giảm và chi phí vốn cao hơn. Anh hiện đang có kế hoạch mở cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Tại Singapore, một người bán quần áo 35 tuổi trên TikTok Shop cho biết anh sẽ tiếp tục ở lại nền tảng này vì “có thể tốn kém ” và “mất nhiều thời gian” hơn để thiết lập kênh riêng, xử lý tiếp thị và giao sản phẩm. “Đó là cái giá chúng tôi phải trả nếu muốn được biết đến”, anh nói.

Có ảnh hưởng nhiều?

Bất chấp một số người bán bất mãn, các nhà phân tích hy vọng mức phí tăng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chung.

Jianggan Li, CEO của công ty tư vấn Momentum Works có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Chúng ta có thể thấy các nền tảng thay đổi chiến thuật trong bối cảnh cạnh tranh thay đổi, nhưng trong ngắn hạn, việc tăng hoa hồng sẽ không ảnh hưởng đến các giao dịch hoặc sự sống còn của các thương nhân trên nền tảng”.

Kể từ những năm 2010, các công ty như Tokopedia, Lazada và Shopee đã cạnh tranh bằng các mức chiết khấu, khuyến mãi hấp dẫn và phí hoa hồng thấp để giành được sức hút trên thị trường đông đúc, nhanh chóng trở thành những công ty thống trị trong khu vực.

Sự thay đổi do dịch bệnh hai năm trước cùng với môi trường lãi suất cao hơn buộc các nhà điều hành phải nhanh chóng cắt giảm chi tiêu cũng như số lượng nhân viên. Điều này là để cải thiện lợi nhuận ròng trong thời điểm các nhà đầu tư bắt đầu tránh xa các công ty công nghệ đốt tiền sau nhiều năm mà vẫn thua lỗ.

Hết rồi cái thời Shopee, Lazada là "thiên đường": Người bán kiệt sức, phải đóng cửa gian hàng vì phí cao

Sự cạnh tranh cũng gia tăng khi vào năm 2021, TikTok ra mắt dịch vụ thương mại điện tử riêng tại Đông Nam Á, tận dụng chức năng phát trực tiếp phổ biến và lượng khách hàng lớn trong khi cung cấp mức hoa hồng thấp hơn, tiến tới phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong ngành sản phẩm làm đẹp và thời trang.

Hết rồi cái thời Shopee, Lazada là “thiên đường”: Người bán kiệt sức, phải đóng cửa gian hàng vì phí cao – Ảnh 4.Câu hỏi lớn nhất cho người mua ô tô điện lúc này: Hãng mà chẳng may phá sản thì xe chạy tiếp kiểu gì?
Được ví như “điện thoại thông minh lắp bánh xe”, ô tô điện phụ thuộc vào phần mềm để hoạt động nhiều hơn là phần cứng như xe truyền thống.

Sự xuất hiện mới buộc Shopee, công ty lớn nhất trong khu vực, phải phản công, đầu tư vào các chức năng phát trực tiếp tương tự để giữ thị phần. Tokopedia, công ty theo sau Shopee và Lazada của Alibaba, ở trong tình thế khó khăn hơn khi cố gắng theo kịp đã phải tuyên bố bán 75% cổ phần cho TikTok vào tháng 12 năm ngoái. Việc mua lại đã hoàn tất trong năm nay.

Theo Momentum Works, năm 2023, Shopee vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu với 48% thị phần xét về tổng khối lượng hàng hóa trong khu vực, tiếp theo là Lazada với 16,4%, TikTok và Tokopedia mỗi bên chiếm 14,2%.

Trong một động thái gần đây, Shopee đã hợp tác với YouTube để ra mắt dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Indonesia, nơi người dùng có thể mua hàng hóa được xem trên trang web phát trực tuyến thông qua các liên kết của Shopee.

Hai công ty có kế hoạch mở rộng mối quan hệ hợp tác này sang các thị trường khác như Thái Lan và Việt Nam.

“Vì nhiều sản phẩm giống nhau nên không có nhiều sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh”, Wang của Morningstar nói với Nikkei Asia.

“Cạnh tranh có thể dễ dàng bùng nổ trở lại khi nền tảng có mức phí cao, khi đó các đối thủ sẽ mang đến những ưu đãi giá thấp, áp lực cứ thế liên tục”.

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .