Connect with us

Xu Hướng

Gen Z – Khai mở những xu hướng thời trang bền vững năm 2024

Published

on

Năm 2024, Gen Z (giới trẻ) đã và đang tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, nhất là mảng thời trang. Với tư duy mới mẻ cùng sự sáng tạo không ngừng, thế hệ trẻ này đã tạo ra xu hướng thời thời trang mới cho ngành công nghiệp, kết hợp một cách độc đáo giữa truyền thống và hiện đại.

Gen Z và xu hướng chuyển dịch thời trang bền vững

Có thể thấy, thế hệ Gen Z đang dẫn đầu xu hướng thời trang bền vững để bảo vệ môi trường. Họ không ngừng tìm kiếm và ủng hộ những thương hiệu thời trang có tâm và có tầm trong việc giảm thiểu tác động xấu đến hành tinh. Nguyên nhân do đâu?

  • Nhận thức đúng về thời trang nhanh – Fast Fashion

“Fast Fashion” là một ngành công nghiệp đang phát triển mạnh ở Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu… và có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới. Lý do nào khiến Fast Fashion trở nên hấp dẫn như vậy?

  • Thiết kế đa dạng và cập nhật: Các sản phẩm luôn theo kịp xu hướng và phù hợp với thời đại. Thậm chí các sản phẩm nổi bật của các thương hiệu thời trang danh tiếng cũng được bắt chước chỉ sau một tuần ra mắt.
  • Mua sắm dễ dàng: Sự phát triển của thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể mua sắm thoải mái dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
  • Thời trang tiết kiệm: Vì giá cả phải chăng nên sẽ không gây ra cảm giác lãng phí hay hối hận. Ngoài ra, những chiến lược Marketing vào ngày “giảm giá”, cùng với tâm lý “bỏ lỡ cơ hội” lại càng khuyến khích người mua đặt hàng ngay.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thời trang nhanh cũng được coi là ngành công nghiệp gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường và xã hội, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề này. Mặc dù có một số người dùng chuyển sang mua sắm thời trang bền vững, nhưng việc phân biệt được thương hiệu nào thực sự bền vững không phải là dễ dàng. Chúng ta cần có nhiều thông tin và kiến thức hơn về nguồn gốc và quy trình sản xuất của các sản phẩm thời trang.

  • Khó khăn khi tham gia ngành thời trang bền vững

Theo threadUP, chỉ có khoảng 20% người mua sắm dự định giảm chi tiêu cho thời trang nhanh trong 5 năm tới, trong khi hơn một nửa trong số họ biết rằng thời trang nhanh gây ra rác thải và gần một nửa cảm thấy tội lỗi khi mua những món đồ rẻ tiền. Denise N. Green, Phó Giáo sư chuyên về Khoa học Sợi & Thiết kế Trang phục tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York, cho rằng hai yếu tố chính ngăn cản thế hệ trẻ tiếp cận với thời trang bền vững là: khả năng tài chính và sức ép từ mạng xã hội.

 

Những người có thu nhập cao có xu hướng mua sắm thời trang bền vững hơn 6% so với những người có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Gen Z khó có thể chống lại sự hấp dẫn của thời trang nhanh, bởi họ bị ảnh hưởng nhiều bởi các Influencer, những stylist trên mạng xã hội. Những người này giúp họ cập nhật những xu hướng mới nhất và kích thích họ mua sắm nhiều hơn. 

Tuy nhiên, Gen Z cũng là những người tiêu dùng tích cực của thị trường đồ cũ, biến tấu những món đồ đã qua sử dụng thành những món đồ mới mẻ, thay vì vứt đi chúng (Theo báo cáo thường niên năm 2022 của eBay).

  • Mạng xã hội – Công cụ thúc đẩy sự phát triển của xu hướng thời trang bền vững

Trong thời đại kỹ thuật số, mạng xã hội đã trở thành một trong những nền tảng quan trọng nhất ảnh hưởng đến phong cách thời trang của Gen Z. Các nền tảng như Instagram, TikTok và YouTube đóng vai trò then chốt trong việc lan truyền và định hình các xu hướng mới.

Mạng xã hội cũng tạo điều kiện cho Gen Z thể hiện cá tính riêng và tương tác với cộng đồng thời trang. Họ có thể dễ dàng chia sẻ phong cách của mình, nhận được phản hồi và cảm hứng từ những người khác.

Mạng xã hội không chỉ là nơi giải trí mà còn là yếu tố quan trọng định hình quyết định mua sắm của Gen Z. Họ thường dựa vào đánh giá từ người khác, video unboxing, hướng dẫn mix đồ để đưa ra quyết định mua hàng.

Như vậy, mạng xã hội không chỉ là nơi giúp Gen Z tiếp cận xu hướng thời trang mới mà còn ảnh hưởng đến cách họ tương tác, tự biểu đạt và quyết định mua sắm.

Các hình thức thời trang bền vững phổ biến hiện nay

  • Xu hướng thời trang đã qua sử dụng (Secondhand)

Một trong những tiêu chí hàng đầu của xu hướng thời trang bền vững là thân thiện với môi trường. Điều này đã chứng minh khi Secondhand là một xu hướng thời trang trong ngành thời trang, khi người dùng sử dụng lại những sản phẩm đã qua sử dụng của người khác nhưng vẫn còn mới và giá rẻ. Những sản phẩm thuộc thời trang secondhand sẽ có độ bền khoảng 50% – 70% so với ban đầu.

Việc mua hoặc thuê lại những mặt hàng đã trải qua sử dụng không chỉ đáp ứng mong muốn về sự đổi mới, mà còn giúp gia tăng tuổi thọ của sản phẩm. Điều này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường sản phẩm tái bán.

Không giống như thế hệ trước chỉ quan tâm đến việc sở hữu lâu dài khi mua một sản phẩm, khách hàng trẻ hiện nay coi trọng giá trị của trải nghiệm và không ngại mua lại sản phẩm mình thích, đồng thời có thể bán chúng cho người khác cần và sau đó tiếp tục tìm kiếm hàng resale mới.

Thị trường resale được dự báo sẽ tăng từ 28 tỷ đô năm 2019 lên 64 tỷ đô năm 2024, chiếm 7% thị trường thời trang cao cấp. Theo đó, thế hệ Millennials và Gen Z là những người nhanh chóng tiếp thu xu hướng thời trang secondhand gấp 2,5 lần so với các nhóm tuổi khác, theo số liệu của ThredUP – Công ty giao dịch mặt hàng thời trang secondhand trực tuyến lớn nhất thế giới.

  • Xu hướng thời trang tái chế

Nếu như xu hướng second hand là đồ cũ còn mới được vệ sinh và bán lại, và recycle là tái chế mới toàn bộ thì upcycling có vẻ như là xu hướng ở giữa, vừa khai thác cái cũ còn mới, vừa kết hợp tái tạo thành một sản phẩm mới. Ví dụ như kết hợp chiếc áo khoác jeans cũ với phần ren của váy tạo thành một chiếc áo khoác mới hoàn toàn. 

Bất chấp bị nhận xét là “lạ”, “kỳ cục”, nhưng thế hệ Z vẫn đang nổi bật với sự sáng tạo trong thời trang nhờ vào những sản phẩm duy nhất được tạo ra từ xu hướng thời trang upcycling. Xu hướng này giúp Gen Z tìm được giá trị riêng của mình, đồng thời giúp họ biểu lộ được chính sự cá tính trong từng bộ quần áo.

  • Xu hướng thời trang cho thuê

Báo cáo của Bain & Company cho rằng yếu tố “sang trọng bền vững” sẽ là một xu hướng phát triển trong thập kỷ tới, và ngành thời trang cho thuê (Rental) đang đặt những nền móng đầu tiên. Trong thời gian tới, có thể xuất hiện một xu hướng cho thuê trực tiếp quần áo giữa cá nhân, trong đó người dùng sẽ gửi quần áo của họ đến một nền tảng trung gian có khả năng lan rộng.

Tại Việt Nam, người ta ít biết đến dịch vụ thuê quần áo, nhưng ở nước ngoài thì nó rất phổ biến. Thuê quần áo hay thuê lại những món đồ đã qua sử dụng có hai lợi ích chính: một là giúp các tín đồ thời trang có thể sở hữu trang phục mong muốn trong thời gian ngắn với chi phí thấp và hai là góp phần bảo vệ môi trường, thiên nhiên.

  • Xu hướng thời trang tuần hoàn

Ngành công nghiệp thời trang hiện nay không những gây lãng phí mà còn gây hại cho môi trường khi tiêu thụ quá nhiều tài nguyên đất, nước, dầu và hóa chất cũng như ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Do đó, từ “tuần hoàn” (circular) đã xuất hiện vào năm 2024 và nhanh chóng trở thành một khái niệm bền vững được ủng hộ trong lĩnh vực thời trang.

Thời trang tuần hoàn không chỉ là việc loại bỏ chất thải và sử dụng vật liệu thô, mà còn là việc thiết kế sản phẩm từ khâu sản xuất, sử dụng và xử lý cuối cùng sao cho có thể tái chế và tái sử dụng. Ví dụ như việc sử dụng sợi nguyên chất thay vì sợi hỗn hợp, để đảm bảo các loại phụ liệu may mặc có thể phân hủy sinh học và có thể được tái tạo để tái sử dụng.

Trên đây là những thông tin về xu hướng thời trang bền vững của giới GenZ. Ver2solution.com mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể thông qua Fanpage của Ver2solution để có thể theo dõi và cập nhật những kiến thức và tin tức thú vị mới nhé!

Xu Hướng

Làn sóng AI đang thay đổi cuộc sống nông thôn Trung Quốc

Published

on

Làn sóng AI đang thay đổi cuộc sống nông thôn Trung Quốc, người người nhà nhà theo nhau sử dụng livestream như công cụ bạn chính các nông sản của mình trồng và chăm sóc, bán trực tiếp mà không qua “lái buôn”.

  • Người dân nông thôn Trung Quốc, chiếm 1/3 dân số 1,4 tỷ người, đang nhiệt tình ứng dụng dịch vụ AI vào cuộc sống hàng ngày.
  • DeepSeek, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Hàng Châu, đã kích hoạt làn sóng ứng dụng AI trên toàn quốc với các mô hình nguồn mở của họ.
  • Nhờ độ phủ internet rộng khắp và tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao, người dân nông thôn Trung Quốc đang tìm kiếm lời khuyên từ chatbot về nhiều chủ đề từ chăn nuôi lợn đến kiểm soát sâu bệnh.
  • Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba Group Holding và Tencent Holdings đã phát triển các chatbot dễ sử dụng để thúc đẩy phổ biến ứng dụng AI.
  • Alibaba, chủ sở hữu của South China Morning Post, đã ký kết hợp tác chiến lược với chính quyền tỉnh Chiết Giang nhằm giúp thu hẹp khoảng cách nghèo đói giữa nông thôn và thành thị thông qua ứng dụng công nghệ AI.
  • Các chatbot AI hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm Yuanbao của Tencent, Tongyi của Alibaba và Doubao của ByteDance, đang nhanh chóng thu hút người dùng mới, kể cả ở vùng nông thôn rộng lớn.
  • Tại Jiaohe, một thị trấn ở tỉnh Cát Lâm đông bắc, một trưởng thôn đã liên hệ trực tiếp với Tencent để được hỗ trợ quảng bá AI cho người dân trong làng.
  • Trong các quảng cáo được hiển thị khắp thị trấn, ông khuyến khích người dân “tìm kiếm Tencent Yuanbao trên cửa hàng ứng dụng”.
  • Trưởng thôn họ Lư cho biết chatbot đã trở thành một phần của cuộc sống nông thôn, khi người dân sử dụng dịch vụ AI để nhận diện thực vật và động vật, xem xét tài liệu, tìm kiếm trợ cấp chính phủ, tìm lời khuyên về canh tác và chăn nuôi, và tạo tài liệu quảng cáo cho các doanh nghiệp thương mại điện tử địa phương.
  • Tencent đã thành lập một đội chuyên biệt khởi xướng chiến dịch “AI Goes Rural” (AI đến nông thôn). Một nhân viên Tencent gần gũi với dự án cho biết: “Các tính năng như nhận dạng hình ảnh và tương tác giọng nói đã giảm đáng kể rào cản cho nông dân.”
  • Công ty cũng đã điều chỉnh các mô hình AI để đáp ứng nhu cầu nông thôn và hợp tác với các quan chức địa phương về giáo dục.
Làn sóng AI đang thay đổi nông thôn Trung Quốc khi 1/3 dân số (466 triệu người) tiếp cận chatbot để được tư vấn về nông nghiệp. Các công ty như DeepSeek, Tencent và Alibaba đang phát triển giải pháp đặc biệt cho khu vực nông thôn, giúp thu hẹp khoảng cách số.
Nguồn Songai.vn
Continue Reading

Xu Hướng

Khi sự tò mò của đám đông “nuôi dưỡng” nội dung độc hại trên mạng xã hội

Published

on

Thay vì tạo ra giá trị tích cực, nhiều KOL lại gây chú ý bằng những buổi livestream để tranh cãi về đời tư cá nhân, nội dung độc hại trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem trên MXH.

Thời gian qua, mạng xã hội tràn ngập các buổi livestream (buổi phát trực tiếp) tranh cãi về đời tư của các KOL (người có sức ảnh hưởng), thu hút hàng triệu lượt xem. Thay vì tạo ra giá trị, nhiều người có ảnh hưởng lại gây chú ý bằng ồn ào cá nhân. Sự tò mò của đám đông đã vô tình biến những câu chuyện này thành nội dung “hot”, lấn át cả những vấn đề quan trọng khác trong xã hội, tạo ra nội dung độc hại trên mạng xã hội.

Người ta thường cho rằng nghệ sĩ có được yêu mến thì khán giả mới quan tâm tới đời tư, tuy nhiên, việc chủ động đưa những chuyện cá nhân “không mấy tốt đẹp” của mình lên mạng xã hội để đấu tố nhau thì lại là một hành động tai tiếng, đem lại cái nhìn tiêu cực.

Thời gian qua, mạng xã hội tràn ngập thông tin về chuyện tình cảm giữa streamer V và bạn gái N.K, thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Đỉnh điểm vào tối 28/3/2025, dư luận dậy sóng khi streamer V và rapper P cùng xuất hiện trong một buổi livestream để đối chất về mối quan hệ của họ, cũng như những vấn đề liên quan đến “người thứ 3”. Đáng nói, sự kiện này lại thu hút tới hàng triệu người xem cùng lúc, có thời điểm lượt xem lên tới 4 triệu, tạo nên một “cơn sốt” trên các nền tảng trực tuyến.

Cộng đồng mạng “xâu xé” nội dung phản cảm

Sự việc trên, cùng hàng loạt các trang thông tin, content rầm rộ đã gây nên sự phản cảm trên không gian mạng. Chỉ cần bấm tìm kiếm tên những nhân vật trên, lập tức trên Google cho ra hơn 60.000 lượt tìm kiếm. Các trang mạng xã hội một ngày lên tới 4-5 bài cập nhật, phân tích, khen chê đủ cả. Mỗi bài đăng như thế lại nhận về hàng nghìn lượt bình luận. Chị Ngọc Ánh chia sẻ trong trang cá nhân facebook của mình: “Thiệt sự tuần qua thấy mấy tin này mà thấy khó chịu, vô cùng nhảm nhí. Mình muốn unfriend (hủy kết bạn) hết các bạn bè trên Facebook đã share tin liên quan đến drama này ghê. Còn bài nhạc kia nữa, mình có nghe qua, rồi thôi, không bao giờ nghe lại nữa. Riết rồi nhạc nhẽo kiểu gì toàn mắng chửi nhau mà cũng viral được nữa.”

Khi sự tò mò của đám đông "nuôi dưỡng" nội dung độc hại trên mạng xã hội- Ảnh 1.

Một trong nhiều khán giả bức xúc khi hàng loạt các trang thông tin, trang mạng xã hội đưa thông tin về sự việc vô bổ này. Nguồn: MXH

Không chỉ riêng trường hợp của streamer V, trước đó, mạng xã hội cũng từng xôn xao sự việc của một nam streamer tên S – được mệnh danh là nam streamer tai tiếng bậc nhất VCS (Giải VĐQG Liên minh huyền thoại tại Việt Nam) đã phát trực tiếp và tổ chức gặp gỡ cộng đồng người hâm mộ (Fan) của mình, từ đó thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng dưới hình thức nhận tiền trực tiếp từ khán giả đến xin chụp ảnh.

Điểm đáng nói là streamer này được chú ý bởi chuỗi các video kể chuyện “tù tội” và có hành vi cổ súy, quảng cáo cho các ứng dụng cờ bạc như:cá độ bóng đá, đua chó, đua ngựa, thậm chí người này còn có dấu hiệu phát ngôn lệch chuẩn, vi phạm pháp luật. Tất cả tạo ra làn sóng bàn tán dữ dội, biến đời tư cá nhân thành một dạng nội dung giải trí gây tranh cãi.

Khi sự tò mò của đám đông "nuôi dưỡng" nội dung độc hại trên mạng xã hội- Ảnh 2.

Streamer S nổi tiếng vì những video kể chuyện về việc “đi tù” của mình, nhưng vẫn được hàng trăm nghìn lượt like và có cả lượng lớn fan hâm mộ. Nguồn: MXH

Chỉ trong giờ đồng hồ ngồi livestream, những KOL này đã thu về được một số tiền khổng lồ từ việc những người theo dõi phải trả phí để được bày tỏ quan điểm của mình dù đó là bất kỳ phản ứng gì. Nguồn lợi đến từ chính sự tò mò, phẫn nộ và cả hả hê của đám đông. Một tài khoản mạng xã hội mang tên L.N đã bày tỏ sự bức xúc của mình về những phiên livestream đầy thị phi: “Chúng ta đang xây dựng một xã hội tử tế hay chỉ đang nuôi lớn những cỗ máy biết tạo scandal? Không ai biết những tên tuổi kia có tài năng gì.”

Khi sự tò mò của đám đông "nuôi dưỡng" nội dung độc hại trên mạng xã hội- Ảnh 3.

Tài khoản mạng xã hội bày tỏ bức xúc về những phiên livestream đầy “thị phi”. Nguồn: MXH

Mạng xã hội “tiếp tay” cho những câu chuyện vô bổ?

Nếu các KOL này thực hiện livestream trên nền tảng không có giấy phép hợp lệ, hoặc nếu họ phát sinh doanh thu từ hoạt động này mà không tuân thủ quy định, thì có thể xem xét dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể, theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 25/12/2024 đã bổ sung một số quy định về quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trong nước. Theo đó, chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới được phép cung cấp tính năng livestream hoặc các hoạt động có phát sinh doanh thu.

Ngoài ra, tại Nghị định cũng quy định chi tiết về trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội trong việc đảm bảo nội dung không vi phạm thuần phong mỹ tục, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.

Mặc dù có số lượng người quan tâm “khổng lồ”, nhưng không phải ai trong số đó cũng biết những tên tuổi trên là ai, làm gì mà họ chỉ theo dõi vì tò mò câu chuyện cá nhân. Tuy ai cũng là con người nhưng ở góc độ khác, nhất là ở thời điểm mạng xã hội phát triển thì người nghệ sĩ lại đóng góp vai trò đặc biệt, giúp định hướng cho giới trẻ nói riêng và xu hướng nghệ thuật cùng cái nhìn trong cuộc sống nói chung. Tuy nhiên, thứ họ đem đến cho khán giả lại là những tranh cãi không mấy tốt đẹp xung quanh câu chuyện về đời tư chứ không phải tài năng hay những cống hiến cho nghệ thuật.

Nếu bản thân người nghệ sĩ xác định chuyện riêng tư cần được giữ kín, thì không nên mang những mối quan hệ hay quá khứ cá nhân lên mạng xã hội, càng không nên biến nơi này trở thành nơi đấu tố, tranh chấp nhau trước hàng triệu khán giả, bởi khi đó, thứ họ nhận lại được chỉ là “tai tiếng” đeo bám theo họ trong suốt quãng đời sự nghiệp còn lại của mình.

Trong thời đại hiện nay, khi tin tức giả mạo và thông tin sai lệch lan truyền với tốc độ nhanh chóng, khán giả không chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận thông tin, mà còn cần phải đánh giá, kiểm chứng thông tin trước khi truyền tải. Hãy trở thành những người chia sẻ thông tin có trách nhiệm khi lan tỏa những nội dung chính xác, hữu ích và mang lại giá trị cho cộng đồng.

Theo VTV

Continue Reading

Xu Hướng

Diễn viên Trung Quốc đầu tiên hút hơn 5 tỷ lượt tương tác

Published

on

Mỹ nhân “Cổ Kiếm Kỳ Đàm” là nghệ sĩ đầu tiên của Trung Quốc có hơn 5 tỷ lượt tương tác trên mạng xã hội Weibo.

Ngày 11/4, tờ Sinchew đưa tin Địch Lệ Nhiệt Ba vừa lập kỷ lục khi là sao Hoa ngữ đầu tiên vượt mốc 5 tỷ lượt tương tác (bao gồm lượt thích, bình luận và chia sẻ) trên mạng xã hội Weibo.

Là một trong “Tứ đại mỹ nhân Tân Cương”, nữ diễn viên được biết đến là ngôi sao hàng đầu của làng giải trí tại đất nước tỷ dân. Dù từ năm 2023 đến nay, Địch Lệ Nhiệt Ba chưa có tác phẩm mới lên sóng, nhưng nhờ nhan sắc nổi bật và vóc dáng đáng mơ ước, cô vẫn là gương mặt được nhiều thương hiệu săn đón. Đồng thời, nữ diễn viên cũng tích cực cập nhật hình ảnh bản thân trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Chính vì vậy, các bài đăng của Địch Lệ Nhiệt Ba thường có lượng tiếp cận lớn, kéo theo hàng trăm nghìn lượt thích và bình luận. Điều này chứng minh sức hút và độ nổi tiếng khó ai sánh kịp của mỹ nhân Cổ Kiếm Kỳ Đàm trên nền tảng Weibo suốt vài năm qua.

Theo Sinchew, thời gian tới, Địch Lệ Nhiệt Ba sẽ có 3 dự án phim lên sóng. Trong đó, tác phẩm Lợi Kiếm Hồng Hoa, do cô đóng chính, được cho là sẽ công chiếu từ ngày 25/4. Một bộ phim khác của cô nàng là Tiêu Khởi Thanh Nhượng dự kiến sẽ ra mắt dịp hè năm nay.

Theo truyền thông Trung Quốc, Địch Lệ Nhiệt Ba là một trong các mỹ nhân đóng phim nổi tiếng hàng đầu tại Hoa ngữ. Song, diễn xuất của cô nàng thường xuyên khiến khán giả tranh cãi. Trước đó, hồi đầu tháng 3, Châu Tinh Trì từng bị chỉ trích sau khi mời cô tham gia dự án Đội bóng nữ Thiếu Lâm.

Nhiều khán giả cho rằng Châu Tinh Trì đang cố “làm trò” để dự án của ông được chú ý, bằng cách mời các ngôi sao có sẵn tiếng tăm, lượng fan đông đảo nhưng diễn xuất hạn chế như Địch Lệ Nhiệt Ba.

Theo ZingNews

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .