Connect with us

Chưa phân loại

Từ tiệm ăn vặt nhỏ đến đế chế 15000 cửa hàng: Cặp bạn thân tạo kỳ tích chỉ trong 7 năm nhờ 3 bí quyết “vàng”

Published

on

Từ tiệm ăn vặt nhỏ đến đế chế 15000 cửa hàng. Thành công của chuỗi bán lẻ đồ ăn vặt này là ví dụ điển hình về chiến lược sáng tạo và quản lý tài chính thông minh, giúp thương hiệu vươn lên đỉnh cao trong ngành đồ ăn vặt.

Chỉ trong vòng 7 năm, một cửa hàng khiêm tốn từ tiệm ăn vặt nhỏ đến đế chế 15000 cửa hàng, đạt doanh thu khổng lồ lên tới 55,5 tỷ NDT (hơn 195 nghìn tỷ đồng). Câu chuyện đầy cảm hứng của cặp bạn thân Yan Zhou và Zhao Ding, những người sáng lập chuỗi cửa hàng Mingming is Busy, chính là minh chứng sống động cho sức mạnh của sự sáng tạo và chiến lược kinh doanh thông minh.

Mô hình kinh doanh giá rẻ và đa dạng sản phẩm

Kể từ khi mở cửa hàng Snack Busy đầu tiên tại Hồ Nam vào năm 2017, Yan Zhou – người sáng lập và đồng thời là người dẫn dắt chiến lược đã định hình một hướng đi độc đáo cho doanh nghiệp, tập trung vào việc cung cấp một lượng lớn đồ ăn vặt với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các siêu thị truyền thống.

Từ tiệm ăn vặt nhỏ đến đế chế 15.000 cửa hàng: Cặp bạn thân tạo kỳ tích chỉ trong 7 năm nhờ 3 bí quyết "vàng"- Ảnh 1.

Đây chính là chiến lược tiên phong mà cặp đôi sáng lập Mingming Busy Group áp dụng không chỉ ở giai đoạn khởi đầu mà còn duy trì bền bỉ suốt quá trình phát triển sau này.

Vào năm 2019, sự ra đời của thương hiệu Zhao Yiming Snack đã giúp củng cố thêm chiến lược này, mở rộng danh mục sản phẩm và thu hút đông đảo khách hàng tại các thành phố cấp 3, cấp 4. Sự kết hợp giữa giá cả hợp lý và đa dạng sản phẩm đã giúp Mingming Busy Group trở thành một “cơn bão” trong ngành bán lẻ đồ ăn vặt tại Trung Quốc, đặc biệt thu hút sự chú ý từ những người tiêu dùng yêu thích sự tiện lợi và tiết kiệm.

Chính vì lẽ đó, các cửa hàng của họ luôn thu hút một lượng khách hàng đông đảo, từ những cư dân nông thôn cho đến các thành thị. Không ai có thể cưỡng lại việc mua nhiều đồ ăn vặt hơn với cùng một số tiền, và đó chính là yếu tố then chốt làm nên sự thành công vượt trội trong chiến lược của họ.

Từ tiệm ăn vặt nhỏ đến đế chế 15.000 cửa hàng: Cặp bạn thân tạo kỳ tích chỉ trong 7 năm nhờ 3 bí quyết "vàng"- Ảnh 2.

Các cửa hàng Mingming is Busy nổi bật với thiết kế không gian đơn giản nhưng đầy đủ các loại đồ ăn vặt, từ bánh kẹo, snack đến thực phẩm chế biến sẵn. Những chương trình khuyến mãi liên tục và chiến dịch quảng cáo hấp dẫn tạo sự thu hút đặc biệt đối với khách hàng. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với khách hàng trung thành ở các thành phố cấp 3 và cấp 4, nơi nhu cầu về đồ ăn vặt đang tăng cao.

Chiến lược mở rộng nhanh qua mô hình nhượng quyền

Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp Mingming is Busy phát triển nhanh chóng chính là việc áp dụng mô hình nhượng quyền. Thay vì mở rộng bằng việc tự vận hành các cửa hàng, họ đã khéo léo tận dụng mô hình nhượng quyền để tăng cường sự hiện diện trên toàn quốc mà không cần chi quá nhiều vốn. Các cửa hàng nhượng quyền giúp mở rộng thị trường một cách nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.

Năm 2023, doanh thu của Snack Busy và Zhao Yiming Snack đạt 23,86 tỷ NDT (hơn 83,8 nghìn tỷ), một con số ấn tượng. Sau khi hai thương hiệu chính thức sáp nhập vào cuối năm 2023, Mingming is Busy đã chứng kiến một cú “bứt phá” mạnh mẽ, với doanh thu đạt 55,5 tỷ NDT (hơn 195 nghìn tỷ đồng) vào năm 2024. Thành công này khẳng định vị thế của Mingming is Busy trong ngành đồ ăn vặt và sự hiệu quả trong chiến lược mở rộng của họ.

Sáp nhập, tận dụng nguồn lực tài chính để phát triển

Bên cạnh chiến lược kinh doanh thông minh, Mingming is Busy còn thể hiện sự khôn ngoan trong việc tận dụng cơ hội từ các nguồn tài chính mạnh mẽ. Sau khi cả Snack Busy và Zhao Yiming Snack trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ, họ quyết định hợp nhất hai thương hiệu này thành một tên tuổi duy nhất – Mingming is Busy. Đây là một bước đi chiến lược để gia tăng quy mô và củng cố sức mạnh cạnh tranh trong ngành đồ ăn vặt.

Từ tiệm ăn vặt nhỏ đến đế chế 15.000 cửa hàng: Cặp bạn thân tạo kỳ tích chỉ trong 7 năm nhờ 3 bí quyết "vàng"- Ảnh 3.

Việc sáp nhập không chỉ đơn giản là việc kết hợp hai thương hiệu lớn mà còn mang lại những lợi ích vượt trội. Sự hợp nhất giúp cả hai thương hiệu tận dụng được nguồn lực tài chính mạnh mẽ từ các nhà đầu tư. Snack Busy đã nhận được khoản đầu tư trị giá 240 triệu NDT (gần 844 tỷ đồng) từ Sequoia China và Gaorong Capital vào năm 2021, trong khi Zhao Yiming Snack cũng nhận được 150 triệu NDT (hơn 537 tỷ đồng) từ Liangpin Shop và Black Ant Capital vào năm 2023. Những khoản đầu tư này không chỉ giúp các thương hiệu duy trì hoạt động mà còn tạo đà cho sự mở rộng nhanh chóng.

Với sự kết hợp này, Mingming is Busy đã có được sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn về chuỗi cung ứng, thương hiệu và năng lực tài chính. Hơn nữa, sau khi sáp nhập với quy mô tăng lên, Mingming is Busy có thể dễ dàng đàm phán giá tốt hơn, đồng thời tối ưu hóa hệ thống hậu cần và phân phối sản phẩm. Điều này giúp họ giảm chi phí và tăng lợi nhuận, đồng thời mở rộng mạng lưới cửa hàng nhanh chóng.

Với sự hậu thuẫn tài chính vững mạnh, các khoản đầu tư liên tục, và khả năng cạnh tranh gia tăng, Mingming is Busy nhanh chóng trở thành một “gã khổng lồ” trong ngành đồ ăn vặt. Hơn nữa, họ cũng định vị thương hiệu mình trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng, đặc biệt là những người yêu thích mua sắm đồ ăn vặt tại các cửa hàng tiện lợi.

Câu chuyện thành công của Mingming is Busy là một minh chứng sống động cho sức mạnh của sự tận dụng cơ hội, chiến lược sáng tạo và quản lý tài chính khôn ngoan. Với Yan Zhou và Zhao Ding, không chỉ đơn giản là đi đúng hướng, mà họ còn luôn biết cách đổi mới và sáng tạo không ngừng, từ đó xây dựng nên một đế chế đồ ăn vặt vững mạnh, xứng đáng là tấm gương cho những ai muốn chinh phục thành công trong kinh doanh.

Theo Đời Sống Pháp Luật

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chưa phân loại

Giải mã hộ kinh doanh né lên doanh nghiệp

Published

on

Không ít hộ kinh doanh vẫn an phận với hộ kinh doanh nhỏ lẻ và ngần ngại chuyển thành doanh nghiệp vì theo họ hiện đang có những ‘tảng đá ngáng đường’, giải mã hộ kinh doanh né lên doanh nghiệp.

Việt Nam có hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Giải mã hộ kinh doanh né lên doanh nghiệp, nhiều ý kiến đã nói về việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp là cơ hội để các hộ này mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng tiếp cận vốn và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung.

Tuy nhiên, không ít hộ kinh doanh vẫn an phận với hộ kinh doanh nhỏ lẻ và ngần ngại chuyển thành doanh nghiệp (DN) vì theo họ hiện đang có những “tảng đá ngáng đường” như thủ tục hành chính, báo cáo thuế, hoạt động thanh tra kiểm tra…

Hộ kinh doanh “ngại” lớn

Đang điều hành hộ kinh doanh, ông Trần Văn Vũ (TP.HCM) cho biết các thủ tục giấy tờ của hộ kinh doanh “nhẹ đầu” hơn rất nhiều so với DN. Ông Vũ có nhà hàng tại TP.HCM với doanh thu ổn định, hơn 10 nhân viên nhưng không có nhu cầu đưa nhà hàng này lên DN để tránh các phiền phức có thể xảy ra.

Theo ông Vũ, hộ kinh doanh chỉ đóng thuế khoán vài triệu đồng/tháng và được tính lại sau sáu tháng. Trong khi đó, khi điều hành DN trong lĩnh vực dịch vụ, thủ tục thuế nhiêu khê hơn và mọi hoạt động phải có hóa đơn chứng từ, phải có nhân sự chuyên trách am hiểu về kế toán, thuế để thực hiện báo cáo thuế khiến việc quản lý phức tạp hơn và tốn chi phí hơn.

Chưa kể với nhà hàng, các nhà cung cấp cũng là các hộ kinh doanh, việc mua bán thịt cá, rau củ… nếu có xuất hóa đơn chỉ là hóa đơn thông thường, thậm chí giao dịch qua tin nhắn nên không đảm bảo yêu cầu hóa đơn đối với DN.

“Dù chuyển hộ kinh doanh thành DN cũng có những cái lợi như kinh doanh lỗ không phải đóng thuế, được vay vốn nhiều hơn, nợ nần đều là nợ của DN chứ không phải cá nhân, nhưng xét về mặt thiệt hơn, nhất là trong các thủ tục phải chấp hành, chúng tôi chọn ở lại hộ kinh doanh”, ông Vũ nói.

Còn ông Lâm Phương Toàn, chủ một tiệm hoa, cho hay việc duy trì mô hình hộ kinh doanh thay vì chuyển đổi thành DN là vấn đề ông rất đắn đo.

Theo ông Toàn, có những thời điểm tiệm hoa của ông đạt doanh thu đến 300 – 500 triệu đồng/tháng, song so với DN, hộ kinh doanh giúp tối ưu hóa chi phí vận hành, không cần thuê kế toán chuyên nghiệp, không chịu áp lực lớn về thuế và báo cáo tài chính định kỳ.

Hơn nữa, hộ kinh doanh có quy trình thủ tục đơn giản hơn, không phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt như DN, điều này giúp linh hoạt trong kinh doanh và giảm bớt chi phí.

Ngoài ra, ông Toàn cho rằng quy định pháp lý với từng ngành nghề cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định có lên DN hay không, bởi khi lên DN buộc phải có các giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy… nghiêm ngặt hơn so với hộ kinh doanh.

Quán ăn thu hút thực khách tại phố ẩm thực ở quận 3 (TP.HCM) – Ảnh: T.T.D.

Thuế phí “trói chân” hộ kinh doanh?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Nghĩa, giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật (Hiệp hội DN TP.HCM), cho biết các hộ kinh doanh “né” lên DN có lý do hiện mức thuế khoán cho các hộ kinh doanh thường thấp hơn thực tế doanh thu. Do đó các hộ kinh doanh lo ngại khi chuyển lên DN, mọi hoạt động kinh doanh phải minh bạch và rõ ràng hơn, dẫn đến khả năng phải chịu mức thuế cao hơn.

Ngoài mức thuế phải đóng ít hơn, hộ kinh doanh không phải thực hiện các thủ tục phức tạp như báo cáo kế toán và báo cáo thuế, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức.

Đặc biệt, ông Nghĩa chỉ ra thực tế hộ kinh doanh thường không phải đối mặt với việc thanh tra kiểm tra thuế hằng năm như DN.

Để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi sang DN, theo ông Nghĩa, cần có các biện pháp như áp dụng chế độ kê khai thuế và kế toán đơn giản hơn cho DN siêu nhỏ trong ba năm đầu, không thực hiện thanh tra kiểm tra trong giai đoạn này và áp dụng một mức thuế suất đặc biệt thấp.

Ở góc độ khác, bà Nguyễn Thị Cúc, chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, chia sẻ với nhiều hộ kinh doanh hiện nay, các trách nhiệm về bảo hiểm xã hội, quy định về an toàn bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy không quá ngặt nghèo.

“Lên đời” DN, mở rộng cơ hội kinh doanh

Luật sư Trần Minh Hùng, trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn luật sư TP.HCM), cho rằng các hộ kinh doanh chuyển lên DN thường xuất phát từ yếu tố nâng quy mô sản xuất kinh doanh, nhu cầu mở rộng thị trường hay để tăng khả năng huy động vốn, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, đặc biệt là các yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ…

Tuy nhiên, các quy định hiện hành về hộ kinh doanh vẫn còn những bất cập và việc chuyển đổi còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi hình thức kinh doanh thành DN. Ngoài những lý do về thuế và thủ tục thuế, hợp đồng lao động… còn có tâm lý e ngại vì chưa tiếp cận được thực tiễn pháp luật về DN, chưa hiểu rõ mô hình cấu trúc, quản lý, hoạt động của DN.

“Hộ kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình trong hoạt động kinh doanh, còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh chịu nhiều bất lợi, khó tiếp cận các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Thậm chí, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017 không đưa đối tượng này vào chính sách hỗ trợ. Do đó cần khuyến khích việc chuyển đổi cũng như hoàn thiện về mặt pháp lý là vấn đề rất cần thiết”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành DN, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Chính phủ và các tổ chức liên quan, bao gồm việc cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo và các chương trình hỗ trợ tài chính.

Đồng thời cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch để các hộ kinh doanh có thể tự tin chuyển đổi và phát triển bền vững. Ngoài ra, cần nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể và loại hình kinh doanh, đặc biệt các quy định pháp luật về kế toán, thuế, thanh tra kiểm tra…

“Cần cân nhắc đổi mới quản lý nhà nước theo hướng dựa vào quy mô kinh doanh hơn là loại hình DN để tránh tình trạng hộ kinh doanh quy mô lớn được quản lý như hộ kinh doanh siêu nhỏ và DN siêu nhỏ lại phải thực hiện các gánh nặng tuân thủ như một DN quy mô lớn”, ông Hùng nói.

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, cho rằng để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển lên DN, cần có một mô hình thuế trung gian đơn giản hơn để giúp hộ kinh doanh chuyển đổi thuận lợi (hiện hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, trong khi DN phải kê khai chi tiết).

“Cần cho phép hộ kinh doanh thử nghiệm hoạt động theo mô hình DN trong một khoảng thời gian nhất định với các quy định linh hoạt hơn để họ làm quen và chưa phải chịu toàn bộ ràng buộc pháp lý. Nếu mô hình thử nghiệm thành công, việc chuyển đổi chính thức sẽ diễn ra suôn sẻ hơn”, ông Hiển nói.

Về lâu dài, ông Hiển cho hay nếu Việt Nam áp dụng quy định chặt chẽ hơn về hóa đơn, việc đăng ký DN sẽ trở thành xu hướng tất yếu. Khi đó, môi trường kinh doanh sẽ minh bạch hơn, giúp các DN có nền tảng vững chắc để phát triển bền vững.

Một chủ hoạt động cả hai loại hình

Giám đốc một DN trong lĩnh vực nông nghiệp cho biết trong quá trình kinh doanh, DN cần tăng vốn, xuất hóa đơn hoặc hưởng các chương trình ưu đãi của Nhà nước nên buộc lòng phải chuyển lên DN.

Bản thân DN này, cũng như nhiều DN khác, dù có quy mô tương tự vẫn duy trì song song cả hai loại hình kinh doanh để linh hoạt hơn trong các thủ tục liên quan.

Thậm chí nhiều hộ kinh doanh có doanh thu và lợi nhuận lớn gấp nhiều DN nhưng vẫn không muốn lên DN để tránh mọi phiền phức.

Chính sách chưa mở lối cho hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên, cho hay trong thực tế có nhiều hộ kinh doanh đã lập DN nhưng khi mở thêm các hoạt động kinh doanh mới lại đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh vì những lợi thế của loại hình này so với DN.

Từ đó cho thấy những giải pháp khuyến khích hiện tại vẫn chưa đủ để các hộ kinh doanh yên tâm chuyển đổi sang DN.

Do đó ông Vũ cho rằng cần phải xem xét và đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hành chính và thuế cho DN, làm sao cho mức độ phức tạp của chúng gần với mức độ quản lý của hộ kinh doanh hơn.

Ngoài ra, cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích rõ ràng hơn cho DN so với hộ kinh doanh để tạo động lực chuyển đổi. “Mà tóm lại, nên làm cho chính sách đối với DN trở nên dễ tiếp cận hơn”, ông Vũ nói.

Bà Lý Kim Chi, chủ tịch Hội Lương thực và Thực phẩm TP.HCM, cho biết các số liệu thống kê cho thấy riêng tại TP.HCM có khoảng 400.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động rất hiệu quả, phát triển một cách bền vững và nhiều hộ kinh doanh còn có doanh thu, lợi nhuận cao thậm chí vượt DN.

“Trong thời đại kinh tế số, các thủ tục hành chính phải số hóa, các báo cáo phải thực hiện một cách dễ dàng nhất, thuận tiện nhất. Nếu làm được điều này, các hộ kinh doanh sẽ chuyển sang DN, giúp họ có cơ hội tăng vốn, mở rộng quy mô và hoạt động hiệu quả hơn”, bà Chi nói.

Du khách nước ngoài tìm mua đặc sản vùng miền tại chợ Bến Thành (TP.HCM) – Ảnh: THANH HIỆP

Loại hình nào cũng có ưu thế, quan trọng là chọn lựa

TS Đinh Thế Hiển cho rằng quyết định chuyển đổi hình thức kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào quy mô mà còn liên quan đến thói quen kinh doanh và các quy định pháp lý.

Chẳng hạn ở Mỹ, kinh doanh cá thể phổ biến trong các lĩnh vực như cửa hàng tạp hóa nhỏ, nhà hàng, quán ăn, dịch vụ cá nhân. Khi muốn mở rộng hoặc tìm đối tác đầu tư, họ sẽ đăng ký DN.

Tuy nhiên khác với Việt Nam, hệ thống thuế thu nhập cá nhân tại Mỹ rất chặt chẽ. Mọi giao dịch đều phải xuất hóa đơn, và người dân có trách nhiệm lưu giữ hóa đơn để khấu trừ thuế.

“Tại Việt Nam, thói quen sử dụng hóa đơn chưa phổ biến. Khi đi ăn uống hay mua hàng, khách hàng ít khi yêu cầu hóa đơn nên người bán cũng không có động lực để đăng ký DN do lo ngại các vấn đề thuế và pháp lý”, ông Hiển nhận định.

Ngoài ra, một rủi ro mà nhiều hộ kinh doanh chưa nhận thức đầy đủ là trách nhiệm pháp lý. Chẳng hạn khi gặp sự cố lớn như kiện tụng hoặc sản phẩm gây thiệt hại, hộ kinh doanh cá thể có thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân thậm chí cả gia đình. Nếu chuyển đổi thành DN, họ có thể hạn chế trách nhiệm tài chính thông qua mô hình công ty TNHH.

Việc chuyển đổi lên DN mang lại nhiều lợi thế, trong đó đáng kể nhất là khả năng ký kết hợp đồng lớn, đầu tư bài bản vào thương hiệu, nâng cao uy tín với đối tác và tiếp cận các dự án lớn.

Ngoài ra, DN có điều kiện tiếp cận các khoản vay ngân hàng với hạn mức cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi DN cần vốn để mở rộng sản xuất, cải thiện sản phẩm hoặc đầu tư vào công nghệ.

Tuy nhiên, ông Hiển cho rằng không phải hộ kinh doanh nào cũng sẵn sàng hoặc có động lực chuyển đổi. Các lĩnh vực kinh doanh đặc thù như vàng bạc, quán ăn nhỏ, buôn bán quy mô gia đình là ví dụ việc chuyển đổi có thể khiến chi phí vận hành cao hơn và yêu cầu kế toán khắt khe hơn, thuế phức tạp hơn. “Nhiều hộ kinh doanh thích sự linh hoạt, gọn nhẹ hơn là chịu các ràng buộc, đây là lý do họ tiếp tục duy trì mô hình cá thể”, ông Hiển nhấn mạnh.

Ngoài những lợi ích trên, luật sư Trần Minh Hùng phân tích việc chuyển đổi loại hình kinh doanh có thể giúp chủ đầu tư chuyển đổi từ chế độ trách nhiệm vô hạn sang chế độ TNHH (như trường hợp chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty TNHH một thành viên).

“DN cũng có tư cách pháp nhân rõ ràng hơn so với hộ kinh doanh, do đó dễ dàng xây dựng uy tín và niềm tin với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và phát triển thị trường mới.

Đồng thời khi chuyển đổi mô hình thì DN còn được hoàn thuế, khấu trừ thuế theo quy định. Điều này hoàn toàn có lợi cho DN, dễ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, hàng hóa, sản phẩm được bảo hộ có uy tín hơn”, ông Hùng nói.

Người kinh doanh muốn hoạt động ở mô hình hộ vì chi phí thấp hơn so với lên doanh nghiệp. Trong ảnh: một tiểu thương ở chợ Thủ Đức (TP.HCM) – Ảnh: TRÍ ĐỨC

* Ông Lê Duy Bình (chuyên gia kinh tế, giám đốc Economica Việt Nam): Hóa giải nỗi lo chi phí tăng khi lên doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2011 – 2021, có tới 940.000 hộ kinh doanh đi vào hoạt động.

Trái ngược với con số tăng ấn tượng này, chỉ có 43.800 doanh nghiệp tư nhân được đăng ký hoạt động, chỉ bằng 4,6% khi so với số hộ kinh doanh được thành lập và đi vào hoạt động trong giai đoạn này.

Nghiên cứu và so sánh hình thức về doanh nghiệp cá thể tại nhiều quốc gia cho thấy họ không có hình thức hộ kinh doanh, chỉ có xác định chủ thể kinh doanh dưới hai hình thức: cá nhân kinh doanh và pháp nhân kinh doanh.

Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, hình thức cá nhân kinh doanh thường tồn tại dưới hình thức cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp cá thể. Loại hình này có đặc điểm tương tự với hình thức hộ kinh doanh tại Việt Nam.

Có nhiều lý do khiến hộ kinh doanh “ngại” lên doanh nghiệp. Trước hết, nếu nâng cấp lên doanh nghiệp, họ sẽ chịu các loạt quy định pháp luật không phù hợp với họ, tăng chi phí tuân thủ pháp luật.

Đơn cử hiện nay đăng ký qua mạng nhưng nhiều thủ tục vẫn phải đi lên phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành nơi họ muốn đăng ký, có thể cản trở đối với nhiều người ở vùng xa xôi. Sắp tới sẽ bỏ cấp huyện, tôi cho rằng việc đăng ký kinh doanh từ hộ kinh doanh có thể chuyển về cấp xã thực hiện.

Ngoài ra, theo quy định hiện nay, doanh nghiệp nào cũng phải có trụ sở riêng, có tổ chức bộ máy, giám đốc, có kế toán hoặc thuê kế toán bên ngoài. Vì thế, muốn khuyến khích hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, cần xác định rõ họ là loại hình gì, chi phí tuân thủ theo đó cũng phải phù hợp và thủ tục đơn giản hơn. Đừng “ép” họ vào những tiêu chí ngặt nghèo, chi phí tuân thủ lớn.

Đồng thời bổ sung thêm mô hình doanh nghiệp một chủ hoặc gọi là doanh nghiệp cá thể. Mô hình này phù hợp với hộ kinh doanh.

* Bà Nguyễn Thị Cúc (chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam): Doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm nên xem là doanh nghiệp

Để hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, tôi đề nghị chuyển đổi cơ bản chính sách thuế khi chính sách như hiện nay thì sẽ không thể khiến hộ kinh doanh chịu lớn thành doanh nghiệp.

Ngược lại, có một bộ phận doanh nghiệp còn chuyển xuống thành hộ kinh doanh.

Cụ thể, hiện nay hộ kinh doanh nộp thuế rất thấp, như đối với ngành hàng kinh doanh buôn bán thương mại, mức thuế đối với hộ kinh doanh chỉ 1,5%, trong đó 0,5% thuế thu nhập cá nhân và 1% thuế giá trị gia tăng (VAT).

Trong khi đó, doanh nghiệp mà kinh doanh hàng tươi sống hải sản không có đầu vào thì thuế VAT đã 5% rồi, chưa kể phải nộp các loại thuế khác nữa với thực hiện quy định của bảo hiểm, an toàn lao động…

Với thực tế hiện nay, tôi đề xuất những hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở xuống thì có thể áp dụng thuế khoán. Vì đây là những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, chủ yếu là để giải quyết công việc làm, thu nhập cho chính bản thân họ và gia đình. Với hộ có doanh thu trên mức này thì thực hiện theo phương pháp kê khai với mức thuế nộp tương đương như doanh nghiệp.

Mấy năm trước, chúng ta phấn đấu 1 triệu doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện nên tôi đề nghị phải sửa đổi chính sách thuế đối với hộ có doanh thu năm lớn, tương đương với mức thuế của doanh nghiệp. Như vậy, hộ kinh doanh mới chuyển đổi lên doanh nghiệp, kinh doanh đảm bảo minh bạch và không thất thu ngân sách.

Thực tế nhiều hộ kinh doanh hàng điện tử có doanh thu hàng tỉ đồng nhưng mỗi năm họ nộp thuế khoán chỉ mấy triệu đồng là xong.

Theo tuoitre.vn

Continue Reading

Chưa phân loại

Chủ shop online chạy theo người mua

Published

on

Trước những thay đổi trong hành vi mua sắm thương mại điện tử của người Việt, chủ shop online chạy theo người mua, các nhãn hàng đang cố gắng làm mới cách tiếp cận để gia tăng doanh số cũng như giữ chân khách hàng.

Năm 2024, đã có tổng cộng 3,2 tỷ sản phẩm được tiêu thụ từ 644.000 nhà bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Chủ shop online chạy theo người mua, quy mô GMV của 4 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki nhờ đó lập kỷ lục 13,82 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2023.

Con số này không chỉ vượt xa các kịch bản đầu năm 2024 mà còn cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng chung 9% của ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.

Thói quen mua sắm của người Việt khác xưa

Theo ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích thị trường tại YouNet ECI, thị trường TMĐT Việt Nam đang đứng trước 3 cơ hội lớn.

Đầu tiên, mức thu nhập của người Việt tiếp tục tăng, tạo điều kiện để chi tiêu cho TMĐT mở rộng trong 5 năm tới. Đồng thời, các ngành hàng giá trị cao trước đây vốn chỉ phổ biến ở kênh bán lẻ truyền thống đang dần dịch chuyển lên các sàn TMĐT.

Thêm vào đó, xu hướng mua sắm kết hợp giải trí đang đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích nhu cầu tiêu dùng, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và kéo dài thời gian khách hàng tương tác với nền tảng.

Hiện nay, Gen Z và Millennials là 2 lực lượng chủ chốt thúc đẩy ngành TMĐT. Trong khi Gen Z dễ dàng chịu chi phối bởi các xu hướng trên mạng xã hội, thế hệ Millennials thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua và đặt ra yêu cầu cao hơn về dịch vụ và độ tin cậy.

Dù cách tiếp cận khác nhau, cả 2 nhóm khách hàng này đều có sức mua mạnh và mong muốn trải nghiệm mua sắm liền mạch, kết hợp với yếu tố giải trí.

livestream ban hang,  shopee sale 3/3 anh 1
Livestream trở thành “điểm nóng” mới của người bán hàng lẫn các sàn TMĐT. Ảnh: Hoàng Vũ.

Thực tế, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên những trải nghiệm mua sắm có tính tương tác cao, từ tham gia các phiên livestream, xem video ngắn cho đến trải nghiệm các ứng dụng có yếu tố trò chơi.

Những thay đổi này đòi hỏi các sàn TMĐT liên tục cải tiến mô hình kinh doanh để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Các phiên livestream bán hàng dần trở thành công cụ nâng cao doanh số hiệu quả khi vừa tạo ra tương tác trực tiếp với khách hàng, vừa kết hợp hiệu ứng truyền thông từ người nổi tiếng, KOL/KOC.

Không chỉ được ưu tiên hiển thị với tần suất cao, các phiên phát sóng này còn được sàn hỗ trợ mã giảm giá với quy mô lên đến hàng tỷ đồng nhằm khuyến khích người mua chốt đơn ngay trong lúc xem.

Một số sàn TMĐT, điển hình như Shopee, tiết lộ các thương hiệu, nhà bán hàng và KOL đã tổ chức tổng cộng 9 triệu phiên livestream trong năm ngoái, qua đó thu hút 260 triệu giờ theo dõi của người dùng.

Sự đột biến này cũng giúp tính năng Shopee Video chứng kiến số lượng người dùng lần đầu mua sắm tăng 101 lần. Lượng đơn hàng bán ra qua đây cũng tăng mạnh đến 185 lần.

Trước sự thúc đẩy của những “tay chơi” mới cùng trào lưu mua sắm kết hợp giải trí, YouNet dự báo thị trường TMĐT Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tối đa 35% trong giai đoạn 2024-2028.

Nếu nắm chắc những cơ hội tăng trưởng đang xuất hiện, tổng giá trị giao dịch TMĐT tại Việt Nam có tiềm năng đạt mốc 49,9 tỷ USD vào năm 2028.

Chủ shop tìm cách thích nghi

Những xu hướng mới không chỉ tạo sức sống cho thị trường TMĐT mà còn mở ra nhiều cơ hội bứt phá cho các nhà bán hàng và thương hiệu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi của người tiêu dùng cũng yêu cầu các chủ shop sớm cập nhật chiến lược để bắt kịp xu hướng.

Trao đổi với Tri Thức – Znews, bà Mai Cẩm Linh, Giám đốc kinh doanh tại YouNet Media, cho rằng nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và thay đổi liên tục. Những nhà bán hàng không thể đáp ứng hoặc chậm thay đổi sẽ đối mặt nguy cơ rời thị trường.

Về xu hướng livestream, vị chuyên gia nhận định việc các nhãn hàng có tham gia cuộc chơi hay không phụ thuộc nhiều yếu tố như mục tiêu kinh doanh, ngành hàng và đối tượng.

Livestream thường phù hợp với các sản phẩm được trưng bày trực quan như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm hay đồ điện tử. Đối với những sản phẩm phức tạp hoặc dịch vụ, đây vẫn là công cụ hữu ích để truyền tải thông điệp và tăng cường nhận diện thương hiệu.

Chia sẻ về cách tiếp cận mới, ông Phạm Ngọc Anh Tùng, nhà sáng lập kiêm CEO của FoodMap, cho biết người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là với nhóm hàng thực phẩm.

Chính vì vậy, thay vì tổ chức các phiên livestream bán hàng đơn thuần, thương hiệu này đã chuyển hướng sang các buổi phát sóng trực tiếp ngay tại vườn, trang trại hoặc nhà máy sản xuất. Điều này không chỉ giúp người mua có góc nhìn rõ ràng hơn về quy trình sản xuất mà còn tạo dựng được niềm tin đối với thương hiệu.

Trong khi đó, ông Phạm Chí Nhu, nhà sáng lập kiêm CEO của Coolmate, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp giữa mua sắm trực tuyến và yếu tố giải trí để duy trì sự quan tâm của khách hàng.

Đáng chú ý, thay vì chỉ tập trung vào các mùa mua sắm cao điểm như trước đây, nhiều nhãn hàng có xu hướng triển khai chiến lược kinh doanh ngay từ đầu năm.

Nhìn lại năm 2024, số liệu từ YouNet chỉ ra rằng doanh thu bán hàng TMĐT không đổ dồn vào mùa cuối năm mà được phân bổ đồng đều xuyên suốt 4 quý. Tín hiệu này cho thấy sức mua online đang đi theo quỹ đạo bền vững, mở đường cho năm 2025 với tiềm năng tăng trưởng vượt trội.

Nắm bắt tâm lý này, các sàn TMĐT cũng nhanh chóng tổ chức các sự kiện kích cầu dù thị trường vừa bước qua đợt cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán.

Chẳng hạn vào ngày đôi 3/3, Shopee tổ chức “Sale lớn đầu tiên của năm” với những ưu đãi như voucher giảm 20% tối đa 3 triệu đồng, miễn phí vận chuyển và giảm giá 50% các sản phẩm trên Shopee Live và Shopee Video. Nền tảng này đồng thời giới thiệu chuỗi livestream mới mang tính tương tác được dẫn dắt bởi nhiều gương mặt có ảnh hưởng.

Song, TikTok Shop, Lazada và Tiki cũng không đứng ngoài cuộc đua khi tiếp tục triển khai các chiến dịch ưu đãi như mua 1 tặng 1, voucher giảm giá tối đa 1 triệu đồng đi kèm với livestream của người nổi tiếng nhằm giữ chân khách hàng trong dịp mua sắm này.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức – Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách – nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo… Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Theo ZingNews

Continue Reading

Chưa phân loại

Lisa tạo nên cơn sốt tiền tỉ Labubu như thế nào?

Published

on

Sau khi Lisa sử dụng đồ chơi Labubu, những món đồ liên quan đến nhân vật này trở thành hiện tượng trên toàn thế giới.

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .