Connect with us

Công Nghệ Phần Mềm

Vì sao AI của DeepSeek có khả năng viết văn hay như người?

Published

on

Giữa cuộc đua công nghệ AI khốc liệt, DeepSeek đang nổi lên như một hiện tượng nhờ khả năng tạo văn bản tự nhiên, AI của DeepSeek có khả năng viết văn hay như người cuốn hút đến kinh ngạc.

Trong thế giới công nghệ AI đầy cạnh tranh, AI của DeepSeek có khả năng viết văn hay như người, một công ty có trụ sở tại Hàng Châu, đang tạo nên cơn sốt khi các mô hình AI của họ cho ra đời những đoạn văn bản không chỉ thông minh mà còn mang đậm chất người. Khả năng này đã nhanh chóng giúp DeepSeek thu hút sự chú ý lớn từ giới công nghệ và làm dấy lên một làn sóng ứng dụng AI mạnh mẽ tại Trung Quốc.

Điều gì đã tạo nên sự khác biệt cho DeepSeek, khiến AI của họ có thể “viết văn” một cách trôi chảy và giàu cảm xúc đến vậy? Câu trả lời nằm ở một đội ngũ đặc biệt, được DeepSeek gọi với cái tên khá lạ lẫm: “data omniscients” (tạm dịch: những người am hiểu dữ liệu toàn diện).

Vì sao AI của DeepSeek có khả năng viết văn "hay như người"?- Ảnh 1.

Những người am hiểu dữ liệu có thể giúp AI trở nên “con người” hơn. Ảnh minh hoạ

Trong khi các công ty AI khác tập trung chiêu mộ nhân tài trong lĩnh vực thuật toán và điện toán với mức lương hậu hĩnh, DeepSeek lại âm thầm xây dựng một đội ngũ nhỏ gồm những người có xuất thân từ các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Những “data omniscients” này, phần lớn là cử nhân văn học, lịch sử, văn hóa và khoa học, được giao một nhiệm vụ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại mang tính quyết định: xây dựng một “thư viện ảo” khổng lồ, thu thập và chọn lọc kiến thức từ vô vàn lĩnh vực khác nhau để làm nguyên liệu đào tạo cho AI.

Wang Zihan, một cựu nhân viên của DeepSeek, chia sẻ trong một buổi webinar trực tuyến rằng vai trò “data omniscients” được thiết kế dành riêng cho những người có nền tảng văn chương và khoa học xã hội. Họ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các bộ dữ liệu khác nhau, giúp “người hóa” các mô hình AI vốn được biết đến với hiệu suất cao nhưng chi phí thấp của DeepSeek. “Họ đóng góp vào hiệu quả và nuôi dưỡng ý tưởng cho tất cả các nhóm,” Wang Zihan nhấn mạnh.

Zheng Size, một cựu nhân viên khác, cũng tiết lộ trên mạng xã hội rằng chính những cử nhân ngôn ngữ và văn học Trung Quốc trong đội ngũ “data omniscients” đã cải thiện đáng kể chất lượng nội dung tiếng Trung do DeepSeek tạo ra, nhờ vào việc tuyển chọn dữ liệu đào tạo một cách tỉ mỉ và tinh tế.

Vì sao AI của DeepSeek có khả năng viết văn "hay như người"?- Ảnh 2.

DeepSeek vẫn là một hiện tượng tại Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Minh chứng rõ ràng nhất cho thành công của phương pháp này là bài đăng gây sốt trên Mạng xã hội Trung Quốc được cho là của nhà sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng. Bài viết này, phản hồi lại những ý kiến cho rằng DeepSeek đã thay đổi vận mệnh quốc gia, được đánh giá là văn phong trau chuốt, giàu cảm xúc và mang đậm dấu ấn cá nhân, hoàn toàn khác biệt so với những văn bản khô khan, máy móc thường thấy từ AI.

Như vậy, bí quyết viết văn của DeepSeek không chỉ nằm ở sức mạnh thuật toán, mà còn ở sự kết hợp độc đáo với “chất xám” văn chương, đến từ đội ngũ “data omniscients” đặc biệt. Đây có lẽ là một bài học quý giá cho thấy, trong kỷ nguyên AI, yếu tố con người, đặc biệt là những kiến thức và kỹ năng tưởng chừng như “cổ điển”, vẫn đóng vai trò then chốt để tạo nên sự khác biệt và đột phá.

Theo Đời Sống Pháp Luật

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Công Nghệ Phần Mềm

AI đang tạo ra loại hình khởi nghiệp mới – kỳ lân một thành viên

Published

on

Các tác nhân trí tuệ nhân tạo (AI) đang định nghĩa lại tinh thần khởi nghiệp, tạo nên sự trỗi dậy của kỳ lân một thành viên.

Trước kia, để xây dựng một công ty khởi nghiệp kỳ lân – một công ty tỷ đô – đòi hỏi một đội quân hùng hậu, tài năng, và hàng triệu đô la vốn đầu tư mạo hiểm. Nhưng một sự thay đổi lớn đang diễn ra nhờ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và xuất hiện kỳ lân một thành viên ra đời.

Những tiến bộ trong hệ thống tác nhân AI, OpenAI đang cho phép những người sáng lập đơn lẻ đạt được những gì mà trước đây đòi hỏi sự nỗ lực “chung lưng đấu cật” của cả nhóm cộng sự.

Theo chia sẻ của Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman, ông thường xuyên suy nghĩ về thời điểm xuất hiện một người sáng lập điều hành một công ty đạt mức định giá hàng tỷ USD mà không cần thuê một nhân viên nào.

“Tôi và những người bạn là CEO công nghệ khác, cá cược về ngày sẽ có một người sở hữu công ty tỷ đô với nhân viên duy nhất là họ. Điều mà trước đây và bây giờ là không thể tưởng tượng được nếu không có AI”, ông Sam Altman nói.

Ông Alex Gurevich, Giám đốc điều hành của Javelin Venture Partners cho rằng, dễ dàng chứng kiến AI có thể tự động hóa nhiều quy trình mà trước đây cần nhiều nhân viên hơn. Ưu điểm cố hữu của một công ty khởi nghiệp mới so với một công ty truyền thống là di chuyển nhanh hơn, thử nghiệm nhanh hơn, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

AI “chia nhau” việc

Các cấp độ tác nhân của OpenAI phân loại các hệ thống AI theo tính tự chủ và khả năng ra quyết định của chúng. Ở cấp cơ sở (Cấp độ 1-2), các tác nhân thực hiện các nhiệm vụ hẹp: soạn thảo email, tạo đoạn mã hoặc tóm tắt tài liệu. Đến Cấp độ 3, chúng xử lý các quy trình làm việc nhiều bước, như tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo hoặc quản lý các kênh hỗ trợ khách hàng.

Ở Cấp độ 4-5, các tác nhân AI phát triển thành các đối tác chiến lược, có khả năng giám sát các phòng ban hoặc thậm chí toàn bộ tổ chức – cân bằng ngân sách, đàm phán hợp đồng và đưa ra các quyết định có tác động cao.

Mặc dù các công cụ AI ngày nay dao động giữa Cấp độ 2 và 3, nhưng quỹ đạo của chúng rất rõ ràng. Dự đoán, đến năm 2028, 33% các ứng dụng phần mềm doanh nghiệp sẽ chứa các AI tác nhân, cho phép 15% các quyết định công việc hàng ngày được đưa ra một cách tự chủ. Các hệ thống này không chỉ hợp lý hóa công việc mà còn nén hệ thống phân cấp tổ chức thành một giao diện duy nhất.

AI đang tạo ra loại hình khởi nghiệp mới - kỳ lân một thành viên- Ảnh 2.Ảnh minh họa: KT

AI trở thành người đồng sáng lập

Trước kia, trong công ty khởi nghiệp lớn đều có các nhóm chuyên biệt về mã hóa, thiết kế, tiếp thị, vận hành… Nhưng ngày nay, một nhà sáng lập đơn lẻ có thể làm được nhiều hơn thế nữa nhờ có sự hỗ trợ đắc lực từ AI.

Các tác nhân mã hóa có thể được sử dụng để xây dựng kế hoạch kinh doanh chỉ trong một thời gian rất ngắn. Một kỹ sư toàn diện, được hướng dẫn bởi các lập trình viên AI như Github Co-Pilot có thể thiết kế và triển khai các nguyên mẫu chức năng với tốc độ nhanh chưa từng có.

AI tạo sinh có thể được sử dụng để tạo nội dung tức thời. Các công cụ như MidJourney và Runway ML tạo quảng cáo trên mạng xã hội, video UGC và tài sản thương hiệu chỉ trong vài phút.

Các quy trình làm việc do mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) cung cấp có thể xử lý hỗ trợ khách hàng, SEO và tiếp thị qua email. Các nền tảng như Claude 3 hoặc Gemini Advanced soạn thảo các chiến dịch cá nhân hóa, phân tích tâm lý và giải quyết các truy vấn của người dùng.

Xu hướng trong cách mạng AI

Ba xu hướng chính có thể sẽ chi phối cuộc cách mạng AI trong quá trình khởi nghiệp, đó là:

Dân chủ hóa cơ sở hạ tầng AI: Các nền tảng đám mây (AWS, Google Cloud, Azure) và các mô hình nguồn mở (DeepSeek R1, Llama 3, Mistral) đã cắt giảm chi phí triển khai AI.

Hệ thống lý luận tự cải thiện: Các mô hình như O1 hoặc DeepSeek R1 của OpenAI cho phép các tác nhân AI cải thiện hiệu suất theo từng bước bằng cách phân tích các kết quả trong quá khứ và điều chỉnh các chiến lược sử dụng kiến trúc Hỗn hợp các chuyên gia (MoE). Các mô hình này sẽ tương tác vào các tập hợp con chuyên biệt trong mạng của chúng để xử lý hiệu quả các tác vụ phức tạp như toán học nâng cao và mã hóa.

Hợp tác tác nhân: Các tác nhân AI hiện có thể chuyển giao các tác vụ cho nhau. Một tác nhân mã hóa có thể xây dựng một tính năng, chuyển nó cho một tác nhân thử nghiệm để đảm bảo chất lượng, sau đó thông báo cho một tác nhân triển khai để đưa nó vào hoạt động – tất cả đều không cần sự giám sát của con người.

Cảnh báo về các mặt trái

Sự trỗi dậy của những kỳ lân một thành viên đang đặt ra một số vấn đề cần lưu ý:

• Trách nhiệm giải trình: Ai phải chịu trách nhiệm khi một tác nhân AI mắc lỗi trong công cụ ghi chép y tế hoặc thuật toán tuyển dụng?

• Phân biệt đối xử: Liệu các tác nhân được đào tạo về dữ liệu thiên vị có phân biệt đối xử nếu chúng không được kiểm toán nghiêm ngặt không?

• Thay thế nhân sự: Nếu AI cho phép những người sáng lập đơn lẻ thay thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ truyền thống, thì chúng ta sẽ đào tạo lại những người lao động bị thay thế như thế nào?

Các khuôn khổ pháp lý hiện nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của AI. Đạo luật AI của EU và Sắc lệnh hành pháp về trí tuệ nhân tạo (Sắc lệnh hành pháp 14110) của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden là những bước đi ban đầu, nhưng các tiêu chuẩn toàn cầu đối với AI vẫn chưa được hệ thống hóa.

Theo VOV

Continue Reading

Công Nghệ Phần Mềm

Copy & Paste sắp trở thành chuyện của quá khứ – Một thế hệ mới đang tự tay tạo ra thế giới theo cách chưa từng có!

Published

on

Copy & Paste sắp trở thành chuyện của quá khứ, thế hệ này hứa hẹn sẽ mang đến những sáng tạo đột phá.

Khi nhắc đến Gen Alpha (những người sinh từ năm 2010 đến 2024), ta không thể không nghĩ đến một thế hệ được sinh ra và lớn lên trong môi trường công nghệ bùng nổ. Không giống như các thế hệ trước, những đứa trẻ Gen Alpha tiếp xúc với trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain và vô số công nghệ tiên tiến khác ngay từ khi mới lọt lòng. Nhưng điều thú vị nhất về họ không chỉ nằm ở sự thành thạo công nghệ, mà chính là khả năng sáng tạo vô hạn – một sự khác biệt rõ nét so với thời đại “Copy & Paste” của những thế hệ trước.

Trong quá khứ, thế hệ Millennials và Gen Z từng sống trong thời kỳ mà việc sao chép nội dung, ý tưởng từ những nguồn có sẵn là điều phổ biến. Internet mang lại kho tàng thông tin khổng lồ, và việc “Copy & Paste” trở thành một cách thức nhanh chóng để học hỏi, làm việc, thậm chí sáng tạo. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain và xu hướng cá nhân hóa nội dung, Gen Alpha đã chuyển sang một hướng đi mới, nơi họ tạo ra những giá trị nguyên bản thay vì sao chép.

1. Trí tuệ nhân tạo (AI) và sáng tạo hợp tác

Gen Alpha không chỉ sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ mà còn biến nó thành một đối tác sáng tạo. Các nền tảng như DeepSeek, Grok, ChatGPT, DALL·E, hay Runway ML giúp họ hiện thực hóa ý tưởng một cách nhanh chóng. Thay vì sao chép, họ tận dụng AI để nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân, biến các ý tưởng từ suy nghĩ thành sản phẩm thực tế.

Ví dụ, một đứa trẻ Gen Alpha có thể sử dụng AI để viết một câu chuyện hoàn toàn mới, sau đó dùng công cụ vẽ AI để biến câu chuyện đó thành hình ảnh sinh động, và cuối cùng đưa vào phần mềm thực tế ảo để tạo nên một thế giới hoàn toàn mới. Đây không còn là sáng tạo đơn thuần, mà là sự kết hợp giữa trí tuệ con người và công nghệ để tạo ra những điều chưa từng có trước đây.

2. Sự phát triển của công nghệ blockchain và quyền sở hữu nội dung

Blockchain không chỉ làm thay đổi ngành tài chính mà còn tạo ra một cuộc cách mạng trong sáng tạo nội dung. Gen Alpha, với sự nhạy bén công nghệ, sớm tiếp cận với NFT (Non-Fungible Token) và hiểu được giá trị của nội dung độc quyền. Một bức tranh, một bài nhạc, hay thậm chí một đoạn mã lập trình do họ tạo ra đều có thể trở thành tài sản số được công nhận và bảo vệ bản quyền. Điều này thúc đẩy họ sáng tạo nhiều hơn, vì mỗi sản phẩm đều mang dấu ấn cá nhân và không thể bị sao chép một cách dễ dàng như trước.

3. Nội dung do cá nhân tự tạo (User-Generated Content – UGC) lên ngôi

Thay vì sao chép những nội dung có sẵn, Gen Alpha tham gia vào các nền tảng sáng tạo như YouTube Kids, Roblox, Minecraft, TikTok… để tự tạo ra nội dung của riêng mình. Họ không đơn thuần là người tiêu thụ nội dung, mà trở thành người sáng tạo chính. Những đứa trẻ 10 – 12 tuổi đã có thể lập trình game, dựng video chuyên nghiệp, sáng tác nhạc hoặc tạo ra những câu chuyện tương tác thú vị.

Điều này khiến việc “Copy & Paste” trở thành lỗi thời. Nếu như trước đây, việc làm nội dung dựa trên nền tảng có sẵn là phổ biến, thì ngày nay, mỗi cá nhân đều muốn tạo ra dấu ấn riêng biệt, không ai giống ai.

"Copy & Paste" sắp trở thành chuyện của quá khứ - Một thế hệ mới đang tự tay tạo ra thế giới theo cách chưa từng có!- Ảnh 2.

Gen Alpha không đơn thuần là người tiêu thụ nội dung, mà trở thành người sáng tạo chính.

Gen Alpha không còn bị giới hạn bởi mô hình giáo dục truyền thống. Họ học tập thông qua các công cụ tương tác, các nền tảng học tập cá nhân hóa như Khan Academy, Duolingo, hay thậm chí là những trò chơi mang tính giáo dục như Minecraft: Education Edition. Việc học không chỉ là ghi nhớ mà là sáng tạo, khám phá và áp dụng thực tế.

Thị trường lao động của thế hệ Alpha từ đó cũng dần thay đổi, lấy tư duy sáng tạo làm cốt lõi. Họ không chấp nhận những công việc rập khuôn, thay vào đó, họ muốn tạo ra những sản phẩm có giá trị và ý nghĩa thực sự. Những lĩnh vực như phát triển nội dung số, công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, thiết kế kỹ thuật số, và blockchain sẽ là những ngành nghề chủ chốt dành cho họ. Các công ty cũng sẽ phải thay đổi để thích nghi với phong cách làm việc của thế hệ này – nơi sáng tạo cá nhân được đề cao hơn bao giờ hết.

"Copy & Paste" sắp trở thành chuyện của quá khứ - Một thế hệ mới đang tự tay tạo ra thế giới theo cách chưa từng có!- Ảnh 3.

Gen Alpha không còn bị giới hạn bởi mô hình giáo dục truyền thống.

Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ sáng tạo, Gen Alpha cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Họ đang sống trong một thời đại mà thông tin bùng nổ, công nghệ thay đổi từng ngày và áp lực đổi mới liên tục trở thành một phần của cuộc sống. Việc có quá nhiều công cụ hỗ trợ sáng tạo đôi khi khiến họ bị quá tải thông tin, loay hoay giữa hàng trăm ý tưởng mà không biết bắt đầu từ đâu. Bên cạnh đó, sáng tạo trong thời đại số cũng đi kèm với những tranh cãi về bản quyền – khi ranh giới giữa “cảm hứng” và “đạo nhái” vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Gen Alpha đang mở ra một kỷ nguyên mới, nơi “Copy & Paste” không còn là tiêu chuẩn, mà sự sáng tạo nguyên bản mới là yếu tố quyết định thành công. Với sự hỗ trợ của công nghệ, họ không chỉ tiêu thụ nội dung mà còn là những người tạo ra nó. Điều này không chỉ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về sáng tạo mà còn đặt nền móng cho một tương lai mà mỗi cá nhân đều có thể tự do thể hiện trí tưởng tượng và tài năng của mình.

Theo Đời Sống Pháp Luật

Continue Reading

Công Nghệ Phần Mềm

Mô hình AI mã nguồn mở của Meta đạt 1 tỷ lượt tải về

Published

on

Sự kiện này nhấn mạnh vai trò quan trọng của AI mã nguồn mở trong việc đảm bảo mọi người trên toàn cầu có thể tiếp cận và hưởng lợi từ công nghệ AI, mã nguồn mở của Meta đạt 1 tỷ lượt tải về.

Trong quá trình triển khai, cộng đồng các nhà phát triển đã tận dụng tính minh bạch, khả năng tùy chỉnh và mức độ bảo mật cao của các mô hình mã nguồn mở như Llama để đạt được những đỉnh cao mới về sáng tạo và đổi mới công nghệ. Để kỷ niệm cột mốc quan trọng này, Meta giới thiệu một số ứng dụng thực tiễn ấn tượng của Llama, từ các đơn vị tiên phong trong ngành như Spotify, startup Fynopsis, đến nhà phát triển Srimoyee Mukhopadhyay.

Mô hình AI mã nguồn mở của Meta đạt 1 tỷ lượt tải về- Ảnh 1.

Mô hình trí tuệ nhân tạo Llama của Meta đạt 1 tỷ lượt tải.

Nền tảng phát nhạc trực tuyến Spotify ứng dụng mô hình Llama để cải thiện khả năng đề xuất nội dung tùy chỉnh và phù hợp với ngữ cảnh, giúp người dùng khám phá bài hát, nghệ sĩ, podcast và sách nói mới một cách dễ dàng hơn.

Bằng cách kết hợp khả năng tổng hợp thông tin rộng lớn của Llama với chuyên môn sâu của Spotify về nội dung âm thanh, hệ thống gợi ý này không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm nghe nhạc mà còn tạo cơ hội cho nghệ sĩ và nhà sáng tạo tiếp cận nhiều khán giả hơn. Ngoài ra, Spotify cũng sử dụng Llama để nâng cấp tính năng AI DJ, mang đến những bình luận theo thời gian thực một cách tự nhiên và sâu sắc hơn, giúp người nghe kết nối chặt chẽ hơn với các nghệ sĩ và những ca khúc họ yêu thích.

Startup Fynopsis sử dụng Llama để phát triển một ứng dụng du lịch độc đáo, giúp người dùng khám phá những điểm đến ẩn giấu của Austin, Texas. Ứng dụng này cung cấp thông tin chi tiết về các địa điểm ít được biết đến, giúp du khách trải nghiệm thành phố một cách sâu sắc và độc đáo.

Nhà phát triển Srimoyee Mukhopadhyay tận dụng Llama để tạo ra một công cụ hỗ trợ học tập cho sinh viên, giúp họ nắm bắt kiến thức hiệu quả và thú vị hơn.

Hiện tại, người dùng Việt Nam có thể truy cập Meta AI thông qua trang web chính thức tại địa chỉ meta.ai. Tuy nhiên tính năng này chưa được tích hợp vào các ứng dụng của Meta như Facebook Messenger, Instagram hay WhatsApp tại thị trường Việt Nam.

Việc Llama đạt 1 tỷ lượt tải về không chỉ là một cột mốc quan trọng đối với Meta mà còn đối với toàn bộ cộng đồng AI mã nguồn mở. Nó chứng tỏ khi công nghệ được chia sẻ và phát triển một cách cởi mở có thể mang lại lợi ích to lớn cho xã hội, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cột mốc 1 tỷ lượt tải về của Llama là minh chứng cho sự phát triển và tầm quan trọng của AI mã nguồn mở trong việc thúc đẩy đổi mới và tạo ra các ứng dụng thực tiễn mang lại lợi ích cho người dùng trên toàn thế giới.

Theo VTC News

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .