Connect with us

Trong Nước

Lý do nhãn hàng chi rất đậm thuê KOLs KOC quảng cáo trên mạng

Published

on

Hiện nay có không ít nhãn hàng kém chất lượng vì muốn bán được nhiều hàng đã chấp nhận bỏ từ 25-30%, thậm chí là đến 70% chi phí sản phẩm để thuê người nổi tiếng trên mạng quảng cáo, lý do nhãn hàng chi rất đậm thuê KOLs.

Trao đổi với PV Tiền Phong về vấn đề các KOLs (những người có sức ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực), KOC (tạm dịch là người tiêu dùng chủ chốt có ảnh hưởng) quảng cáo sai sự thật gây bức xúc dư luận thời gian qua, tại hội nghị ra mắt Liên chi hội quảng cáo và nội dung số Việt Nam (VDAA) chiều 31/3, ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch VDAA – cho biết, đây là một thực trạng xấu xí trên các nền tảng số hiện nay.

Theo ông Sơn cho biết, không ít doanh nghiệp, tổ chức muốn bán hàng kém chất lượng đã chấp nhận bỏ 25-30%, thậm chí là đến 70% chi phí sản xuất ra sản phẩm để quảng cáo. Mặc dù vậy, nhiều KOLs, KOC vì vụ lợi vẫn nhận lời quảng cáo để tung hô và thần thánh hóa sản phẩm kém chất lượng này trên mạng, từ đó đẩy giá bán sản phẩm tăng lên gấp nhiều lần. Trong khi đó, theo quy định hiện hành thì các cá nhân quảng cáo sai sự thật chỉ bị xử phạt từ 60-80 triệu đồng và đây là mức phạt quá nhỏ, không đủ sức răn đe các KOLs, KOC vi phạm.

Lý do nhãn hàng 'chi rất đậm' thuê KOLs, KOC quảng cáo trên mạng ảnh 1
Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch Liên chi hội quảng cáo và nội dung số Việt Nam. Ảnh: Lộc Liên.

“Việc xử phạt các hành vi quảng cáo sai sự thật đang trở thành vấn đề gây tranh luận trong Dự thảo Luật Quảng cáo, hiện dự thảo luật này đã được trình Quốc hội và sửa đến lần thứ 3. Trong đó có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu các quảng cáo sai sự thật”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, trong Dự thảo Luật Quảng cáo, các nhà làm luật đề nghị sắp tới cần xử phạt cả người, tổ chức góp phần tạo ra quảng cáo sai sự thật chứ không chỉ riêng KOLs, KOC. Những đối tượng này bao gồm doanh nghiệp, tổ chức, ê kip làm content, ekip sản xuất video, các đại lý bán hàng và cuối cùng là KOLs, KOC.

Đặc biệt, đối với các KOLs, KOC quảng cáo sai sự thật, ngoài mức phạt hành chính bị tăng nặng lên gấp nhiều lần mức hiện hành còn bị đề nghị tước bỏ danh hiệu (đối với nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu – PV), cấm không cho xuất hiện trên các nền tảng số, bị cộng đồng kêu gọi tẩy chay và có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu quảng cáo sai sự thật gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

VDAA được thành lập với mục tiêu thúc đẩy hệ sinh thái quảng cáo số tại Việt Nam, phát triển cộng đồng hội viên, mở rộng hợp tác quốc tế và ứng dụng công nghệ số để nâng tầm ngành quảng cáo Việt Nam với thị trường quốc tế.

Ông Sơn cho rằng, hiện việc quản lý quảng cáo trên mạng đang gặp nhiều thách thức do nhân lực của các cơ quan quản lý có hạn trong khi số lượng quảng cáo trên các nền tảng số lên đến hàng trăm hàng nghìn quảng cáo/ngày…

Trước đó, nhiều người nổi tiếng như NSND Hồng Vân, MC Quyền Linh, diễn viên Cát Tường… từng phải công khai xin lỗi khán giả vì quảng cáo sai sự thật liên quan đến thực phẩm chức năng, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Đặc biệt, mới đây một số KOLs nổi tiếng như Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog và Thùy Tiên cũng hứng chịu làn sóng chỉ trích dữ dội từ người tiêu dùng vì thần thánh hóa công dụng của viên kẹo rau Kera, thậm chí hiện tại khán giả vẫn đang kêu gọi tẩy chay và cấm sóng những KOLs vừa nêu vì quảng cáo sai sự thật trên mạng.

Theo Tienphong.vn

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trong Nước

FDI từ Trung Quốc lũ lượt vào Việt Nam: Có 2 dự án ‘khủng’ lên tới hơn 600 triệu USD vừa động thổ

Published

on

Trong 3 tháng đầu năm nay, có hơn 1,47 tỷ USD vốn đầu tư từ Trung Quốc đăng ký vào Việt Nam, tăng 68,5% so với cùng kỳ năm trước. FDI từ Trung Quốc lũ lượt vào Việt Nam, trong đó có nhiều dự án lớn liên tiếp được khởi động.

FDI từ Trung Quốc lũ lượt vào Việt Nam: Có 2 dự án 'khủng' lên tới hơn 600 triệu USD vừa động thổ- Ảnh 1.

Dự án Nhà máy Victory Giant Technology Việt Nam

Cuối tháng 3, Bắc Ninh đón thêm hai nhà máy linh kiện công nghệ cao.

Đó là dự án Nhà máy Victory Giant Technology Việt Nam của Công ty cổ phần công nghệ Victory Giant (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc); chuyên nghiên cứu và phát triển, sản xuất, kinh doanh các loại bảng mạch sử dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu lớn, Internet công nghiệp, ô tô năng lượng xanh, công nghệ truyền thông thế hệ mới, hàng không vũ trụ, thiết bị y tế…. Dự án có tổng vốn đầu tư 520 triệu USD.

Tiếp theo là dự án nhà máy của Công ty TNHH Green Precision Manufacturing Việt Nam.

Đây là doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc chuyên nghiên cứu, thiết kế và sản xuất các linh kiện cấu trúc chính xác cho sản phẩm tiêu dùng điện tử như loa, điện thoại, máy tính bảng, thiết bị thanh toán điện tử…Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 120 triệu USD.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong quý đầu năm, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai, với 1,23 tỷ USD, chiếm 28,5% tổng vốn đăng kí cấp mới (sau Singapore).

Về đầu tư, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế có đầu tư FDI và tại 55/63 tỉnh thành Việt Nam. Tính đến cuối năm 2024, Trung Quốc có 5111 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 30,83 tỷ USD.

FDI từ Trung Quốc lũ lượt vào Việt Nam: Có 2 dự án 'khủng' lên tới hơn 600 triệu USD vừa động thổ- Ảnh 2.

Đáng chú ý, chất lượng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự cải thiện vượt bậc, theo nhận định của Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành tại Hội thảo “Giới thiệu Hội chợ Canton Fair 2025” hồi đầu năm.

Theo ông thành, nếu trước đây, các dự án chủ yếu tập trung vào dệt may, da giày, nay đã dịch chuyển mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, điện tử, xe điện và các ngành công nghiệp hiện đại.

“Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc với quy mô quốc tế đã triển khai các dự án lớn, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, đồng thời tạo ra hàng loạt cơ hội việc làm và chuyển giao công nghệ”, ông Thành từng nhấn mạnh.

Trong cuộc gặp Thủ tướng hồi cuối năm ngoái, Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) và PowerChina đang đề xuất tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông lớn tại Việt Nam như Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn và Hải Phòng – Quảng Ninh – Móng Cái. Đồng thời cũng mong muốn tham gia các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt đô thị tại TP.HCM…

Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 9/2024, Ngân hàng HSBC cho biết, tại Đông Nam Á, khách hàng Trung Quốc của HSBC quan tâm nhiều nhất đến việc mở rộng thị trường sang Singapore, kế đến là Việt Nam. “Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư láng giềng bởi mối quan hệ kinh tế chặt chẽ”, HSBC nhận định.

Theo Cafebiz.vn

Continue Reading

Trong Nước

Người dân TP HCM ngày càng ít đi chợ

Published

on

Sở Công Thương TP.HCM cho biết trong dịp Tết Ất Tỵ vừa qua, sức mua trên các kênh phân phối truyền thống như chợ, tạp hóa yếu hơn siêu thị và các nền tảng thương mại điện tử. Người dân TP HCM ngày càng ít đi chợ.

Chia sẻ tại họp báo về tình hình kinh tế – xã hội TP.HCM chiều 6/2, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TP.HCM cho biết thói quen tiêu dùng của người dân thời gian qua đã có nhiều thay đổi, người dân TP HCM ngày càng ít đi chợ.

Theo ông Hùng, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sức mua tại các kênh truyền thống như chợ và cửa hàng tạp hóa tiếp tục suy giảm, trong khi các kênh phân phối hiện đại lại có sự tăng trưởng đáng kể.

“Mặc dù lượng hàng hóa lưu thông qua 3 chợ đầu mối những ngày cận Tết tăng 70-80% so với ngày thường, nhưng vẫn giảm so với năm trước. Ngược lại, các hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị lại ghi nhận sức mua tăng mạnh. Ví dụ, Bách Hóa Xanh ghi nhận mức tăng hơn 30%”, đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho hay.

Đặc biệt, trong cao điểm mua sắm Tết năm nay, hệ thống phân phối đã mở rộng thời gian hoạt động, chỉ nghỉ đêm 30 Tết và hoạt động trở lại từ mùng 2. Nhờ đó, thói quen dự trữ hàng trước Tết giảm dần, giúp tình trạng ùn ứ trước Tết cũng giảm đáng kể.

“Người dân ngày càng có xu hướng mua sắm trực tiếp tại siêu thị từ mùng 3 Tết thay vì tích trữ sớm”, ông Hùng nhấn mạnh.

Thực tế, Cục Thống kê TP.HCM ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng đầu năm – cao điểm mua sắm trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ – đã đạt 107.996 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, doanh thu bán lẻ chiếm gần 50%, ước đạt 53.717 tỷ đồng, tăng 11,5% so với tháng 1/2024.

Nếu so sánh với dịp Tết Giáp Thìn vào tháng 2/2024, ngành bán lẻ – dịch vụ Tết này tăng hơn 28%.

Song song đó, dịch vụ hỗ trợ vận tải, bưu chính và chuyển phát đạt doanh thu 29.954 tỷ đồng, tăng mạnh 25,5% so với tháng 1/2024, phần nào phản ánh sức mua trên thị trường thương mại điện tử cũng như nhu cầu biếu tặng dịp Tết này.

Ông Nguyễn Minh Hùng cho hay thương mại điện tử trên địa bàn TP đã tiếp tục duy trì đà phát triển với tốc độ tăng trưởng 30-50% mỗi năm.

Theo ông Hùng, nhờ các giải pháp đồng bộ được triển khai từ đầu năm 2024, thị trường TP.HCM trong dịp Tết Ất Tỵ không xảy ra tình trạng khan hàng hay sốt giá. Các chương trình khuyến mại và giảm giá cũng được triển khai rộng rãi, góp phần thúc đẩy sức mua. Các doanh nghiệp bình ổn thị trường đã thể hiện tính chuyên nghiệp, tuân thủ quy chế và đảm bảo cân đối cung – cầu.

Tuy nhiên, trao đổi với Tri Thức – Znews, ông Hùng cho biết việc kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy sức mua tại TP.HCM vẫn là một thách thức lớn đối với Sở Công Thương. Trước áp lực này, Sở đã có chỉ đạo khẩn, triển khai ngay một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối và kích cầu tiêu dùng.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động khuyến mại. Một trong những giải pháp quan trọng là phân cấp quản lý khuyến mại về các quận, huyện, giúp nhiều doanh nghiệp dễ dàng triển khai chương trình kích cầu.

Ngoài ra, các chương trình khuyến mại tập trung cũng được tổ chức quy mô hơn, sôi động hơn, tiếp cận đa dạng đối tượng tiêu dùng từ cả phân khúc cao cấp lẫn thu nhập thấp.

Bên cạnh đó, TP.HCM đang tập trung xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhằm đẩy mạnh tiêu dùng trong nước để người dân tin tưởng và ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam thay vì hàng nhập khẩu.

Theo ZingNews
Continue Reading

Trong Nước

Tin thị trường cần chú ý tháng 3 đầu tháng 4

Published

on

Hãy cùng Ver2Solution Research tổng hợp các thông tin thị trường cần chú ý tháng 3 đầu tháng 4, dựa trên các nguồn dữ liệu cập nhật:

1. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát

  • GDP quý I/2025 tăng 6,93%, mức cao nhất trong 6 năm, chủ yếu nhờ công nghiệp chế biến (+9,28%) và dịch vụ (+7,7%). Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mục tiêu 8% do ảnh hưởng từ kỳ nghỉ Tết kéo dài và biến động thương mại toàn cầu.
  • Lạm phát (CPI) tháng 3/2025 tăng 3,13% so với cùng kỳ, đưa CPI quý I tăng 3,22%. Nguyên nhân chính từ giá dịch vụ y tế (+14,59%), nhà ở (+5,3%), và hàng ăn/uống (+3,83%). Giá xăng dầu và gạo giảm nhờ nguồn cung ổn định.

2. Tác động từ chính sách thuế của Mỹ và thương mại quốc tế

  • Việt Nam chịu áp lực từ chính sách thuế quan mới của Mỹ (dự kiến áp thuế 46% với một số mặt hàng). Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp như giảm thuế nhập khẩu 23 nhóm hàng, tăng nhập khẩu từ Mỹ, và thành lập tổ công tác đàm phán.
  • Xuất khẩu hồ tiêu quý I giảm 16,1% về lượng nhưng tăng 38,6% về kim ngạch nhờ giá tăng. Ngành này đang linh hoạt ứng phó với biến động thị trường4.

3. Phục hồi ngành hàng không và bất động sản

  • Ngành hàng không phục hồi mạnh: Vận chuyển 20,7 triệu lượt khách quý I, vượt mức trước đại dịch. Sân bay Long Thành giai đoạn 1 đang được đẩy nhanh tiến độ.
  • Bất động sản: Giá chung cư tăng nhưng lợi suất thuê giảm. Đất nền miền Bắc tăng mạnh, trong khi miền Nam ổn định. Dòng vốn đầu tư vào Đà Nẵng tăng 43% so với cùng kỳ410.

4. Thương mại điện tử và livestream tiếp tục bùng nổ

  • Shopee ghi nhận doanh thu kỷ lục nhờ livestream và cải thiện logistics, dù cạnh tranh gay gắt với TikTok Shop. Tuy nhiên, nền tảng này đang siết chặt chính sách mã giảm giá, ảnh hưởng đến người bán và người dùng3.
  • KOL livestream như PewPew, Diệp Lê tiếp tục thống trị thị trường với doanh thu “khủng”. Ngành này đóng góp hơn 10 tỷ USD vào GDP và dự kiến đạt 18 tỷ USD vào 2025. Nhu cầu đào tạo nhân lực chuyên nghiệp cho livestream tăng cao19.

5. Đầu tư công và chính sách hỗ trợ

  • Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, tập trung vào hạ tầng giao thông, năng lượng. TP.HCM ghi nhận dư nợ tín dụng tăng 11,82% so với cùng kỳ, phản ánh nhu cầu vốn cho sản xuất và bất động sản.
  • Chính sách tiền tệ – tài khóa: Duy trì lãi suất ổn định, giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2025. Các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp tục được triển khai, bao gồm miễn giảm phí, thuế.

6. Thị trường nội thất và phụ kiện trang sức:

  • Xu hướng mua sắm nội thất gia đình đang tăng mạnh, kết hợp với sự bùng nổ của livestream bán hàng trực tuyến, là một tín hiệu tích cực cho ngành nội thất, chăn ga gối đệm cũng như đồ lót, trang sức – các mặt hàng đang được giới trẻ và người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.

  • Các báo cáo từ Statista và các nguồn nghiên cứu ngành cho thấy thị trường nội thất và phụ kiện trang sức đạt mức tăng trưởng định kỳ từ 8–12% trong giai đoạn 2024–2028.

7. Biến động giá nguyên liệu và năng lượng

  • Giá xăng dầu giảm 13,8% so với cùng kỳ 2024 do điều chỉnh theo giá thế giới. Tuy nhiên, giá điện tăng 4,55% và gas tăng 1,05% do nhu cầu tăng.
  • Giá thép, xi măng tăng 2,36% vì chi phí nguyên liệu và nhân công, ảnh hưởng đến ngành xây dựng.

8. Dự báo và cảnh báo rủi ro

  • Ngân hàng UOB dự báo GDP 2025 tăng 6%, thấp hơn kỳ vọng do tác động từ chính sách thuế Mỹ và suy giảm thương mại toàn cầu.
  • Rủi ro an ninh năng lượng và chuỗi cung ứng vẫn hiện hữu, đòi hỏi tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và cải cách thể chế.

Kết luận

Tháng 3 và đầu tháng 4/2025 đánh dấu sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ nhưng cũng đặt ra thách thức từ bối cảnh quốc tế. Các ngành then chốt như TMĐT, hàng không, và bất động sản cần linh hoạt ứng phó với biến động, trong khi Chính phủ tiếp tục thúc đẩy đầu tư công và ổn định chính sách tiền tệ. Để cập nhật chi tiết, bạn có thể tham khảo báo cáo từ Tổng cục Thống kê hoặc World Bank

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .