Connect with us

Livestream

Lệnh cấm 630 năm là hồi kết cho ông hoàng bà chúa livestream?

Published

on

Các quốc gia ngày càng siết chặt quản lý livestream, đặc biệt với những ngôi sao vi phạm quy tắc, Lệnh cấm 630 năm là hồi kết cho ông hoàng bà chúa livestream? Trung Quốc mạnh tay cấm “chiến thần” 630 năm, đặt ra tiền lệ kiểm soát chặt chẽ.

Thị trường livestream vẫn tăng trưởng theo đó nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm, lệnh cấm 630 năm là hồi kết cho ông hoàng bà chúa livestream, một ví dụ về các lùm xùm bán hàng kém chất lượng từ những streamer nổi tiếng.

Vào một buổi tối tháng 5/2021, hàng triệu người Trung Quốc háo hức theo dõi buổi livestream được quảng bá là “lễ đính hôn” của Yin Shihang, một trong những streamer bán hàng trực tuyến nổi tiếng nhất đất nước này.

Chỉ trong vòng 5 tiếng, Yin đã chốt đơn với tổng giá trị lên tới 46 triệu nhân dân tệ (6 triệu USD). Thế nhưng, thay vì là đám cưới trong mơ, sự kiện này lại là một trò lừa đảo được dàn dựng công phu nhằm kích thích mua sắm. Hàng trăm nghìn người đã lên tiếng tố cáo. Kết quả là tài khoản của Yin bị cấm trong 630 năm trên nền tảng Kuaishou.

Trường hợp của Yin không phải là cá biệt. Huang Wei (Viya), “nữ hoàng livestream” của Trung Quốc, cũng bị phạt khoản tiền kỷ lục 210 triệu USD vì trốn thuế vào cùng năm 2021.

Những sự kiện này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã mạnh tay siết chặt ngành thương mại điện tử và livestream bán hàng. Không chỉ riêng Trung Quốc, nhiều quốc gia khác ở châu Á như Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ cũng đang triển khai hoặc áp dụng các biện pháp mạnh mẽ nhằm kiểm soát lĩnh vực từng được coi là “vùng xám” này.

Chính sách của Trung Quốc

Là quốc gia tiên phong và có thị trường livestream bán hàng lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng là nước siết chặt kiểm soát mạnh mẽ nhất. Các chính sách được triển khai nhằm đảm bảo tính minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng thao túng thị trường.

Quản lý thuế và kiểm soát doanh thu

Trường hợp của Viya là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những “chiến thần chốt đơn” tại Trung Quốc. Cô bị cáo buộc khai báo sai thu nhập từ các hợp đồng quảng cáo và bán hàng để trốn thuế. Chính quyền đã yêu cầu tất cả nền tảng thương mại điện tử, bao gồm Taobao, Douyin và Kuaishou, phải báo cáo chi tiết doanh thu của các nhà bán hàng.

Những ai có thu nhập cao nhưng không kê khai đúng sẽ bị xử phạt nặng hoặc thậm chí bị cấm hoạt động

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng tăng cường giám sát đối với các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng trực tuyến để đảm bảo họ tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế. Việc áp dụng các công nghệ big data (dữ liệu lớn) giúp cơ quan thuế dễ dàng theo dõi doanh thu thực tế, từ đó hạn chế tình trạng gian lận.

Kiểm soát nội dung và chống thao túng người tiêu dùng

Không chỉ dừng lại ở vấn đề thuế, Trung Quốc còn áp dụng các quy định nghiêm ngặt đối với nội dung livestream. Chính quyền đã cấm các hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa đảo khách hàng bằng chiêu trò kích thích mua sắm. Những sự kiện gây tranh cãi như “lễ đính hôn giả” của Yin Shihang hay các màn đấu giá hàng hiệu giảm giá sốc nhằm tạo hiệu ứng FOMO (sợ bỏ lỡ) đều bị xử lý mạnh tay.

Tháng 8/2023, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành bộ tiêu chuẩn mới dành cho ngành livestream bán hàng. Trong đó, có những quy định về cách ăn mặc, ngôn từ được sử dụng và các tiêu chuẩn minh bạch về nguồn gốc sản phẩm.

Các nền tảng như Douyin hay Kuaishou buộc phải triển khai các thuật toán nhằm phát hiện và ngăn chặn các nội dung vi phạm.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc còn muốn hạn chế tình trạng một số cá nhân hoặc doanh nghiệp độc quyền kiếm lợi nhuận khổng lồ từ thương mại điện tử, trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn. Bằng cách siết chặt quản lý, Trung Quốc hy vọng tạo ra sân chơi công bằng hơn, nơi mà không chỉ những “siêu sao chốt đơn” mà cả các nhà bán hàng nhỏ lẻ cũng có cơ hội phát triển.

Các quốc gia khác

Nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang đối mặt với những thách thức từ sự bùng nổ của thương mại điện tử và livestream bán hàng.

Chính phủ Thái Lan yêu cầu tất cả nền tảng thương mại điện tử có doanh thu trên 1 tỷ baht (khoảng 29 triệu USD) phải báo cáo doanh thu của các nhà bán hàng. Biện pháp này giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt hơn và ngăn chặn tình trạng trốn thuế, Bangkok Post đưa tin đầu năm ngoái.

Theo các chuyên gia, quy định này có thể khiến khoảng 10% nhà bán hàng nhỏ lẻ ngừng hoạt động vì họ không muốn kê khai thu nhập. Tuy nhiên, đây lại là bước tiến quan trọng nhằm đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp nội địa khi cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ.

Năm 2023, Indonesia đã ban hành quy định cấm các nền tảng mạng xã hội xử lý thanh toán trực tuyến, buộc TikTok phải tạm dừng hoạt động TikTok Shop tại nước này. Quyết định này được cho là nhằm ngăn chặn TikTok độc quyền thị trường thương mại điện tử và bảo vệ các doanh nghiệp địa phương.

Để tiếp tục hoạt động, TikTok nhanh chóng tìm đối tác và đạt thỏa thuận với Tokopedia – một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia. Theo thỏa thuận, TikTok trở thành cổ đông chính của Tokopedia và tích hợp hệ thống thanh toán của Tokopedia vào TikTok Shop, đảm bảo giao dịch diễn ra trên hạ tầng của công ty Indonesia.

Sự thay đổi này giúp TikTok Shop hoạt động trở lại nhưng khiến thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn, với số lượng người bán tăng từ 6 triệu lên 23 triệu. Nhiều nhà bán hàng gặp khó khăn trong việc thu hút lại khách hàng.

Chính phủ Indonesia tiếp tục siết chặt kiểm soát thương mại điện tử, đồng thời xem xét chặn các nền tảng thời trang nhanh như Shein và Temu. Điều này có thể ảnh hưởng đến chiến lược mở rộng của các nền tảng tại Đông Nam Á.

Trong khi đó, Ấn Độ đang thắt chặt quản lý đối với hoạt động bán hàng qua livestream và những người có ảnh hưởng (KOLs) nhằm hạn chế quảng cáo sai lệch và bảo vệ người tiêu dùng. Chính phủ đã ban hành hướng dẫn yêu cầu KOLs, bao gồm cả KOL ảo, phải công khai rõ ràng mọi lợi ích vật chất nhận được từ thương hiệu khi quảng bá sản phẩm. Những tiết lộ này phải dễ thấy trong suốt quá trình livestream, không chỉ nằm trong phần mô tả.

Hành vi vi phạm có thể bị phạt tới 1 triệu rupee (11.000 USD) và tăng lên 5 triệu rupee cho các lần tái phạm. Đồng thời, Ấn Độ đang xem xét quy định toàn diện hơn đối với lĩnh vực live commerce (phát trực tiếp trên các trang thương mại điện tử), tham khảo tiêu chuẩn quốc tế từ Trung Quốc nhưng điều chỉnh theo nhu cầu nội địa, The Straits Times đưa tin vào cuối năm 2024.

Theo Zing News

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Livestream

Bật mí các công cụ phổ biến hỗ trợ bán hàng livestream hiệu quả

Published

on

Livestream bán hàng đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Thị trường bán hàng Livestream đã thay đổi thói quen tiêu dùng.

