Connect with us

Trong Nước

Nhà bán hàng chật vật tìm hướng đi khi sàn thương mại điện tử tăng phí

Published

on

Khi các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam tăng phí, các doanh nghiệp phải đối diện với những thách thức mới. Nhà bán hàng chật vật tìm hướng đi khi sàn thương mại điện tử tăng phí.

Chia sẻ tại Hội nghị thương mại điện tử và giao thương số toàn cầu trong khuôn khổ Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 sáng 28/3, ông Tín Lê, CEO Adtek đánh giá tốc độ tăng trưởng của các sàn TMĐT Việt Nam rất mạnh, dao động 20-30% mỗi năm. Nhà bán hàng chật vật tìm hướng đi khi sàn thương mại điện tử tăng phí.

Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị hàng hóa trên sàn TMĐT chỉ chiếm 9-10% trong tổng mức hàng hóa tiêu dùng, trong khi con số này ở Trung Quốc lên đến 30%.

Do đó, ông Tín nhận định ngành TMĐT ở Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Dù vậy, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

Sàn tăng phí khiến doanh nghiệp lo lắng

Trong đó, việc các sàn TMĐT tăng mạnh phí sàn gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Cụ thể, Shopee điều chỉnh phí sàn cao nhất lên 10% và TikTok Shop tăng thêm 7%.

Tuy nhiên, ông Tín cho rằng động thái tăng phí sàn từ Shopee hay TikTok Shop là điều chắc chắn diễn ra.

“Trước đây, các sàn TMĐT chi số tiền khổng lồ để thu hút người tiêu dùng. Qua giai đoạn đó, họ cần phải tối ưu hóa để kiếm lại lợi nhuận. Dù số lượng người bán hàng sẽ giảm còn 80%, mức doanh thu khi sàn tăng phí sẽ không thay đổi quá nhiều”, ông Tín nhìn nhận.

Ngoài việc bị tăng phí, các doanh nghiệp hoạt động trên sàn TMĐT còn đối mặt với thách thức cạnh tranh mạnh từ hàng giá rẻ Trung Quốc, đà tăng trưởng mạnh của hàng hóa xuyên biên giới, thiếu vốn và dòng tiền yếu…

Về hàng hóa giá rẻ, ông Tín cho biết hiện tại, người mua đã thay đổi thói quen mua sắm. Do đó, các doanh nghiệp không thể tiếp tục cạnh tranh bằng giá rẻ.

Theo thống kê, các mặt hàng giá rẻ dưới 100.000 đồng trên sàn TMĐT chỉ tăng 5%. Đây được coi là động thái từ phía khách hàng khi họ sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng chất lượng cao.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hội nghị bày tỏ lo lắng khi các sàn TMĐT tăng phí sàn, các thay đổi về chính sách thuế và giao dịch xuyên biên giới cũng tăng theo khiến họ phải chật vật tìm cách tồn tại trên thương trường.

san TMDT tang gia anh 1
Một doanh nghiệp livestream bán hàng ngay tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 sáng 28/3. Ảnh: Anh Nguyễn.

Trước các khó khăn trên, CEO Adtek khuyến nghị các doanh nghiệp nên đa dạng hóa kênh bán hàng. Cụ thể, doanh nghiệp không chỉ kiếm lợi nhuận từ một kênh TMĐT mà cần phát triển thêm các kênh bán hàng khác như thông qua website.

Tại talkshow “Ứng dụng AI cho doanh nghiệp và thương mại điện tử dành cho hàng nông sản” cũng trong khuôn khổ hội chợ, ông Lê Thanh Liêm, Phó tổng giám đốc sàn TMĐT Felix – đơn vị chuyên xuất khẩu theo mô hình B2B cũng cho biết hiện nay, Felix đã hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản Việt tiếp cận với khách hàng xuyên biên giới bên cạnh kênh xuất khẩu truyền thống.

“Nhìn thực tiễn từ doanh nghiệp, nhiều nông sản như sầu riêng, gạo, dừa, thanh long, cà phê, tiêu, điều, tôm, cá khô… đã được đơn vị xuất khẩu trên TMĐT và đi tới nhiều thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Anh, Australia…”, ông Liêm chia sẻ.

Đặc biệt, không chỉ bán hàng, ông Tín cho rằng doanh nghiệp còn cần xây dựng giá trị thương hiệu lâu dài.

“Ví dụ, một sản phẩm xuyên biên giới rẻ hơn 5.000-10.000 đồng nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng chọn các sản phẩm nội địa có thương hiệu”, ông Tín nói thêm.

AI xóa bỏ nhiều cản trở

Đáng chú ý, ông Jensen Wu, CEO Topview AI cho biết ứng dụng công nghệ AI vào việc bán hàng sẽ giúp ích rất nhiều ở thời điểm hiện tại, nhất là trong các hoạt động livestream bán hàng.

Ông Jensen nhấn mạnh doanh nghiệp, công ty có thể bật livestream với sự xuất hiện của người bán được tạo từ AI xuyên suốt 24/7. Điều này giúp xóa bỏ các cản trở về mặt thời gian và tiết kiệm chi phí nhân sự, từ đó tăng doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp.

Mặt khác, AI còn giúp người bán xóa bỏ được các rào cản về ngôn ngữ trong khi livestream và tiếp cận với khách hàng xuyên biên giới.

Riêng về hàng nông sản, ông Lê Quốc Khôi, chuyên gia AI tại công ty Engma, cho biết AI đang mang đến nhiều tiềm năng kinh tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại Mỹ, chính phủ đã chi 3,28 tỷ USD cho đầu tư vào AI vào các doanh nghiệp SME trong năm 2022. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của AI trong kinh doanh là dịch vụ khách hàng (chiếm 56%). Dự đoán, AI sẽ đóng góp mức tăng ròng 21% vào GDP của Mỹ vào năm 2030.

Bên cạnh đó, hơn một nửa người Mỹ thường xuyên tương tác với AI và chỉ có 10% chủ doanh nghiệp SME biết cách sử dụng AI, trong khi hơn 2/3 không biết hoặc biết rất ít về AI nói chung.

Vì thế, ông Khôi cho rằng đã đến lúc áp dụng AI cho nhóm SME, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Dù vậy, ông nhấn mạnh các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ mục tiêu, cách thức vận hành AI, dự toán ngân sách, chi phí vận hành… thì mới mang lại hiệu quả.

Tri Thức – Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Theo ZingNews

 

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trong Nước

Shopee đổi luật chơi, nhà bán hàng càng khó khăn đứng trước nguy cơ ‘bay màu’

Published

on

Trước chính sách mới của Shopee, nhiều cửa hàng buộc phải điều chỉnh giá sản phẩm, có thể lên tới 30%, để duy trì lợi nhuận.

Theo chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/4, mức phí cố định trên Shopee sẽ tăng từ 0,5% – 6% tùy ngành hàng. Bên cạnh đó, nền tảng cũng yêu cầu người bán tự chi trả chi phí vận chuyển trả hàng trong hai trường hợp: đơn hoàn tiền/trả hàng và đơn giao không thành công. Trước đây, Shopee hỗ trợ các khoản này nếu lỗi không thuộc về người bán, nhưng hiện nay, họ phải tự gánh hoàn toàn.

Để giảm bớt gánh nặng chi phí, Shopee giới thiệu dịch vụ PiShip với mức phí 2.300 đồng/đơn hàng (đã bao gồm VAT). Dịch vụ này giúp miễn phí vận chuyển trả hàng, nhưng chỉ áp dụng với đơn hàng có phí vận chuyển tối đa 500.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều nhà bán hàng cho rằng mức phí này vẫn là một gánh nặng lớn đối với họ, đặc biệt với những cửa hàng có số lượng đơn hàng lớn mỗi ngày.

Một thay đổi quan trọng khác là việc Shopee huỷ bỏ chương trình Freeship Extra – vốn giúp nhiều nhà bán hàng duy trì lợi thế cạnh tranh. Thay vào đó, nền tảng áp dụng mã Freeship cho tất cả các shop nhưng giới hạn số lượng mã miễn phí vận chuyển. Để bù vào trợ giá vận chuyển, Shopee nâng mức phí cố định trung bình lên 9,5%, cộng thêm phí thanh toán 5%, đẩy tổng chi phí mà nhà bán hàng phải chịu lên 14,5%.

Trước đây, người bán chỉ phải trả mức phí trung bình 9% (gồm 4% phí cố định và 5% phí thanh toán). Những shop tham gia Freeship Extra sẽ mất thêm 6%, nâng tổng mức phí lên 15%. Với chính sách mới, ngay cả những nhà bán hàng không muốn tham gia chương trình hỗ trợ vận chuyển cũng buộc phải chịu chi phí cao hơn trước.

Shopee đổi luật chơi, nhà bán hàng 'xây xẩm', đứng trước nguy cơ 'bay màu'
Shopee điều chỉnh chi phí các ngành hàng

Ngay sau khi chính sách mới được công bố, làn sóng phản đối từ các nhà bán hàng trên Shopee đã bùng nổ. Họ cho rằng nền tảng đang chuyển gánh nặng tài chính sang người bán, khiến lợi nhuận ngày càng thu hẹp.

Một nhà bán hàng cho biết: “Nếu giữ nguyên giá cũ, lợi nhuận sẽ gần như bằng 0. Để có lãi, tôi buộc phải tăng giá ít nhất 20-30% để bù vào chi phí. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của khách hàng”.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng Shopee đang thiên vị người mua, đặt ra chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng quá mức, gây bất lợi cho người bán. Việc khách có thể dễ dàng hoàn trả hàng, thậm chí khi sản phẩm không có lỗi, đang khiến nhiều nhà bán phải chịu thiệt hại. Một số trường hợp còn gặp tình trạng hàng bị tráo đổi hoặc sử dụng trước khi trả lại.

Trước những thay đổi tiêu cực, nhiều nhà bán hàng đang cân nhắc việc rời khỏi Shopee hoặc tìm kiếm các kênh bán hàng thay thế như TikTok Shop, Lazada, hoặc bán hàng trực tiếp qua Facebook, Zalo để giảm bớt sự phụ thuộc vào sàn TMĐT này.

Theo Kiến Thức Đầu Tư

Continue Reading

Trong Nước

Có gì trên các sàn TMĐT ở Việt Nam mà khiến nhiều người e ngại

Published

on

Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT ở Việt Nam mà khiến nhiều người e ngại. Những đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả, mỹ phẩm, thực phẩm nhập lậu quy mô cực lớn bị triệt phá, bóc gỡ vừa qua cho thấy các sàn thương mại điện tử đang là “cứ điểm” để các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái thoải mái hoạt động.

“Hàng hiệu” giá bèo nhan nhản

Sau nhiều ngày khảo sát, PV Thanh Niên ghi nhận nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng được rao bán công khai, nhan nhản khắp các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Trên Lazada, Shopee, TikTok Shop…, hàng nhái các thương hiệu lớn từ sạc điện thoại, ốp điện thoại, đến hàng thời trang như túi, giày, đồng hồ… có giá cực rẻ. Sạc điện thoại, cáp điện thoại từ 19.000 – 20.000 đồng/chiếc; ốp lưng điện thoại nam châm Spigen 2in1 hàng chính hãng giá từ 800.000 – 1 triệu đồng/cái, nhưng trên Shopee được rao bán 123.000 đồng/cái.

Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử - Ảnh 1.

Sạc điện thoại giả mạo Samsung do PV Thanh Niên đặt mua trên sàn Shopee (phải) và hàng chính hãng Samsung

Ảnh: Phan Hậu

Một chiếc đồng hồ nam thương hiệu Orient Sun moon Gen 4 dây da chính hãng có giá hơn 5 triệu đồng nhưng một cửa hàng trên sàn Shopee rao bán 680.000 đồng. Dù là hàng nhái nhưng người bán lại dùng hình thật để quảng cáo. Giày Ultraboost của Adidas giá chính hãng trên 3 triệu đồng, sàn TikTok Shop bán hàng nhái 495.000 đồng. Túi xách, quần áo “gắn” thương hiệu thời trang nổi tiếng như LV, Dior, Gucci…, được bán với mức giá “bèo” chỉ vài trăm nghìn đồng và được biến hóa dưới tên gọi túi Lệ Vi, túi Lờ Vờ, túi Lovo hay áo Gucdi, Guchi…

Chúng tôi thử truy cập gian hàng có tài khoản Samsung Official trên Shopee để mua sạc điện thoại. Khi truy cập vào bên trong, gian hàng lại hiển thị tên mới là NAHU Official Store. Sau 2 ngày đặt mua sạc Samsung với giá 82.000 đồng (bao gồm phí ship), chúng tôi nhận được gói hàng chuyển từ xã Tốt Động, H.Chương Mỹ (Hà Nội). Mang sản phẩm này đến cửa hàng Samsung Center, đại lý phân phối cao cấp của Samsung trên đường Trần Phú, Q.Hà Đông, để xác thực, chúng tôi được anh Tạ Văn Đại, quản lý cửa hàng, khẳng định “không phải hàng chính hãng” dù trên củ sạc có chữ Samsung được in chìm sắc nét.

Theo anh Đại, sạc chính hãng của Samsung được đóng trong hộp có niêm phong, tem nhãn thông tin nhà sản xuất, đơn vị phân phối…, trên mỗi củ sạc đều có IMEI (mã số nhận dạng) khi tra cứu phải trùng khớp với số công bố trên website. “Chúng tôi thường xuyên nhận được phản ánh từ khách hàng mua phải sản phẩm giả mạo Samsung trên các website, sàn TMĐT. Nhiều lần báo cáo tài khoản vi phạm nhưng dẹp được cửa hàng này thì cửa hàng khác lại mọc lên, không thể làm xuể. Ngoài củ sạc, sản phẩm bị giả mạo nhiều nhất hiện giờ là tai nghe Buds 3 Pro, giá hàng chính hãng thấp nhất là hơn 3 triệu đồng nhưng loại rao bán trên các TMĐT chỉ vài trăm nghìn đồng”, anh Đại cho hay.

Tiếp tục khảo sát sản phẩm nước yến, trên TikTok Shop, Lazada, Shopee, đầy rẫy “nước yến thượng hạng” có giá rẻ mạt. Cụ thể, trên Lazada, tài khoản Gia dụng B.G rao bán bộ sản phẩm yến sào 9 vị với tỷ lệ yến tươi 35% nhưng mỗi hộp có 6 hũ chỉ với giá 99.000 đồng (16.500 đồng/hũ), chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm của các doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất, chế biến yến. Trước đây, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog từng quảng cáo nước yến “1 hũ yến 70 ml có đến 30 gr yến tươi” bị người tiêu dùng chỉ trích dữ dội.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc chi nhánh miền Bắc, Công ty yến sào Khánh Hòa, cho biết trên sàn TMĐT đang “loạn” sản phẩm nước yến không khác gì sữa giả bị vạch trần vừa qua. Nhiều shop quảng cáo tỷ lệ yến tươi 35 – 39%, thậm chí lên tới 70% nhưng thực chất đây chỉ là hàng gia công giá rẻ. “Nếu kiểm định chắc chắn đây là hàng giả vì không thể có tỷ lệ yến như công bố”, ông Thắng quả quyết và nói thêm: “Một số DN ngành yến từng mua nước yến công bố 35% yến tươi đi kiểm định thì kết quả chưa đến 1%. Để sản xuất ra hũ nước yến thật, chi phí từ 38.000 – 40.000 đồng, trong khi hàng gia công chỉ bán giá 10.000 đồng/hũ thì lấy đâu ra yến thật”.

Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử - Ảnh 3.

Nước yến nhân sâm công bố 35% tỷ lệ yến tươi nhưng giá bán chỉ 16.500 đồng/hũ trên sàn Lazada

Ảnh: Chụp màn hình

Cũng theo ông Thắng, các DN ngành yến đang phải đối mặt với nạn hàng gia công giá rẻ, hàng giả, không đảm bảo chất lượng tràn lan trên sàn TMĐT, ảnh hưởng đến DN sản xuất chân chính và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. “Cửa hàng truyền thống bán hàng giả, hàng nhái khi cơ quan chức năng phát hiện ngoài xử phạt, còn bị tịch thu hàng hóa. Còn trên sàn TMĐT, người bán vi phạm chỉ gỡ bỏ sản phẩm là xong, hàng hóa không bị tịch thu thì đó là sự bất công. Các sản phẩm của chúng tôi đều được đăng ký bảo hộ thương hiệu, logo… nhưng thực tế bị làm nhái rất nhiều và được bán chủ yếu trên TMĐT nhưng chưa có cách nào xử lý triệt để”, ông Thắng nói.

Hàng không nhãn hiệu, hàng cấm vẫn bán dễ dàng

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, các sàn TMĐT đều có quy trình kiểm duyệt hàng hóa trước khi đưa lên sàn nhưng thực tế quy trình này rất lỏng lẻo, chỉ mang tính hình thức, rất dễ bị lợi dụng để bán hàng lậu, hàng giả, thậm chí là hàng cấm.

Anh Quân, một người kinh doanh trên sàn TMĐT tại Hà Nội, cho hay: “Việc đăng ký mở gian hàng trên các sàn TMĐT rất dễ. Người bán tự khai báo thông tin cơ bản như số điện thoại, email, CCCD, giấy phép đăng ký kinh doanh… nhưng mức độ tin cậy rất thấp, bởi người bán có thể tạo tài khoản ảo, mượn giấy tờ của người thân để né tránh xử lý của nền tảng hoặc cơ quan chức năng khi có sự cố xảy ra”.

Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử - Ảnh 4.

Mật ong không tem nhãn dễ dàng lọt quy trình kiểm duyệt bán hàng của TikTok Shop

Ảnh: Chụp màn hình

Trên TikTok Shop, nền tảng TMĐT có 67 triệu người bán hàng, quy mô lớn thứ hai tại Việt Nam, chúng tôi thử đăng ký mở gian hàng cá nhân với quy trình rất nhanh gọn. Hệ thống đăng ký chỉ yêu cầu khai báo thông tin, cung cấp ảnh chụp CCCD, mã số thuế cá nhân… Chỉ sau vài tiếng, chúng tôi được thông báo mở thành công gian hàng. Để thử nghiệm hệ thống kiểm duyệt của nền tảng này, chúng tôi chọn một sản phẩm mật ong đóng chai thủ công, không có bất kỳ tem nhãn nào, điền các thông tin về giá, hướng dẫn sử dụng… rồi gửi lên. Chỉ sau vài giờ, món hàng được TikTok Shop phê duyệt rất dễ dàng.

Nhiều năm kinh doanh trên các sàn TMĐT, đang sở hữu nhiều gian hàng bán, tư vấn về thuốc đông y, thảo dược chăm sóc sức khỏe, anh N.V.M (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) tiết lộ các sàn đều cấm bán thuốc, sản phẩm điều trị bệnh nhưng thực tế rất dễ lách quy định này. Để chứng minh, anh M. mở cho chúng tôi xem một tài khoản bán thuốc đông y trên TikTok Shop mang tên Y SĨ YHCT T., có trên 23.700 người theo dõi, đang bán rất nhiều loại thuốc nam trị sỏi mật, viêm đại tràng, thậm chí cả thuốc viêm nhiễm phụ khoa. “Sàn TMĐT cấm bán thuốc, sản phẩm trị bệnh nhưng ở phần khai báo thông tin, tên sản phẩm không để là thuốc mà thay vào đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc trà thảo mộc… Chỉ cần lách theo cách này thì muốn bán thuốc gì cũng được”, anh M. nói.

Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2024, quản lý thị trường (QLTT) Bộ Công thương phát hiện, xử lý 3.124 vụ vi phạm (tăng 266% so với năm 2023) trên sàn TMĐT với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 34 tỉ đồng (tăng 440% so với năm 2023). Trong đó, QLTT chuyển cơ quan điều tra 4 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 48 tỉ đồng (tăng 220% so với năm 2023).

Trung bình mỗi năm, Bộ Công thương tiếp nhận hơn 200 kiến nghị liên quan đến các hành vi như: cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo DN khác nhằm lừa đảo khách hàng… Cũng trong năm 2024, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã kiểm tra, phát hiện một số sàn TMĐT vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Điển hình là vụ bắt giữ kho hàng của hot girl Nguyễn Hoàng Mai Ly, chủ sở hữu tài khoản Mailystyle bán hàng trên nhiều sàn TMĐT, mạng xã hội, thu giữ 125.088 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, hàng gia dụng… nhập lậu.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Cục phó Cục Quản lý và phát triển thị trường (Bộ Công thương), cho biết trong những vụ sản xuất, buôn bán hàng giả phát hiện gần đây, thủ đoạn của các đối tượng vô cùng tinh vi. DN sản xuất hàng giả thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ kinh doanh theo quy định pháp luật để che đậy vi phạm của sản phẩm. Những vi phạm này chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm, trong khi về mặt nguyên tắc thì các sản phẩm, hàng hóa chưa có phản ánh, chưa dấu hiệu vi phạm nào để lực lượng chức năng có thể lấy mẫu kiểm nghiệm. Các đối tượng đã gian lận trong tên gọi của sản phẩm là “thuốc” nhưng thực chất tên gọi theo công bố và ghi nhãn sản phẩm là “thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “thực phẩm bổ sung”, “sản phẩm dinh dưỡng công thức”, “thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt”…

Theo thanhnien.vn

Continue Reading

Trong Nước

Việt Nam lại vừa có thêm một sàn thương mại điện tử

Published

on

Sàn thương mại điện tử này được vận hành bởi một “ông lớn” trong lĩnh vực phân bón, hóa chất.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.

VinachemMart là sàn thương mại điện tử chuyên biệt cho các khách hàng có nhu cầu về sản phẩm hóa chất công nghiệp, phân bón nông nghiệp, và các sản phẩm hóa chất tiêu dùng.

Bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem gồm các nhóm sản phẩm chủ lực:

Nhóm hóa phẩm sinh hoạt: Nước giặt, nước lau sàn, nước rửa tay, nước rửa chén, chất tẩy rửa….

Nhóm pin – ắc quy.

Nhóm săm lốp dành cho xe đạp, xe máy, ô tô.

Nhóm phân bón: phân NPK các loại, phân bón hữu cơ và vi sinh

Các sản phẩm được phân phối trên sàn VinachemMart thuộc 8 thương hiệu quốc dân đến từ các đơn vị thành viên của Vinachem gồm: Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC); Công ty Cổ phần Cao su Miền Nam (CASUMINA); Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng (SRC); Công ty Cổ phần Pin – Ắc quy Miền Nam (PINACO); Công ty Cổ phần Bột giặt LIX (LIX); Công ty Cổ phần Xà Phòng Hà Nội (HASO); Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ (CFC); Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (VIIC).

Chia sẻ tại lễ ra mắt, ông Nguyễn Hữu Tú, Tổng Giám đốc Vinachem cho biết với định hướng kết nối trực tiếp nhà sản xuất và người tiêu dùng, VinachemMart được kỳ vọng sẽ giảm thiểu khâu trung gian, mang lại mức giá hợp lý và trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho người tiêu dùng. Ứng dụng VinachemMart hiện đã có mặt trên App Store của hệ điều hành iOS và Google Play và trên website vinachemmart.co.

Theo Bộ Công Thương, ngành Hóa chất hiện chiếm khoảng 10%-11% giá trị GDP ngành công nghiệp cả nước, sử dụng gần 10% lao động trong ngành công nghiệp.

Vinachem được xem là “ông lớn” trong ngành công nghiệ hóa chất tại Việt Nam, sở hữu 34 đơn vị sản xuất kinh doanh khắp cả nước. Sản phẩm của Vinachem đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia, đạt doanh thu trên 50.000 tỷ đồng mỗi năm, đóng góp hơn 2.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.

VinachemMart ra đời trong bối cảnh quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự báo sẽ đạt 63 tỷ USD vào năm 2030, cao gần gấp 3 lần so với năm 2024, theo Google, Temasek, Bain & Company.

Tuy nhiên, thị trường hiện đang thống trị bởi nhiều “ông lớn” như Shopee chiếm 62% thị phần, Tiktok Shop chiếm 35% thị phần, Lazada hiện chỉ còn chiếm 3% thị phần và thị phần Tiki rất nhỏ để ghi nhận thị phần trong báo cáo của Metric quý 1/2025.

Trước VinachemMart, Việt Nam đã có một số sàn thương mại điện tử chuyên biệt, tức là các nền tảng tập trung vào một ngành hàng hoặc lĩnh vực cụ thể (không phải sàn tổng hợp như Shopee, Lazada…).

Điển hình như Foodmap, Postmart, Voso (nông sản, đặc sản vùng miền), Selly (bán hàng qua cộng tác viên social commerce – thực phẩm, đồ dùng, mỹ phẩm…), Ecomedic, Medigo, Jio Health, eDoctor (chuyên biệt về thiết bị y tế, dược phẩm, y tế)…

Theo An ninh tiền tệ

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .