Connect with us

Khởi Nghiệp

Nhiều startup sau Shark Tank lâm vào tình trạng có tiền vẫn đóng cửa

Published

on

Sự việc Vua Cua và nhiều startup khác đóng cửa dù nhận được đầu tư cho thấy việc gọi vốn nhanh, nhiều không hoàn toàn quyết định đến sống còn của startup. Nhiều startup sau Shark Tank lâm vào tình trạng có tiền vẫn đóng cửa.

Chuỗi nhà hàng Vua Cua, thành lập năm 2014, đã gọi vốn thành công từ Shark Liên tại Shark Tank Việt Nam mùa 4 vào cuối năm 2022, nhận 3,5 tỷ đồng cho 10% cổ phần. Vua Cua là một trong những startup được giải ngân vốn nhanh nhất sau chương trình. Nhiều startup sau Shark Tank lâm vào tình trạng có tiền vẫn đóng cửa.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2025, nhà sáng lập Đoàn Thị Anh Thư thông báo dừng phát triển tại thị trường Việt Nam và hoàn vốn cho các nhà đầu tư. Nguyên nhân được cho là do thiếu kinh nghiệm, mở rộng quá nhanh và thiếu nguồn lực.

Trước Vua Cua, nhiều startup từng nhận vốn đầu tư sau chương trình Shark Tank Việt Nam. Tuy vậy, chỉ sau thời gian ngắn, những startup này cũng không thể duy trì hoạt động. Có thể nhắc tới một số cái tên như:

Soya Garden 

Trước Vua Cua, nhiều startup sau Shark Tank cũng lâm vào tình trạng 'có tiền vẫn đóng cửa'- Ảnh 2.

Soya Garden từng phát triển rầm rộ nhưng cũng nhanh chóng đóng cửa.

Soya Garden, chuỗi kinh doanh đậu nành hữu cơ, nhận đầu tư từ Shark Thủy với số vốn lên tới 15 tỷ đồng, bao gồm quyền kiểm soát tài chính và sở hữu 45% cổ phần. Thời kỳ đỉnh cao, chuỗi này từng mở tới 50 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, Soya Garden đóng cửa hàng loạt chi nhánh do chịu tác động của đại dịch Covid-19. Đến tháng 3/2024, cửa hàng cuối cùng của Soya Garden cũng ngừng hoạt động.

We Escape

Trước Vua Cua, nhiều startup sau Shark Tank cũng lâm vào tình trạng 'có tiền vẫn đóng cửa'- Ảnh 3.

Đội ngũ nhà sáng lập We Escape lên chương trình Shark Tank Việt Nam gọi vốn

Mô hình trò chơi giải đố trong không gian kín đã nhận đầu tư từ Shark Thủy với số vốn thực tế lên tới hơn 30 tỷ đồng. Đến năm 2021, We Escape sở hữu 8 cơ sở và trở thành hệ thống Escape Game lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, cuối năm 2021, dự án chính thức tuyên bố đóng cửa do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Luxstay

Trước Vua Cua, nhiều startup sau Shark Tank cũng lâm vào tình trạng 'có tiền vẫn đóng cửa'- Ảnh 4.

Luxstay từng nhận được đầu tư của các “cá mập” và “Sếp” Sơn Tùng M-PT

Năm 2019, sau khi lên chương trình Shark Tank Việt Nam, nền tảng đặt chỗ nghỉ dưỡng trực tuyến, nhận thêm khoản đầu tư 3 triệu USD của CyberAgent Ventures do Shark Dũng làm Giám đốc Quỹ tại Việt Nam và Thái Lan.

Trước và sau đó, Luxstay cũng trải qua nhiều vòng gọi vốn, đã huy động được tổng cộng khoảng 16 triệu USD từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau.

Tuy nhiên, đến tháng 6/2022, Fanpage của Luxstay không thể truy cập được. Luxstay cũng đã phản hồi rằng đây là động thái nằm trong kế hoạch tái cấu trúc thương hiệu. Cùng thời điểm đó, Luxstay bất ngờ đổi tên sang Luxworld. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thêm thông tin chính thức nào từ Luxstay.

Ngược lại, một số startup bị chê tơi tả khi lên chương trình Shark Tank Việt Nam gọi vốn, nhưng sau đó họ vẫn phát triển tốt.

Trước Vua Cua, nhiều startup sau Shark Tank cũng lâm vào tình trạng 'có tiền vẫn đóng cửa'- Ảnh 5.

Dat Bike từng bị chê thậm tệ trên sóng Shark Tank Việt Nam nhưng lại là một trong những startup thành công hiện tại.

Điển hình là Dat Bike – một startup chuyên sản xuất xe máy điện tại Việt Nam. Tại chương trình Shark Tank Việt Nam năm 2019, Dat Bike bị các nhà đầu tư nhận xét là “hơi sai, nhầm thời điểm, nhầm sản phẩm”, và CEO Nguyễn Bá Cảnh Sơn được khuyên nên làm một cái gì đó khác.

Bước ra khỏi chương trình và không nhận được sự gật đầu của các shark, Dat Bike đã tự huy động vốn và phát triển sản phẩm. Đến nay startup này huy động được tổng cộng 25 triệu USD từ nhiều vòng gọi vốn khác nhau. Dat Bike đã mở ba cửa hàng chính hãng tại TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, cùng nhiều trạm sạc và đổi pin ở các thành phố lớn. Startup này cũng lập công ty mẹ ở Singapore để đưa thương hiệu xe Việt ra Đông Nam Á và thế giới.

Tương tự với EQUO, startup chuyên cung cấp các sản phẩm thiên nhiên từ bã cà phê, dừa, mía để thay thế nhựa dùng một lần. Dù không nhận được đầu tư từ Shark Tank Việt Nam năm 2021 do giá thành sản phẩm cao, EQUO vẫn mở rộng thị trường, huy động thành công 1,3 triệu USD trong vòng hạt giống từ nhiều quỹ. Sản phẩm của EQUO hiện được phân phối rộng rãi trên Amazon và các kênh bán lẻ tại Mỹ, Canada, Singapore và châu Âu.

Medigo là nền tảng công nghệ y tế hỗ trợ dịch vụ giao thuốc 24/7 cho khách hàng. Bước ra từ Shark Tank Việt Nam năm 2021 với tay trắng, Medigo đã tự phát triển và mở rộng dịch vụ. Đến năm 2023, Medigo có mặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM, phục vụ hơn 700.000 người dùng, cung cấp các dịch vụ như tư vấn bác sĩ từ xa, giao thuốc nhanh và xét nghiệm tại nhà.

Nhìn thực tế startup trên có thể thấy gọi vốn không phải là đích đến, mà là một công cụ giúp startup phát triển. Startup cần xác định thời điểm thích hợp, chiến lược rõ ràng và sử dụng nguồn vốn một cách thông minh để đạt được tăng trưởng bền vững, thay vì chỉ tập trung vào gọi vốn nhiều hay nhanh.

Theo SharkTank

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khởi Nghiệp

Việt Nam có một Startup AI đầu tiên kêu gọi vốn thành công

Published

on

Startup AI đầu tiên của Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD. Startup công nghệ AI Hay vừa huy động thành công 10 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do Argor Capital dẫn dắt…

AI Hay là nền tảng hỏi đáp thông minh phát triển trên nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Được biết, trong vòng Series A, các nhà đầu tư hiện tại của AI Hay gồm Square Peg, Northstar Ventures, AppWorks và Phoenix Holdings, tiếp tục tham gia, nâng tổng số vốn mà công ty gọi được lên hơn 18 triệu USD.

Theo thông tin từ DealStreetAsia, AI Hay đã bắt đầu đàm phán với các nhà đầu tư cho vòng gọi vốn này từ năm ngoái.

Đại diện AI Hay cho biết, vòng gọi vốn mới là một cột mốc quan trọng giúp công ty mở rộng mục tiêu phát triển các công cụ AI “siêu cục bộ, thông minh và dễ sử dụng”, nhằm phục vụ 100 triệu người Việt Nam.

Nền tảng cho phép người dùng đặt bất kỳ câu hỏi nào và nhận được câu trả lời chính xác, phù hợp với ngữ cảnh, được tổng hợp từ các mô hình ngôn ngữ lớn, nội dung địa phương đã được kiểm duyệt, cùng với sự đóng góp từ cộng đồng người dùng và các chuyên gia trong nước.

Tính đến nay, AI Hay đã ghi nhận hơn 15 triệu lượt tải, với hơn 100 triệu câu hỏi được đặt và trả lời mỗi tháng.

Nguồn vốn mới sẽ được sử dụng để mở rộng trải nghiệm người dùng trên nền tảng web, tiếp tục phát triển các sản phẩm phục vụ cho giáo dục, giải trí, cũng như xây dựng các trợ lý ảo AI đồng hành cùng người dùng.

Ông Siddharth Pisharody, đối tác tại Argor Capital, quỹ đầu tư chuyên rót vốn vào các công ty công nghệ tại Đông Nam Á, nhận định: “Chúng tôi đánh giá cao đội ngũ sáng lập AI Hay. Họ là một tập thể vừa có năng lực kỹ thuật vượt trội, vừa am hiểu văn hóa bản địa. Điều này sẽ giúp công ty tăng trưởng nhanh chóng và xây dựng được cộng đồng người dùng gắn bó mạnh mẽ”.

Trước đó, Argor từng đầu tư vào startup thương mại điện tử B2B Vigo Retail hồi tháng 6 năm ngoái.

Bà Piruze Sabuncu, đại diện quỹ Square Peg, chia sẻ: “Sự trưởng thành của AI Hay là minh chứng rõ ràng rằng những sáng tạo tầm cỡ quốc tế hoàn toàn có thể được phát triển ngay tại Việt Nam – và điều đó đang dần trở thành hiện thực”.

Square Peg, nhà đầu tư vào AI Hay và ngân hàng số Timo, hiện đang lên kế hoạch huy động 550 triệu USD cho quỹ đầu tư mới, dự kiến triển khai trong nửa cuối năm 2024, tiếp tục tập trung vào các thị trường Đông Nam Á, Úc và Israel.

Square Peg, nhà đầu tư của AI Hay và ngân hàng số Timo, hiện đang lên kế hoạch huy động 550 triệu USD cho quỹ đầu tư mới, dự kiến triển khai trong nửa cuối năm 2024, tiếp tục tập trung vào thị trường Đông Nam Á, Úc và Israel.

Mới đây, AI Hay đã trở thành một trong những đơn vị đầu tiên tham gia Liên minh AI Âu Lạc cùng các công ty công nghệ hàng đầu khác của Việt Nam như MobiFone, VNPT, FPT, CMC, BKAV, Misa, MoMo,…

Liên minh AI Âu Lạc ra đời với mục tiêu nghiên cứu phát triển, xây dựng quy chuẩn, chính sách và đào tạo về AI, hưởng ứng các Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Ver2Solution tổng hợp
Vneconomy.vn

Continue Reading

Khởi Nghiệp

Phát hiện mới biến vi khuẩn biến rác thải nhựa thành thuốc giảm đau

Published

on

Scotland – Phát hiện mới biến vi khuẩn biến rác thải nhựa thành thuốc giảm đau. Các nhà nghiên cứu phát hiện có thể sử dụng vi khuẩn để biến rác thải nhựa thành thuốc giảm đau, mở ra khả năng sản xuất thuốc bền vững hơn.

Theo Guardian, các nhà hóa học ở Đại học Edinburg nhận thấy E. coli có thể giúp tạo ra paracetamol (còn gọi là acetaminophen) từ chai nhựa. “Công nghệ hé lộ tiềm năng kết hợp hóa học và sinh học, cho phép sản xuất paracetamol bền vững hơn đồng thời làm sạch rác thải nhựa từ môi trường”, Stephen Wallace, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học Edinburgh, cho biết.

Trong bài báo công bố tuần qua trên tạp chí Nature Chemistry, Wallace và đồng nghiệp mô tả cách họ phát hiện một loại phản ứng hóa học gọi là tái sắp xếp Lossen, có tính tương thích sinh học. Nói cách khác, có thể thực hiện phản ứng khi có tế bào sống hiện diện mà không gây hại cho chúng.

Nhóm nghiên cứu nhận ra điều này khi lấy polyethylene terephthalate (PET), loại nhựa thường thấy trong bao bì thực phẩm và chai lọ, sau đó sử dụng phương pháp hóa học bền vững, biến đổi thành vật liệu mới. Khi các nhà nghiên cứu ủ vật liệu với một chủng E. coli vô hại, họ phát hiện nó biến đổi thành hợp chất khác gọi là Paba trong quá trình liên quan tới tái sắp xếp Lossen.

Trong khi phản ứng tái sắp xếp Lossen thường đòi hỏi điều kiện thí nghiệm nghiêm ngặt, nó xảy ra ngay lập tức khi tồn tại E. coli, được xúc tác bởi phosphate trong chính các tế bào. Theo nhóm nghiên cứu, Paba là hợp chất thiết yếu mà vi khuẩn cần để phát triển, đặc biệt là tổng hợp ADN, thường được tạo ra trong tế bào từ hợp chất khác. Tuy nhiên, E. coli được sử dụng trong thí nghiệm đã được biến đổi gene để chặn con đường này, có nghĩa vi khuẩn phải sử dụng vật liệu PET.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu biến đổi gene E. coli thêm nữa, chèn hai gene lấy từ nấm và vi khuẩn đất, giúp vi khuẩn biến đổi PABA thành paracetamol. Khi sử dụng E coli theo cách này, họ có thể biến vật liệu ban đầu dựa trên PET thành paracetamol trong vòng chưa đầy 24 giờ, với lượng thải khí thấp và hiệu suất lên đến 92%. Dù cần nghiên cứu thêm để sản xuất paracetamol bằng phương pháp trên ở quy mô thương mại, kết quả có thể ứng dụng trong thực tế.

Ver2Solution (Theo Guardian)

Continue Reading

Khởi Nghiệp

Một sinh vật mới tồn tại giữa sự sống và không phải sự sống

Published

on

Một sinh vật mới tồn tại giữa sự sống và không phải sự sống. Cuộc tìm kiếm và định nghĩa về “sự sống” trong vũ trụ sinh học của chúng ta chưa bao giờ ngừng nghỉ, và dường như mỗi khi chúng ta nghĩ mình đã nắm bắt được bản chất của nó, tự nhiên lại đưa ra một bất ngờ mới để thách thức mọi khuôn khổ.

Mới đây, một phát hiện đột phá đã làm rung chuyển nền tảng của sinh học phân loại: sự xuất hiện của một thực thể mang tên Sukunaarchaeum mirabile, một sinh vật dường như tồn tại ở ranh giới mong manh giữa những gì chúng ta vẫn gọi là “sự sống” và “không phải sự sống”. Phát hiện này không chỉ mở ra một chương mới trong khoa học mà còn gợi lên những câu hỏi sâu sắc về nguồn gốc và sự đa dạng của sinh vật trên hành tinh.

Trong nhiều thập kỷ, virus đã luôn là đối tượng gây tranh cãi gay gắt trong giới khoa học khi bàn về định nghĩa sự sống. Chúng không thể tự sinh sản, không tự tạo ra năng lượng, và hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ để duy trì hoạt động.

Một khi virus rời khỏi vật chủ, chúng trở nên bất hoạt và trở thành là một hạt vật chất vô tri. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào một tế bào sống, chúng lại thể hiện khả năng nhân bản phi thường, thậm chí gây ra những đại dịch toàn cầu có sức tàn phá kinh hoàng như cúm Tây Ban Nha hay COVID-19.

Chính sự tồn tại kép này đã khiến virus nằm trong một “vùng xám” sinh học, vừa hiện diện vừa vắng mặt trong cây sự sống. Và giờ đây, Sukunaarchaeum mirabile xuất hiện, làm phức tạp hóa thêm bức tranh vốn đã đầy thách thức ấy.

Các nhà khoa học phát hiện ra một sinh vật mới, tồn tại giữa sự sống và không phải sự sống- Ảnh 2.

Trong nghiên cứu mới được đăng tải trên kho lưu trữ bioRxiv , một nhóm các nhà khoa học đến từ Canada và Nhật Bản đã mô tả về sinh vật độc đáo này. Sukunaarchaeum mirabile mang trong mình những đặc điểm giao thoa đến kinh ngạc.

Giống như một virus, nó có một bộ gen thiếu gần như tất cả các con đường trao đổi chất thiết yếu mà một tế bào sống điển hình cần có. Điều này có nghĩa là, để tồn tại và phát triển, Sukunaarchaeum phải chuyển giao hầu hết các chức năng sinh học quan trọng cho vật chủ của mình, thể hiện mức độ phụ thuộc trao đổi chất chưa từng thấy, tương tự như cách virus ký sinh.

Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh rằng tình trạng này “thách thức sự khác biệt về chức năng giữa sự sống tế bào tối thiểu và virus”. Sự ám ảnh của nó với việc tự nhân bản cũng gợi nhớ mạnh mẽ đến chiến lược sống của virus.

Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt và bí ẩn của Sukunaarchaeum chính là khả năng tự thân tạo ra ribosome và RNA thông tin (mRNA). Đây là hai thành phần cốt lõi của bộ máy sinh tổng hợp protein, một chức năng thiết yếu của bất kỳ tế bào sống nào, nhưng lại hoàn toàn vắng mặt ở virus. Virus thường phải “cướp đoạt” ribosome của tế bào chủ để dịch mã vật chất di truyền của chúng thành protein.

Việc Sukunaarchaeum tự sở hữu các gen cần thiết cho các thành phần này ngụ ý rằng nó có một mức độ độc lập cao hơn nhiều so với virus, đẩy nó vượt ra khỏi định nghĩa truyền thống về một tác nhân gây bệnh siêu vi. Nó sở hữu “bộ máy cho lõi sao chép của nó: sao chép DNA, phiên mã và dịch mã”, điều này đặt nó vào một vị trí trung gian, nơi nó vừa là ký sinh trùng cực đoan, vừa giữ lại những đặc điểm cơ bản nhất của một thực thể tế bào.

Các nhà khoa học phát hiện ra một sinh vật mới, tồn tại giữa sự sống và không phải sự sống- Ảnh 3.

Trên thực tế, khám phá về Sukunaarchaeum diễn ra  theo một cách hoàn toàn tình cờ, bởi ban đầu, dưới sự dẫn dắt của Ryo Harada, một nhà sinh học phân tử từ Đại học Dalhousie ở Halifax, Nova Scotia, nhóm nghiên cứu đang phân tích bộ gen vi khuẩn của sinh vật phù du biển Citharistes regius .

Trong quá trình này, họ phát hiện ra một vòng DNA bí ẩn không phù hợp với bất kỳ loài nào đã được biết đến. Sau khi phân tích sâu hơn, họ xác định rằng sinh vật này thuộc về Archaea, một trong ba miền của sự sống, cùng với Vi khuẩn (Bacteria) và Sinh vật nhân chuẩn (Eukaryota).

Archaea là những sinh vật đơn bào cổ xưa, và chính từ nhánh này mà các tế bào nhân chuẩn (bao gồm cả con người) đã tiến hóa cách đây hàng tỷ năm. Sự liên kết của Sukunaarchaeum với Archaea càng làm tăng thêm ý nghĩa tiến hóa của nó, gợi ý về một hình thái sống cổ xưa và tối giản.

Điểm nổi bật nhất về mặt cấu trúc di truyền của Sukunaarchaeum chính là sự giảm thiểu bộ gen đến mức cực đoan của nó. Với chỉ 238.000 cặp bazơ DNA, bộ gen của nó là một trong những bộ gen nhỏ nhất từng được phát hiện.

Để hình dung sự nhỏ bé này, các loại virus lớn có thể chứa hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu cặp bazơ. Quan trọng hơn, bộ gen hoàn chỉnh nhỏ nhất từng được biết đến trong nhóm Archaea trước đây là 490.000 cặp bazơ.

Điều này có nghĩa là Sukunaarchaeum sở hữu lượng vật chất di truyền ít hơn một nửa so với bộ gen vi khuẩn cổ nhỏ nhất được biết đến trước đó. Mức độ tối giản này cho thấy một sự thích nghi cực đoan để dựa vào vật chủ, đồng thời giữ lại những gen tối thiểu cần thiết cho sự tồn tại độc lập cơ bản của bộ máy sao chép và dịch mã.

Các nhà khoa học phát hiện ra một sinh vật mới, tồn tại giữa sự sống và không phải sự sống- Ảnh 4.

Phát hiện về Sukunaarchaeum mirabile không chỉ là một cột mốc trong việc khám phá đa dạng sinh học mà còn mở ra cánh cửa cho những suy tư sâu sắc về quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất.

Nó có thể đại diện cho một dạng sống trung gian mà chúng ta chưa từng biết đến, một “mắt xích bị thiếu” giữa virus và tế bào sống hoàn chỉnh. Liệu đây có phải là một ví dụ về cách một tế bào sống nguyên thủy đã tối giản hóa bộ gen của mình để trở thành ký sinh, hay ngược lại, một virus đã tiến hóa thêm các chức năng tế bào cơ bản?

Sự tồn tại của Sukunaarchaeum gợi ý rằng có thể có nhiều dạng sống độc đáo và khó phân loại khác đang ẩn mình trong môi trường, đặc biệt là trong các hệ sinh thái phức tạp và chưa được khám phá sâu rộng như đại dương. Nó thách thức quan điểm nhị nguyên về sự sống và phi sự sống, thay vào đó vẽ nên một bức tranh liên tục, nơi các thực thể tồn tại trên một quang phổ rộng lớn của sự phụ thuộc và tự chủ.

Theo Thanhnienviet.vn

Continue Reading

Đọc nhiều nhất

Copyright © 2024 Ver2solution.com .