Connect with us

Quốc Tế

Doanh nhân Trung Quốc tắt máy đóng cửa sau khi Mỹ ra đòn chốt hạ

Published

on

“Không có thị trường đơn lẻ nào có thể thay thế được Mỹ”, doanh nhân Trung Quốc nói “Nếu tình hình không cải thiện…, trường hợp xấu nhất là đóng cửa”. Doanh nhân Trung Quốc tắt máy đóng cửa: “Cuộc chơi đã kết thúc”. 

Khi Washington công bố mức thuế quan cao hơn và chấm dứt chính sách miễn trừ ‘de minimis’ (2/5), cho phép các gói hàng giá trị thấp từ Trung Quốc vào Mỹ mà không chịu thuế, Quinn Lai cảm thấy “cuộc chơi đã kết thúc” đối với thương hiệu đồng hồ của mình.

Lai là người sáng lập DIY Watch Club, công ty chuyên bán bộ dụng cụ lắp ráp đồng hồ thủ công cho thị trường nước ngoài. Hơn 80% lô hàng của công ty được chuyển đến Mỹ.

Quinn Lai ước tính doanh thu từ thị trường Hoa Kỳ của công ty ông có thể sụt giảm từ 20% đến 30% do chính sách này.

“Nếu tình hình không cải thiện, chúng tôi sẽ thu hẹp quy mô công ty hoặc trong trường hợp xấu nhất là đóng cửa”, Lai nói.

Khi mức thuế quan mới bắt đầu có hiệu lực vào tháng 4, công ty của anh đã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược, tăng cường tiếp thị sang thị trường châu Âu. DIY Watch Club đẩy mạnh quảng cáo trên mạng xã hội và gửi sản phẩm cho một số người có ảnh hưởng trực tuyến để thực hiện video mở hộp.

Mỹ ra đòn chốt hạ, loạt xưởng Trung Quốc tắt máy: Doanh nhân cảm thán "cuộc chơi đã kết thúc" - Ảnh 1.

Quinn Lai cảm thấy “cuộc chơi đã kết thúc” khi Mỹ chấm dứt chính sách ưu đãi thuế với hàng giá rẻ Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Lai cho biết anh quyết định tập trung vào thị trường châu Âu thay vì Đông Nam Á vì thương mại điện tử tại châu Âu hoạt động hiệu quả hơn.

“Để giải quyết vấn đề này, về cơ bản cần phải nỗ lực từng giờ để thử nghiệm ở nhiều quốc gia khác nhau tại châu Âu”, Lai nói.

Lai cho biết công ty hiện đã mở rộng thị phần tại châu Âu từ khoảng 6% lên khoảng 30%. Dù thị trường Mỹ vẫn chiếm khoảng một nửa doanh thu, nhưng công ty giờ đây đã giảm mức độ phụ thuộc vào thị trường này.

Doanh nhân Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục mở rộng cơ sở khách hàng tại châu Âu và tìm kiếm cơ hội ở các thị trường khác, bao gồm cả Nhật Bản.

Kennedy Wong, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu Trung Quốc tại đặc khu Hồng Kông, cho biết thương mại điện tử xuyên biên giới đang chịu tác động nặng nề do các sản phẩm thường được bán dưới dạng kiện hàng nhỏ.

“Không có thị trường đơn lẻ nào có thể thay thế được Mỹ”, Wong nói.

Doanh nhân Trung Quốc đóng cửa hàng

Liu Miao, người đã bán quần áo trên Amazon cho khách hàng mua sỉ tại Mỹ suốt 5 năm qua, cho biết hoạt động kinh doanh của anh đã dừng lại đột ngột.

Liu sở hữu một nhà máy nhỏ tại Quảng Châu, trung tâm lâu đời của ngành may mặc cạnh tranh cao của Trung Quốc.

Anh và nhiều quản lý nhà máy khác, đang phải đối mặt với biên lợi nhuận ngày càng eo hẹp, cho biết sự kết hợp giữa thuế quan và các loại thuế mới do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng nhập khẩu giá rẻ đã giáng đòn mạnh vào hoạt động kinh doanh. Đồng thời, chi phí dọc theo chuỗi cung ứng cũng gia tăng đáng kể.

Theo Soha.vn

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quốc Tế

Quán cà phê 400 tuổi ở Amsterdam (Hà Lan) sắp đóng cửa vì không theo nổi trend TikTok

Published

on

Một quán cà phê có bề dày lịch sử suốt 400 năm ở Amsterdam (Hà Lan) sắp đóng cửa vì không thể cạnh tranh lại các hàng quán nổi lên nhờ TikTok.

Theo CNN, tiền thuê nhà tăng cao, doanh thu thấp và sở thích ngày càng thay đổi của du khách – trong đó có thói quen chọn quán dựa vào các clip trên TikTok khiến nhiều cửa hàng cổ ở thành phố Amsterdam rơi vào tình trạng ế ẩm.

Thắng thời gian nhưng thua trend TikTok

Cửa tiệm bán trà và cà phê có tên gọi ‘t Zonnetje, nghĩa là “mặt trời nhỏ” trong tiếng Hà Lan, nằm trong một tòa nhà có từ thế kỷ 17. Chủ tiệm, bà Marie-Louise Velder, dự định sẽ đóng cửa vào cuối tháng 5 sau nhiều năm cố gắng duy trì.

Trang CNN nhận định, những tiệm gắn bó suốt nhiều thế kỷ như ‘t Zonnetje ngày càng khó trụ vững trước áp lực giá thuê, trong khi các quán ăn thời thượng nổi lên nhờ TikTok, tiệm bánh ngọt đại trà và cửa tiệm bán cần sa liên tục mọc lên phục vụ khách du lịch.

Kate Carlisle, đã sống tại Amsterdam tám năm và là một vị khách thân quen, cho biết việc tiệm đóng cửa sẽ là mất mát lớn cho thành phố.

“Đây là một di sản – từ tòa nhà, lịch sử phía sau nó, đến con phố”, Carlisle nói. “Mọi người nên chung tay góp sức và làm tất cả những gì có thể để cứu lấy nơi này. Nếu không, Amsterdam rồi sẽ chỉ toàn những trung tâm thương mại vô hồn”.

Các nhân viên cho rằng ‘t Zonnetje là một phần cốt lõi trong tinh thần của Amsterdam, không chỉ bán hàng mà còn là điểm gặp gỡ của cư dân và du khách, đồng thời lưu giữ hàng thế kỷ lịch sử. “Dĩ nhiên, Amsterdam có nhiều tiệm trà và cà phê khác, nhưng đa số đều phổ thông. Tiệm này thật sự rất đặc biệt”.

Nỗ lực bảo vệ bản sắc văn hóa của Amsterdam

Bà Velder mua lại tiệm vào năm 1999 không có hợp đồng – “chỉ một cái bắt tay”, bà kể. Những năm đầu tiên rất khó khăn nhưng Velder quyết tâm tìm hiểu ngành nghề và nhu cầu khách hàng càng nhiều càng tốt. Ban đầu, việc kinh doanh chỉ bắt đầu từ “một xô than, một xô nước và thảo mộc”, Velder kể. “Rồi sau đó là trà… Rồi sau đó là cà phê”.

Dần dần, bà bắt đầu ổn định, tạo dựng danh tiếng về chất lượng sản phẩm được nhập từ khắp thế giới.

Trong quá khứ, tiệm từng có tới 350 loại trà – một số do chính bà pha chế theo “công thức bí mật”. Nhưng hiện bà đã hạn chế nhập thêm hàng mới do kế hoạch đóng cửa. Hiện tiệm còn bán khoảng 15 loại cà phê.

Amsterdam, hiện đang trong đợt kỷ niệm 750 năm, đã vật lộn với bài toán bảo tồn lịch sử văn hóa của thành phố suốt nhiều năm. Tình trạng phát triển du lịch quá nhanh dẫn đến phát sinh nhiều tệ nạn.

Đáng buồn hơn cả, nhiều dịch vụ không lành mạnh lại là thứ thu hút du khách, khiến họ quay lưng trước các địa điểm mang ý nghĩa lịch sử lâu đời. Tháng 3-2023, cựu võ sĩ quyền anh người Mỹ Mike Tyson đã mở tiệm bán cần sa đầu tiên tại Amsterdam.

Trong thập kỷ qua, chính quyền thành phố cố gắng chuyển hướng du lịch, tập trung vào những du khách đến Amsterdam để thưởng lãm văn hóa và bảo tàng, thay vì tham gia các tệ nạn nổi tiếng nơi đây.

Theo tuoitre.vn

Continue Reading

Quốc Tế

Trước sức ép từ Shein và Temu, Forever 21 phá sản lần 2

Published

on

Forever 21 phá sản lần 2 và sẽ đóng cửa toàn bộ cửa hàng. Động thái phản ánh sự thay đổi lớn trong ngành thời trang nhanh trước sức ép ngày càng lớn từ các đối thủ trực tuyến.

Ngày 16/3, công ty mẹ của nhà bán lẻ thời trang nhanh Forever 21 (Mỹ), F21 OpCo, chính thức nộp đơn xin phá sản lần thứ hai kể từ năm 2019, do áp lực cạnh tranh ngày càng cao từ các thương hiệu thời trang nhanh trực tuyến như Shein và Temu, theo Vogue Business.

Trước đó, Forever 21 từng là một thương hiệu phổ biến với giới trẻ, nhưng hiện thương hiệu này gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của người tiêu dùng theo xu hướng. Dự kiến, toàn bộ cửa hàng và nền tảng trực tuyến của Forever 21 sẽ đóng cửa vào tháng 5, đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn phát triển đầy thăng trầm.

Forever 21 được thành lập tại Los Angeles (Mỹ) vào năm 1984. Doanh thu của công ty từng đạt đỉnh 4,4 tỷ USD vào năm 2015 trước khi nộp đơn xin phá sản lần đầu vào năm 2019. Nguyên nhân chính của tình trạng này được cho sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu thời trang siêu tốc (ultra-fast fashion), một phân khúc đang phát triển mạnh trên thị trường.

Leigh Sevin, đồng sáng lập nền tảng CRM Endear, cho rằng Shein và Temu thành công nhờ vận hành hiệu quả và sử dụng dữ liệu để quản lý hàng tồn kho. Nhờ đó, họ có thể tung ra sản phẩm theo xu hướng nhanh hơn so với cách sản xuất truyền thống.

“Mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC), kết hợp với mạng xã hội và giảm giá liên tục đã tạo ra văn hóa mua sắm theo cảm hứng, thu hút khách hàng nhờ sự tiện lợi và giá rẻ”, bà nhận định.

Forever 21 dong cua, Forever 21 pha san, F21 OpCo, H&M, Zara, Shein, Temu, tuong lai thoi trang, thoi trang nhanh, thoi trang sieu toc, thoi trang truc tuyen, thoi trang truyen thong, nghich ly tieu dung anh 1
Cửa hàng Forever 21 tại Times Square (trung tâm Manhattan, New York, Mỹ) tổ chức giảm giá thanh lý sau khi công ty mẹ ở Mỹ nộp đơn phá sản lần thứ hai. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, thách thức không chỉ nằm ở tốc độ. Ngành thời trang nhanh đang phân hóa khi các thương hiệu kỹ thuật số dùng công nghệ để dự báo nhu cầu và sản xuất linh hoạt, trong khi nhiều nhà bán lẻ truyền thống dịch chuyển lên phân khúc cao cấp hơn. Forever 21 rơi vào khoảng giữa, không đủ nhanh để cạnh tranh với Shein và cũng không đủ khác biệt để thu hút khách hàng cao cấp.

Khảo sát năm 2024 của Vogue Business về thói quen mua sắm của Gen Z (sinh năm 1997-2012) cho thấy mạng xã hội, influencer và người nổi tiếng là những kênh chính giúp họ khám phá thương hiệu thời trang. Nhóm này cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các đề xuất thuật toán, dẫn đến xu hướng chạy theo micro-trend (tạm dịch: xu hướng ngắn hạn) trên TikTok và Instagram.

Điều này buộc các thương hiệu phải chạy đua với tốc độ mua sắm của Gen Z hoặc chuyển dịch lên phân khúc cao cấp, khiến Forever 21 dần mất đi chỗ đứng trên thị trường.

Chiến lược mới của các thương hiệu lớn

Đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng sức ép lên các nhà bán lẻ truyền thống khi phải cạnh tranh với các thương hiệu ưu tiên bán hàng trực tuyến.

Các công ty như Inditex (công ty mẹ của Zara) đang đẩy mạnh sáng kiến nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tiếp. Cửa hàng flagship mới tại Nam Kinh (Trung Quốc) không chỉ giới thiệu quán cà phê “Zacaffe” đầu tiên ngoài Tây Ban Nha mà còn tích hợp studio thử đồ, tận dụng xu hướng livestream bán hàng đang phát triển mạnh tại khu vực này.

Tại châu Âu và Mỹ, Zara cũng đang áp dụng mô hình mua sắm trực tuyến tương tác, với chiến dịch mới nhất có sự góp mặt của Cindy Crawford và con gái Kaia Gerber.

Forever 21 dong cua, Forever 21 pha san, F21 OpCo, H&M, Zara, Shein, Temu, tuong lai thoi trang, thoi trang nhanh, thoi trang sieu toc, thoi trang truc tuyen, thoi trang truyen thong, nghich ly tieu dung anh 2
Đại dịch làm tăng thêm sức ép lên các nhà bán lẻ truyền thống, vốn đã phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ bán hàng trực tuyến. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, thương hiệu H&M, dù có bề dày hợp tác với nhiều nhà thiết kế nổi tiếng, vẫn đối mặt với khó khăn khi không thể chỉ dựa vào chiến lược giá để cạnh tranh. Giá trung bình mỗi sản phẩm tại Shein hiện là 14 USD, thấp hơn đáng kể so với 26 USD tại H&M và 34 USD tại Zara.

Để tăng khả năng cạnh tranh, H&M đang đẩy mạnh các chiến lược mới như hợp tác với influencer, sử dụng AI trong chiến dịch quảng bá và mở rộng thương hiệu cao cấp Arket. Công ty cũng đang rút ngắn chu kỳ sản xuất, đưa sản phẩm ra cửa hàng nhanh hơn 50% để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trẻ.

“Việc chinh phục khách hàng nữ yêu thích thời trang, đặc biệt là thế hệ trẻ, đóng vai trò then chốt, bởi đây là nhóm sẽ định hình tương lai của ngành công nghiệp”, Ervér chia sẻ với Reuters.

Sự dịch chuyển và nghịch lý của người tiêu dùng

Một số thương hiệu khác lại gặp khó khăn trong quá trình tái định vị. Pretty Little Thing (Vương quốc Anh) đã thử thay đổi phong cách sang trọng hơn, nhưng không được khách hàng cốt lõi đón nhận, do nhóm này vẫn ưu tiên thời trang tiệc tùng hơn là trang phục công sở.

Mới đây, thương hiệu này ra mắt website với tông màu be chủ đạo, tràn ngập các thiết kế mang phong cách “office siren” kết hợp giữa quyến rũ và thanh lịch. Tuy nhiên, dù hướng đến hình ảnh cao cấp hơn, sản phẩm vẫn giữ giá rẻ và chất lượng không thay đổi, khiến nhiều người cho rằng đây có thể là dấu hiệu của suy thoái kinh tế hay sự dịch chuyển toàn cầu sang phong cách thời trang bảo thủ hơn.

Giữa lúc các thương hiệu nỗ lực điều chỉnh chiến lược để duy trì sức hút, người tiêu dùng cũng đối mặt với thách thức trong việc định hình phong cách cá nhân.

Amna Kirmani, giáo sư marketing tại Đại học Maryland (Mỹ), chỉ ra một nghịch lý thú vị khi cho rằng mặc dù Shein và Temu thường xuyên bị chỉ trích vì tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng nhiều khách hàng vẫn không thể cưỡng lại sức hút từ các thương hiệu này, ngay cả khi họ luôn đề cao tính bền vững.

Nghịch lý này phản ánh sự mâu thuẫn giữa mong muốn và hành vi mua sắm thực tế của người tiêu dùng hiện nay. Dù ưa chuộng thời trang chất lượng, nhiều người vẫn bị giá cả chi phối. Một số chuyển sang thị trường đồ second-hand, nhưng lại gặp trở ngại về chi phí và thời gian. Trong khi đó, tốc độ thay đổi của xu hướng thời trang quá nhanh, khiến họ ngần ngại đầu tư vào món đồ có thể lỗi mốt chỉ sau một tháng.

Chính sự giằng co này phần nào lý giải vì sao thời trang nhanh vẫn duy trì sức hút, bất chấp thách thức và sự sụp đổ của những tên tuổi như Forever 21. Các thương hiệu như Shein và Temu tiếp tục khai thác mô hình sản xuất quần áo theo xu hướng với giá rẻ, đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước áp lực chi phí gia tăng và những biến động địa chính trị, ngành thời trang nhanh có thể đối mặt với làn sóng thanh lọc và tái cấu trúc mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

“Tương lai của thời trang nhanh sẽ không chỉ dựa vào chất lượng hay tính bền vững, mà chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ và khả năng thích ứng với nhu cầu của Gen Z”, Elizabeth L. Cline, giảng viên về chính sách thời trang tại Đại học Columbia (Mỹ), kết luận.

Theo ZingNews
Continue Reading

Quốc Tế

Trung Quốc phản đòn bằng ‘cú tát’ vào hàng xa xỉ: Bán túi Hermès, quần áo LV ngay trên TikTok, giảm giá 90%

Published

on

Cuộc tấn công toàn diện của các nhà sản xuất Trung Quốc vào hàng hiệu phương Tây đang làm lung lay hình ảnh xa xỉ vốn được xây dựng qua nhiều thập kỷ, trung Quốc phản đòn.

Giữa lúc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, các nhà máy tại Trung Quốc – từng là đối tác gia công cho những thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới – đang có bước đi đầy táo bạo: trực tiếp bán ra thị trường các sản phẩm “nguyên bản chưa gắn nhãn” với mức giá chỉ bằng một phần nhỏ so với hàng chính hãng.

Theo ghi nhận từ The Indian Express, các sản phẩm như túi xách Hermès Birkin, quần áo của Louis Vuitton hay mỹ phẩm từ Esteé Lauder, Chanel, Bobbi Brown… đang được giới thiệu trên mạng xã hội với mức giá thấp hơn đến 90%. Một chiếc túi Birkin vốn được bán lẻ với giá 38.000 USD, theo một video lan truyền, thực tế chỉ tốn khoảng 1.000 USD để sản xuất. Một mẫu legging tương tự sản phẩm của Lululemon được rao bán với giá chỉ 5-6 USD nếu mua trực tiếp từ nhà máy.

“Cuộc chơi đổi luật” nhờ thương chiến Mỹ – Trung

Trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và X (Twitter), các nhà máy Trung Quốc không ngần ngại công khai quy trình sản xuất: từ việc chọn chất liệu da thật, công đoạn cắt may thủ công tinh xảo, đến độ chính xác của từng đường chỉ may—tất cả đều được thực hiện theo tiêu chuẩn cao cấp không khác gì hàng chính hãng. Nhiều tài khoản còn cung cấp bảng phân tích chi phí sản xuất chi tiết, hướng dẫn cách đặt hàng trực tiếp thông qua các nền tảng như Taobao và WeChat để tránh thuế quan và các khâu trung gian.

Trung Quốc phản đòn bằng 'cú tát' vào hàng xa xỉ: Bán túi Hermès, quần áo LV ngay trên TikTok, giảm giá 90% - ảnh 1

Một tài khoản chia sẻ quá trình gia công và hoàn thiện mẫu túi xách của Birkin với chi phí chỉ hơn 1.000 USD, nhưng được bán giá 38.000 USD với thương hiệu của hãng

Sự lan tỏa mạnh mẽ của các video này đã tạo nên một trào lưu mới trên mạng xã hội mang tên “Trade War TikTok” (tạm dịch: “Chiến tranh thương mại trên TikTok”). Đây được xem là phản ứng ngầm nhưng mạnh mẽ của các nhà sản xuất Trung Quốc trước chính sách thuế của Mỹ, đồng thời cũng là một cách để khẳng định vị thế “người làm ra sản phẩm thật” phía sau ánh hào quang của những thương hiệu phương Tây.

Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ quy trình sản xuất, nhiều nhà cung cấp còn khẳng định sẽ chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển quốc tế và thuế nhập khẩu, khiến các sản phẩm “xịn không cần nhãn” càng trở nên hấp dẫn với người tiêu dùng toàn cầu.

Một nhà cung cấp Trung Quốc tiết lộ rằng chiếc túi Birkin được bán lẻ với giá 34.000 USD thực tế chỉ tiêu tốn khoảng 1.400 USD để sản xuất. “Chúng tôi – những người trực tiếp làm ra sản phẩm – chỉ nhận được biên lợi nhuận rất thấp, trong khi phần lớn lợi nhuận rơi vào tay các thương hiệu nhờ vào giá trị của logo”, chủ tài khoản này chia sẻ trong một đoạn video đang lan truyền mạnh mẽ trên TikTok và X.

Làn sóng công khai bán hàng “không nhãn” này không phải hiện tượng ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc. Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, chính quyền Mỹ từng mạnh mẽ kêu gọi các tập đoàn đưa dây chuyền sản xuất rời khỏi Trung Quốc và quay trở lại Mỹ nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.

Đáp lại, các nhà sản xuất Trung Quốc – vốn đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu – dường như đang chủ động phản công thông qua mặt trận mới: mạng xã hội. Họ không chỉ hé lộ quy trình sản xuất chi tiết vốn từng được giữ kín, mà còn công khai bảng phân tích chi phí để chứng minh rằng giá trị thực tế của các sản phẩm xa xỉ thấp hơn nhiều so với giá bán ra thị trường.

Sự nổi lên của các sản phẩm này cũng đồng thời đặt ra câu hỏi lớn về giá trị thực sự của hàng xa xỉ: liệu người tiêu dùng đang trả tiền cho chất lượng, hay chỉ đơn thuần là để sở hữu một cái tên? Khi khoảng cách giữa sản phẩm thật và hàng không logo ngày càng mờ nhòe, các thương hiệu xa xỉ có thể sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin lớn hơn bao giờ hết.

Trung Quốc phản đòn bằng 'cú tát' vào hàng xa xỉ: Bán túi Hermès, quần áo LV ngay trên TikTok, giảm giá 90% - ảnh 2
Do mức thuế quan cao, người dùng TikTok tại Mỹ bị thu hút bởi các lựa chọn thay thế rẻ hơn từ các nhà sản xuất Trung Quốc trực tuyến

Nhiều người dùng cho rằng các sản phẩm bị dán nhãn “hàng nhái” thực chất là hàng chính hãng không logo – được sản xuất tại chính các nhà máy cung cấp cho những thương hiệu xa xỉ phương Tây. “Yang dupe kau beli tu actually ori” (tạm dịch: “Cái hàng nhái bạn mua thực ra là hàng thật đấy”), một người dùng bình luận và nhận được hàng chục nghìn lượt đồng tình.

Các đoạn video lan truyền không chỉ thu hút sự chú ý về mặt tiêu dùng mà còn châm ngòi cho một cuộc tranh luận gay gắt trên không gian mạng: Liệu chiến lược chiến tranh thương mại của Mỹ còn hiệu quả?

Một người dùng từ Mỹ trên nền tảng X bình luận: “Điều nực cười là ngay cả khi đã tính thuế nhập khẩu và phí vận chuyển, sản phẩm vẫn rẻ hơn nhiều so với khi mua qua các tập đoàn Mỹ. Chúng ta có lẽ đã thua trong cuộc chiến thương mại này ngay từ đầu”.

Mặc dù Mỹ đã áp mức thuế lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc trong một nỗ lực nhằm kiềm chế nền kinh tế số 2 thế giới, Bắc Kinh không có dấu hiệu nhượng bộ. Trung Quốc đã đáp trả bằng cách nâng thuế trả đũa lên 125%, đồng thời đẩy mạnh cải cách trong nước và tích cực mở rộng mạng lưới đối tác thương mại ngoài phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.

Chủ tịch Tập Cận Bình gọi chính sách của Mỹ là “hành vi bắt nạt từ một phía”, và khẳng định Trung Quốc sẽ không khuất phục trước bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài. Các bộ trưởng trong Chính phủ của ông cũng nhấn mạnh lập trường cứng rắn, cam kết “chiến đấu đến cùng” trong cuộc đối đầu thương mại lẫn truyền thông toàn cầu.

Tham khảo Economic Times

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .