Công Nghệ Phần Cứng
Từ dự án điên rồ đến bước ngoặt Internet: Google bắn laser truyền dữ liệu, cáp quang và Starlink có còn cần thiết?

Google đang thử nghiệm một công nghệ mới từ dự án điên rồ đến bước ngoặt Internet: sử dụng tia laser để truyền dữ liệu qua không khí thay vì cáp quang, sóng vô tuyến hay vệ tinh.
Từ dự án điên rồ đến bước ngoặt Internet, dự án mang tên Taara, được phát triển bởi X – phòng thí nghiệm “điên rồ” của Google, đã có một bước tiến lớn khi thu nhỏ thiết bị thu phát từ kích thước đèn giao thông xuống chỉ còn một con chip quang học 13mm.
Internet truyền qua tia laser: Liệu có thay thế được cáp quang?
Taara là nỗ lực của Google nhằm tìm ra một giải pháp thay thế cho cáp quang, vốn được coi là tiêu chuẩn vàng của Internet tốc độ cao nhưng lại đắt đỏ và khó triển khai ở nhiều khu vực. Mahesh Krishnaswamy, tổng giám đốc dự án Taara, giải thích:
“Cáp quang rất nhanh, nhưng không phải lúc nào cũng khả thi do chi phí cao, môi trường địa lý phức tạp hoặc khó triển khai thực tế. Đó là lúc Taara xuất hiện.”
Trước đây, Taara sử dụng các trạm phát tín hiệu có kích thước lên tới 2.5 feet (~76cm), lắp trên tháp viễn thông và có thể truyền dữ liệu lên tới 20 Gbps trong khoảng cách tối đa 20km. Tuy nhiên, hệ thống cũ yêu cầu gương và cảm biến tự cân chỉnh, khiến thiết bị cồng kềnh và khó triển khai.
Giờ đây, Google đã phát triển con chip Taara – một thiết bị chỉ nhỏ bằng móng tay nhưng vẫn có thể truyền tải dữ liệu 10 Gbps trong phạm vi 1km, nhờ một hệ thống cân chỉnh hoàn toàn bằng phần mềm.
Google không chỉ “vay mượn” chữ X từ Elon Musk, mà giờ đây còn có tham vọng cạnh tranh với Starlink – dịch vụ Internet vệ tinh của SpaceX.
Dù Starlink có lợi thế ở vùng sâu vùng xa, nhưng Taara lại tỏ ra hữu ích hơn ở khu vực thành phố đông đúc, nơi tín hiệu vệ tinh bị giới hạn tốc độ và dễ bị nhiễu. Không chỉ vậy, hệ thống này còn có chi phí thấp hơn, giúp đưa Internet đến những nơi chưa thể triển khai 5G hoặc gặp sự cố đứt cáp quang, chẳng hạn như các đảo ở Caribbean, các khu đô thị đông đúc ở Ấn Độ, hay những khu vực có hạ tầng Internet kém phát triển.
Tuy nhiên, Taara cũng không phải không có nhược điểm. Bất kỳ vật cản nào – từ sương mù, chim bay ngang qua hay mưa lớn – cũng có thể làm gián đoạn tín hiệu, điều mà cáp quang hay Starlink không gặp phải.
Dự án Taara đang có kế hoạch mở rộng tầm hoạt động của chip quang học bằng cách tích hợp hàng ngàn bộ phát laser để tăng công suất và phạm vi truyền tải.
Tuy nhiên, Google có một “truyền thống” không mấy vui vẻ: khai tử các dự án đầy tiềm năng quá sớm. Trong khi một số dự án như Waymo (xe tự lái) vẫn tiếp tục phát triển, những dự án đình đám một thời như Google Stadia đã bị xóa sổ chỉ sau vài năm.
Vậy liệu Taara có thể sống sót để trở thành một bước ngoặt mới trong ngành viễn thông, hay sẽ sớm bị Google “khai tử” như bao ý tưởng táo bạo khác? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
Theo Thanh Niên Việt

-
Social10 tháng ago
13 nội dung bị cấm trên Facebook
-
Social10 tháng ago
Cách kháng nghị tài khoản facebook bị hạn chế quảng cáo 2023
-
Social8 tháng ago
Giải mã những cơn phẫn nộ tập thể trên Facebook, dưới góc nhìn xã hội học
-
Livestream9 tháng ago
Nghề livestream – Kỳ 5: Nghề hái ra tiền thời bùng nổ thương mại điện tử
-
Thị Trường9 tháng ago
30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa trong nửa đầu năm
-
Social10 tháng ago
Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha
-
Social8 tháng ago
Người dùng Facebook sắp thấy thêm nhiều nội dung từ người lạ
-
Livestream10 tháng ago
Rà soát kê khai, nộp thuế sau những phiên livestream bán hàng triệu USD