DeepSeek dự đoán 10 NGÀNH NGHỀ hái ra tiền trong tương lai mà ai biết nắm bắt sớm, người đó sẽ đổi đời.
Trong bối cảnh công nghệ và xã hội không ngừng phát triển, việc lựa chọn ngành học hay nghề nghiệp chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đối với các bậc phụ huynh và học sinh, kỳ thi tuyển sinh đại học không đơn thuần là cánh cửa bước vào giảng đường, mà còn là cột mốc quan trọng, quyết định tương lai của chúng ta.
Tuy nhiên, giữa muôn vàn lựa chọn, không phải ai cũng may mắn tìm thấy lối đi phù hợp, mở ra cánh cửa tương lai vững chắc.
Gần đây, DeepSeek – công cụ AI tiên tiến đã làm dậy sóng dư luận khi công bố danh sách 10 ngành nghề được dự báo sẽ “bùng nổ” và mang lại thu nhập khủng trong thời gian tới.
Điều gây bất ngờ là, dù những lĩnh vực này nghe tên có vẻ quen thuộc, nhưng khi đi sâu tìm hiểu, nhiều người mới giật mình nhận ra đằng sau đó là những xu hướng hoàn toàn mới cùng những cơ hội bứt phá đầy tiềm năng.
1. Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning)
Trong kỷ nguyên số hóa, AI và học máy không còn là những khái niệm xa lạ, mà đã vươn lên trở thành hệ sinh thái bao trùm mọi lĩnh vực.
Từ tài chính, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đến giải trí, dấu ấn của AI hiện diện khắp nơi, định hình cách thế giới vận hành. Đáng chú ý, đây không chỉ là một ngành nghề, mà còn là nền tảng thúc đẩy sự đổi mới trong hầu hết các lĩnh vực khác.
Chính vì vậy, các chuyên gia AI luôn được săn đón với mức lương thuộc top đầu. Làm chủ được AI đồng nghĩa với việc sở hữu “chìa khóa vàng” để mở cánh cửa dẫn đến thành công trong thời đại mới.
2. Khoa học dữ liệu và Công nghệ dữ liệu lớn (Big Data)
Trong thời đại mà thông tin là sức mạnh, dữ liệu chính là “mỏ vàng” của mọi doanh nghiệp. Các công ty ngày càng khao khát khai thác và phân tích dữ liệu để thấu hiểu hành vi khách hàng, tối ưu hóa vận hành và dẫn đầu thị trường.
Vì thế, khoa học dữ liệu và công nghệ dữ liệu lớn đang vươn lên thành những lĩnh vực hấp dẫn bậc nhất.
Sự giao thoa giữa toán học, lập trình và tư duy chiến lược đã biến các chuyên gia dữ liệu thành những “thợ mỏ” quyền lực, nắm trong tay chìa khóa khai phá giá trị tiềm ẩn trong kho báu số hóa.
3. Kỹ thuật y sinh (Biomedical Engineering)
Nếu như trước đây, nhắc đến y học là nghĩ ngay đến bác sĩ, y tá, thì ngày nay, sự giao thoa giữa công nghệ và y tế đã khai sinh ra một lĩnh vực tiên tiến là: Kỹ thuật y sinh.
Từ các thiết bị cấy ghép, máy móc hỗ trợ phẫu thuật, cho đến nghiên cứu tế bào gốc và phát triển công nghệ y học tái tạo – tất cả đều ghi dấu ấn của những kỹ sư y sinh.
Đây là ngành đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức khoa học, công nghệ tiên tiến và tư duy sáng tạo, đồng thời thấm đẫm giá trị nhân văn khi mỗi thành quả đều hướng tới mục tiêu cuối cùng: cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
4. Công nghệ và Kỹ thuật năng lượng mới
Biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng đang là vấn đề toàn Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng trở thành thách thức toàn cầu, nhu cầu chuyển dịch sang các nguồn năng lượng sạch, bền vững như điện mặt trời, điện gió hay nhiên liệu hydro đang bức thiết hơn bao giờ hết.
Những người làm chủ công nghệ năng lượng mới không chỉ nắm bắt cơ hội kinh tế khổng lồ mà còn trở thành những người tiên phong trong hành trình gìn giữ hành tinh xanh. Đây được xem là lĩnh vực chiến lược, được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ và định hình tương lai thế giới trong thập kỷ tới.
5. Điện toán đám mây và An ninh mạng (Cloud Computing & Cybersecurity)
Khi mọi hoạt động từ công việc đến giải trí đều diễn ra trên môi trường mạng, điện toán đám mây và an ninh mạng đã trở thành “lá chắn” không thể thiếu.
Hàng tỷ dữ liệu được lưu trữ và luân chuyển mỗi ngày trên các nền tảng trực tuyến, kéo theo đó là những mối đe dọa thường trực từ tấn công mạng.
Chính thực tế này đã làm dấy lên nhu cầu cấp thiết về đội ngũ kỹ sư điện toán đám mây và chuyên gia an ninh mạng – những “người gác cổng” thầm lặng, đảm bảo an toàn cho dòng chảy thông tin trong kỷ nguyên số.
6. Truyền thông kỹ thuật số và Thiết kế sáng tạo (Digital Media & Art Design)
Nếu trước đây, nghệ thuật và công nghệ là hai thế giới tách biệt thì nay, chúng đã hòa quyện làm một.
Sự bùng nổ của các nền tảng nội dung như YouTube, TikTok, cùng nhu cầu xây dựng thương hiệu số hóa đã giúp truyền thông kỹ thuật số và thiết kế sáng tạo vươn lên thành ngành hái ra tiền. Những ai giỏi sáng tạo nội dung, kết hợp đồ họa và công nghệ sẽ là những người tiên phong trên mặt trận truyền thông mới.
7. Sản xuất thông minh và Kỹ thuật robot (Smart Manufacturing & Robotics)
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa sản xuất thông minh và kỹ thuật robot trở thành xu hướng chủ đạo.
Từ những nhà máy tự động hóa hoàn toàn đến các dây chuyền sản xuất tinh vi do robot đảm nhận, tất cả đều cần đội ngũ kỹ sư am hiểu công nghệ. Sự phát triển không ngừng của ngành này giúp các kỹ sư robot luôn có chỗ đứng vững chắc.
8. Đạo đức và Quản trị AI (AI Ethics & Governance)
AI mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là các vấn đề đạo đức và quyền riêng tư. Chính vì vậy, ngành Đạo đức và Quản trị AI ra đời nhằm đảm bảo AI phát triển theo hướng có lợi cho nhân loại.
Những chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ đóng vai trò như “người giữ cửa”, ngăn chặn các tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo.
9. Khoa học thông tin lượng tử (Quantum Information Science)
Dù còn xa lạ với nhiều người, nhưng khoa học thông tin lượng tử chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai.
Công nghệ này được kỳ vọng sẽ tạo nên bước nhảy vọt, khi sức mạnh xử lý của máy tính lượng tử có thể vượt xa hàng triệu lần so với máy tính truyền thống.
Những người tiên phong trong lĩnh vực này sẽ đặt những viên gạch đầu tiên cho kỷ nguyên mới, nơi con người có thể giải quyết những bài toán phức tạp chỉ trong tích tắc và tái định nghĩa toàn bộ cách chúng ta xử lý thông tin.
10. Sinh học và Công nghệ sinh học (Biotechnology & Bioengineering)
Cuộc đua giải mã những bí ẩn của sự sống và ứng dụng sinh học vào y học, nông nghiệp, môi trường đang trở thành tâm điểm của thế kỷ 21.
Công nghệ sinh học đã chứng tỏ sức mạnh qua đại dịch COVID-19, khi vắc-xin mRNA ra đời trong thời gian kỷ lục, cứu sống hàng triệu người. Trong tương lai, những đột phá về chỉnh sửa gene, tế bào gốc, sinh học tổng hợp hay y học tái tạo hứa hẹn mở ra những cánh cửa mà con người trước đây chỉ dám mơ đến – nơi sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống có thể được nâng tầm theo cách hoàn toàn mới.
Phó Cục trưởng Cục Thuế: Hộ kinh doanh sẽ được chia thành 4 nhóm doanh thu để quản lý sau khi bỏ thuế khoán vào năm 2026
Sau khi bỏ thuế khoán, hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý và chính sách thuế phù hợp hơn, minh bạch hơn.
Tại họp báo thường kỳ quý II/2025 của Bộ Tài chính chiều 2/7, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính), cho biết, việc bãi bỏ thuế khoán nhằm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm chênh lệch giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo môi trường công bằng với người làm công ăn lương. Thực tế, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ như hàng quán, chợ truyền thống có doanh thu dưới hoặc chỉ nhỉnh hơn ngưỡng chịu thuế, vẫn đóng thuế khoán cố định.
Để thay thế thuế khoán, Dự thảo Luật Quản lý thuế dự kiến chia hộ, cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm doanh thu, áp dụng phương pháp quản lý khác nhau. Cụ thể:
Nhóm 1: Doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm, sẽ không phải chịu thuế và được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử sau khi bỏ thuế khoán. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.
Nhóm 2: Doanh thu từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm, có lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ năm 2027 – 2028. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.
Nhóm 3: Các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng có doanh thu 1 – 3 tỷ đồng/năm và lĩnh vực thương mại, dịch vụ có doanh thu 1 – 10 tỷ đồng/năm. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện chế độ kế toán đơn giản.
Nhóm 4: Doanh thu trên 10 tỷ đồng. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện các chế độ kế toán như các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quy định.
Ngoài ra, cơ quan thuế dự kiến đề xuất tăng mức ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân lên ít nhất gấp đôi mức 200 triệu đồng/năm. Đồng thời, sửa đổi tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân cho hộ, cá nhân kinh doanh phân biệt theo quy mô doanh thu; kiến nghị sửa đổi các chính sách pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh phát triển.
Theo Phó Cục trưởng Mai Sơn, các nội dung nêu trên mới chỉ là dự kiến. Cục Thuế sẽ tiếp tục lấy ý kiến người dân, hiệp hội, chuyên gia để hoàn thiện khung quản lý, báo cáo Bộ Tài chính, trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Cảnh sát đã bắt giam hơn 30 nghi phạm, tịch thu hàng triệu bưu kiện, bao gồm hơn 200.000 đôi giày thể thao làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng, phát hiện kho rộng bằng 20 sân bóng.
Theo tờ The Guardian, cảnh sát Trung Quốc đã đột kích văn phòng và các kho hàng của sàn thương mại điện tử Pandabuy (Trung Quốc), sau khi 16 thương hiệu báo cáo về dấu hiệu vi phạm bản quyền. Cảnh sát đã bắt giam hơn 30 nghi phạm, tịch thu hàng triệu bưu kiện, bao gồm hơn 200.000 đôi giày thể thao làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng.
Cuộc điều tra được khởi xướng từ năm 2022, do Corsearch – công ty chuyên về bảo vệ sở hữu trí tuệ – dẫn đầu. Công ty này ghi nhận sự bùng nổ của Pandabuy trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, nơi hàng loạt người dùng chia sẻ cách mua hàng thời trang “cao cấp” với giá rẻ bất ngờ.
Sau 6 tháng điều tra, các nhà chức trách phát hiện hoạt động vi phạm của Pandabuy đã trải rộng trên 5 thành phố ở Trung Quốc, với 2.200 nhân viên, có các nhà kho với tổng diện tích 100.000 m², tương đương 20 sân bóng đá.
Corsearch phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu thương hiệu lớn và Đơn vị chống tội phạm sở hữu trí tuệ của Sở cảnh sát thành phố London. Những thông tin thu thập được sau đó được chuyển giao cho nhà chức trách Trung Quốc, mở đường cho cuộc đột kích quy mô lớn.
Sự hợp tác xuyên biên giới này được đánh giá là yếu tố then chốt trong việc triệt phá mạng lưới buôn bán hàng giả quy mô toàn cầu. Thanh tra thám tử Andrew Masterson chia sẻ rằng: “Đây là lần đầu tiên sự hợp tác giữa chủ sở hữu thương hiệu, cơ quan thực thi pháp luật, công ty luật và nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới để hành động chống lại một đơn vị mua sắm hàng giả có quy mô như thế này”.
Pandabuy có trụ sở tại Hàng Châu, hoạt động như một trung gian giúp người dùng tại Mỹ và châu Âu tiếp cận các mặt hàng thời trang nhái từ các nhà bán lẻ Trung Quốc. Nền tảng này đã nổi lên như một cái tên quen thuộc với giới trẻ toàn cầu tìm kiếm các phiên bản “fake 1:1” của các thương hiệu đình đám như Nike, Supreme hay Louis Vuitton. Chỉ tính riêng năm 2023, doanh thu của Pandabuy được cho là lên tới gần 5,5 tỷ USD với hơn 50 triệu sản phẩm hàng giả.
Các thương hiệu bị ảnh hưởng được kỳ vọng sẽ tiếp tục các hành động pháp lý và vận động siết chặt kiểm soát hàng giả. Thành công của chiến dịch lần này có thể tạo tiền lệ cho những đợt truy quét tiếp theo nhắm vào các nền tảng phân phối hàng giả khác đang nổi lên.
Corsearch khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật để giám sát và ngăn chặn tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong ngành thời trang – lĩnh vực vốn có tỷ lệ làm giả cao nhất thế giới.
Vụ việc của Pandabuy cho thấy tầm quan trọng của sự phối hợp toàn cầu giữa khối tư nhân và cơ quan công quyền trong cuộc chiến chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt, nhu cầu nhập khẩu của nước này lại sụt giảm. Điều này không chỉ khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó, mà còn làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại toàn cầu – đặc biệt với Mỹ trong bối cảnh đàm phán song phương vẫn đang bế tắc. Trung Quốc chỉ muốn bán hàng ra thế giới.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm ngừng “cuộc chiến thương mại” gần đây, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cùng Chủ tịch Tập Cận Bình “mở cửa thị trường Trung Quốc cho hàng hóa Mỹ”. Tuy nhiên, thực tế đang đi ngược lại kỳ vọng đó. Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, nhập khẩu gần như không tăng trưởng kể từ cuối năm 2022.
Theo dữ liệu từ Cục Phân tích Chính sách Kinh tế Hà Lan, tính đến tháng 3/2025, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 33% về khối lượng, trong khi nhập khẩu không có biến động. Điều này phản ánh xu hướng ngày càng rõ rệt: Trung Quốc muốn bán hàng ra thế giới, nhưng lại không còn mặn mà với việc mua hàng từ các nước khác.
Nguyên nhân chính nằm ở chiến lược của ông Tập Cận Bình: xây dựng nền kinh tế “pháo đài”, tự cung tự cấp trong các ngành then chốt, đồng thời hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài – đặc biệt là Mỹ và phương Tây. Đầu tư được dồn vào các nhà máy sản xuất, trong khi tiêu dùng nội địa lại ảm đạm.
Trung Quốc đã phải chịu các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp từ nhiều quốc gia do lo ngại về dòng hàng hóa nhập khẩu từ nước này.
Chính sách “ưu tiên nội địa” của Trung Quốc ảnh hưởng ra sao đến doanh nghiệp nước ngoài?
Các doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và Nhật Bản ngày càng khó chen chân vào thị trường Trung Quốc. Nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu, cùng với chính sách “ưu tiên hàng nội địa” khiến nhiều công ty nước ngoài mất dần thị phần, dù Trung Quốc vẫn tuyên bố ủng hộ toàn cầu hóa.
Ví dụ, công ty công nghệ y tế Drägerwerk của Đức cho biết doanh số máy thở và thiết bị y tế tại Trung Quốc đã giảm một nửa trong năm 2024 so với 2023. Nguyên nhân là các bệnh viện Trung Quốc được khuyến khích mua thiết bị trong nước thay vì hàng ngoại. Tương tự, các thương hiệu như Swatch, Porsche hay tập đoàn xa xỉ LVMH cũng ghi nhận mức tiêu thụ giảm mạnh.
Thậm chí, Trung Quốc còn ban hành lệnh yêu cầu một số công ty nhà nước thay thế phần mềm Mỹ trong hệ thống CNTT của họ trước năm 2027 – được nhiều người gọi là chiến dịch “Xóa bỏ Mỹ” (Delete America). Những động thái này khiến các doanh nghiệp nước ngoài buộc phải sản xuất tại chỗ nếu muốn tồn tại ở Trung Quốc.
Việc giảm nhập khẩu tác động thế nào đến thương mại toàn cầu?
Từ lâu, các nền kinh tế đang phát triển – đặc biệt là những quốc gia xuất khẩu nguyên liệu như Brazil, Nam Phi – dựa vào nhu cầu khổng lồ từ Trung Quốc để bán sắt thép, đồng, năng lượng… Tuy nhiên, sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc đã khiến nhu cầu này tụt dốc nhanh chóng.
Từ cuối năm 2022 đến nay, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ giảm 11%, từ Nhật giảm 17% và từ Đức giảm 18%. Điều này gây lo ngại về một mô hình thương mại không bền vững, nơi Trung Quốc chỉ xuất khẩu mà không nhập khẩu tương xứng.
Dù Trung Quốc vẫn là một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch hơn 2.600 tỷ USD năm 2024 (so với 3.400 tỷ USD của Mỹ), phần lớn nhập khẩu của nước này là các mặt hàng cần thiết như chip bán dẫn, năng lượng và thực phẩm – vốn không đủ để tạo cân bằng thương mại.
Mục tiêu dài hạn của ông Tập Cận Bình là xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ tự chủ. Quốc gia này đang đạt được những bước tiến rõ rệt trong các lĩnh vực như xe điện, pin, thiết bị y tế, máy móc xây dựng… và đang thay thế dần các nhà cung ứng nước ngoài bằng doanh nghiệp nội địa.
Thậm chí, những “ông lớn” quốc doanh còn được giao chỉ tiêu thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng trong nước – không chỉ vì lý do kinh tế mà còn nhằm ứng phó với các biện pháp trừng phạt và căng thẳng địa chính trị với phương Tây.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn cố gắng thể hiện mình là “người bảo vệ toàn cầu hóa” – đối lập với chính sách bảo hộ ngày càng gay gắt của Mỹ. Trong một bài phát biểu gần đây, ông Tập khẳng định Trung Quốc ủng hộ hệ thống thương mại dựa trên luật lệ của WTO và phản đối “bắt nạt” từ phía Mỹ.
Viễn cảnh nào cho đàm phán thương mại Mỹ – Trung?
Dù hai bên đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng việc Trung Quốc nhập khẩu sụt giảm và gia tăng tự chủ kinh tế khiến một thỏa thuận thực chất trở nên khó khăn. Nhất là khi kỳ vọng đặt vào việc Trung Quốc mua thêm hàng Mỹ – như trong thỏa thuận năm 2020 – đã không đạt mục tiêu (chỉ nhập khoảng 300 tỷ USD so với cam kết 500 tỷ USD).
Trong khi đó, Mỹ đang chuẩn bị tăng thuế nhiều mặt hàng, khiến các công ty vội vàng nhập hàng về trước khi bị ảnh hưởng. Điều này càng nhấn mạnh sự khác biệt giữa mô hình thương mại “mở” của Mỹ và “đóng” dần của Trung Quốc.
Nếu xu hướng hiện nay tiếp diễn, thương mại toàn cầu có thể sẽ chứng kiến một trật tự mới: Trung Quốc trở thành công xưởng xuất khẩu hàng hóa nhưng không còn là “người mua” lớn như trước. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nước từng phụ thuộc vào sức mua của thị trường Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến chuỗi cung ứng toàn cầu lao đao, nhưng hiệp định đình chiến tạm thời mang lại hy vọng, dù các nhà sản xuất vẫn…