Connect with us

Trong Nước

300.000 người bán hàng online hết đường né thuế, ngân sách tăng thu nghìn tỉ

Published

on

Theo thống kê tại 5 sàn thương mại điện tử lớn là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Grab, hiện có 300.000 gian hàng chưa định danh được người bán, với doanh số kinh doanh trên 70.000 tỉ đồng. Người bán hàng online hết đường né thuế.

Theo quy định tại luật Số 56/2024/QH15, từ 1.4, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác sẽ phải thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Người bán hàng online hết đường né thuế.

Các nội dung chi tiết để triển khai quy định nêu trên được Bộ Tài chính cụ thể hóa tại dự thảo Nghị định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Bộ này vừa gửi Bộ Tư pháp hồ sơ thẩm định dự thảo nghị định.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay, ngoài các hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử lớn trong nước, các hộ, cá nhân còn hoạt động kinh doanh trên các nền tảng cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử nước ngoài như: Booking, Agoda, Airbnb, Tripadvisor… (nền tảng sàn thương mại điện tử dịch vụ lưu trú); các nền tảng nội dung thông tin số, nền tảng mạng xã hội như: Netflix, Spotify (nền tảng thuê bao); Google, YouTube, Facebook, TikTok (nền tảng quảng cáo, mạng xã hội); Apple Store, CH Play (nền tảng kho ứng dụng)…

Đáng chú ý, đang xuất hiện đối tượng kinh doanh mới là các cá nhân là người ảnh hưởng lớn (KOL) trong xã hội, thực hiện kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng số thông qua việc livestream quảng cáo bán hàng hóa, dịch vụ.

Bộ Tài chính nhấn mạnh, việc quản lý thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số do các cục thuế, chi cục thuế (trước sắp xếp) quản lý thu nên chưa thực sự hiệu quả. Số thu thuế từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử rất nhỏ so với quy mô, tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nền tảng số.

Theo thống kê theo dữ liệu của hơn 400 sàn thương mại điện tử đã cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, có hơn 300.000 cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với số thu thuế năm 2024 đạt khoảng 2.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, phát sinh một số lượng lớn các gian hàng kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử chưa định danh được người bán. Thống kê tại 5 sàn thương mại điện tử lớn là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Grab, có hơn 300.000 gian hàng chưa định danh được người dùng với doanh số kinh doanh trên 70.000 tỉ đồng.

“Triển khai giải pháp quy định các sàn thương mại điện tử thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay cho cá nhân, hộ kinh doanh trên sàn sẽ đảm bảo quản lý chặt chẽ, minh bạch nghĩa vụ thuế của thương nhân kinh doanh trên sàn, nhất là đối với các gian hàng chưa được định danh trên sàn thương mại điện tử.

Trường hợp các đối tượng gian hàng chưa được định danh đều là của cá nhân có ngưỡng doanh thu trên 100 triệu đồng; chưa được kê khai, nộp thuế thì số thu thuế ước tính theo tỷ lệ 1,5% (1% thuế giá trị gia tăng và 0,5% thuế thu nhập cá nhân) trên doanh số 70.000 tỉ đồng là khoảng 1.000 tỉ đồng”, Bộ Tài chính cho biết.

Minh bạch thông tin người bán, tăng thu ngân sách

Qua khảo sát mô hình sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki, Sendo, Bộ Tài chính nêu rõ, các sàn đều có chức năng đặt hàng trực tuyến và chức năng thanh toán.

300.000 người bán hàng online hết đường né thuế, ngân sách tăng thu nghìn tỉ - Ảnh 2.

Sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến nắm được đầy đủ các thông tin về người bán (mã số thuế/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ); thông tin về các giao dịch bán hàng thành công, thông tin về doanh thu, chi phí thông qua sàn của các cá nhân cung cấp hàng hóa.

Bộ Tài chính nhìn nhận, quy định tổ chức quản lý nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số có chức năng thanh toán và tổ chức hoạt động kinh tế số khác có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay thuế của hộ, cá nhân cư trú và không cư trú có hoạt động kinh doanh sẽ tác động giảm khối lượng thực hiện thủ tục hành chính trong kê khai, nộp thuế của các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh.

Đồng thời, tại nghị định quy định trách nhiệm về cung cấp thông tin định danh cá nhân của người bán khi kinh doanh trên các nền thương mại điện tử, nền tảng số, hoạt động kinh tế số khác. Việc cung cấp thông tin của người bán là cơ sở để định danh các hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn. Điều này sẽ tác động đến tăng thu ngân sách nhà nước đối với thu nhập từ kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn, nhất là các đối tượng chưa định danh được nêu trên.

Mới đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã đề xuất lùi thời điểm thực hiện quy định sàn giao dịch thương mại điện tử tử khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đến ngày 1.7 thay vì từ 1.4. Lý do, để phù hợp với luật Thuế giá trị gia tăng; đồng thời, để cơ quan quản lý, doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị công tác thực thi.

Theo Thanhnien.vn

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trong Nước

Nhà bán hàng chật vật tìm hướng đi khi sàn thương mại điện tử tăng phí

Published

on

Khi các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam tăng phí, các doanh nghiệp phải đối diện với những thách thức mới. Nhà bán hàng chật vật tìm hướng đi khi sàn thương mại điện tử tăng phí.

Chia sẻ tại Hội nghị thương mại điện tử và giao thương số toàn cầu trong khuôn khổ Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 sáng 28/3, ông Tín Lê, CEO Adtek đánh giá tốc độ tăng trưởng của các sàn TMĐT Việt Nam rất mạnh, dao động 20-30% mỗi năm. Nhà bán hàng chật vật tìm hướng đi khi sàn thương mại điện tử tăng phí.

Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị hàng hóa trên sàn TMĐT chỉ chiếm 9-10% trong tổng mức hàng hóa tiêu dùng, trong khi con số này ở Trung Quốc lên đến 30%.

Do đó, ông Tín nhận định ngành TMĐT ở Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Dù vậy, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

Sàn tăng phí khiến doanh nghiệp lo lắng

Trong đó, việc các sàn TMĐT tăng mạnh phí sàn gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Cụ thể, Shopee điều chỉnh phí sàn cao nhất lên 10% và TikTok Shop tăng thêm 7%.

Tuy nhiên, ông Tín cho rằng động thái tăng phí sàn từ Shopee hay TikTok Shop là điều chắc chắn diễn ra.

“Trước đây, các sàn TMĐT chi số tiền khổng lồ để thu hút người tiêu dùng. Qua giai đoạn đó, họ cần phải tối ưu hóa để kiếm lại lợi nhuận. Dù số lượng người bán hàng sẽ giảm còn 80%, mức doanh thu khi sàn tăng phí sẽ không thay đổi quá nhiều”, ông Tín nhìn nhận.

Ngoài việc bị tăng phí, các doanh nghiệp hoạt động trên sàn TMĐT còn đối mặt với thách thức cạnh tranh mạnh từ hàng giá rẻ Trung Quốc, đà tăng trưởng mạnh của hàng hóa xuyên biên giới, thiếu vốn và dòng tiền yếu…

Về hàng hóa giá rẻ, ông Tín cho biết hiện tại, người mua đã thay đổi thói quen mua sắm. Do đó, các doanh nghiệp không thể tiếp tục cạnh tranh bằng giá rẻ.

Theo thống kê, các mặt hàng giá rẻ dưới 100.000 đồng trên sàn TMĐT chỉ tăng 5%. Đây được coi là động thái từ phía khách hàng khi họ sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng chất lượng cao.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hội nghị bày tỏ lo lắng khi các sàn TMĐT tăng phí sàn, các thay đổi về chính sách thuế và giao dịch xuyên biên giới cũng tăng theo khiến họ phải chật vật tìm cách tồn tại trên thương trường.

san TMDT tang gia anh 1
Một doanh nghiệp livestream bán hàng ngay tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 sáng 28/3. Ảnh: Anh Nguyễn.

Trước các khó khăn trên, CEO Adtek khuyến nghị các doanh nghiệp nên đa dạng hóa kênh bán hàng. Cụ thể, doanh nghiệp không chỉ kiếm lợi nhuận từ một kênh TMĐT mà cần phát triển thêm các kênh bán hàng khác như thông qua website.

Tại talkshow “Ứng dụng AI cho doanh nghiệp và thương mại điện tử dành cho hàng nông sản” cũng trong khuôn khổ hội chợ, ông Lê Thanh Liêm, Phó tổng giám đốc sàn TMĐT Felix – đơn vị chuyên xuất khẩu theo mô hình B2B cũng cho biết hiện nay, Felix đã hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản Việt tiếp cận với khách hàng xuyên biên giới bên cạnh kênh xuất khẩu truyền thống.

“Nhìn thực tiễn từ doanh nghiệp, nhiều nông sản như sầu riêng, gạo, dừa, thanh long, cà phê, tiêu, điều, tôm, cá khô… đã được đơn vị xuất khẩu trên TMĐT và đi tới nhiều thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Anh, Australia…”, ông Liêm chia sẻ.

Đặc biệt, không chỉ bán hàng, ông Tín cho rằng doanh nghiệp còn cần xây dựng giá trị thương hiệu lâu dài.

“Ví dụ, một sản phẩm xuyên biên giới rẻ hơn 5.000-10.000 đồng nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng chọn các sản phẩm nội địa có thương hiệu”, ông Tín nói thêm.

AI xóa bỏ nhiều cản trở

Đáng chú ý, ông Jensen Wu, CEO Topview AI cho biết ứng dụng công nghệ AI vào việc bán hàng sẽ giúp ích rất nhiều ở thời điểm hiện tại, nhất là trong các hoạt động livestream bán hàng.

Ông Jensen nhấn mạnh doanh nghiệp, công ty có thể bật livestream với sự xuất hiện của người bán được tạo từ AI xuyên suốt 24/7. Điều này giúp xóa bỏ các cản trở về mặt thời gian và tiết kiệm chi phí nhân sự, từ đó tăng doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp.

Mặt khác, AI còn giúp người bán xóa bỏ được các rào cản về ngôn ngữ trong khi livestream và tiếp cận với khách hàng xuyên biên giới.

Riêng về hàng nông sản, ông Lê Quốc Khôi, chuyên gia AI tại công ty Engma, cho biết AI đang mang đến nhiều tiềm năng kinh tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại Mỹ, chính phủ đã chi 3,28 tỷ USD cho đầu tư vào AI vào các doanh nghiệp SME trong năm 2022. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của AI trong kinh doanh là dịch vụ khách hàng (chiếm 56%). Dự đoán, AI sẽ đóng góp mức tăng ròng 21% vào GDP của Mỹ vào năm 2030.

Bên cạnh đó, hơn một nửa người Mỹ thường xuyên tương tác với AI và chỉ có 10% chủ doanh nghiệp SME biết cách sử dụng AI, trong khi hơn 2/3 không biết hoặc biết rất ít về AI nói chung.

Vì thế, ông Khôi cho rằng đã đến lúc áp dụng AI cho nhóm SME, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Dù vậy, ông nhấn mạnh các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ mục tiêu, cách thức vận hành AI, dự toán ngân sách, chi phí vận hành… thì mới mang lại hiệu quả.

Tri Thức – Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Theo ZingNews

 

Continue Reading

Trong Nước

Đề xuất lùi thời gian Shopee TikTok Shop Lazada nộp thuế thay người bán

Published

on

Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam kiến nghị lùi thời điểm sàn thương mại điện tử phải khấu trừ thuế thay người bán thêm 3 tháng. Đề xuất lùi thời gian Shopee TikTok Shop Lazada nộp thuế thay người bán.

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế sửa đổi, từ 1/4, các sàn thương mại điện tử, nền tảng số có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn. Đề xuất lùi thời gian Shopee TikTok Shop Lazada nộp thuế thay người bán.

Tuy nhiên mới đây, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (Vecom) đã có văn bản gửi cơ quan chức năng đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực về trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử trong việc khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Lý giải nguyên nhân, đơn vị này cho biết hiện nghị định hướng dẫn thi hành chưa được ban hành dù chỉ còn vài ngày nữa là tới thời điểm quy định có hiệu lực. Điều này gây hoang mang cho cộng đồng doanh nghiệp quản lý sàn thương mại điện tử cũng như người bán hàng trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh đó, sau 2 buổi làm việc với Cục Thuế, hiệp hội này cũng nhận thấy vẫn còn rất nhiều vướng mắc chưa được làm rõ liên quan trực tiếp đến trách nhiệm, nghĩa vụ thuế của hộ, cá nhân kinh doanh đặc biệt là các nội dung về kê khai và hoàn thuế.

“Các sàn thương mại điện tử đã và đang nhận được rất nhiều thắc mắc về cách thực hiện quy định này nhưng chưa thể trả lời rõ ràng vì không có văn bản hướng dẫn chính thức, trong khi cách hiểu và trả lời của các cơ quan thuế ở Trung ương và địa phương đang khác nhau”, hiệp hội nêu.

Hơn nữa, Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 cũng quy định nền tảng thương mại điện tử khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh, nhưng có hiệu lực từ ngày 1/7.

Do đó, hiệp hội này đề xuất việc xem xét, cho phép lùi thời điểm có hiệu lực về trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử trong việc khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đến ngày 1/7 để phù hợp với Luật Thuế giá trị gia tăng.

Đồng thời, để cơ quan quản lý và doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị cho công tác thực thi cũng như tuyên truyền, giải đáp về các nghĩa vụ cụ thể và cách thực hiện cho người bán hàng là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Hiện, cả nước có gần 725.000 tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktok Shop… với quy mô giao dịch lên tới 75.000 tỷ đồng.

Theo Dân Trí

Continue Reading

Trong Nước

Shopee hạ giá gói dịch vụ mới từ 1-4

Published

on

Người bán sẽ được sử dụng miễn phí PiShip trong 3 tuần đầu kể từ lần đăng ký đầu tiên, trong khoảng thời gian từ 1-4 đến 30-4. Shopee hạ giá gói dịch vụ mới từ 1-4.

Theo thông báo mới nhất, sàn thương mại điện tử Shopee cho biết đã điều chỉnh giảm giá gói dịch vụ vận chuyển PiShip, từ 2.300 đồng xuống còn 1.650 đồng, áp dụng Shopee hạ giá gói dịch vụ mới từ 1-4.

Cũng theo chính sách mới của Shopee, kể từ ngày 1-4, người bán sẽ phải chịu một phần chi phí vận chuyển trả hàng trong trường hợp khách trả hàng hoàn tiền và đơn giao không thành công.

Shopee cho biết người bán sẽ được sử dụng miễn phí PiShip trong 3 tuần đầu kể từ lần đăng ký đầu tiên, trong khoảng thời gian từ 1-4 đến 30-4. Mức phí vận chuyển tối đa mà PiShip chi trả là 40.000 đồng/đơn hoặc 20.000 đồng/đơn đối với đơn thuộc kênh hoả tốc.

Shopee hạ giá gói dịch vụ mới từ 1-4- Ảnh 2.

Shopee đưa ra ví dụ khi shop sử dụng Piship đối với 20 đơn hàng

Sàn này cũng lưu ý đối với trường hợp đơn trả hàng hoàn tiền hoặc đơn giao không thành công có phí vận chuyển trả hàng vượt quá 40.000 đồng/đơn (hoặc 20.000 đồng/đơn đối với đơn thuộc kênh hỏa tốc), Shopee sẽ hoàn phần phí chênh lệch còn lại cho người bán trong vòng 3-5 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày khấu trừ phí từ người bán.

Động thái này diễn ra sau khi Bộ Công Thương yêu cầu Shopee và TikTok Shop báo cáo về việc điều chỉnh phí dịch vụ trước đó.

Theo thông báo trước, Shopee nói sẽ điều chỉnh chính sách phí đối với người bán không thuộc Shopee Mall từ 1-4. Cụ thể, phí cố định sẽ tăng từ 0,5% đến 6% tùy ngành hàng, trong đó các danh mục như thời trang, mỹ phẩm, nhà cửa; đời sống có thể chịu mức phí lên đến 10%.

Đồng thời, Shopee ngừng cung cấp gói Freeship Xtra và thay thế bằng mã miễn phí vận chuyển áp dụng cho người mua với số lượng giới hạn. Ngoài ra, nền tảng này sẽ thay đổi chính sách xử lý đơn hàng hoàn, yêu cầu người bán chịu chi phí vận chuyển trả hàng trong một số trường hợp.

Trong khi đó, TikTok Shop thông báo sẽ áp dụng biểu phí hoa hồng mới từ ngày 1-4.

Cụ thể, phí hoa hồng với nhà bán hàng thường tăng từ 3% lên 4%. Ngoài ra, nhà bán còn phải chịu thêm phí giao dịch 5% và phí vận chuyển.

Việc tăng phí từ hai nền tảng khiến nhiều nhà bán hàng phản ứng.

Theo Người Lao Động Online

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .