Connect with us

Xu Hướng

Gen Z và những ưu tiên mua sắm khác biệt trong năm 2024

Published

on

Là những người tạo ra các xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không thể phủ nhận rằng, Gen Z giờ đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang nói riêng và ngành bán lẻ nói chung…

Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng với Internet và các thiết bị kỹ thuật số, nên còn được mệnh danh là những “công dân thời đại kỹ thuật số”. Sự tiếp cận dễ dàng với kho kiến thức khổng lồ trên Internet khiến những người trẻ này có sự quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xã hội và môi trường, từ đó có trách nhiệm hơn trong hành vi tiêu dùng của mình, bao gồm các sản phẩm thời trang.

ƯU TIÊN 1: THỜI TRANG BỀN VỮNG

Sinh ra trong bối cảnh thịnh vượng, Gen Z đại diện cho thế hệ người tiêu dùng có trách nhiệm hơn với môi trường và xã hội. Họ sử dụng sức mạnh của công nghệ và Internet, thúc đẩy thời trang bền vững phát triển. Đặc biệt, vào năm 2023, thời trang bền vững được gen Z coi trọng hơn. Khi mối lo ngại về khí hậu, ô nhiễm môi trường gia tăng, quần áo handmade hoặc second hand mang đến một giải pháp thay thế bền vững cho thời trang nhanh.

Mới đây, Instagram đã hợp tác với WGSN để thực hiện một cuộc khảo sát với người dùng Gen Z trên khắp nước Mỹ. Theo đó, hơn một nửa khách hàng trẻ cho biết họ có kế hoạch mua sắm để hỗ trợ các hoạt động mà họ quan tâm, đặc biệt quyên góp cho cộng đồng. Còn theo khảo sát của BoF Insight phối hợp cùng JV Consulting về những thương hiệu thời trang được Gen Z ưa chuộng, thương hiệu được Gen Z yêu thích nhất thuộc về Nike. Giá cả phải chăng, đầu tư cho nghiên cứu vật liệu bền vững mới và các chiến dịch truyền thông vì xã hội đóng vai trò không nhỏ giúp thương hiệu này bỏ xa các đối thủ nặng ký. 

ƯU TIÊN 2: SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ

Trái ngược với thế hệ Millennials ưu tiên du lịch trải nghiệm, mua sắm đồ gia dụng và nội thất thì người tiêu dùng Gen Z ưu tiên mua sắm các mặt hàng điện tử, công nghệ, y tế và sức khỏe (theo báo cáo Consumer Culture do 5WPR thực hiện). Theo đó, thế hệ Z sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để tham gia vào những trải nghiệm công nghệ thú vị, mang lại niềm vui hoặc giúp họ cải thiện cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, các sản phẩm điện tử và công nghệ thường có giá cả đắt đỏ. Vì thế, các thương hiệu cần thuyết phục được người dùng rút “hầu bao” bằng cách xây dựng các nội dung chứng minh tại sao người dùng cần mua các sản phẩm này, nó giải quyết được những vấn đề gì, nó có tốt hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hay không…

Đơn cử như để thu hút người dùng mua máy theo dõi thể lực của mình, công ty điện tử tiêu dùng Fitbit đã thực hiện nhiều nội dung nhằm cung cấp kiến thức cho người dùng. Theo đó, thương hiệu chỉ ra rằng sản phẩm có thể theo dõi số bước đi và nhịp tim đập của người dùng và họ có thể gửi những dữ liệu này đến các bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và tìm ra hướng khắc phục khi cần thiết. Vì thế, nếu người dùng gen Z quan tâm đến lối sống lành mạnh, họ sẽ có khả năng tin tưởng và chọn mua sản phẩm của Fitbit.

ƯU TIÊN 3: SẢN PHẨM GIÁO DỤC

Theo khảo sát thực tập toàn cầu năm 2022 của Goldman Sachs trên hơn 2.470 sinh viên thực tập trong mùa hè, 86% trong số đó cho biết họ tin rằng một cơn suy thoái công việc đang diễn ra. Khi những lao động trẻ tìm kiếm sự ổn định và ý nghĩa trong công việc ngay từ lúc bắt đầu gia nhập thị trường lao động, họ thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để chống suy thoái cho tương lai.

Trung tâm Nghiên cứu Pew báo cáo rằng người tiêu dùng gen Z năm 2023 sẽ đầu tư nhiều vào các khóa học hoặc chương trình giáo dục giúp họ nâng cao thu nhập trong tương lai. Từ năm 2019 đến năm 2020, gen Z đã dành nhiều hơn 12% thời gian để trau dồi các khóa học kỹ năng cứng trên LinkedIn Learning so với những người học khác. Theo HubSpot, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng sự quan tâm của gen Z đối với các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến kiến thức, giáo dục bắt nguồn từ nhu cầu ổn định tài chính của họ. Nhiều người trong độ tuổi cho biết, một nền giáo dục tốt sẽ dẫn đến một công việc có mức lương cao.

ƯU TIÊN 4: MUA SẮM KẾT HỢP GIẢI TRÍ

Với sự phổ biến của các nền tảng xã hội mới như Tik Tok, BeReal và Xiaohongshu… cũng như sự đa dạng của các kênh thương mại điện tử, thói quen mua sắm của người tiêu dùng Gen Z đang dần thay đổi. Mới đây, TikTok đã hợp tác với Boston Consulting Group (BCG) để đưa ra một báo cáo về các cơ hội kinh doanh mới ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Báo cáo này đã chỉ ra rằng “mua sắm online kết hợp với giải trí” được thúc đẩy bởi nhu cầu cảm tính của người tiêu dùng sẽ trở thành một xu hướng mới trong tương lai với nhiều tiềm năng.

Theo đó, nội dung giải trí đa phương tiện thường tạo ra trải nghiệm tiếp thị sâu hơn và có tính tương tác cao. Trong đó, sản phẩm thời trang bắt mắt, dễ thay đổi, rất phù hợp để phát triển các nội dung giải trí thú vị, hiện chiếm khoảng 18% thị phần kinh doanh giải trí. Các thương hiệu có thể quay video thử quần áo, thực hiện thử thách thay trang phục hoặc thể hiện kiểu dáng và chi tiết sản phẩm. Tất cả những điều này đều có thể khơi dậy niềm hứng thú mua sắm của người tiêu dùng và họ có thể “chốt đơn” ngay lập tức.

Bên cạnh đó, hướng dẫn làm đẹp luôn là một chủ đề phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội lớn, chiếm khoảng 14% thị phần kinh doanh giải trí. Các thương hiệu có thể giới thiệu sản phẩm thông qua hướng dẫn trang điểm, unbox sản phẩm và đánh giá, swatch sản phẩm, biến hình Before & After…

Xu Hướng

Làn sóng AI đang thay đổi cuộc sống nông thôn Trung Quốc

Published

on

Làn sóng AI đang thay đổi cuộc sống nông thôn Trung Quốc, người người nhà nhà theo nhau sử dụng livestream như công cụ bạn chính các nông sản của mình trồng và chăm sóc, bán trực tiếp mà không qua “lái buôn”.