Tốc độ tăng trưởng của livestream bán hàng:

  • Phổ biến nền tảng: Theo AccessTrade Việt Nam, trong năm 2024 ba nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Trung bình mỗi tháng có khoảng 2,5 triệu phiên bán hàng livestream với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng. Doanh số của 5 sàn giao dịch phổ biến đạt trung bình 25.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD mỗi tháng.

  • Thói quen tiêu dùng: Khảo sát của NielsenIQ Việt Nam cho thấy, khoảng 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong 3 tháng đầu năm 2024, và trung bình mỗi người dành 13 giờ/tuần để xem các buổi livestream bán hàng.

Năm 2025, việc bán hàng qua livestream tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Để hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động này, nhiều công cụ và nền tảng đã được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là một số công cụ phổ biến:​

1. Công cụ hỗ trợ livestream:

  • Sapo GO: Cung cấp giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cho phép tự động nhắn tin nhắc nhở khách hàng khi họ bình luận thiếu hoặc chưa đúng cú pháp.ACCESSTRADE

  • OBS (Open Broadcast Software): Phần mềm miễn phí với nhiều tính năng vượt trội, hệ thống ổn định, hỗ trợ livestream chuyên nghiệp.ACCESSTRADE

  • GoStream: Cho phép phát livestream đồng thời trên nhiều nền tảng, giúp tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng.gostream.co

2. Phần mềm hỗ trợ tăng tương tác và chốt đơn:

  • Fplus: Hỗ trợ tăng lượt xem và tương tác cho các buổi livestream.

  • Ninja Share Livestream: Tăng khả năng tiếp cận bằng cách chia sẻ livestream đến nhiều nhóm và trang khác nhau.

  • UPOS, Chotdon, KiotViet: Hỗ trợ quản lý đơn hàng, khách hàng và kho hàng hiệu quả trong quá trình livestream.

3. Nền tảng mạng xã hội phổ biến cho livestream:

  • Facebook Live: Chiếm 23% tổng số phiên livestream của nhà bán hàng đang kinh doanh đa kênh hoặc chỉ bán online.Báo Công Thương

  • TikTok Live: Chiếm 18% tổng số phiên livestream, đặc biệt phổ biến với giới trẻ và các sản phẩm thời trang, làm đẹp.Báo Công Thương

  • Shopee Live: Chiếm 10% tổng số phiên livestream, chủ yếu được sử dụng bởi doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyên bán trên sàn thương mại điện tử.Báo Công Thương

Việc lựa chọn và kết hợp các công cụ trên sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả bán hàng qua livestream, tăng tương tác và doanh số cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về bí quyết livestream bán hàng hiệu quả, bạn có thể tham khảo kênh thông tin website chúng tôi Ver2Solution.com

Ver2Solution Research

Continue Reading

Livestream

Thu nhập của Hằng Du Mục sau mỗi phiên bán hàng là bao nhiêu?

Published

on

Từ TikToker đến “chiến thần livestream”, Hằng Du Mục gây chú ý với thu nhập khủng và hệ sinh thái kinh doanh đa ngành sau loạt lùm xùm quảng cáo, vậy sự thật thu nhập của Hằng Du Mục sau mỗi phiên bán hàng là bao nhiêu.

Từ một TikToker nổi tiếng với các video khám phá cuộc sống du mục, Hằng Du Mục tên thật là Nguyễn Thị Thái Hằng (sinh năm 1995, quê Cà Mau) đã vươn lên trở thành một trong những gương mặt nổi bật nhất trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến. Với lối trò chuyện khéo léo, cách dẫn dắt cuốn hút và khả năng “chốt đơn” thần tốc, cô nhanh chóng được mệnh danh là “chiến thần livestream” thế hệ mới, đồng thời sở hữu mức thu nhập lên tới hàng tỷ đồng sau mỗi phiên phát sóng, vậy thu nhập của Hằng Du Mục sau mỗi phiên bán hàng là bao nhiêu.

Sự nghiệp livestream của Hằng Du Mục bắt đầu từ thời gian cô sinh sống tại Trung Quốc, với sản phẩm chủ lực là táo đỏ. Sau khi trở về Việt Nam, cô tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tập trung vào các loại nông sản đặc sản trong nước.

Hằng từng khiến người theo dõi bất ngờ khi bán được 2 tấn táo đỏ chỉ trong chưa đầy một phút. Trong một phiên khác, doanh thu của cô đạt 817 triệu đồng chỉ sau 18 phút, buộc phải tạm dừng bán vì lo ngại không kịp xử lý đơn hàng. Nhiều khán giả cho biết muốn mua hàng từ cô phải “nhanh như chớp” vì hàng thường hết rất nhanh.

Đặc biệt, trong phiên megalive ngày 7/7/2024 kết hợp với Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục đã tiêu thụ hơn 20 tấn sầu riêng chỉ trong 5 phút, đồng thời chốt bán thành công hơn 103 tấn gạo ngay trong phiên, đạt doanh thu hàng tỷ đồng chỉ trong vài giờ. Trước đó, khi cùng Quang Linh bán set quà Tết, cô cũng ghi nhận gần 3.000 đơn hàng chỉ trong 2 tiếng, mang về doanh thu hàng trăm triệu đồng.

Theo một nguồn tin từ đối tác thương mại điện tử, doanh thu từ một phiên megalive của Hằng Du Mục từng đạt 72 tỷ đồng chỉ đứng sau Võ Hà Linh và Quyền Leo Daily. Nếu giả định tỷ lệ hủy đơn là 30%, doanh thu thực tế còn khoảng 50 tỷ đồng. Với mức hoa hồng phổ biến từ 5% đến 10%, thu nhập của cô có thể dao động từ 2,5 đến 5 tỷ đồng chỉ trong một buổi livestream. Đáng chú ý, một số sản phẩm như táo đỏ hay chocolate là do chính cô kinh doanh, nên lợi nhuận có thể còn cao hơn.

Tuy những con số trên chưa trừ các chi phí như sản xuất clip, thuê nhân sự, địa điểm, quà tặng, thuế…, nhưng nhiều người vẫn cho rằng thu nhập hàng tỷ đồng từ mỗi phiên megalive của Hằng Du Mục là hoàn toàn có cơ sở.

Không chỉ dừng lại ở việc bán hàng trực tuyến, Hằng Du Mục còn sở hữu một hệ sinh thái kinh doanh đa ngành, trải dài từ giải trí đến sản xuất và phân phối sản phẩm. Đây chính là nền tảng giúp cô duy trì sức ảnh hưởng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Một trong những doanh nghiệp gắn liền với cô là Công ty TNHH Hằng Du Mục Entertainment, đặt tại TP Thủ Đức (TP.HCM), do ông Lê Tuấn Linh làm người đại diện pháp luật. Công ty được thành lập vào tháng 6/2024, với vốn điều lệ 50 triệu đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất phim, video và chương trình truyền hình.

Ngoài ra, Hằng Du Mục còn là cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group), doanh nghiệp gây chú ý thời gian gần đây liên quan đến một sản phẩm bị tố quảng cáo sai sự thật. CER Group có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, trong đó Hằng góp 1,25 tỷ đồng (25%), Quang Linh Vlogs góp 683 triệu đồng (13,67%) và ông Tuấn Linh góp 15%.

Ông Tuấn Linh được giới thiệu là chuyên gia truyền thông, có kinh nghiệm hỗ trợ các nhà bán hàng xây dựng nội dung livestream hiệu quả và tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu.

CER Group chính là đơn vị đặt hàng sản phẩm kẹo rau củ Kera, do Công ty Cổ phần Asia Life (Đắk Lắk) sản xuất. Sản phẩm bị tố có quảng cáo sai lệch khi khẳng định rằng “một viên kẹo tương đương một đĩa rau”. Sau khi kiểm tra, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết sản phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định quảng cáo thực phẩm, gây bức xúc trong dư luận.

Lùm xùm này không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của CER Group mà còn khiến hình ảnh Hằng Du Mục, người từng được đông đảo khán giả tin tưởng bị tổn hại đáng kể. Từ “chiến thần livestream” được săn đón, cô phải đối mặt với hoài nghi và chỉ trích từ một bộ phận công chúng, đặt ra bài học đắt giá về trách nhiệm và sự minh bạch trong kinh doanh online.

Theo nguoiquansat.vn

Continue Reading

Livestream

Cô gái chi 7 tỷ đồng khi xem livestream, mẹ sốc nhập viện

Published

on

Lao vào cơn say tặng quà giá trị lớn khi xem livestream, cô gái 23 tuổi ở Trung Quốc chi đến 7 tỷ đồng khi xem livestream và không thể đòi lại, mẹ cô sốc đến mức phải đi cấp cứu.

Theo truyền thông Trung Quốc, cô gái tham gia phòng phát sóng trực tiếp của một nhóm nhạc nữ trực tuyến trong nửa năm và đổ vào đó số tiền khổng lồ mà gia đình không nhận ra dấu hiệu bất thường nào. Khi phát hiện sự việc, họ ngay lập tức yêu cầu nền tảng phát trực tiếp hoàn lại tiền với lý do “tiêu dùng bốc đồng”. Tuy nhiên, bộ phận chăm sóc khách hàng từ chối vì “người liên quan là người trưởng thành” và tuyên bố rằng nền tảng không thể chịu trách nhiệm về hành vi của cô.

Cô gái kể lại với giới truyền thông rằng ban đầu cô vào phòng phát sóng trực tiếp một cách tình cờ và chỉ nạp 100 nhân dân tệ, nhưng sau đó cô nhanh chóng tăng số tiền nạp lên từng ngày, thậm chí có những ngày cô nạp hơn 100 nghìn nhân dân tệ.

Cô gái này mô tả trạng thái của mình ở thời điểm đó là “càng ngày càng nghiện”, bắt đầu từ việc tặng những “trái tim nhỏ” giá 0,1 nhân dân tệ (350 đồng) rồi dần dần tăng lên thành những món quà ảo trị giá cả nghìn tệ, chẳng hạn như “xe thể thao” và “lễ hội hóa trang”. Cô thậm chí còn tặng 122 món quà “tên lửa” trị giá hơn 120 nghìn nhân dân tệ (gần 424 triệu đồng) chỉ trong một đêm.

Thiết kế “cuộc thi PK” (thách đấu giữa những người đang livestream xem ai được nhiều like, quà tặng từ người xem hơn) của nền tảng phát sóng trực tiếp và chế độ tương tác của người dẫn chương trình khiến cô nảy sinh tâm lý “chiến đấu” và mong muốn chiến thắng mãnh liệt, cuối cùng rơi vào trạng thái mất kiểm soát.

Mẹ của cô gái đã phải nhập viện cấp cứu do bị sốc nặng. Người nhà cho biết số tiền cô tiêu vào các buổi livestream là tài sản chung của gia đình từ nguồn thừa kế, không phải phần tài sản mà cô có quyền tự do định đoạt. Do đó, họ yêu cầu nền tảng trả lại tiền.

Các chuyên gia pháp lý Trung Quốc chỉ ra rằng cô hái này đã trên 23 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và hành động của cô là hành động pháp lý cá nhân. Theo Bộ luật Dân sự Trung Quốc, việc chi tiền của cô được coi là hành vi tặng, cho; chỉ cần tiền đã thực sự được trả và không có gian lận, ép buộc, hiểu lầm lớn hoặc bất công rõ ràng thì được coi là đã hoàn thành giao dịch và không thể bị đơn phương hủy bỏ.

Nếu yêu cầu hoàn lại tiền, cần cung cấp đủ bằng chứng, chẳng hạn như hồ sơ trong trò chơi, phát lại tương tác trực tiếp cho thấy người dẫn chương trình sử dụng lời lẽ hoa mỹ để dụ dỗ… để chứng minh có sự thao túng tâm lý hoặc đưa ra lời hứa sai sự thật.

Cũng có chuyên gia khuyên rằng, người tham gia tương tác khi phát sóng trực tiếp nên giữ lý trí, lưu hồ sơ giao dịch cũng như nội dung tương tác để có thể cung cấp bằng chứng mạnh mẽ trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Nguồn Sohu

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .