Trong Nước
Livestream giúp hồi sinh doanh nghiệp nhỏ Việt Nam

Phan Ngân (31 tuổi), chi hàng triệu đồng để học kỹ năng livestream, quảng bá online, ứng dụng AI, giúp doanh nghiệp tăng đến 80% doanh thu, thoát cửa phá sản. Livestream giúp hồi sinh doanh nghiệp nhỏ Việt Nam.
Doanh nghiệp của Ngân kinh doanh từ 2010, chuyên phân phối và cung cấp mặt hàng phụ kiện trang trí nhà cửa, trang trí tiệc và quà tặng cao cấp. Duy trì 10 năm, công ty gặp nhiều khó khăn, sức mua trực tiếp của khách hàng sụt giảm, chi phí thuê mặt bằng ngày càng tốn kém.
Giữa đà khó khăn, cô chọn “lên sàn” thương mại điện tử. Ngân chi 5-7 triệu đồng cho các lớp dạy bán hàng online, chủ yếu là học kỹ năng livestream, chụp ảnh sản phẩm. Gần nhất, khi AI nở rộ, cô cũng tìm tòi các công cụ giúp nâng cao khả năng tiếp cận người mua.
Sau một năm mở thêm mảng bán hàng online, doanh số dần khởi sắc. Năm 2021-2022, doanh thu tăng 60% cùng kỳ. Đến 2023, con số này tiếp tục tăng đến 80% trước khi mở kênh online, giúp doanh nghiệp “hồi sinh”.
Doanh nghiệp của Ngân là một trong số hàng nghìn đơn vị, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại Việt Nam đã tìm ra hướng tăng trưởng mới sau khi gia nhập kênh thương mại điện tử. Với lợi thế tiếp cận mọi lúc mọi nơi, sàn online giúp doanh nghiệp, đặc biệt nhóm SME mở rộng thị trường, tăng doanh thu và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Sách trắng của Bộ Công Thương ghi nhận tăng trưởng trên thương mại điện tử trong năm 2024 so với năm 2022 là gần 50%, lên tới gần 600.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng ngành tại Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia hàng đầu thế giới. Trước đó, theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) năm 2023 trên 6.879 doanh nghiệp, có khoảng 65% doanh nghiệp triển khai bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, TikTok…
Ngoài doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể và nông dân cũng tích cực bắt sóng “bán hàng online”. Ghi nhận của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vào tháng 12/2023 có khoảng 5,2 triệu hộ nông dân mở cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử, trong đó hơn 1,1 triệu hộ có doanh thu từ việc bán nông sản qua kênh này.
Đầu tháng 7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Phạm Văn Thịnh cùng cộng sự đã bán hơn 54 tấn vải thiều Lục Ngạn chỉ trong 6 tiếng trong một buổi livestream. Đây là chương trình trong khuôn khổ Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn – một phần kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh.
Trước đó, fanpage Làng Nghề Phú Xuyên Hà Nội – kênh thông tin thương mại của địa phương thường xuyên diễn ra các phiên livestream bán hàng đặc sản Phú Xuyên. Các hộ sản xuất tại các làng nghề nổi tiếng như giày da Phú Yên, khảm trai Chuyên Mỹ, cơ khí Đại Thắng, thêu ren Đại Đồng… ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu gấp 5-10 lần so với cùng kỳ năm trước nhờ kênh online. Tổng doanh thu từ thương mại điện tử năm 2024 của Phú Xuyên đạt 1.010 tỷ đồng, gấp gần 7 lần so với 2023. Trong 5 tháng đầu năm, doanh thu thương mại điện tử đạt hơn 4.000 tỷ đồng.
Thương hiệu Bông Bạch Tuyết cũng được “hồi sinh” nhờ mở rộng kênh bán hàng sang thương mại điện tử, nổi bật là livestream. Chiến lược mang lại gần 100 tỷ đồng doanh thu mảng thương mại điện tử trong năm 2024 cho công ty. Hiện tại, kênh này chiếm 1/3 doanh số của thương hiệu trong năm ngoái.

Một buổi tập huấn livestream tại xã Hoàng Long cũ (nay là xã Phượng Dực – Hà Nội). Ảnh: Làng Nghề Phú Xuyên Hà Nội
Riêng trên TikTok Shop, kết thúc năm 2024, toàn nền tảng ghi nhận mức tăng trưởng gấp 1,8 lần so với năm 2023, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn cho các nhà bán hàng. Trong đó, hệ thống TikTok Shop Mall có sự góp mặt của gần 2.400 thương hiệu và nhà phân phối chính hãng, chạm mốc tăng trưởng tới gần 3 lần so với năm 2023. Trong 6 tháng đầu năm 2025, con số này tiếp tục tăng với hơn 1.600 nhà bán hàng chính hãng mới gia nhập.
“Vượt khó” trong cuộc chơi thương mại điện tử
Tiềm năng của việc “lên sàn” khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể nằm ngoài cuộc chơi. Tuy vậy, môi trường này chứa nhiều thách thức. Phần lớn chủ doanh nghiệp gặp khó trong việc sản xuất nội dung, xây dựng hình ảnh và làm chủ công nghệ. Nhiều người bối rối khi lần đầu tiên tập tành viết kịch bản livestream, làm video hoặc chụp ảnh sản phẩm. Những khái niệm mới mẻ như chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hay xây dựng chính sách giá ra sao cho mỗi nền tảng cũng là một vấn đề lớn với những người “tay ngang”.
Dưới góc nhìn của TikTok Shop, xu hướng liên tục thay đổi nên nhà bán hàng, doanh nghiệp, KOL, KOC phải nhanh nhạy chủ động mở rộng năng lực cốt lõi, không ngừng học hỏi và thích ứng với các công cụ công nghệ, kỹ thuật bán hàng mới. Ngoài ra, người bán còn cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với cơ quan quản lý nhà nước và nguyên tắc quản lý của nền tảng.
Ông Tuấn Nguyễn, Phó giám đốc điều hành của công ty commerceX – đơn vị cung cấp giải pháp về thương mại số cho doanh nghiệp, cho biết trong 2024 đã có hơn 165.000 nhà bán rời khỏi thị trường vì thua lỗ. Khi kinh doanh online, mỗi đơn hàng sẽ chịu một số loại phí hay đối mặt với sự cạnh tranh lớn, đến từ cả những đối thủ trong và ngoài nước.
Để tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp “cắp sách” đi học tại các đơn vị đào tạo hoặc khóa tập huấn của chính sàn thương mại điện tử. Theo các báo cáo từ Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan, mỗi năm có hàng chục nghìn lượt doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh tại Việt Nam tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử.
Gần nhất, ngày 17/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Theo đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các sàn thương mại điện tử và nền tảng kinh doanh trực tuyến lớn triển khai chương trình kết nối, liên kết vùng, xuyên biên giới nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm qua kênh trực tuyến.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số tại các địa phương. Các hội nghị, chương trình đào tạo và sự kiện liên kết vùng đã được triển khai để nâng cao năng lực phát triển thương mại điện tử tại các tỉnh thành.
Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), hiện triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào kinh doanh. Thời gian tới, đơn vị sẽ thực hiện các khóa chuyên sâu, tập trung bốn trụ cột: GoOnline – tăng hiện diện số; GoExport – kết nối trên sàn xuyên biên giới; GoAI – ứng dụng AI trong marketing; GoRight – cập nhật hệ thống pháp lý.

Một buổi tập huấn về thương mại điện tử của commerceX cho các doanh nghiệp nhỏ tại Đà Lạt. Ảnh: commerceX
Các sàn thương mại điện tử cũng tăng cường hợp tác, tổ chức chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, tiểu thương, cá nhân, hướng đến mục tiêu “cho hàng Việt vươn mình”. Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam cho biết đơn vị hiện tham gia chương trình GoOnline, hợp tác triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu về khung pháp lý, quy định quản lý thuế, giải pháp quảng cáo số. Ngoài ra, kênh này cũng tham gia Hỗ trợ tiểu thương chợ truyền thống, hướng tới mục tiêu trang bị kỹ năng kinh doanh thương mại điện tử cho 300.000 tiểu thương toàn quốc.
Ngoài kỹ năng, ông Tuấn Nguyễn lưu ý doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, có bản sắc riêng, hiểu nhu cầu của khách hàng, R&D sản phẩm và xây dựng thương hiệu bền vững.
Ver2Solution tổng hợp theo Vnexpress.net
Trong Nước
Ảnh hưởng hàng giả đến người tiêu dùng như thế nào ?!

Lượng đơn hàng giảm khoảng 40% do hình thức bán hàng qua mạng không còn quảng cáo lố như trước, các shop chuyên bán hàng fake cũng thụt vòi lại. Về phía người tiêu dùng thì cũng cảm thấy bất an nên cũng giảm dần thói quen mua sắm vô tội vạ. Ảnh hưởng hàng giả đến người tiêu dùng như thế nào ?! Doanh số bán hàng qua mạng thời gian qua đã giảm mạnh, không còn quảng cáo lố và các KOLs mặc sức tung hoành, các sàn thương mại điện tử cũng đang dần đi vào khuôn khổ.
Hơn một tháng nay, anh Lê Hồng Tú, 40 tuổi, CEO một công ty đào tạo Anh ngữ tại TP.HCM cho biết đã tạm ngừng sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường protein vì lo lắng vấn đề hàng giả. “Tôi thường xuyên chơi thể thao, tập thể hình nên rất cần bổ sung thêm năng lượng và các vi chất. Trước đây tôi thường dùng thực phẩm chức năng mua của người quen xách tay từ Mỹ, nhưng gần đây tôi tạm ngừng sử dụng vì hoang mang với vấn đề hàng giả và xuất xứ nguồn gốc”, anh Lê Hồng Tú bộc bạch.
Cùng nỗi lo lắng trên, chị Lê Thùy Trang, chủ một cụm sân pickleball tại P.Cát Lái (TP.HCM) băn khoăn: “Tôi thường xuyên mua sắm thiết bị thể thao qua mạng hoặc các sàn thương mại điện tử, nhưng gần đây tôi cũng không dám mua sắm nhiều như trước vì sợ mua nhầm hàng giả. Thực tế, tôi đã mua nhầm rất nhiều sản phẩm như vợt pickleball, giày thể thao nhái nhãn hiệu nên hiện nay cảm thấy chán nản, đôi lúc muốn mua sắm nhưng không biết tìm mua ở đâu”.
Theo thống kê sơ bộ của SwiftHub, một đơn vị vận chuyển chuyên hỗ trợ các shop kinh doanh online, tình hình tăng phí của các sàn thương mại điện tử, chiến dịch truy quét hàng giả và quy định tuân thủ truy xuất hóa đơn, khai báo thuế trong thời gian gần đây đã có những ảnh hưởng nhất định đến các chủ shop và người tiêu dùng. Lượng đơn hàng giảm khoảng 40% do hình thức bán hàng qua mạng không còn quảng cáo lố như trước, các shop chuyên bán hàng fake cũng thụt vòi lại. Về phía người tiêu dùng thì cũng cảm thấy bất an nên cũng giảm dần thói quen mua sắm vô tội vạ.
Metric, một đơn vị chuyên nghiên cứu, phân tích các sàn thương mại điện tử cũng cho biết tình hình kinh doanh qua các sàn phổ biến hiện nay như Shopee, TikTok, Lazada… đang có dấu hiệu giảm mạnh. Mặc dù chưa có số liệu báo cáo chính thức nhưng sơ bộ cũng đã ghi nhận các tín hiệu giảm nhiệt từ khi các sàn tăng thuế phí, quy định đăng ký kê khai nộp thuế và tình hình trấn áp hàng giả trên cả nước.
Sức mua cuối năm như thế nào?
Nhiều mặt hàng thiết yếu dự báo sẽ tăng giá do ảnh hưởng từ các yếu tố thời tiết, bất ổn chính trị trên thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam
ẢNH: NVCC
Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ đầu năm đến nay, Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra vi phạm thương mại điện tử, hàng giả, hàng lậu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã kiểm tra 11.568 vụ, xử lý 9.919 vụ vi phạm, thu về 266 tỉ đồng từ xử lý vi phạm hành chính; trong đó, phạt tiền 121 tỉ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 145 tỉ đồng đồng thời đã chuyển 76 vụ có dấu hiệu hình sự sang cơ quan điều tra.
Riêng trong tháng cao điểm phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng QLTT đã kiểm tra 3.891 vụ, xử lý 3.114 vụ, tổng số tiền xử lý hơn 63 tỉ đồng, có 26 vụ chuyển cơ quan điều tra, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2024.
Tổ điều hành thị trường trong nước cũng dự báo, thời gian tới, nhiều yếu tố trong và ngoài nước sẽ ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa. Cụ thể: Căng thẳng chính trị tại Trung Đông, châu Á, châu Âu, đặc biệt ở các khu vực sản xuất nhiên liệu, năng lượng mà Việt Nam đang nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí đầu vào và mặt bằng giá trong nước. Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ thương mại của các nước lớn tiếp tục gây khó khăn cho xuất khẩu, tạo áp lực tiêu thụ hàng hóa trong nước.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng như thiên tai, dịch bệnh những tháng cuối năm tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là bão và dịch bệnh trên vật nuôi khi thời tiết chuyển mùa; người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn sau loạt vụ hàng kém chất lượng bị xử lý gần đây. Thị trường lao động cũng có nhiều biến động do tinh giản bộ máy, tác động của công nghệ và trí tuệ nhân tạo khiến người lao động lo ngại về việc làm, thu nhập, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu, ưu tiên nhu cầu thiết yếu.
Ở chiều ngược lại cũng có các yếu tố tích cực như vốn đầu tư công sẽ được giải ngân mạnh vào cuối năm, nhất là sau khi các địa phương ổn định tổ chức sau sáp nhập, góp phần thúc đẩy nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng và nhân công. Các yếu tố trên sẽ tác động đến cung cầu hàng hóa trong những tháng cuối năm 2025. Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, nguồn cung hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, vẫn sẽ được bảo đảm. Giá cả một số mặt hàng dù có tăng nhưng trong giới hạn kiểm soát.
Ver2Solution tổng hợp
Trong Nước
Hé lộ 5 hộ kinh doanh có doanh thu trên 200 tỉ đồng/năm

Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, nhiều hộ kinh doanh đạt doanh thu khủng gấp nhiều lần các doanh nghiệp, hé lộ 5 hộ kinh doanh có doanh thu trên 200 tỉ đồng/năm.
Theo hồ sơ dự thảo luật Quản lý thuế (thay thế) do Bộ Tài chính công bố, tính đến hết năm 2024, Việt Nam có 3,6 triệu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Tổng số hộ kinh doanh ổn định (bao gồm cả hộ kinh doanh đóng thuế khoán và kê khai) là 2,2 triệu hộ. Trong đó, số hộ kinh doanh diện phải nộp thuế (có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm trở lên) là 1,3 triệu hộ, chiếm 59%.
Theo thống kê, năm 2025 có gần 1,83 triệu hộ kinh doanh có doanh thu dưới 500 triệu đồng/năm, với tổng số thuế dự kiến nộp đạt 5.551 tỉ đồng. Đáng chú ý, trong năm 2024, có 860 hộ kinh doanh đạt doanh thu từ 30 tỉ đồng trở lên, bao gồm 121 hộ nộp thuế khoán và 739 hộ kê khai. Trong đó đặc biệt có 5 hộ kinh doanh ghi nhận doanh thu trên 200 tỉ đồng mỗi năm, hoạt động trong các lĩnh vực như bán thủy sản, thực phẩm, dược phẩm, giáo dục và nông sản.
Cụ thể, một hộ kinh doanh bán lẻ thủy sản tươi sống tại địa bàn Chi cục Thuế khu vực XI đạt doanh thu năm 2024 gần 560 tỉ đồng; một hộ kinh doanh bán buôn thực phẩm tại địa bàn Chi cục Thuế khu vực III (Hải Phòng, Quảng Ninh) có doanh thu năm 2024 gần 360 tỉ đồng; hộ kinh doanh, giáo dục khác tại địa bàn Chi cục Thuế khu vực V (địa bàn Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình) có doanh thu gần 360 tỉ đồng; hộ kinh doanh, giáo dục khác tại địa bàn Chi cục Thuế khu vực V có doanh thu khoảng 238 tỉ đồng; hộ kinh doanh bán lẻ dược phẩm, dụng cụ y tế tại địa bàn Chi cục Thuế khu vực II (TP.HCM) có doanh thu khoảng 228 tỉ đồng và hộ kinh doanh cung cấp nông sản tại địa bàn Chi cục Thuế khu vực II (TP.HCM) có doanh thu khoảng 218 tỉ đồng.
Thử so sánh, với hộ kinh doanh đạt gần 560 tỉ đồng/năm thì doanh thu này đã cao hơn doanh thu 4 quý gần nhất (từ quý 2/2024 đến hết quý 1/2025) của 900 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.
Ngành thuế xác định có 653 hộ đang nộp thuế khoán nhưng đã đạt ngưỡng doanh thu đủ điều kiện chuyển sang phương pháp kê khai. Cụ thể: Có 221 hộ trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, xây dựng có doanh thu trên 3 tỉ đồng/năm; 430 hộ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có doanh thu trên 10 tỉ đồng/năm.
Theo các chuyên gia, việc phát triển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho chính người kinh doanh mà còn giúp thúc đẩy tăng trưởng khu vực kinh tế tư nhân.
Theo Thanhnien.vn
Trong Nước
Việt Nam đang vào mùa hoa quả, giá rẻ bèo ở chợ quê, lên kệ Nhật bán hơn 300.000 đồng/kg

Việt Nam đang vào mùa hoa quả, tại Nhật Bản vải thiều Việt đang được đón nhận như một món quà cao cấp, đánh dấu bước tiến mới của nông sản Việt trên trường quốc tế.
Tháng 5 và 6 hàng năm là thời điểm rộn ràng tại các vùng trồng vải lớn của Việt Nam như Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang). Năm nay, vải thiều không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn tiếp tục chinh phục những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc và EU.
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), mùa vải 2025 được đánh giá là được mùa, sản lượng ước đạt khoảng 303.000 tấn, tăng hơn 30% so với năm ngoái. Sự tăng trưởng này có được nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi trong giai đoạn ra hoa và kiểm soát dịch hại hiệu quả.
Ngày 28/5, lô vải thiều đầu tiên đã được Công ty Senkyu nhập khẩu vào Nhật Bản. Theo bà Nguyễn Khánh Ly, Giám đốc công ty tại Tokyo, lô hàng này nhanh chóng được phân phối tới hơn 1.000 cửa hàng và siêu thị trên toàn quốc. Vải thiều Việt Nam tại Nhật hiện có giá bán sỉ khoảng 1.500 yên/kg (tương đương hơn 250.000 đồng) và giá lẻ lên tới 1.800 yên/kg (hơn 300.000 đồng), được người dân Nhật coi là món quà sang trọng, đặc biệt trong các dịp biếu tặng.
Ông Nguyễn Phi Thoàn, Giám đốc điều hành Công ty JV Solutions cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật đã đặt hàng từ rất sớm nhưng sản lượng vẫn không đủ cung ứng do chất lượng quả năm nay vượt trội về độ ngọt, màu sắc và kích cỡ.
![]() |
Vải thiều thành đặc sản cao cấp bán tại các siêu thị Nhật Bản. Ảnh minh họa |
Việc vải thiều được chấp nhận rộng rãi tại thị trường Nhật Bản, nơi nổi tiếng với tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt. Đây là minh chứng cho sự nâng tầm trong quy trình trồng, thu hái, bảo quản và xuất khẩu của nông sản Việt.
Không chỉ thơm ngon, vải thiều còn là loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất quý. Trong 100g vải tươi có tới 66 calo, 15g đường, cùng lượng lớn vitamin C, chỉ một quả vải đã cung cấp khoảng 9% nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Ngoài ra, vải thiều còn chứa kali, đồng, vitamin nhóm B, E, K và các chất chống oxy hóa như epicatechin và polyphenol giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tim mạch, chống viêm và bảo vệ gan.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dùng nên ăn vải điều độ: người lớn không nên ăn quá 10 quả/ngày, trẻ em và phụ nữ mang thai nên giới hạn từ 3–4 quả/lần để tránh hiện tượng “say vải”, một phản ứng cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều đường từ vải trong thời gian ngắn.
Hiện nay, vải thiều Việt Nam đã có mặt tại hơn 20 quốc gia, bao gồm các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ và Canada. Sự kiện vải thiều liên tục chạm đến những cột mốc mới trong xuất khẩu không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn khẳng định thương hiệu trái cây Việt trên thị trường toàn cầu.
Theo Nguoiquansat.vn
-
Khởi Nghiệp3 tháng ago
Cách thương hiệu thời trang nội địa vượt “bão” đóng cửa hàng loạt
-
Công Nghệ Phần Mềm3 tháng ago
Sắp được mua sắm trực tiếp ngay trong cuộc trò chuyện với ChatGPT
-
Trong Nước2 tháng ago
Báo cáo thị trường nước hoa Việt Nam 2023-2025
-
Livestream2 tháng ago
Khi ông chủ buộc phải livestream bán hàng
-
Các Nền Tảng MXH3 tháng ago
Cập nhật Facebook 7 ngày qua (13/4-19/4/2025)
-
Tâm Lý Học NTD3 tháng ago
Thế hệ tiêu dùng trẻ gen Z
-
Khởi Nghiệp3 tháng ago
Loạt local brand Việt dắt tay nhau rời cuộc chơi chỉ trong 6 tháng
-
Livestream3 tháng ago
Một ông lớn nghành mỹ phẩm làm đẹp mở nhà máy livestream tại Việt Nam hoạt động xuyên đêm