  • Người dân nông thôn Trung Quốc, chiếm 1/3 dân số 1,4 tỷ người, đang nhiệt tình ứng dụng dịch vụ AI vào cuộc sống hàng ngày.
  • DeepSeek, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Hàng Châu, đã kích hoạt làn sóng ứng dụng AI trên toàn quốc với các mô hình nguồn mở của họ.
  • Nhờ độ phủ internet rộng khắp và tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao, người dân nông thôn Trung Quốc đang tìm kiếm lời khuyên từ chatbot về nhiều chủ đề từ chăn nuôi lợn đến kiểm soát sâu bệnh.
  • Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba Group Holding và Tencent Holdings đã phát triển các chatbot dễ sử dụng để thúc đẩy phổ biến ứng dụng AI.
  • Alibaba, chủ sở hữu của South China Morning Post, đã ký kết hợp tác chiến lược với chính quyền tỉnh Chiết Giang nhằm giúp thu hẹp khoảng cách nghèo đói giữa nông thôn và thành thị thông qua ứng dụng công nghệ AI.
  • Các chatbot AI hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm Yuanbao của Tencent, Tongyi của Alibaba và Doubao của ByteDance, đang nhanh chóng thu hút người dùng mới, kể cả ở vùng nông thôn rộng lớn.
  • Tại Jiaohe, một thị trấn ở tỉnh Cát Lâm đông bắc, một trưởng thôn đã liên hệ trực tiếp với Tencent để được hỗ trợ quảng bá AI cho người dân trong làng.
  • Trong các quảng cáo được hiển thị khắp thị trấn, ông khuyến khích người dân “tìm kiếm Tencent Yuanbao trên cửa hàng ứng dụng”.
  • Trưởng thôn họ Lư cho biết chatbot đã trở thành một phần của cuộc sống nông thôn, khi người dân sử dụng dịch vụ AI để nhận diện thực vật và động vật, xem xét tài liệu, tìm kiếm trợ cấp chính phủ, tìm lời khuyên về canh tác và chăn nuôi, và tạo tài liệu quảng cáo cho các doanh nghiệp thương mại điện tử địa phương.
  • Tencent đã thành lập một đội chuyên biệt khởi xướng chiến dịch “AI Goes Rural” (AI đến nông thôn). Một nhân viên Tencent gần gũi với dự án cho biết: “Các tính năng như nhận dạng hình ảnh và tương tác giọng nói đã giảm đáng kể rào cản cho nông dân.”
  • Công ty cũng đã điều chỉnh các mô hình AI để đáp ứng nhu cầu nông thôn và hợp tác với các quan chức địa phương về giáo dục.
Làn sóng AI đang thay đổi nông thôn Trung Quốc khi 1/3 dân số (466 triệu người) tiếp cận chatbot để được tư vấn về nông nghiệp. Các công ty như DeepSeek, Tencent và Alibaba đang phát triển giải pháp đặc biệt cho khu vực nông thôn, giúp thu hẹp khoảng cách số.
Nguồn Songai.vn
Continue Reading

Xu Hướng

Khi sự tò mò của đám đông “nuôi dưỡng” nội dung độc hại trên mạng xã hội

Published

on

Thay vì tạo ra giá trị tích cực, nhiều KOL lại gây chú ý bằng những buổi livestream để tranh cãi về đời tư cá nhân, nội dung độc hại trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem trên MXH.

Thời gian qua, mạng xã hội tràn ngập các buổi livestream (buổi phát trực tiếp) tranh cãi về đời tư của các KOL (người có sức ảnh hưởng), thu hút hàng triệu lượt xem. Thay vì tạo ra giá trị, nhiều người có ảnh hưởng lại gây chú ý bằng ồn ào cá nhân. Sự tò mò của đám đông đã vô tình biến những câu chuyện này thành nội dung “hot”, lấn át cả những vấn đề quan trọng khác trong xã hội, tạo ra nội dung độc hại trên mạng xã hội.

Người ta thường cho rằng nghệ sĩ có được yêu mến thì khán giả mới quan tâm tới đời tư, tuy nhiên, việc chủ động đưa những chuyện cá nhân “không mấy tốt đẹp” của mình lên mạng xã hội để đấu tố nhau thì lại là một hành động tai tiếng, đem lại cái nhìn tiêu cực.

Thời gian qua, mạng xã hội tràn ngập thông tin về chuyện tình cảm giữa streamer V và bạn gái N.K, thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Đỉnh điểm vào tối 28/3/2025, dư luận dậy sóng khi streamer V và rapper P cùng xuất hiện trong một buổi livestream để đối chất về mối quan hệ của họ, cũng như những vấn đề liên quan đến “người thứ 3”. Đáng nói, sự kiện này lại thu hút tới hàng triệu người xem cùng lúc, có thời điểm lượt xem lên tới 4 triệu, tạo nên một “cơn sốt” trên các nền tảng trực tuyến.

Cộng đồng mạng “xâu xé” nội dung phản cảm

Sự việc trên, cùng hàng loạt các trang thông tin, content rầm rộ đã gây nên sự phản cảm trên không gian mạng. Chỉ cần bấm tìm kiếm tên những nhân vật trên, lập tức trên Google cho ra hơn 60.000 lượt tìm kiếm. Các trang mạng xã hội một ngày lên tới 4-5 bài cập nhật, phân tích, khen chê đủ cả. Mỗi bài đăng như thế lại nhận về hàng nghìn lượt bình luận. Chị Ngọc Ánh chia sẻ trong trang cá nhân facebook của mình: “Thiệt sự tuần qua thấy mấy tin này mà thấy khó chịu, vô cùng nhảm nhí. Mình muốn unfriend (hủy kết bạn) hết các bạn bè trên Facebook đã share tin liên quan đến drama này ghê. Còn bài nhạc kia nữa, mình có nghe qua, rồi thôi, không bao giờ nghe lại nữa. Riết rồi nhạc nhẽo kiểu gì toàn mắng chửi nhau mà cũng viral được nữa.”

Khi sự tò mò của đám đông "nuôi dưỡng" nội dung độc hại trên mạng xã hội- Ảnh 1.

Một trong nhiều khán giả bức xúc khi hàng loạt các trang thông tin, trang mạng xã hội đưa thông tin về sự việc vô bổ này. Nguồn: MXH

Không chỉ riêng trường hợp của streamer V, trước đó, mạng xã hội cũng từng xôn xao sự việc của một nam streamer tên S – được mệnh danh là nam streamer tai tiếng bậc nhất VCS (Giải VĐQG Liên minh huyền thoại tại Việt Nam) đã phát trực tiếp và tổ chức gặp gỡ cộng đồng người hâm mộ (Fan) của mình, từ đó thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng dưới hình thức nhận tiền trực tiếp từ khán giả đến xin chụp ảnh.

Điểm đáng nói là streamer này được chú ý bởi chuỗi các video kể chuyện “tù tội” và có hành vi cổ súy, quảng cáo cho các ứng dụng cờ bạc như:cá độ bóng đá, đua chó, đua ngựa, thậm chí người này còn có dấu hiệu phát ngôn lệch chuẩn, vi phạm pháp luật. Tất cả tạo ra làn sóng bàn tán dữ dội, biến đời tư cá nhân thành một dạng nội dung giải trí gây tranh cãi.

Khi sự tò mò của đám đông "nuôi dưỡng" nội dung độc hại trên mạng xã hội- Ảnh 2.

Streamer S nổi tiếng vì những video kể chuyện về việc “đi tù” của mình, nhưng vẫn được hàng trăm nghìn lượt like và có cả lượng lớn fan hâm mộ. Nguồn: MXH

Chỉ trong giờ đồng hồ ngồi livestream, những KOL này đã thu về được một số tiền khổng lồ từ việc những người theo dõi phải trả phí để được bày tỏ quan điểm của mình dù đó là bất kỳ phản ứng gì. Nguồn lợi đến từ chính sự tò mò, phẫn nộ và cả hả hê của đám đông. Một tài khoản mạng xã hội mang tên L.N đã bày tỏ sự bức xúc của mình về những phiên livestream đầy thị phi: “Chúng ta đang xây dựng một xã hội tử tế hay chỉ đang nuôi lớn những cỗ máy biết tạo scandal? Không ai biết những tên tuổi kia có tài năng gì.”

Khi sự tò mò của đám đông "nuôi dưỡng" nội dung độc hại trên mạng xã hội- Ảnh 3.

Tài khoản mạng xã hội bày tỏ bức xúc về những phiên livestream đầy “thị phi”. Nguồn: MXH

Mạng xã hội “tiếp tay” cho những câu chuyện vô bổ?

Nếu các KOL này thực hiện livestream trên nền tảng không có giấy phép hợp lệ, hoặc nếu họ phát sinh doanh thu từ hoạt động này mà không tuân thủ quy định, thì có thể xem xét dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể, theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 25/12/2024 đã bổ sung một số quy định về quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trong nước. Theo đó, chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới được phép cung cấp tính năng livestream hoặc các hoạt động có phát sinh doanh thu.

Ngoài ra, tại Nghị định cũng quy định chi tiết về trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội trong việc đảm bảo nội dung không vi phạm thuần phong mỹ tục, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.

Mặc dù có số lượng người quan tâm “khổng lồ”, nhưng không phải ai trong số đó cũng biết những tên tuổi trên là ai, làm gì mà họ chỉ theo dõi vì tò mò câu chuyện cá nhân. Tuy ai cũng là con người nhưng ở góc độ khác, nhất là ở thời điểm mạng xã hội phát triển thì người nghệ sĩ lại đóng góp vai trò đặc biệt, giúp định hướng cho giới trẻ nói riêng và xu hướng nghệ thuật cùng cái nhìn trong cuộc sống nói chung. Tuy nhiên, thứ họ đem đến cho khán giả lại là những tranh cãi không mấy tốt đẹp xung quanh câu chuyện về đời tư chứ không phải tài năng hay những cống hiến cho nghệ thuật.

Nếu bản thân người nghệ sĩ xác định chuyện riêng tư cần được giữ kín, thì không nên mang những mối quan hệ hay quá khứ cá nhân lên mạng xã hội, càng không nên biến nơi này trở thành nơi đấu tố, tranh chấp nhau trước hàng triệu khán giả, bởi khi đó, thứ họ nhận lại được chỉ là “tai tiếng” đeo bám theo họ trong suốt quãng đời sự nghiệp còn lại của mình.

Trong thời đại hiện nay, khi tin tức giả mạo và thông tin sai lệch lan truyền với tốc độ nhanh chóng, khán giả không chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận thông tin, mà còn cần phải đánh giá, kiểm chứng thông tin trước khi truyền tải. Hãy trở thành những người chia sẻ thông tin có trách nhiệm khi lan tỏa những nội dung chính xác, hữu ích và mang lại giá trị cho cộng đồng.

Theo VTV

Continue Reading

Xu Hướng

Diễn viên Trung Quốc đầu tiên hút hơn 5 tỷ lượt tương tác

Published

on

Mỹ nhân “Cổ Kiếm Kỳ Đàm” là nghệ sĩ đầu tiên của Trung Quốc có hơn 5 tỷ lượt tương tác trên mạng xã hội Weibo.

Ngày 11/4, tờ Sinchew đưa tin Địch Lệ Nhiệt Ba vừa lập kỷ lục khi là sao Hoa ngữ đầu tiên vượt mốc 5 tỷ lượt tương tác (bao gồm lượt thích, bình luận và chia sẻ) trên mạng xã hội Weibo.

Là một trong “Tứ đại mỹ nhân Tân Cương”, nữ diễn viên được biết đến là ngôi sao hàng đầu của làng giải trí tại đất nước tỷ dân. Dù từ năm 2023 đến nay, Địch Lệ Nhiệt Ba chưa có tác phẩm mới lên sóng, nhưng nhờ nhan sắc nổi bật và vóc dáng đáng mơ ước, cô vẫn là gương mặt được nhiều thương hiệu săn đón. Đồng thời, nữ diễn viên cũng tích cực cập nhật hình ảnh bản thân trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Chính vì vậy, các bài đăng của Địch Lệ Nhiệt Ba thường có lượng tiếp cận lớn, kéo theo hàng trăm nghìn lượt thích và bình luận. Điều này chứng minh sức hút và độ nổi tiếng khó ai sánh kịp của mỹ nhân Cổ Kiếm Kỳ Đàm trên nền tảng Weibo suốt vài năm qua.

Theo Sinchew, thời gian tới, Địch Lệ Nhiệt Ba sẽ có 3 dự án phim lên sóng. Trong đó, tác phẩm Lợi Kiếm Hồng Hoa, do cô đóng chính, được cho là sẽ công chiếu từ ngày 25/4. Một bộ phim khác của cô nàng là Tiêu Khởi Thanh Nhượng dự kiến sẽ ra mắt dịp hè năm nay.

Theo truyền thông Trung Quốc, Địch Lệ Nhiệt Ba là một trong các mỹ nhân đóng phim nổi tiếng hàng đầu tại Hoa ngữ. Song, diễn xuất của cô nàng thường xuyên khiến khán giả tranh cãi. Trước đó, hồi đầu tháng 3, Châu Tinh Trì từng bị chỉ trích sau khi mời cô tham gia dự án Đội bóng nữ Thiếu Lâm.

Nhiều khán giả cho rằng Châu Tinh Trì đang cố “làm trò” để dự án của ông được chú ý, bằng cách mời các ngôi sao có sẵn tiếng tăm, lượng fan đông đảo nhưng diễn xuất hạn chế như Địch Lệ Nhiệt Ba.

Theo ZingNews

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .