Connect with us

Khởi Nghiệp

Shark Bình: Tôi có nhiều startup gọi được 3-4 triệu USD nhưng đều chết, ngược lại startup thiếu tiền, suýt phá sản thì sau đó lại sống ngon lành

Published

on

Trong Shark Tank Forum 7 mới đây, ông Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình) – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech chia sẻ bài học trong hành trình khởi nghiệp, đầu tư của mình: Tôi có nhiều startup gọi được 3-4 triệu USD nhưng đều chết.

Ông Bình cho biết trong hơn 20 năm khởi nghiệp vừa qua, các startup của ông từng gọi vốn từ nhiều quỹ lớn như eBay, Softbank. Thậm chí có startup vừa đưa sản phẩm ra thị trường có thể huy động ngay 3-4 triệu USD. Tuy nhiên, số phận của các startup này lại khá hẩm hiu, tôi có nhiều startup gọi được 3-4 triệu USD nhưng đều chết.

“Y như rằng lần nào gọi được tiền triệu đô là chết. Ngược lại, tôi nhìn lại các thương vụ mà bản thân tự khởi nghiệp, hoặc là tôi đầu tư vào các startup khác, cứ startup nào ít tiền, thiếu tiền hay gần chết, suýt phá sản thì họ lại sống và lại thành các cái thương vụ đầu tư thành công và rực rỡ nhất”, ông Bình kể.

Vị này nhận định cạnh tranh trên thị trường khởi nghiệp không khác gì các cuộc chiến tranh ở trong quá khứ. Tức đội quân nào được bơm nhiều đạn, bom, vũ khí, nhân lực thì thường thua và các đội quân du kích nhỏ nhỏ thị họ lại thường thắng. Ông rút ra kết luận là bản chất của chiến tranh cũng giống như bản chất của khởi nghiệp, mang tính chất phi đối xứng giữa một bên có đầy đủ tiềm lực so với một bên yếu tiềm lực. Bên yếu buộc phải tìm được các biện pháp phi đối xứng để khắc chế cái sự đầy đủ của bên đối phương.

“Hóa ra nó có công thức rất đắt, không nên có nhiều tiền khi khởi nghiệp. Vì khi có quá nhiều tiền, chúng ta bắt đầu nghĩ đến việc tiêu tiền và chúng ta bắt đầu không kiếm được tiền. Đặc biệt bối cảnh hiện nay mùa đông gọi vốn, việc kiếm tiền phải đặt lên hàng đầu”, ông Bình nhấn mạnh.

Trong quá trình ngồi ghế nóng Shark Tank Việt Nam các mùa, ông Nguyễn Hòa Bình đã rót vốn cho startup như Bánh Mì Xin Chào với 500.000 USD, thương hiệu thời trang nam Coolmate với 500.000 USD, Thương hiệu đồ gia dụng thông minh Perfect với 1,2 triệu USD thông qua quỹ đầu tư khởi nghiệp Next100.tech….

Trong mùa 7 của Shark Tank Việt Nam, Shark Bình được xem là “cá mập” hào phóng nhất khi “chốt deal” 73 tỷ đồng cho 11 thương vụ. Tuy vậy, ông Bình cho biết tỷ lệ giải ngân thực tế rất thấp, chỉ khoảng 10-15%. Bởi trong quá trình thẩm định sau này, nhiều startup không đạt đủ tiêu chí của nhà đầu tư. Tuy nhiên ông Bình cho biết việc không đạt được thỏa thuận với nhà đầu tư không phải dấu chấm hết cho startup.

“Thiếu thốn chính là cha đẻ của sáng tạo. Mọi sự thiếu thốn sẽ chỉ tô điểm cho chiến thắng của bạn trở nên vĩ đại hơn”, ông Bình nhấn mạnh.

Theo Nguoiduatin.vn

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khởi Nghiệp

Bán The Coffee House đóng HNoss Seedcom còn gì?

