Social
Nội dung cấm đăng VPCS trên Facebook cần biết!

Quảng cáo Facebook là cách marketing online được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, tình trạng bài quảng cáo không được phê duyệt hoặc tài khoản quảng cáo bị khóa xảy ra rất thường xuyên. Một trong số các nguyên nhân là vì sử dụng các từ vi phạm chính sách Facebook. Trong bài viết này, Ver2Solution sẽ cung cấp cho bạn những nội dung cấm đăng VPCS trên Facebook cần biết.
VPCS là gì?
VPCS viết đầy đủ là vi phạm chính sách, đây là những thuật ngữ dùng để chỉ ra những sản phẩm hay nội dung đang bị vi phạm chính sách quảng cáo trên facebook. Bạn cần biết rằng không phải sản phẩm nào cũng được phép chạy quảng cáo trên facebook, kể cả nó không vi phạm pháp luật. Đương nhiên cũng đừng nghĩ cách lách luật để qua mặt nền tảng mạng xã hội lớn này.
Có thể kể ra một số VPCS facebook điển hình như cho vay tài chính, thuốc giảm cân, hàng fake, đông y, tín dụng đen, động vật,… hay vô số những sản phẩm mà bạn không ngờ tới. Do đó, bạn đang thắc mắc không biết sản phẩm của mình có bị cấm quảng cáo hoặc nằm trong danh sách sản phẩm VPCS hay không thì hãy kiểm tra những chính sách của Facebook nhé.
Các trường hợp VPCS trên Facebook bạn cần biết
Như đã chia sẻ, không phải sản phẩm nào được pháp luật cho phép thì Facebook cũng chấp nhận. Hãy tìm hiểu về những trường hợp VPCS Facebook mà bạn nên biết:
Hình ảnh trước/sau (before/after)
Mở đầu bằng một vi phạm ít ai nghĩ đến, những hình ảnh before/after đối với người bán lại rất cần để chứng minh tác dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, Facebook lại không nghĩ vậy và cho rằng hình ảnh này thường gây hiểu lầm cho người xem về tác dụng và đực liệt kê vào mục thông tin quảng cáo không trung thực.
Hình ảnh quảng cáo có yếu tố người lớn 18+
Đây là một VPCS rất hay gặp khi quảng cáo mỹ phẩm dưỡng thể hoặc ngành spa. Lưu ý rằng Facebook là mạng xã hội dành cho mọi độ tuổi nên những nội dung có yếu tố người lớn sẽ bị kiểm soát rất chặt. Do đó, chỉ cần những hình ảnh lộ nhiều da thịt hoặc chụp sát cơ thể cũng đủ để Facebook động đến bạn và khóa tài khoản sẽ càng nghiêm trọng.
Quảng cáo có chứa hình ảnh vi phạm bản quyền thương hiệu
Đây là một VPCS Facebook chống lại việc bán hàng giả, hàng nhái của các thương hiệu lớn như Gucci, Chanel, Puma, Nike,… Vì thế, trong bài quảng cáo nếu không cung cấp được những giấy tờ chứng minh nguồn gốc chính hãng, bạn nên che logo và không nên ghi thẳng tên thương hiệu lớn để tránh rủi ro khi mỗi đợt Facebook quét.
Bài viết đăng quảng cáo có hình ảnh người nổi tiếng
Đăng bài viết có chứa hình ảnh người nổi tiếng cũng bị VPCS Facebook. Tương tự, thương hiệu lớn có bản quyền thì hình ảnh của người nổi tiếng cũng có bản quyền và được kiểm duyệt chặt chẽ do đều là những người có sức ảnh hưởng lớn. Ngoài vấn đề bản quyền hình ảnh thì Facebook cũng cảnh giác với các nội dung quảng cáo có dấu hiệu lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến người sử dụng.
Bài viết có chứa thông tin phản cảm, khó chịu
Những nội dung phản cảm VPCS Facebook là những quảng cáo cố ý câu tương tác bằng những bài viết gây khó chịu, bức xúc cho người xem. Đây cũng là VPCS khá phổ biến và rất thường gặp trong các bài quảng cáo. Mục đích Facebook hoạt động chính là tạo ra sân chơi sạch sẽ, nên những bài đăng có nội dung gây phẫn nộ, bức xúc hoặc có phản ứng tiêu cực sẽ bị Facebook gắn mác nội dung không lành mạnh và quét sạch.
Cách tránh VPCS trên Facebook
Không phải lúc nào các bạn cũng sử dụng được cách lách luật để tránh vi phạm chính sách trên Facebook khi đang chạy quảng cáo. Do đó, nên phòng tránh hơn là khắc phục hậu quả. Hãy tham khảo cách tránh VPCS tự nhiên và có hiệu quả lâu dài.
Tạo ra môi trường và lượt tương tác tự nhiên trên Facebook
Nếu bài viết nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng và có lượt tương tác tăng tích cực sẽ giúp cho Facebook nhận diện nội dung lành mạnh và khi đó quảng cáo đang chạy cũng tăng độ uy tín hơn. Bạn có thể sử dụng cách này để tạo ấn tượng tốt cho Facebook và cũng giúp bạn thoát khỏi một số VPCS nhỏ.
Để tạo lượt tương tác tự nhiên có rất nhiều cách cụ thể hãy chia sẻ bài viết lên những hội nhóm cùng chủ đề hoặc các đối tượng đang quan tâm. Huy động bạn bè, người thân và những tài khoản Facebook uy tín để vào tương tác bằng cách thích, bình luận và chia sẻ. Mở minigame cũng là cách thu hút tương tác vào bài viết, đầu tư nội dung và hình ảnh bắt mắt.
Lưu ý nếu sau thời gian đăng quảng cáo, Facebook gửi thông báo VPCS và yêu cầu gỡ quảng cáo xuống hoặc xuất hiện những cảnh cáo ở tài khoản thì chứng tỏ quảng cáo của bạn gặp vấn đề liên quan đến chính sách. Điều này chắc chắn quảng cáo của bạn có đang gặp VPCS hay không mà không ảnh hưởng đến Fanpage chính.
Mua lại tài khoản quảng cáo rõ nguồn gốc, có thông tin lành mạnh
Phương pháp này rất an toàn nhất là cho các chiến dịch quảng cáo có ngân sách đầu tư lớn. Khi đó bạn hãy tìm mua những tài khoản đã từng chạy nhiều quảng cáo hoặc chi nhiều tiền cho Facebook. Lý do các tài khoản này thường có độ uy tín cao trên Facebook nên bạn có thể giảm tỷ lệ bị khóa tài khoản khi gặp lỗi vi phạm chính sách lớn hoặc có thể được bỏ qua những lỗi VPCS nhỏ.
Không nên chạy các sản phẩm dịch vụ vi phạm chính sách Facebook
Không nên chạy quảng cáo các sản phẩm bị vi phạm chính sách Facebook, không nên mạo hiểm thì sẽ không gặp rủi ro và không bị khóa. Cách an toàn nhất để bảo vệ tài khoản và hiệu quả quảng cáo thì các bạn nên tuân thủ chính sách nội dung trên Facebook. Lưu ý không được quảng cáo sản phẩm trong danh mục cấm.
Trên đây, VerSolution đã chia sẻ cho bạn các thông tin về VPCS là gì? Những điều mà bạn cần biết về Vi phạm chính sách trên Facebook. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đủ thông tin để giúp bạn phân biệt được quảng cáo dính VPCS và cách lách luật để chạy hàng VPCS thành công.
Tâm Lý Học NTD
Thu nhập đang ổn tự nhiên bỏ ngang kết cục không có gì ngoài nợ nần: Giá mà mình biết trước…

Phải đến lúc gánh nợ mới nhận ra có đam mê đến mấy mà không ra tiền thì cũng khó mà vui vẻ được! Thu nhập đang ổn tự nhiên bỏ ngang kết cục không có gì ngoài nợ nần.
Việc gì cũng vậy, cứ phải bắt tay vào làm rồi mới thấy được kết quả, ôm ấp mãi trong đầu mà không chịu thực hiện, suy cho cùng cũng là vô nghĩa. Xét về mặt lý thuyết, chúng ta đều biết là vậy. Thu nhập đang ổn tự nhiên bỏ ngang kết cục không có gì ngoài nợ nần.
Còn thực tế, đôi khi lại trái ngược hoàn toàn. Kết quả có thì cũng có đấy, chỉ là không được như kỳ vọng. Trong bối cảnh thị trường việc làm nhiều biến động như hiện nay, vẫn có không ít người chấp nhận thất nghiệp chủ động dù thu nhập rất khá, để rẽ hướng kinh doanh riêng.
Nhưng buồn thay, kết cục lại khiến họ phải thở dài, thầm nghĩ “giá như…”.
Kinh doanh buôn bán thất bại, không có gì ngoài nợ
Không khó để bắt gặp những tiếng “giá như” thế này trong các cộng đồng tâm sự chuyện kinh doanh, công việc. Có người không lãi nhưng may mắn không gánh nợ, có người thì âm cả trăm triệu. Mỗi người 1 câu chuyện, nhưng tất cả đều có 1 điểm chung: Nghỉ việc hành chính để tập trung kinh doanh.
Nghỉ việc văn phòng để kinh doanh, rồi lại quay lại làm văn phòng… để kiếm tiền trả nợ kinh doanh
Hay như chia sẻ của cô gái này: “Em đang đi làm văn phòng, lương bây giờ 15 triệu. Trước đây, em có đầu tư chứng khoán và mở quán cà phê, cả 2 đều không suôn sẻ nên thành ra em đang nợ 700 triệu. 500 triệu vay ngân hàng, 200 triệu nợ mọi người xung quanh. Em cũng chịu nhiều đả kích từ gia đình nhưng em nghĩ có làm thì có chịu, em chọn cách đối diện với việc này, lên kế hoạch để trả nợ chứ không trốn tránh hay đổ lỗi. Em mong các anh chị có kinh nghiệm vun vén góp ý, chỉ dẫn , hướng dẫn thêm cho em cách chi tiêu, để dành tiền trả nợ với ạ”.
Nếu nghĩ tích cực, thì trong cái rủi có cái may. Nghỉ việc văn phòng để tập trung kinh doanh, nhưng đến khi việc kinh doanh không thuận lợi, họ vẫn có thể “tìm đường quay lại” làm văn phòng để kiếm tiền, trang trải nợ nần.
Còn cặp vợ chồng này thì khác, cũng nghỉ việc đầu tư kinh doanh nhưng khó khăn quá. Hiện tại nhà cửa đất đai cũng gọi là có mấy mảnh, nhưng không thể bán đi lấy tiền trả nợ vì nhiều lý do.
“Lúc trước em làm văn phòng, còn chồng kinh doanh. Do công việc kinh doanh gặp khó khăn thua lỗ nên giờ vẫn còn nợ khoảng 500 triệu. Bây giờ hai vợ chồng em buôn bán nhỏ, công việc buôn bán ngày càng khó khăn, kiếm tiền ăn từng bữa và trả nợ ngân hàng có tháng còn không đủ.
Có nhà có đất nhưng hiện không bán được vì nhiều lý do khách quan. Nhiều lúc nghĩ mà em nản vô cùng, rõ là có tài sản nhưng lại không sử dụng được những lúc khó khăn…” – Cô vợ chia sẻ.
Vậy mới thấy đúng là làm gì thì làm, cũng phải ra tiền – không nhiều nhưng chí ít phải đủ sống, chứ không có đam mê cỡ nào cũng khó mà làm được.
Đam mê cỡ nào cũng đừng vội nghỉ việc để dồn sức kinh doanh!
Trong bối cảnh hiện tại, nghỉ việc để rẽ hướng kinh doanh là quyết định có phần khá rủi ro. Khó khăn chung mà, dân văn phòng khó thì dân kinh doanh cũng không dễ dàng hơn là bao.
Nếu còn đi làm, thì chí ít cũng có một khoản thu nhập cố định hàng tháng, chứ việc buôn bán thì chẳng biết đâu là lường trước được.
Nếu không có chỗ dựa tài chính vững chắc, thiết nghĩ, lựa chọn từ bỏ công việc đang ổn định để “tất tay” kinh doanh là khá mạo hiểm. Vốn liếng đã vét sạch để hiện thực hóa mong muốn được làm chủ, mà chẳng may việc buôn bán không thuận lợi, phải gồng lỗ hoặc thậm chí là gánh nợ, thử nghĩ xem bạn sẽ “xoay vốn” từ đâu? Lúc ấy, có một nguồn thu nhập ổn định và đều đặn “chảy” vào tài khoản hàng tháng, có phải tốt hơn không?
Đành rằng việc vừa làm văn phòng, vừa bắt đầu kinh doanh không phải chuyện dễ dàng. Đôi khi, bạn sẽ phải làm việc gấp đôi, thậm chí gấp 3 và phải hy sinh cả thời gian ăn uống, ngủ nghỉ của bản thân. Nhưng đổi lại, vừa làm việc văn phòng, vừa bắt đầu kinh doanh vẫn là phương án ít rủi ro hơn cho chính bạn. Nỗ lực chịu khó, chịu khổ một thời gian, cho đến khi hòa vốn, lãi đều và ổn định hàng tháng rồi nghỉ việc hành chính cũng chưa muộn.
Suy cho cùng, đi làm thuê hay tự làm chủ chẳng phải việc có thể mang lại kết quả mỹ mãn trong “ngày 1 ngày 2”. Đưa ra quyết định một cách quá nóng vội là điều rất không nên.
Bên cạnh đó, cũng nên nhớ rằng: Làm gì thì làm, cũng phải duy trì quỹ dự phòng cho bản thân và gia đình!
Kinh doanh dù nhỏ hay lớn cũng đều cần vốn, chuyện này không có gì khó hiểu hay đáng bàn. Nhưng vét sạch tiền tiết kiệm lẫn tiền dự phòng để làm vốn kinh doanh lại là chuyện khác.
Công việc hành chính đã nghỉ, tiền tiết kiệm đã hết, nếu không may buôn bán không thuận lợi, trong người chẳng còn 1 đồng, lại gặp cả tá chuyện “hỡi ơi” cần tiền,.., cứ thử đặt mình vào hoàn cảnh ấy, bạn sẽ hiểu quỹ dự phòng quan trọng đến thế nào.
Chuẩn bị quỹ dự phòng cho bản thân trước khi bắt đầu kinh doanh, khởi nghiệp là tự chừa cho mình một đường lui. Đừng chỉ chăm chăm tin rằng “liều ăn nhiều” mà quên tính tới khả năng nếu “ngã về không”, mình sẽ ra sao?
Theo Đời sống pháp luật
Tâm Lý Học NTD
Vì sao Gen Z tự gọi mình là thế hệ cợt nhả?

Gần nửa đêm, sếp nhắn tin giao việc, yêu cầu hoàn thành gấp, Kim Ngân vò đầu bứt tóc rồi trả lời: “Khó quá đại ca ơi, em không làm được đâu”. Vì sao Gen Z tự gọi mình là thế hệ cợt nhả?
Câu nói nửa đùa nửa thật là cách cô gái 23 tuổi ở Hà Nội thường nói mỗi khi gặp nhiệm vụ khó. Ngân giải thích gọi sếp là “đại ca” không phải sự thiếu tôn trọng mà để tạo cảm giác thoải mái, giảm bớt căng thẳng giữa nhân viên và lãnh đạo. Với cô, đây là một phần trong tinh thần lạc quan, trẻ trung mà Gen Z mang tới môi trường công sở. Vì sao Gen Z tự gọi mình là thế hệ cợt nhả.
“Giao tiếp kiểu ‘bằng vai phải lứa’ không có nghĩa là tôi làm việc thiếu nghiêm túc”, Ngân nói.
Cô ví dụ thêm, khi sản phẩm chưa đạt yêu cầu, thay vì gửi cho sếp để kịp deadline, cô thẳng thắn nói: “Cái này chưa đủ ‘wao’ (wow – câu cảm thán thể hiện sự hài lòng) đâu sếp ơi, đợi em thêm chút nhé”.
Làm việc trong công ty có nhiều đồng nghiệp lớn tuổi, Ngân thấy không khí văn phòng quá nghiêm túc. Cô cùng nhóm nhân viên Gen Z chủ động tạo ra sự sôi nổi, bàn bạc ý tưởng một cách thoải mái. “Công việc vốn đã áp lực, vậy tại sao không tìm cách khiến nó thú vị hơn?” cô nói.
Cách giao tiếp mà Ngân và nhiều Gen Z khác đang thể hiện thời gian gần đây nằm trong xu hướng có tên gọi “Khi thế hệ cợt nhả tham gia thị trường lao động“.
Xu hướng này bắt nguồn từ các nền tảng mạng xã hội và được giới trẻ hưởng ứng rầm rộ. Khảo sát của VnExpress hiện có hơn chục hội nhóm trên Facebook cũng bàn luận sôi nổi về chủ đề này. Nhóm lớn nhất thu hút hơn 92.000 thành viên, mỗi ngày có hàng chục bài đăng chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm làm việc theo phong cách hài hước, dí dỏm. Nội dung xoay quanh hình ảnh nhân viên trẻ thể hiện sự thoải mái nơi công sở, từ sử dụng meme (hình ảnh hài hước) đến cãi sếp theo “cách trẻ con”.
Trong từ điển, cợt nhả mang nghĩa trêu đùa thiếu đứng đắn. Tuy nhiên, Gen Z lại dùng để chỉ phong cách giao tiếp thoải mái và đơn giản hóa mọi vấn đề để tạo sự hài hước. Cụm từ này được Gen Z sử dụng theo hướng tự trào.
Minh Thư, 24 tuổi, giáo viên mầm non tại Hà Nội, cũng hứng thú với “trend” này. Cô đăng video lên mạng xã hội với nội dung “Khi thế hệ cợt nhả đi làm: giáo viên mong giờ ra chơi hơn học sinh“. Trong một clip khác, thay vì đến tận nơi nhắc nhở từng học sinh ngủ trưa, Thư hô: “Ai thực sự đi ngủ rồi thì giơ tay!”. Ngay sau đó hàng chục cánh tay nhỏ xíu giơ lên.
Với nhiều người, hành động của Thư có thể coi là thiếu nghiêm túc với người đứng trên bục giảng. Nhưng với Thư, đó là cách giúp gần gũi hơn với học sinh, tạo không khí vui vẻ và bớt căng thẳng trong lớp học.
“Tôi luôn đảm bảo học sinh ngoan ngoãn và lễ phép, nhưng không nhất thiết phải gò ép mọi thứ theo khuôn khổ”, cô chia sẻ.
Không chỉ trong môi trường văn phòng, tinh thần “cợt nhả” còn xuất hiện ở nhiều ngành nghề khác như giải trí, y tế, giáo dục, luật. Một người dùng tự xưng là luật sư đăng video: Khi Gen Z đi làm, bằng chứng ra tòa là ảnh chụp màn hình. Hay trong ngành y, một số bác sĩ trẻ trêu đùa: Ca bệnh này chưa đủ “wao” (tức là bệnh nhẹ, chữa được). Ngay cả khi tốt nghiệp, thay vì nhận bằng trang trọng, nhiều sinh viên nhảy TikTok theo trend hoặc chụp ảnh tự sướng cùng hiệu trưởng kèm chú thích “Thế hệ cợt nhả sẵn sàng bước vào thị trường lao động”.
Xu hướng này cũng ảnh hưởng đến tuyển dụng. Thay vì ghi “Cần tuyển nhân viên trẻ sáng tạo, năng động”, một số chuyên gia nhân sự viết: “Cần tuyển thế hệ cợt nhả, chúng tôi muốn được làm phiền”.
Dù được yêu thích và hưởng ứng rộng rãi, xu hướng “cợt nhả” vẫn khiến nhiều người khó chịu. Họ cho rằng nó có thể bị hiểu là thiếu nghiêm túc, không phù hợp với môi trường chuyên nghiệp.
Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, cụm từ “thế hệ cợt nhả” thực chất là cách Gen Z thể hiện sự vui vẻ, hài hước và góc nhìn lạc quan trước cuộc sống. Họ trưởng thành trong thời kỳ hòa bình, kinh tế – xã hội phát triển, ít phải chịu áp lực về cơm áo gạo tiền như các thế hệ trước. Điều này giúp họ có tâm thế thoải mái hơn khi đối diện với thách thức trong công việc và cuộc sống.
Chuyên gia cho rằng, so với thế hệ trước, từng chịu nhiều định kiến xã hội, luôn nghiêm túc từ lời ăn tiếng nói đến tác phong làm việc – Gen Z cởi mở hơn. Họ dám thể hiện quan điểm, không ngại tranh luận với cấp trên và sẵn sàng thử nghiệm cái mới, chấp nhận sai lầm để rút kinh nghiệm.
“Thay vì chìm đắm trong than vãn hay tiêu cực, họ chọn cách thể hiện dí dỏm để lan tỏa năng lượng tích cực”, bà Hương nói.
Là người thường xuyên làm việc với Gen Z, chuyên gia này đánh giá nhân viên trẻ đang mang đến một luồng gió mới cho môi trường công sở. Không chỉ sáng tạo và linh hoạt trong công việc, họ biết cách tạo bầu không khí thoải mái, kết nối đồng nghiệp bằng những trò đùa vui vẻ. Điều này khiến các thế hệ trước cũng dần thay đổi quan điểm và cách giao tiếp trong công việc.
Chị Nguyễn Hồng, 35 tuổi, quản lý phòng marketing của một công ty sự kiện tại Hà Nội, từng choáng ngợp trước sự khác biệt văn hóa thế hệ khi làm việc với 15 nhân sự Gen Z.
Chị kể, trong các cuộc họp, thay vì chỉ lắng nghe, nhân viên trẻ thường sôi nổi tranh luận, liên tục đưa ra ý tưởng và thậm chí yêu cầu sếp giải thích rõ để thuyết phục họ thực hiện. Khi cảm thấy căng thẳng, họ chủ động đề xuất nghỉ giải lao, ăn uống rồi mới tiếp tục.
“Ban đầu tôi thấy lạ thậm chí khó chịu, nhưng dần hiểu đó là cách Gen Z kết nối với sếp, giúp môi trường làm việc bớt cứng nhắc,” chị Hồng nói. Người quản lý thừa nhận rằng nếu quản lý linh hoạt, thích nghi, nhân sự trẻ sẽ có thêm động lực sáng tạo và gắn bó hơn.
Theo VNexpress
Các Nền Tảng MXH
Cập nhật Facebook 7 ngày qua (30/3-05/4/2025)

Cập nhật Facebook 7 ngày qua. Dựa theo thông tin được cập nhật từ Facebook Newsroom và các nguồn tin chính thức, trong khoảng thời gian từ 30/3 đến 5/4/2025, Facebook đã ra mắt một số tính năng mới nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, cụ thể:
-
Cải tiến quản lý Nhóm (Groups Management):
-
Giao diện quản lý nhóm được tối ưu hóa giúp người quản trị dễ dàng kiểm soát thành viên, đăng bài và tương tác hơn.
-
-
Tính năng “Stories Enhanced”:
-
Đã bổ sung các bộ lọc, hiệu ứng mới và công cụ chỉnh sửa video mạnh mẽ hơn, giúp người dùng tạo ra nội dung ngắn sống động, thu hút.
-
-
Nâng cấp hệ thống Tin nhắn (Messenger):
-
Cải tiến giao diện, tăng tốc độ xử lý tin nhắn và tích hợp các tùy chọn cá nhân hoá, hỗ trợ chuyển đổi mượt mà giữa các cuộc trò chuyện.
-
-
Tăng cường bảo mật và quyền riêng tư:
-
Thêm các công cụ kiểm soát quyền riêng tư và tùy chọn bảo mật mới, cho phép người dùng tự quản lý dữ liệu và thông tin cá nhân một cách chi tiết hơn.
-
-
Tích hợp AI cho nội dung cá nhân hoá:
-
Công nghệ AI được cải tiến giúp gợi ý nội dung và quảng cáo phù hợp hơn với sở thích, hành vi của người dùng, tạo nên trải nghiệm trực tuyến đa dạng và hấp dẫn.
-
Những tính năng này được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sự tiện ích, an toàn và trải nghiệm người dùng tối ưu trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.
-
Social8 tháng ago
Cách kháng nghị tài khoản facebook bị hạn chế quảng cáo 2023
-
Social8 tháng ago
13 nội dung bị cấm trên Facebook
-
Social7 tháng ago
Giải mã những cơn phẫn nộ tập thể trên Facebook, dưới góc nhìn xã hội học
-
Livestream7 tháng ago
Nghề livestream – Kỳ 5: Nghề hái ra tiền thời bùng nổ thương mại điện tử
-
Thị Trường8 tháng ago
30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa trong nửa đầu năm
-
Social9 tháng ago
Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha
-
Social6 tháng ago
Người dùng Facebook sắp thấy thêm nhiều nội dung từ người lạ
-
Livestream8 tháng ago
Rà soát kê khai, nộp thuế sau những phiên livestream bán hàng triệu USD