Connect with us

Pháp Luật

Thủ tướng chỉ đạo siết kiểm tra việc phân phối hàng hoá trên sàn thương mại điện tử

Published

on

Thủ tướng Chính phủ giao 3 Bộ phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối tại các kênh bán lẻ, đại lý, sàn thương mại điện tử…, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả.

Ngày 2/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.

Thời gian vừa qua, Bộ Công an, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, điều tra các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, trong thời gian dài, gây dư luận bức xúc trong nhân dân.

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo tại các công điện, công văn, thông báo, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý các vụ việc nêu trên.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, đảm bảo sự an toàn và quyền lợi cho người dân, Thủ tướng giao Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ việc, vụ án đã được phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ Công an cần chỉ đạo công an các địa phương tiếp tục nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, không để bỏ lọt các trường hợp vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.

Bộ Y tế có trách nhiệm tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm, đồng thời lưu ý tăng cường quản lý nhà nước đối với mỹ phẩm, không để xảy ra các sai phạm. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả. Đồng thời phối hợp chặt chẽ, cùng các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát các vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối tại các kênh bán lẻ, đại lý, sàn thương mại điện tử… Từ đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, đặc biệt là thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan trong việc rà soát, xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên các nền tảng mạng xã hội, trên các xuất bản phẩm liên quan đến các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả theo quy định của pháp luật. Tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo, nhất là quảng cáo hàng hoá về thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; kiểm tra, xử lý việc quảng cáo, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ trên môi trường mạng; khẩn trương rà soát, thu hồi các loại thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả đã được phát hiện trên địa bàn, để kịp thời ngăn chặn và giảm thiểu tác hại cho người dân.

Theo Baophapluat.vn

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pháp Luật

Bỏ thuế khoán vào năm 2026 hộ kinh doanh sẽ được chia thành 4 nhóm doanh thu để quản lý

Published

on

Sau khi bỏ thuế khoán, hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý và chính sách thuế phù hợp hơn, minh bạch hơn.

Tại họp báo thường kỳ quý II/2025 của Bộ Tài chính chiều 2/7, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính), cho biết, việc bãi bỏ thuế khoán nhằm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm chênh lệch giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo môi trường công bằng với người làm công ăn lương. Thực tế, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ như hàng quán, chợ truyền thống có doanh thu dưới hoặc chỉ nhỉnh hơn ngưỡng chịu thuế, vẫn đóng thuế khoán cố định.

Để thay thế thuế khoán, Dự thảo Luật Quản lý thuế dự kiến chia hộ, cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm doanh thu, áp dụng phương pháp quản lý khác nhau. Cụ thể:

Nhóm 1: Doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm, sẽ không phải chịu thuế và được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử sau khi bỏ thuế khoán. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.

Nhóm 2: Doanh thu từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm, có lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ năm 2027 – 2028. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.

Nhóm 3: Các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng có doanh thu 1 – 3 tỷ đồng/năm và lĩnh vực thương mại, dịch vụ có doanh thu 1 – 10 tỷ đồng/năm. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện chế độ kế toán đơn giản.

Nhóm 4: Doanh thu trên 10 tỷ đồng. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện các chế độ kế toán như các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quy định.

Ngoài ra, cơ quan thuế dự kiến đề xuất tăng mức ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân lên ít nhất gấp đôi mức 200 triệu đồng/năm. Đồng thời, sửa đổi tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân cho hộ, cá nhân kinh doanh phân biệt theo quy mô doanh thu; kiến nghị sửa đổi các chính sách pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh phát triển.

Theo Phó Cục trưởng Mai Sơn, các nội dung nêu trên mới chỉ là dự kiến. Cục Thuế sẽ tiếp tục lấy ý kiến người dân, hiệp hội, chuyên gia để hoàn thiện khung quản lý, báo cáo Bộ Tài chính, trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Ver2Solution tổng hợp
kinhtechungkhoan.vn

Continue Reading

Pháp Luật

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói sẽ bỏ thuế môn bài, miễn thuế 3 năm đầu nếu chuyển sang doanh nghiệp

Published

on

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết các hộ kinh doanh sẽ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khi chuyển đổi sang doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Tài chính nói sẽ bỏ thuế môn bài, miễn thuế 3 năm đầu nếu chuyển sang doanh nghiệp.

Sáng 19/6 diễn ra Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên chất vấnđại biểu Lã Thanh Tân (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng) đặt vấn đề, trong số hơn 5 triệu hộ kinh doanh hiện nay, nhiều hộ có quy mô hoạt động rất lớn nhưng vẫn chưa chính thức ra nhập khu vực doanh nghiệp do còn e ngại về chi phí, thủ tục và nghĩa vụ tài chính.

Thực tế này cho thấy cần có những chính sách đột phá khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng to lớn của khu vực này.

“Bộ trưởng có giải pháp đột phá nào để thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp”, ông Tân chất vấn.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, các hộ kinh doanh có doanh thu rất lớn nhưng chưa chuyển đổi sang doanh nghiệp là tiềm năng rất lớn để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã quy định chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm triển khai luật, có thể nói số lượng hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp không nhiều.

Theo Bộ trưởng Thắng có 3 nguyên nhân. Đầu tiên là chi phí tuân thủ của hộ kinh doanh và doanh nghiệp vẫn còn khoảng cách lớn, nói cách khác chi phí tuân thủ của doanh nghiệp lớn hơn nhiều.

Thứ hai, hộ kinh doanh chưa nắm rõ pháp luật về doanh nghiệp và chưa quen với quản lý sổ sách, kế toán, do đó có tâm lý e ngại chuyển đổi.

Thứ ba, hộ kinh doanh được áp dụng thuế khoán ưu đãi, chế độ sổ sách, hóa đơn, chứng từ… đơn giản hơn nhiều so với doanh nghiệp.

Để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, ông Thắng cho biết sẽ rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về hộ kinh doanh để thu hẹp tối đa khoảng cách về tổ chức quản trị và sổ sách kế toán, tài chính giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

Đồng thời, Bộ sẽ tham mưu sớm hoàn thiện khung pháp lý về nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để triển khai bãi bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh từ 1/1/2026. Đây là giải pháp căn cơ để minh bạch hóa hoạt động của các hộ kinh doanh, thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp.

Nhiều chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp được đưa ra như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu thành lập, bãi bỏ lệ phí môn bài, cung cấp miễn phí nền tảng số, hệ thống kế toán dùng chung.

“Khi chuyển đổi sang doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn”, ông Thắng nói.

Theo CafeBiz.vn

Continue Reading

Pháp Luật

Sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ, nộp thuế thay người bán hàng online từ 1-7

Published

on

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 117 quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1-7. Sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ, nộp thuế thay người bán hàng online từ 1-7.

Theo nghị định, tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử trong và ngoài nước thuộc đối tượng khấu trừ, nộp thuế thay sẽ phải nộp thuế với mỗi giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ phát sinh doanh thu ở trong nước của hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Ai cần nộp thuế?

Các cá nhân này bao gồm người cư trú và không cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử sẽ phải nộp thuế với mỗi giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ phát sinh doanh thu trong nước.

Theo đó, tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử khấu trừ số thuế giá trị gia tăng. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp ngay khi xác nhận giao dịch thành công và chấp nhận thanh toán đối với giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng thương mại điện tử cho hộ, cá nhân.

Số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện khấu trừ được xác định theo tỉ lệ phần trăm (%) trên doanh thu của mỗi giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Cụ thể, hàng hóa được xác định là 1%; dịch vụ: 5%; vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: 3%.

Tỉ lệ % tính thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trong đó với cá nhân cư trú: Hàng hóa: 0,5%; dịch vụ: 2%; vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: 1,5%.

Với cá nhân không cư trú: Hàng hóa: 1%; dịch vụ: 5%; vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: 2%.

Sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ, nộp thuế thay người bán hàng online từ 1-7 - Ảnh 2.

Trường hợp các tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử thuộc đối tượng khấu trừ, nộp thay không xác định được giao dịch phát sinh doanh thu từ nền tảng thương mại điện tử là hàng hóa hay dịch vụ hoặc loại dịch vụ thì việc xác định số thuế phải khấu trừ thực hiện theo mức tỉ lệ % cao nhất.

Việc tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử thực hiện kê khai số thuế đã khấu trừ theo tháng. Đối với giao dịch bị hủy hoặc trả lại hàng thì tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử bù trừ số thuế đã khấu trừ, nộp thay của giao dịch bị hủy hoặc trả lại hàng với số thuế phải khấu trừ, nộp thay của các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Số thuế nộp thay của tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử được xác định bằng tổng số thuế của các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi bù trừ với tổng số thuế các giao dịch bị hủy hoặc trả lại hàng của hộ, cá nhân.

Người bán hàng online phải có những trách nhiệm gì?

Nghị định quy định hộ, người cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử có trách nhiệm kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên và các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

Hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin mã số thuế hoặc số định danh cá nhân. Công dân nước ngoài cung cấp đầy đủ số hộ chiếu hoặc thông tin định danh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, và các thông tin bắt buộc đối với người bán theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử cho tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử.

Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp cho các tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử thuộc đối tượng khấu trừ, nộp thuế thay và chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.

Hộ, cá nhân đã được tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử khấu trừ, kê khai, nộp thay số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập cá nhân theo quy định thì không phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử đã khấu trừ, nộp thuế thay.

Theo tuoitre.vn

Continue Reading

Đọc nhiều nhất

Copyright © 2024 Ver2solution.com .