Published

on

Thất bại với nhiều thương hiệu tưởng chừng là “át chủ bài”, Seedcom còn lại “ngôi sao hy vọng” mang tên Kingfoodmart. Bán The Coffee House đóng HNoss Seedcom còn gì ?

Được thành lập bởi một trong 5 nhà đồng sáng lập của Thế Giới Di Động – ông Đinh Anh Huân, Seedcom chính là bệ đỡ của rất nhiều thương hiệu Việt Nam như The Coffee House, Hnoss, Juno, Kingfoodmart… Bán The Coffee House đóng HNoss Seedcom còn gì ?

Gần đây, hoạt động kinh doanh của Seedcom đang ghi nhận nhiều biến động khi thương hiệu Hnoss phải đóng cửa toàn bộ chi nhánh, trong khi The Coffee House phải “bán mình” cho Golden Gate.

“Ngã ngựa” với 2 thương hiệu thời trang

Mới đây, bà Cổ Huệ Anh – nhà sáng lập Hnoss xác nhận trên trang cá nhân về việc thương hiệu này sắp đóng cửa toàn bộ chi nhánh. Giới quan sát đánh giá cái kết buồn của Hnoss là đáng tiếc nhưng không khó đoán. Bởi lẽ, dù rất tham vọng với ngành bán lẻ thời trang, Seedcom đã từng “ngã ngựa” với thương hiệu Eva de Eva và bây giờ là Hnoss.

Từng có giai đoạn Seedcom đặt tham vọng lớn vào ngành bán lẻ thời trang với khoản đầu tư vào 3 thương hiệu Juno (giày, túi nữ), Hnoss (thời trang công sở nữ) và Eva de Eva (thời trang cao cấp nữ).

dau tu,  F&B,  ban le anh 1
Seedcom chưa “mát tay” ở khoản đầu tư vào các thương hiệu thời trang. Ảnh: Hnoss.

Seedcom công bố đầu tư vào Juno năm 2015, khi thương hiệu này chỉ có 5 cửa hàng. Chỉ sau 2 năm, mạng lưới được mở rộng lên hơn 90 điểm bán. Năm 2017, doanh thu của Juno đạt 470 tỷ đồng, báo lãi 27 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau đó, công ty không còn giữ được đà tăng trưởng. Doanh thu năm 2019 ở mức 540 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2018, trong khi lỗ ròng tăng gấp đôi lên 40 tỷ đồng.

Điều tương tự xảy ra với Hnoss, khi lỗ ròng tăng gấp đôi chỉ sau một năm có sự góp mặt của Seedcom. Thương hiệu lỗ 21 tỷ đồng trong năm 2019, dù doanh thu đạt 122 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2018.

Với Eva de Eva, Seedcom rót vốn từ năm 2019. Trong năm đó, thương hiệu này ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 nhưng lỗ nặng 71 tỷ đồng. Đến năm 2021, Seedcom chính thức thoái vốn.

Như vậy, ở mảng bán lẻ thời trang, trong tay Seedcom còn duy nhất thương hiệu Juno song thương hiệu này cũng đang chật vật giữa làn sóng thương mại điện tử cùng sự cạnh tranh gay gắt trong ngành. Số cửa hàng của Juno giảm đáng kể từ con số 94 xuống còn 43 dù từng đặt tham vọng mở tới 1.000 cửa hàng.

The Coffee House phải “bán mình”

Ởmảng chuỗi đồ uống, Seedcom cũng không thể giải được “bài toán” mang tên The Coffee House.

Seedcom sớm nhìn thấy tiềm năng nên đã rót tiền để đưa The Coffee House về hệ sinh thái. Tuy nhiên, kể từ khi nhà sáng lập Nguyễn Hải Ninh rời đi vào năm 2021, thương hiệu này liên tục đối diện với nhiều khó khăn.

Dù trải qua nhiều lần thay “tướng” cùng các nỗ lực đổi mới và tái cơ cấu, The Coffee House vẫn chưa một lần báo lãi trong giai đoạn 2019-2023.

dau tu,  F&B,  ban le anh 2
Khách hàng đánh giá The Coffee House bị giảm sức hút và không giữ được cá tính dưới sự điều hành của Seedcom. Ảnh: TCH.

Cụ thể, dữ liệu của Vietdata chỉ ra doanh thu của The Coffee House đã biến động liên tục trong giai đoạn 2021-2023. Doanh thu năm 2022 của chuỗi tăng mạnh 67% so với năm trước đó, nhưng ngay năm 2023 đã “quay đầu” giảm 11%, xuống còn 700 tỷ đồng. Đáng nói, thương hiệu này vẫn tiếp tục ghi nhận lỗ lũy kế.

The Coffee House còn bị khách hàng đánh giá là ngày càng “công nghiệp”, mất đi bản sắc riêng và giảm sức hút so với Highlands Coffee, Trung Nguyên hay những thương hiệu mới như Katinat, Phê La…

Năm 2024, The Coffee House đã đóng hơn 30 cửa hàng tại nhiều thành phố lớn Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM… Đến nay, chuỗi này còn 93 cửa hàng trên toàn quốc, giảm mạnh so với quy mô khoảng 150 cửa hàng vào cuối năm 2023.

Gần đây, có thông tin The Coffee House đã “bán mình” cho Golden Gate – chủ chuỗi lẩu nướng Vuvuzela, Gogi. Chuyên gia nhận định việc gia nhập “hệ sinh thái” F&B của Golden Gate có thể hỗ trợ hoạt động kinh doanh của The Coffee House. Tuy nhiên, chỉ có sự thay đổi từ bên trong mới là chìa khóa để chuỗi tìm lại hào quang.

Kingfoodmart: “Ngôi sao hy vọng” của Seedcom?

Thành lập vào cuối năm 2018, Kingfoodmart hiện là một trong những chuỗi siêu thị phát triển nhanh tại Việt Nam. Ban đầu, Seedcom khá tận trọng khi định hướng mô hình cho chuỗi siêu thị này. Tuy nhiên, sau khi dừng mở mới cửa hàng The Coffee House để tái cấu trúc năm 2022, Seedcom quyết định bắt đầu tăng tốc mở chuỗi Kingfoodmart.

Cuối năm 2023, chuỗi này mới có 50 siêu thị. Đến tháng 3 năm nay, Kingfoodmart đã mở rộng mạng lưới với tổng cộng 96 điểm bán, trong đó 91 siêu thị tại TP.HCM và 5 siêu thị tại Bình Dương.

Kingfoodmart đạt được tốc độ mở rộng tương đối ấn tượng nhờ nhắm vào phân khúc trung cấp – thị trường còn tương đối ít sự cạnh tranh với những cái tên nổi bật là WiN Life – Masan, MaxValu – Aeon.

dau tu,  F&B,  ban le anh 3
Kingfoodmart đang tăng tốc mở rộng. Ảnh: Kingfoodmart.

Trong khi đó, phân khúc siêu thị mini bình dân lại chứng kiến cuộc chiến không khoan nhượng của hàng loạt cái tên như WinMart+ của Masan, Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động, Co.op Food của Co.op Mart…

Theo báo cáo của Statista, dự kiến đến năm 2030, dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ đạt hơn 50 triệu người. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là 10,1% giai đoạn 2016-2021, mức cao nhất Đông Nam Á. Kingfoodmart hiện được xem là “ngôi sao hy vọng” của Seedcom trong mảng bán lẻ khi chọn được phân khúc giàu tiềm năng, cùng tốc độ mở rộng nhanh chóng.

Trong một bài phỏng vấn năm 2021, bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, CEO của Kingfood Mart từng cho biết chuỗi có kế hoạch mở 500 siêu thị đến cuối năm 2025. Con số này hiện tương đối xa vời so với quy mô thực tế của chuỗi nhưng cũng chứng minh Seedcom rất tham vọng tiến xa với chuỗi bán lẻ này.

Tri Thức – Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Theo ZingNews

Continue Reading

Khởi Nghiệp

Jack Ma và lời khuyên chí tình: Người nghèo sẽ mãi túng thiếu và thất bại vì không biết thay đổi điều này

Published

on

Jack Ma và lời khuyên chí tình: tin rằng tư duy chính là yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại.

Jack Ma và lời khuyên chí tình, nhà sáng lập Alibaba, là một trong những doanh nhân có sức ảnh hưởng hàng đầu thế giới. Ông không chỉ được biết đến với thành công vượt bậc trong lĩnh vực thương mại điện tử mà còn nổi tiếng với những quan điểm sâu sắc về kinh doanh, tư duy làm giàu và tinh thần khởi nghiệp.

Hành trình của Jack Ma không hề suôn sẻ ngay từ đầu. Trước khi tìm thấy con đường riêng, ông từng trượt đại học hai lần, bị hàng chục công ty từ chối.

Khi thành lập Alibaba vào năm 1999, không ai tin rằng một nền tảng thương mại điện tử do một giáo viên tiếng Anh không có nền tảng công nghệ dẫn dắt có thể thành công. Nhưng với tầm nhìn xa và sự kiên trì, Jack Ma đã biến Alibaba thành một đế chế kinh doanh trị giá hàng trăm tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu nhất Trung Quốc.

Từ những trải nghiệm của mình, Jack Ma luôn nhấn mạnh về tư duy của người giàu và người nghèo. Ông từng nói: “Khó làm hài lòng người nghèo hơn”.

Cho họ thứ gì miễn phí, họ nghĩ đó là bẫy. Bảo họ đây chỉ là khoản đầu tư nhỏ, họ nói họ không kiếm được bao nhiêu. Bảo họ đầu tư lớn, họ bảo không có tiền. Khuyên họ thử cái mới, họ nói họ không có kinh nghiệm.

Nếu gợi ý họ theo hướng kinh doanh truyền thống, họ kêu vất vả. Chia sẻ về mô hình kinh doanh mới, họ nói đó là đa cấp. Bảo họ mở cửa hàng, họ nói mất tự do. Khuyên họ khởi nghiệp, họ hỏi đâu là bằng chứng cho thấy mô hình đó thành công.

Những người này có điểm chung: Do dự khi bắt tay vào hành động.

Vì thế, Jack Ma chỉ ra rằng thay vì lo lắng, hãy hành động. Thay vì chỉ suy nghĩ, hãy bắt tay vào làm. Nhiều người cả đời không thể thay đổi vì họ cứ mãi chờ đợi.

Những quan điểm này của Jack Ma từng gây ra nhiều tranh cãi, nhưng cũng không thể phủ nhận sự thật đằng sau chúng. Ông tin rằng tư duy chính là yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại.

Người giàu không chỉ vì họ có tiền, mà vì họ dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong khi đó, nhiều người nghèo luôn tìm lý do để trì hoãn, sợ thất bại đến mức không dám bắt đầu.

Jack Ma từng nhấn mạnh rằng trong thế giới hiện đại, cơ hội luôn tồn tại, nhưng không phải ai cũng biết nắm bắt. Thế giới thay đổi nhanh chóng, và nếu bạn không chủ động thay đổi, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

Để thành công, theo Jack Ma, điều quan trọng nhất không phải là xuất phát điểm, mà là tư duy hành động. Ông cho rằng:

– Đừng sợ thất bại: Chính những lần thất bại là bài học giúp bạn trưởng thành. Ông từng nói: “Hôm nay khó khăn, ngày mai còn khó khăn hơn, nhưng ngày kia sẽ là một ngày tuyệt vời”.

– Không có công việc nào là hoàn hảo: Nếu cứ tìm kiếm một công việc lý tưởng mà không sẵn sàng làm việc chăm chỉ, bạn sẽ mãi mãi không đạt được điều mình muốn.

– Tập trung vào cơ hội: Người nghèo thường chỉ nhìn thấy rủi ro, trong khi người giàu nhìn thấy cơ hội.

Thành công của Jack Ma không chỉ đến từ tầm nhìn mà còn từ tinh thần dám thử, dám sai và không ngừng học hỏi. Thế giới kinh doanh luôn thay đổi, và những ai dám bước ra khỏi vùng an toàn mới có thể thực sự tạo nên sự khác biệt.

Theo Đời Sống Pháp Luật

Continue Reading

Khởi Nghiệp

Thương hiệu thời trang nữ sở hữu 36 cơ sở tuyên bố đóng cửa sau 17 năm thành lập

Published

on

Hnoss – thành lập từ năm 2008, thương hiệu thời trang nữ sở hữu 36 cơ sở tuyên bố đóng cửa sau 17 năm thành lập hôm 22/3.

Thông tin Hnoss đóng cửa được bà Cổ Huệ Anh – nhà sáng lập thương hiệu – xác nhận trên trang Facebook cá nhân tối 22/3. Đến sáng 24/3, Fanpage của Hnoss đã ngừng hoạt động, thương hiệu cũng tạm ngưng bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee. Thương hiệu thời trang nữ sở hữu 36 cơ sở tuyên bố đóng cửa sau 17 năm thành lập.

“Hnoss khép lại, không chỉ là một thương hiệu, mà là cả một chặng đường của đam mê và những giấc mơ tuổi trẻ. Có buồn không? Có chứ… Đóng cửa một đứa con tinh thần chưa bao giờ là điều dễ dàng”, bà Huệ Anh chia sẻ.

Chia sẻ sau quyết định đóng cửa thương hiệu, bà Huệ Anh cho biết: “Mỗi hành trình đều để lại một bài học. Kết thúc không phải là dấu chấm hết, mà để bước tiếp”.

Trước khi đóng cửa, hồi 2015, Hnoss sở hữu khoảng 5 cửa hàng bán lẻ, trong khi nguồn thu chính vẫn đến từ kênh phân phối sỉ. Ba năm sau, Hnoss từng được kỳ vọng là “ngựa ô” ngành thời trang nữ khi được đầu tư và vận hành bởi Seedcom, đơn vị đứng sau các thương hiệu như The Coffee House, Juno, Haravan… Dù không công bố số vốn rót cụ thể, thương vụ này từng được kỳ vọng sẽ đưa Hnoss vươn lên tầm cao mới.

Chia sẻ với truyền thông vào năm 2019, nhà sáng lập Cổ Huệ Anh cho biết doanh nghiệp sẽ chuyển hướng phát triển theo mô hình tự mở cửa hàng nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thương hiệu khi đó đặt mục tiêu mở rộng lên 50 cửa hàng vào cuối năm.

Thực tế, chỉ sau một năm gia nhập Seedcom, doanh thu Hnoss đã tăng hơn 40%, đạt 122 tỷ đồng trong năm 2019. Tuy vậy, công ty cũng ghi nhận lỗ ròng 21 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm đó, Hnoss được xếp vào danh mục đầu tư của Seedcom Fashion Group (SFG) – đơn vị đang vận hành chuỗi thời trang Juno, Hnoss và mô hình Westyle với tổng cộng 68 cửa hàng. Seedcom từng kỳ vọng đưa SFG trở thành một công ty công nghệ thời trang hàng đầu, theo mô hình bán lẻ mới (New Retail), kết hợp giữa cửa hàng vật lý và công nghệ tư vấn cá nhân hóa tại điểm bán.

Theo Cafebiz.vn
Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .