Connect with us

Thị Trường

30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa trong nửa đầu năm

Published

on

Ver2Solution – Theo báo cáo ngành F&B 6 tháng đầu năm 2024 của iPOS, mức chi cho việc “đi cà phê” của người Việt đã giảm mạnh. Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng/ly đã giảm từ 6% xuống chỉ còn 1,7%.

Ngày 21/8, iPOS.vn công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024, dựa trên nghiên cứu gần 1.000 nhà hàng/quán cà phê cùng hơn 2.300 thực khách và 1.307 nhân sự ngành F&B tại Việt Nam, thuộc nhiều độ tuổi và ngành nghề. Báo cáo cũng sử dụng và tham chiếu số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường, các nguồn thông tin uy tín quốc tế, ý kiến của các chuyên gia.

Theo đó, tính đến hết tháng 6/2024, cả nước ghi nhận khoảng 304.700 cửa hàng, giảm tới 3,9% so với số liệu từ năm 2023. Có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, cùng với số lượng mở mới có phần hạn chế.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tổng giá trị doanh thu ngành F&B gây bất ngờ khi chạm mốc 403,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 68,46% doanh thu của cả năm 2023.

Nhìn về phía các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam, kể từ đầu năm 2024, doanh thu của họ đã chứng kiến sự biến động mạnh. Mặc dù khởi đầu năm mới với những tín hiệu tích cực, nhưng đến giữa năm, xu hướng giảm trở nên rõ rệt.

Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo doanh thu giảm trong tháng 2 lên đến 43,4%. Tháng 3 tăng trưởng nhẹ, sau đó giảm đều tới giữa năm. Do đó, các doanh nghiệp đang ngày càng dè chừng trong việc phát triển kinh doanh trong 6 tháng cuối năm.

Theo khảo sát, 61,2% doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại, 34,4% dự kiến mở rộng thêm cơ sở mới. So với khảo sát cùng kỳ 2023, số lượng doanh nghiệp F&B có tham vọng tương tự lên tới 51,7%.

Tuy nhiên, sự khó khăn của nền kinh tế không làm giảm đi niềm yêu thích ẩm thực của người Việt Nam. Thay vì giảm chi tiêu cho ăn uống bên ngoài, nhiều đáp viên cố gắng giữ tần suất đi ăn ngoài, nhưng có kế hoạch cụ thể hơn về chi tiêu.

Theo khảo sát, các mức tần suất cao (3-4 lần/tuần, hàng ngày) đều gần như không thay đổi so với năm 2023. Đồng thời, nhóm khách hàng có tần suất 1-2 lần/tuần tăng lên 4,1% so với năm trước. Nhìn chung, nhóm khách hàng trung thành vẫn duy trì thói quen ăn uống như trước đây, cho thấy sức hút của ngành F&B vẫn rất lớn.

Đáng chú ý, mức chi cho việc “đi cà phê” đã giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024, tần suất cũng giảm đáng kể. Mặc dù mức giá từ 41.000 đến 71.000 đồng/ly trở nên phổ biến hơn, với sự tăng trưởng 11,5% về tỷ lệ người lựa chọn, nhưng các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn. Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng/ly đã giảm mạnh từ 6% xuống còn 1,7%.

Đánh giá về tình hình thị trường F&B nửa đầu năm 2024, ông Vũ Thanh Hùng – Tổng Giám đốc CTCP iPOS.vn cho biết những biến động mạnh mẽ đã đặt ra không ít thách thức cho toàn bộ ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực F&B.

“Tuy nhiên, các doanh nghiệp F&B Việt Nam đã cho thấy sự linh hoạt đáng kinh ngạc khi nhanh chóng điều chỉnh hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết và tối ưu hóa dòng tiền. Đồng thời, sự sáng tạo không ngừng trong việc phát triển sản phẩm đã mang đến những trải nghiệm ẩm thực mới lạ, thu hút đông đảo thực khách”, ông nhận định.

Báo cáo kỳ này của iPOS.vn còn công bố về nghiên cứu chuyên sâu nhân sự ngành F&B tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đang có khoảng 2,89 triệu lao động ngành F&B, nhưng có tới 81,3% nhân sự làm việc bán thời gian. Mặc dù đóng góp nhiều cơ hội cho thị trường lao động, ngành kinh doanh ẩm thực vẫn chưa quá thu hút nhân sự định hướng làm việc lâu dài.

Trong Nước

Ai đang chịu thiệt giữa làn sóng bán hàng online?

Published

on

Những người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ ngày càng chật vật khi phí nền tảng tăng, chính sách nghiêm ngặt hơn và cạnh tranh gay gắt. Điều này là khó tránh khỏi giữa “làn sóng” bán hàng online trong khi các khúc mắc vẫn chờ được hóa giải nhằm duy trì một thị trường công bằng hơn cho người mua lẫn người bán. Ai đang chịu thiệt giữa làn sóng bán hàng online?

Là người có nhiều năm kinh doanh mặt hàng hoa tươi, bà Phạm Thị Hoàng Trâm, Giám đốc Công ty Hoa Tigon, cho biết trước xu hướng mua sắm hoa trực tuyến (online) ngày càng nhiều hơn, nếu không thay đổi thì điều chắc chắn kênh bán lẻ của công ty sẽ sụt giảm nghiêm trọng, ai đang chịu thiệt giữa làn sóng bán hàng online?

Nguy cơ người bán hàng online rời sàn

Chính vì thế, theo bà Trâm, công ty đã tập trung xây dựng kênh bán hàng online trên Tiktok shop với kỳ vọng mang lại nhiều đơn hàng. Thực tế việc xây dựng kênh này trong thời gian đầu rất khó khăn, nhưng nhờ kiên trì nên kênh lớn dần lên.

-7530-1742557302.png

Khâu chính sách cần thiết kế để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các chủ thể khi tham gia vào thị  trường bán hàng online. 

Tương tự như vậy, bà Phạm Thị Bích Thủy, Giám đốc HTX nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp Sen Đông Hòa (Phú Yên), cho biết thời gian qua đã dành nhiều thời gian để xây dựng kênh bán hàng online trên Tiktok shop và Shopee để người tiêu dùng sẵn sàng “mở hầu bao” mua các sản phẩm của HTX.

Không riêng hai vị giám đốc nêu trên, trong vài năm trở lại đây, trước “làn sóng” mua sắm online, nhiều HTX, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ khác đã bỏ ra công sức để phát triển kênh bán hàng trên nền tảng sàn thương mại điện tử (TMĐT), đặc biệt là với Tiktok shop và Shopee (hai kênh này đang chiếm hơn 90% thị phần bán lẻ online tại Việt Nam).

Tuy nhiên, mới đây cả Shopee Tiktok shop đã làm các chủ thể bán hàng phải thất vọng khi đồng loạt thông báo tăng phí sàn hay phí hoa hồng (áp dụng từ ngày 1/4/2025) ở mức đáng kể. Điều đó khiến cho các chủ thể bán hàng hoang mang, lo ngại “rời cuộc chơi” vì giá bán sản phẩm trở nên kém cạnh tranh, đầu ra sẽ khó khăn.

Nhiều ý kiến cho rằng các chủ thế bán hàng trên các sàn TMĐT nêu trên đang phải chịu thiệt lớn, bao nhiêu lợi nhuận có thể sẽ bị những sàn này “nuốt’ hết. Đáng lo là nếu áp dụng chính sách này trong thời gian tới thì có khả năng thị trường TMĐT Việt Nam sẽ chứng kiến tỷ lệ người bán hàng online rời sàn nhiều nhất từ trước đến nay.

Trước bức xúc của các chủ thể bán hàng về việc tăng phí trên Tiktok shop và Shopee, Cục TMĐT và kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh phí, yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí, nhằm đảm bảo không có sự lạm dụng vị thế thị trường.

Cục TMĐT và và kinh tế số cũng khuyến nghị các sàn TMĐT cần công khai đầy đủ thông tin về việc tăng phí, khi cần thiết có thể thực hiện tham vấn với cộng đồng DN và tuyệt đối tuân thủ các quy định về TMĐT, về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo môi trường TMĐT công bằng, minh bạch và bền vững.

Qua quan sát những diễn biến mới trên một số sàn TMĐT ở Việt Nam, Ts. Hoàng Ái Phương, chuyên gia Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số), bày tỏ mối băn khoăn về việc phí nền tảng tăng, cùng với đó là chính sách nghiêm ngặt hơn, cạnh tranh từ nhà bán hàng quốc tế khiến nhiều DN trong nước đang chật vật duy trì hoạt động trên các nền tảng. Trong khi đó, người mua đòi hỏi phải có các chính sách đổi trả hàng linh hoạt và giải quyết vấn đề nhanh hơn.

Theo Ts. Phương, với phí nền tảng ngày càng cao, chính sách siết chặt hơn và cạnh tranh khốc liệt từ các nhà bán hàng quốc tế, nhiều DN trong nước đã buộc phải rời khỏi thị trường. Trong khi đó, một số người mua lợi dụng kẽ hở trong chính sách đổi trả và hoàn tiền, khiến cán cân giải quyết khiếu nại trở nên mất cân bằng hơn nữa.

Thực tế cho thấy trong giai đoạn thâm nhập thị trường, các nền tảng TMĐT thường tạo điều kiện thuận lợi cũng như ưu đãi (kể cả tài chính) cho người bán để phát triển thị trường, tạo hiệu ứng mạng thu hút cả người tiêu dùng và người bán tham gia nền tảng. Thế nhưng, khi thị trường dần định hình đang đòi hỏi khâu chính sách cần thiết kế để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các chủ thể.

Nhất là khi doanh số của 5 sàn TMĐT hàng hoá phổ biến ở Việt Nam hồi năm 2024 đã đạt 318.900 tỷ đồng. Sự phát triển này cho phép các sàn TMĐT nắm giữ nhiều lợi thế quan trọng mà có thể tạo ra sự chênh lệch đáng kể về quyền lực trong quan hệ TMĐT.

Duy trì một thị trường công bằng

Điều đáng nói, các nền tảng TMĐT lớn có số lượng người dùng lớn sẽ hưởng lợi từ hiệu ứng mạng, cho phép giá trị của nền tảng ngày càng lớn. Các nền tảng như vậy có quyền lực lớn trên thị trường. Hơn nữa, người bán có thể gặp khó khăn trong việc chuyển đổi kênh bán hàng khi chỉ một số ít nền tảng lớn và thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã được định hình.

Mới đây, khi góp ý vào Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật TMĐT, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ rõ pháp luật TMĐT hiện nay tập trung chủ yếu vào các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tương ứng với đó là trách nhiệm của người bán và sàn TMĐT. Trong khi đó, pháp luật dường như lại “bỏ ngỏ” quyền và lợi ích của một chủ thể quan trọng khác – người bán hàng hóa dịch vụ.

Như lưu ý của VCCI, người bán trên các sàn TMĐT phần lớn là hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ. Khác với mối quan hệ giữa các thương nhân theo Luật Thương mại – nơi các bên có thể tự do thỏa thuận và đạt được sự bình đẳng trong giao dịch, người bán nhỏ lẻ trên TMĐT thường ở vị thế yếu hơn nhiều so với các nền tảng TMĐT.

“Họ có thể dễ bị áp đặt các chính sách bất lợi và mất khả năng thương lượng, như thay đổi điều khoản đột ngột, bị đình chỉ hoặc cấm mà không có lý do rõ ràng, hạn chế tiếp cận dữ liệu…Các hành vi này có thể ảnh hưởng bất lợi với cá nhân kinh doanh nhỏ, đưa vào vào tình thế bị động và dần “bào mòn” sức khỏe và nhiệt huyết kinh doanh của họ”, phía VCCI nêu rõ.

Do đó, trong khâu hoạch định chính sách về TMĐT trong thời gian tới rất cần cân nhắc bổ sung chính sách về bảo vệ quyền lợi cho người bán trên nền tảng TMĐT. Như quan điểm của VCCI, chính sách này không nên tập trung vào quy định hành chính. Thay vào đó, các quy định nên tập trung vào tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của sàn TMĐT đối với người bán, đảm bảo khả năng tiếp cận dữ liệu kinh doanh và quyền tự do thương lượng của người bán.

Mặt khác, theo Ts. Hoàng Ái Phương, trọng tâm của thành công trong kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam là cần duy trì một thị trường công bằng và minh bạch cho cả người mua và người bán.

Bởi lẽ, trên thực tế, như băn khoăn vị chuyên gia này, có nhiều nền tảng áp dụng các chính sách nghiêng về phía người mua, gây áp lực cho người bán, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.

Ngoài ra, theo Ts. Phương, người bán trên sàn TMĐT được ví như “làm dâu trăm họ” với văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm. Tuy nhiên, tương lai của TMĐT vẫn phụ thuộc vào việc các nền tảng đạt được sự cân bằng bền vững, nơi người mua vui vẻ mua hàng và người bán ăn nên làm ra.

Theo Vnbusiness.vn

Continue Reading

Trong Nước

Grab và tác động lan tỏa của kinh tế nền tảng tại Việt Nam

Published

on

Theo báo cáo của CIEM, Grab không chỉ thúc đẩy tăng trưởng ngành vận tải, mà còn lan tỏa ra nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, đóng góp ý nghĩa cho các cực tăng trưởng quan trọng. Grab và tác động lan tỏa của kinh tế nền tảng tại Việt Nam.

Hơn một thập kỷ qua, sự xuất hiện và phát triển của các ứng dụng gọi xe công nghệ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành vận tải. Grab và tác động lan tỏa của kinh tế nền tảng tại Việt Nam, từ việc phải gọi tổng đài hay ra đường mới bắt được một chiếc taxi hoặc xe ôm, người dân giờ đây có thể gọi xe, đặt đồ ăn, đi chợ online, giao hàng nhanh chóng… chỉ với vài thao tác trên một ứng dụng. Không chỉ mang đến những tiện ích chưa từng có, ngành dịch vụ nền tảng trong lĩnh vực giao thông vận tải còn đóng góp ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Từ cuộc cách mạng trong ngành giao thông vận tải

Theo báo cáo “Nhận diện tác động của kinh doanh nền tảng tới nền kinh tế Việt Nam” vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố vào tháng 2/2025, trong năm 2022, tổng giá trị tăng thêm của ngành nền tảng đóng góp 40,5 tỷ USD vào GDP Việt Nam, tương đương 9,92%. Trong đó, kinh doanh nền tảng trong lĩnh vực vận tải chiếm 16,8% giá trị tăng thêm của ngành nền tảng, tương đương 1,7% GDP nền kinh tế.

Đặc biệt, đối với 2 vùng trọng điểm phát triển của Việt Nam là đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, dịch vụ kinh doanh nền tảng trong lĩnh vực giao thông vận tải đã đóng góp tương ứng lần lượt 2,7% và 2,3% GRDP.

Grab Viet Nam anh 1
Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ nền tảng trong lĩnh vực giao thông vận tải đến nền kinh tế. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê.

Tận dụng thế mạnh công nghệ cùng đội ngũ tài xế rộng khắp, nhiều ứng dụng gọi xe đã mở rộng sang các lĩnh vực giao đồ ăn và giao nhận trực tuyến. Cùng với sự thay đổi trong thói quen của người dùng, 2 lĩnh vực này ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.

Theo Momentum Works, số lượng đơn đặt hàng của người tiêu dùng thông qua các nền tảng giao đồ ăn tiếp tục tăng nhanh, với khoảng hơn 12 triệu người đã tiến hành đặt giao đồ ăn. Ước tính, nhóm ngành này sẽ đạt tăng trưởng bình quân khoảng 5,48% trong giai đoạn 2023-2027. Trong khi đó, theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), lượng sản phẩm được vận chuyển qua dịch vụ giao hàng tăng 47% vào năm 2020; giai đoạn 2020-2025 dự kiến duy trì tốc độ tăng trưởng 29%.

Đến tác động lan tỏa của Grab Việt Nam

Góp phần vào những chuyển biến đáng kể trên, Grab được nhắc đến như một trường hợp tiên phong điển hình và đóng góp có ý nghĩa cho chuyển đổi số cũng như kinh doanh trên nền tảng tại thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo của CIEM, Grab đóng góp khoảng 0,13% vào GDP Việt Nam năm 2022, với giá trị tăng thêm đạt 1,31% trong tổng giá trị tăng thêm của ngành nền tảng và 7,8% trong ngành nền tảng lĩnh vực vận tải. Đáng chú ý, Grab đã đóng góp khoảng 0,23% GRDP của vùng đồng bằng sông Hồng (trong đó có Hà Nội); 0,17% GRDP của vùng Đông Nam Bộ (trong đó có TP.HCM).

Trong một thập kỷ qua, từ GrabTaxi ban đầu, Grab đã phát triển và xây dựng hệ sinh thái đa dạng với hơn 15 dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân, từ di chuyển, giao nhận đồ ăn đến vận chuyển hàng hoá. Nhờ đó, Grab tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho hàng trăm nghìn lao động, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại các cơ sở đối tác kinh doanh.

Theo ghi nhận, năm 2024, đối tác nhà hàng GrabFood đạt mức doanh thu trung bình hàng tháng tăng gấp 3 lần so với 2018 – năm đầu tiên ra mắt dịch vụ. Nhờ nền tảng Grab, ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các cửa hàng có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, được hỗ trợ để chuyển đổi số, phát triển kinh doanh trong thời đại công nghệ.

Cũng trong năm 2024, đối tác tài xế 2 bánh có số chuyến xe tăng 30% trong một giờ online trên Grab so với năm 2014. Mức tăng này đến từ việc đối tác tài xế Grab có thể linh hoạt chạy nhiều dịch vụ trong ngày và được tối ưu hóa lộ trình di chuyển. Grab cũng cải tiến công nghệ và vận hành để giúp đối tác tài xế giảm thời gian chờ đơn ở cửa hàng, nhờ đó tăng hiệu quả hoạt động.

Grab Viet Nam anh 2

Đặc biệt, mô hình kinh doanh của Grab đã tạo tiền đề ban hành khung thể chế thử nghiệm đối với mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ trong lĩnh vực vận tải tại Việt Nam. Tại Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 7/1/2016, ban hành “Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”, Grab là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia thí điểm.

Chia sẻ về sự đóng góp của các mô hình kinh doanh nền tảng như Grab tới nền kinh tế Việt Nam, ông Alejandro Osorio – Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam – cho biết: “Sự phát triển của các nền tảng số như Grab không chỉ giúp gia tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, mà còn tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững”.

Theo Zing News

Continue Reading

Trong Nước

Việt Nam có 5 triệu hộ kinh doanh nhưng không ai được vay vốn dưới tên ‘hộ kinh doanh’

Published

on

Góp 40% GDP, tạo việc làm cho hơn 40 triệu người, nhưng Việt Nam có 5 triệu hộ kinh doanh lại không thể vay vốn ngân hàng. Chỉ vì một điều: họ không có tư cách pháp nhân. Một rào cản nhỏ đang chặn lối một nguồn lực lớn của nền kinh tế.

Tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức sáng 21/03/2025, với sự tham gia của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú, TS. Lê Duy Bình – Giám đốc Economica Việt Nam, cùng nhiều chuyên gia, doanh nhân và đại diện tổ chức tín dụng, một câu hỏi gai góc được nêu ra trực diện:

Vì sao Việt Nam có hơn 5 triệu hộ kinh doanh – lực lượng đóng góp gần một nửa GDP – mà không ai trong số họ được đứng tên vay vốn ngân hàng? Câu trả lời nằm sâu trong một điểm nghẽn thể chế âm thầm nhưng đầy sức cản: hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

Hộ kinh doanh: lực lượng xương sống bị “vô danh hóa” trong thể chế

Theo TS. Lê Duy Bình, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 50% GDP, trong đó khối hộ kinh doanh cá thể – bao gồm hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ, dịch vụ phi chính thức – chiếm tới 40%.

Khu vực này tạo ra sinh kế cho hơn 85% lực lượng lao động, tương đương hơn 40 triệu người, nhưng lại bị “vô hình hóa” trong các thiết chế pháp lý hiện hành. Từ năm 2015, Bộ luật Dân sự chỉ công nhận hai chủ thể pháp lý là cá nhân và pháp nhân, trong khi hộ kinh doanh bị gộp vào tư cách cá nhân, đồng nghĩa với việc không được đứng tên trong hợp đồng tín dụng, không thể đấu thầu, không thể ký kết giao dịch thương mại dài hạn.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhìn nhận thực trạng một cách thẳng thắn: “Với gần một triệu doanh nghiệp và khoảng 5 triệu hộ kinh doanh, khu vực tư nhân đang đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm. Tuy nhiên, phần lớn lại là các đơn vị siêu nhỏ, sức cạnh tranh thấp và hiệu quả hoạt động còn hạn chế”. Ông nhấn mạnh vai trò trọng yếu của khu vực tư nhân và khẳng định ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh bằng các giải pháp tín dụng phù hợp hơn.

Việc thiếu địa vị pháp lý khiến hộ kinh doanh không thể xây dựng hồ sơ tín dụng, không có mã số thuế riêng, không có báo cáo tài chính độc lập, không có lịch sử tín dụng riêng biệt. Trong quản trị ngân hàng hiện đại, điều này khiến họ không thể được chấm điểm tín dụng nội bộ, dẫn đến việc bị xếp vào nhóm rủi ro cao, bị siết hạn mức vay, yêu cầu tài sản đảm bảo lớn và lãi suất cao. Không ít trường hợp bị loại khỏi danh sách cấp tín dụng, đơn giản chỉ vì không “được luật pháp thừa nhận” như một thực thể kinh doanh.

Tín dụng bị tắc, năng suất bị kìm, tăng trưởng bị trói

Theo NHNN, tính đến cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng với khu vực doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt gần 7 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 44% dư nợ toàn hệ thống. Tuy nhiên, gần như toàn bộ khoản vay này rơi vào khoảng 1 triệu doanh nghiệp có đăng ký pháp lý chính thức, trong khi hơn 5 triệu hộ kinh doanh – chiếm tới 40% GDP – lại bị đứng ngoài dòng chảy tín dụng quốc gia.

TS. Lê Duy Bình chỉ rõ: “Đầu tư tư nhân hiện chiếm 56% tổng đầu tư toàn xã hội, tức khoảng 96 tỷ USD trong năm 2025, cao hơn nhiều so với đầu tư công (28%) và FDI (16%). Chỉ cần đầu tư tư nhân tăng 1%, thì phải cần đầu tư công tăng 2,5% và FDI tăng 3,5% mới có thể tạo ra hiệu ứng tương đương”. Tuy nhiên, khi phần lớn tư nhân lại bị bóp nghẹt dòng vốn do rào cản pháp lý, thì sức bật của đầu tư tư nhân sẽ không được hiện thực hóa.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định: “Chất lượng tín dụng khu vực tư nhân nói chung tốt, độ rủi ro thấp, nhưng rào cản thể chế khiến dòng vốn vẫn khó chảy đến đúng nơi cần. Đây là nghịch lý cần tháo gỡ bằng cải cách đồng bộ về chính sách, pháp luật và hệ thống tín dụng”. Ông cũng cho biết, các chương trình tín dụng đặc thù, lãi suất thấp cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh sẽ tiếp tục được ngành Ngân hàng triển khai mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Không có pháp nhân, không thể bước qua ngưỡng thể chế

Vấn đề lớn hơn của hộ kinh doanh không chỉ là tín dụng, mà là sự thiếu vắng vị trí trong toàn bộ hệ sinh thái kinh tế hiện đại. Khi không có tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh không thể ký hợp đồng dài hạn, không có quyền khởi kiện độc lập trong tranh chấp thương mại, không được luật pháp bảo vệ quyền tài sản một cách đầy đủ.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM, gọi đây là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” và cho rằng phải “chuyển hệ thống pháp luật từ tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo, tạo không gian pháp lý rộng mở, minh bạch, chi phí tuân thủ thấp và không có rủi ro pháp lý”.

Việt Nam có 5 triệu hộ kinh doanh nhưng không ai được vay vốn dưới tên ‘hộ kinh doanh’
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu tại Hội thảo.

Cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam hiện cho thấy một sự thiếu vắng đáng lo ngại về tầng lớp trung gian. Trong số gần 940.000 doanh nghiệp đăng ký chính thức, có tới 97% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ 1,5% là doanh nghiệp vừa và 1,5% là doanh nghiệp lớn. TS. Lê Duy Bình cảnh báo: “Nếu không có quá trình chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, sẽ không có lực lượng dự bị để hình thành doanh nghiệp cỡ vừa – mắt xích không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Một trong những đề xuất nổi bật tại Hội thảo là thiết lập mô hình pháp nhân đặc thù cho “doanh nghiệp siêu nhỏ”, áp dụng cơ chế sandbox cho tín dụng phi truyền thống như tín dụng theo dòng tiền, tín dụng theo hợp đồng đầu ra, bảo lãnh tín dụng cộng đồng. Những giải pháp này có thể mở ra cánh cửa cho hàng triệu hộ kinh doanh vốn đang bị bỏ lại phía sau.

Giải phóng 5 triệu hộ kinh doanh: Không thể trì hoãn

TS. Lê Duy Bình nhấn mạnh rằng: “Phát triển kinh tế tư nhân không thể chỉ dựa vào các tập đoàn lớn, mà phải quan tâm tới hộ kinh doanh – những chủ thể nhỏ nhưng giữ vai trò huyết mạch của nền kinh tế thực”. Theo ông, khu vực này đang tạo việc làm cho hơn 80% lực lượng lao động, giúp chuyển dịch hàng triệu lao động khỏi nông nghiệp, góp phần đưa số người tham gia bảo hiểm xã hội từ 9,2 triệu năm 2010 lên 17,5 triệu năm 2023, chiếm 38% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Nếu không chính thức hóa hộ kinh doanh, mục tiêu 60% lao động tham gia bảo hiểm xã hội vào năm 2030 theo Nghị quyết 28-NQ/TW sẽ không thể thành hiện thực. Quan trọng hơn, nền kinh tế sẽ tiếp tục duy trì cấu trúc “ba nền kinh tế trong một”: doanh nghiệp nhà nước – FDI – tư nhân phi chính thức, tách biệt, thiếu liên kết và không tạo hiệu ứng lan tỏa.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định: “Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là nhóm nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh cá thể. Sẽ có thêm các chính sách tín dụng linh hoạt, giải pháp đánh giá rủi ro mới, và mô hình hợp tác để tăng khả năng tiếp cận vốn của nhóm này”.

Khi hơn 5 triệu hộ kinh doanh vẫn phải đi vay với tư cách “ông A, bà B” thay vì “cơ sở X”, “đơn vị Y”, thì nền kinh tế vẫn còn một khoảng tối lớn chưa được khai thông. Và chỉ khi họ được công nhận là một thực thể kinh tế chính thức, được bảo vệ quyền tài sản, được cấp vốn minh bạch, được ký hợp đồng thương mại, thì tiềm năng nội sinh của Việt Nam mới thực sự được giải phóng.

Khi đó, khát vọng tăng trưởng 8%/năm và mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 sẽ có một điểm tựa vững chắc từ chính nội lực – hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang âm thầm gánh vác nền kinh tế.

Theo Kienthucdautu

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .