Connect with us

Social

Threads không còn chỉ là ‘vũ trụ Gen Z’: Tỷ lệ người dùng Gen Y tăng vọt, các thương hiệu đứng trước cơ hội mới

Published

on

Theo số liệu mới được công bố, mạng xã hội Threads đang phát triển vượt bậc tại Việt Nam, nhanh chóng mở rộng tệp người dùng vượt ra ngoài đối tượng Gen Z.

Threads không còn chỉ là 'vũ trụ Gen Z': Tỷ lệ người dùng Gen Y tăng vọt, các thương hiệu đứng trước cơ hội mới

Công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab vừa phát hành báo cáo định kỳ “The Connected Consumer” cho quý II/2024, phản ánh các xu hướng tiêu dùng số mới nhất. Số liệu trong quý vừa qua ghi nhận những chuyển dịch đáng kể trong thói quen sử dụng các nền tảng mạng xã hội của người Việt.

Theo đó, mạng xã hội Threads của Meta, ra mắt hồi tháng 7/2023, đang cho thấy tốc độ phát triển vượt bậc tại thị trường Việt Nam. Báo cáo quý II/2024 chỉ ra rằng Threads đang nhanh chóng mở rộng tệp người dùng của mình vượt ra ngoài đối tượng Gen Z (sinh từ năm 1997 – 2012), khi Gen Y (sinh từ năm 1981 – 1996) ngày càng tăng cường sử dụng nền tảng này.

Cụ thể, trong quý II vừa qua, tỷ lệ người dùng Threads tại Việt Nam đạt 10%, tăng 5 điểm phần trăm so với quý trước. Sự tăng trưởng đến từ việc nền tảng này đang được đón nhận tích cực bởi nhiều nhóm tuổi: Gen Z tăng 6% tỷ lệ sử dụng, Gen Y có mức tăng ấn tượng 7%.

Decision Lab nhận định mức tăng trưởng đáng kể ở Gen Y cho thấy Threads đã vươn ra khỏi phạm vi người dùng chủ chốt là Gen Z và đang dần chinh phục các nhóm đối tượng khác.

Nhìn từ quý 3/2023 đến nay, có thể thấy tỷ lệ người dùng Threads tại Việt Nam liên tục tăng, đặc biệt với Gen Y và Gen Z. Đối với Gen X (sinh từ năm 1965 – 1980), tỷ lệ chỉ bị chững lại ở mức 4% tại quý 2/2024, không thay đổi so với quý trước đó.

Threads không còn chỉ là 'vũ trụ Gen Z': Tỷ lệ người dùng Gen Y tăng vọt, các thương hiệu đứng trước cơ hội mớiTỷ lệ thâm nhập của Threads liên tục tăng tại Việt Nam.

Gen Z thường đi tiên phong trong việc đón nhận và sử dụng các nền tảng mạng xã hội mới. Xu hướng này được thể hiện rõ nét trên nhiều ứng dụng như TikTok hay YouTube, nơi thế hệ người dùng trẻ hào hứng khám phá và định hình các trào lưu.

“Sự thâm nhập của Threads tại Việt Nam cũng mang đặc điểm tương tự. Khi Gen Z bắt đầu sáng tạo nội dung, tương tác với các tính năng và chia sẻ tiếng nói của mình trên nền tảng này, họ vô tình tạo nên một làn sóng mới và từ từ thu hút sự chú ý của các thế hệ lớn tuổi hơn.

Bên cạnh đó, sự phát triển của Threads sang Gen Y cũng có thể một phần xuất phát từ bản chất của nền tảng này như một trang mạng xã hội microblogging (viết blog ngắn gọn). Gen Y là những người đầu tiên sử dụng internet và rất quen thuộc với các nền tảng blog trực tuyến. Sự thân thuộc này khiến Threads, với tính chất của một mạng xã hội dựa trên văn bản, trở nên dễ tiếp cận hơn với họ”, Decision Lab phân tích.

Cũng theo công ty nghiên cứu thị trường này, việc Threads tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng sẽ mang đến cơ hội lớn cho các thương hiệu và nhà tiếp thị trong việc kết nối với người tiêu dùng trên không gian số. Tuy nhiên, tính bền vững lâu dài của đà tăng trưởng này vẫn cần thời gian để kiểm chứng.

Trong bối cảnh các nền tảng khác đang liên tục đổi mới để giữ chân người dùng, Threads cần tiếp tục phát triển các tính năng và dịch vụ để tạo thêm động lực và duy trì tiến độ phát triển.

Khả năng thích ứng với sự thay đổi trong sở thích của người dùng, giải quyết các thách thức tiềm ẩn và tạo sự khác biệt so với đối thủ sẽ là những yếu tố then chốt quyết định thành công trong tương lai của Threads trên thị trường mạng xã hội của Việt Nam.

Continue Reading

Các Nền Tảng MXH

Cập nhật Tiktok 7 ngày qua (18/5-24/5/2025)

Published

on

Ver2Solution tổng hợp những cập nhật tính năng mới và thay đổi quan trọng trên nền tảng TikTok trong khoảng thời gian từ ngày 18 đến 24 tháng 5 năm 2025:

1. Tích hợp SoundCloud vào tính năng “Thêm vào ứng dụng nhạc”

TikTok đã mở rộng tính năng “Thêm vào ứng dụng nhạc” bằng cách hợp tác với SoundCloud. Người dùng giờ đây có thể lưu trực tiếp các bài hát từ TikTok vào SoundCloud, tương tự như đã làm với Spotify và Apple Music trước đó. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng khám phá và lưu trữ âm nhạc yêu thích, đồng thời hỗ trợ các nghệ sĩ độc lập tiếp cận khán giả rộng hơn.

2. Tính năng thiền định nhằm giảm “doomscrolling”

Để đối phó với tình trạng “doomscrolling” và cải thiện sức khỏe tinh thần, TikTok đã giới thiệu tính năng thiền định mới. Đối với người dùng dưới 18 tuổi, ứng dụng sẽ tự động hiển thị các bài thiền định toàn màn hình sau 22h, bao gồm nhạc nhẹ nhàng và bài tập thở. Người lớn có thể kích hoạt tính năng này thủ công trong cài đặt thời gian sử dụng. Đây là một phần trong nỗ lực của TikTok nhằm thúc đẩy thói quen sử dụng ứng dụng lành mạnh hơn.

3. Ra mắt “AI Alive” – Chuyển ảnh tĩnh thành video

TikTok đã giới thiệu tính năng “AI Alive”, cho phép người dùng biến ảnh tĩnh thành video động thông qua TikTok Stories. Tính năng này sử dụng trí tuệ nhân tạo để thêm chuyển động và hiệu ứng vào ảnh, mở rộng khả năng sáng tạo cho người dùng. TikTok cam kết đảm bảo an toàn và minh bạch trong việc sử dụng công nghệ AI này.

4. Cập nhật thuật toán: Theo dõi từ khóa trong bình luận

Thuật toán của TikTok đã được cập nhật để theo dõi từ khóa trong phần bình luận, nhằm cải thiện khả năng đề xuất nội dung phù hợp với người dùng. Việc sử dụng từ khóa phù hợp trong bình luận có thể giúp tăng khả năng hiển thị video trên nền tảng.

5. Nâng cao tính năng hỗ trợ tiếp cận

TikTok đã bổ sung các tính năng hỗ trợ tiếp cận mới, bao gồm:

  • Thêm văn bản thay thế (alt text) cho ảnh

  • Tăng cường độ tương phản màu sắc

  • Hỗ trợ văn bản in đậm

Những cải tiến này nhằm giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn, đặc biệt là những người có nhu cầu đặc biệt.

6. Cập nhật chính sách cộng đồng từ ngày 20/5

TikTok đã cập nhật chính sách cộng đồng có hiệu lực từ ngày 20/5/2025, bao gồm:

  • Hạn chế hành vi “ăn xin” trong các buổi phát trực tiếp

  • Cấm sử dụng phông nền xanh (green screen) một cách gian lận

  • Thắt chặt quy định đối với nội dung phát trực tiếp

Những thay đổi này nhằm đảm bảo môi trường an toàn và tích cực cho cộng đồng người dùng.

Ver2Solution Research

Continue Reading

Các Nền Tảng MXH

Cập nhật Facebook 7 ngày qua (18/5-24/5/2025)

Published

on

Ver2Solution tổng hợp những cập nhật tính năng mới nhất trên nền tảng Facebook từ ngày 18 đến 24 tháng 5 năm 2025:

1. Thay đổi chính sách lưu trữ video Facebook Live

Bắt đầu từ năm 2025, Facebook sẽ chỉ lưu trữ các video phát trực tiếp (Facebook Live) trong vòng 30 ngày sau khi phát sóng. Meta đã thông báo về thay đổi này vào tháng 2, kèm theo một khoảng thời gian ân hạn 90 ngày để người dùng tải xuống hoặc chuyển đổi các video cũ. Hạn chót là ngày 28 tháng 5 năm 2025; sau thời điểm này, các video phát trực tiếp trước ngày 19 tháng 2 sẽ bị xóa vĩnh viễn. Người dùng được khuyến nghị sao lưu nội dung quan trọng, như video đám cưới hoặc buổi hòa nhạc, bằng cách tải xuống hoặc chuyển đổi thành video Reels dài 90 giây.

2. Cập nhật quảng cáo: Hợp tác với nhà sáng tạo và định dạng mới

Tại sự kiện IAB NewFronts 2025, Meta đã công bố các định dạng quảng cáo mới trên Facebook và Instagram, bao gồm khả năng chạy quảng cáo hợp tác (Partnership Ads) với một đối tác trong tiêu đề quảng cáo và Facebook Live.

3. Tính năng tiếp thị liên kết mới cho nhà sáng tạo

Facebook đã triển khai các tính năng tiếp thị liên kết mới, cho phép nhà sáng tạo tùy chỉnh liên kết với tên và mã khuyến mãi độc đáo. Liên kết này có thể hiển thị trong banner video và bình luận được ghim, đảm bảo tính nhất quán trên các định dạng khác nhau. Chương trình liên kết bao gồm các đối tác thương mại điện tử lớn như Amazon và Sephora.

4. Thử nghiệm nút “downvote” cho bình luận

Facebook đang thử nghiệm nút “downvote” trong phần bình luận, cho phép người dùng ẩn danh đánh dấu những bình luận không hữu ích. Khác với nút “dislike”, tính năng này nhằm mục đích cải thiện chất lượng nội dung bằng cách giảm thiểu spam và bình luận kém chất lượng.

5. Tăng cường cá nhân hóa với Meta AI

Meta AI đã được triển khai rộng rãi hơn, với khả năng ghi nhớ thông tin về sở thích và mối quan tâm của người dùng để cung cấp đề xuất chính xác hơn. Tính năng này hiện có trên Facebook, Messenger và WhatsApp cho người dùng iOS và Android tại Mỹ và Canada.

Ver2Solution Research

Continue Reading

Tâm Lý Học NTD

Các KOL đang bị vắt kiệt

Published

on

Nhiều người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang gặp các vấn đề về sức khỏe, nhưng đây vẫn chưa được coi là một công việc đúng nghĩa.

Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội mệt mỏi khi phải “sống online” liên tục. Ảnh: @addisonraee.

Jayde Powell (32 tuổi), chiến lược gia truyền thông và người sáng tạo nội dung, đăng một video mỗi ngày lên LinkedIn. Cô từng hợp tác với các thương hiệu lớn như Uber và Delta Airlines, kiếm hơn 50.000 USD chỉ trong 3 tháng đầu năm.

Nhưng phía sau thành công đó là sự mệt mỏi kéo dài vì phải “sống online” liên tục.

“Tôi không nghĩ việc thức dậy và phải kiểm tra điện thoại ngay lập tức là điều bình thường”, cô nói.

Powell bắt đầu đeo kính lọc ánh sáng xanh từ năm 2021 vì thường xuyên bị đau đầu do nhìn màn hình quá nhiều. Cô thừa nhận mình nghiện mạng xã hội và cảm thấy lâng lâng như nhận được một liều dopamine (chất dẫn truyền thần kinh gắn liền với cảm giác hưng phấn và phần thưởng) mỗi lần bài đăng được nhiều tương tác.

Nhưng các nghiên cứu chỉ ra sự kích thích liên tục đó khiến não bộ dần “nhờn thuốc”, buộc người dùng phải tìm kiếm nhiều tương tác hơn để duy trì cảm giác thỏa mãn. Từ đó, một vòng lặp nghiện ngập hình thành: liên tục đăng bài, liên tục chờ đợi phản hồi và liên tục khao khát sự công nhận từ cộng đồng mạng.

Không dừng lại ở đó, áp lực duy trì hình ảnh và hiện diện trực tuyến càng khoét sâu thêm sự mệt mỏi.

Bài nghiên cứu The Role of Likes: How Online Feedback Impact Users’ Mental Health của Đại học Munich (Đức) cho thấy khi bài đăng nhận về ít hoặc không có phản hồi, người sáng tạo nội dung dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, suy giảm lòng tự trọng, thậm chí tăng cảm giác cô đơn.

Powell hiện phải gặp chuyên gia tâm lý hàng tháng để giải tỏa áp lực công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ khả năng chi trả cho dịch vụ này, bởi nghề sáng tạo nội dung vốn thu nhập bấp bênh.

Shira Lazar, đồng sáng lập dịch vụ tư vấn CreatorCare, nhận định nỗi sợ lớn nhất của người sáng tạo nội dung là “bị lãng quên”. “Muốn tồn tại, họ buộc phải đăng tải liên tục, nhưng cái giá phải trả là sự lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống và tài chính bấp bênh”, bà nói.

Amy Kelly, nhà trị liệu kiêm đồng sáng lập Revive, ví mạng xã hội như một “cỗ máy khổng lồ không có chế độ bảo trì”. Các KOL hay influencer dễ dàng ảo tưởng về sự kết nối qua những lượt thả tim, nhưng khi đối mặt với chỉ trích, vết thương tâm lý để lại lại sâu sắc hơn nhiều.

Powell từng bị chê bai ngoại hình nặng nề chỉ vì một bình luận khen ngợi con gái Beyoncé nhảy đẹp. Khi cô tham gia xây dựng cộng đồng phụ nữ da màu trong ngành cần sa, làn sóng công kích còn dữ dội hơn. Nhiều người quy chụp cô cổ vũ cho việc sử dụng ma túy.

Dù có chuyên môn marketing, Powell nhận định nghề influencer vẫn bị coi thường, không được nhìn nhận như công việc thật sự.

Daniel Abas, Chủ tịch Tổ chức Creators Guild of America tại Mỹ, cho rằng xã hội chưa hiểu đúng tầm quan trọng của influencer. “Sự chú ý là tiền bạc. Ai kiểm soát sự chú ý, người đó tạo ra giá trị”, ông nói.

Theo ZingNews

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .