Connect with us

TMĐT

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube…

Published

on

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube…

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử

Cụ thể, trong công văn số 3141 gửi các Sở Y tế các địa phương Cục Quản lý Dược nên rõ: Qua công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sản xuất, buôn bán mỹ phẩm, vẫn còn một số cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng với địa chỉ trong hồ sơ công bố.

Bên cạnh đó, trên mạng internet, các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội (Facebook, TikTok, Zalo, YouTube …) có tình trạng kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử
Đặc biệt, việc quảng cáo sản phẩm không phù hợp với tính năng của sản phẩm mỹ phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng trong hồ sơ công bố đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Cùng với đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Cục Quản lý thị trường, và các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường.

Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube…

Việc này nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng và bản chất vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố.

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành hàng mỹ phẩm trên các sàn Thương mại điện tử đã ghi nhận một sự tăng trưởng ấn tượng về doanh thu. Theo Metric, tính đến thời điểm này, tổng doanh thu từ mỹ phẩm trên các sàn TMĐT đã đạt mức 24.127 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử
Theo số liệu thống kê, có thể nhìn thấy rằng phân khúc giá từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng là phân khúc đem lại doanh thu cao nhất trong ngành mỹ phẩm, chiếm tỉ trọng 34% trong tổng doanh thu. Tiếp theo là mức giá từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng, chiếm 26,7% thị phần doanh thu.

Trái lại, phân khúc giá từ 10 nghìn đồng đến 50 nghìn đồng chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng bán ra, đạt 31,8% tổng sản lượng.

Quốc Tế

Mô hình drop shipping tại Mỹ gần như phá sản người dùng xóa app chuộng đồ ‘made in USA’

Published

on

Shein, Temu khủng hoảng chưa từng có: Mô hình drop shipping tại Mỹ gần như phá sản, người dùng xóa app, chuộng đồ ‘made in USA’. Do chính sách mới, các gói hàng trước kia được miễn thuế bỗng chốc bị áp mức thuế ít nhất 145%, khiến giá sản phẩm như một chiếc áo phông từ 10 USD có thể đội lên đến hơn 22 USD.

Shein và Temu, hai nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc từng phổ biến rộng khắp nước Mỹ nhờ mức giá rẻ đến bất ngờ, đang khủng hoảng trước mức thuế quan cao ngất hồi đầu năm 2025. Chính sách này bao gồm việc xóa bỏ ưu đãi hải quan “de minimis” cho hàng hóa trị giá dưới 800 USD nhập từ Trung Quốc, vốn là yếu tố then chốt giúp các công ty này duy trì mô hình giá siêu rẻ.

Sau khi chính sách được triển khai từ ngày 2/5/2025, các gói hàng trước kia được miễn thuế bỗng chốc bị áp mức thuế ít nhất 145%, khiến giá sản phẩm như một chiếc áo phông từ 10 USD có thể đội lên đến hơn 22 USD nếu nguyên vẹn áp đến người tiêu dùng, theo The Wired. Cả Shein và Temu đều ghi nhận chi phí vận hành tăng cao, vậy nên phải tăng giá loạt sản phẩm để giữ nguyên chất lượng.

Theo dữ liệu từ Sensor Tower, trong tháng 5/2025, số người dùng Temu hàng ngày tại Mỹ đã sụt giảm đến 48% so với đầu quý, trong khi Shein cũng mất khoảng 25% người dùng. Sự sụt giảm đáng báo động cho thấy đòn đánh thuế quan đã làm suy yếu rõ rệt sức hấp dẫn của cả hai nền tảng với người tiêu dùng.

Sau đợt tăng giá bất đắc dĩ, doanh số Temu và Shein đều giảm rõ rệt, gây đứt gãy dòng tiền từ thị trường vốn từng chiếm tỷ trọng lớn. Tờ Financial Times nhấn mạnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ đã chuyển từ ‘dương’ sang ‘âm’ — chỉ dấu báo hiệu sự mất tin cậy của khách hàng Mỹ vào mô hình giá siêu thấp xuất phát từ Trung Quốc.

Mark, một người mua thường xuyên trên Temu đến từ bang Texas, từng chia sẻ rằng trước khi thuế mới áp đặt, mỗi tháng anh đặt một lượng hàng đồ gia dụng nhỏ và quần áo trẻ em hết khoảng 30–40 USD và hài lòng vì chất lượng vượt giá. Tuy nhiên, sau khi giá tăng gấp đôi, Mark bắt đầu chuyển sang mua đồ tại Walmart hoặc các chuỗi giảm giá truyền thống để tìm ‘deal’ hời. Một số người dùng TikTok cũng phàn nàn về những món hàng vốn có giá 8 USD trên Temu giờ đây được bán với giá 18–20 USD.

Tương tự, Jenna, vốn từng là khách hàng thân thiết của Shein, vẫn gọi nền tảng này với cái tên “thiên đường thời trang rẻ cho Gen Z”. Tuy nhiên, khi chiếc áo croptop giá gốc 12 USD nhảy lên thành gần 25 USD – cộng phí ship lên khoảng 5 USD – cô nàng đã phải suy nghĩ lại vì mức giá này gần bằng các thương hiệu trong nước.

Làn sóng người dùng từ bỏ cả hai nền tảng ngày càng dữ dội hơn khi dự báo trả phí vận chuyển và thuế tăng cao. The The Wired, mức thuế mới áp mức cố định cho mỗi gói hàng nhỏ có thể làm mô hình drop-shipping của Shein và Temu gần như phá sản hoàn toàn tại Mỹ. Hiện Shein đã tạm thời điều chỉnh hệ thống giá cho từng loại sản phẩm, đồng thời chuyển một phần hàng tồn từ Trung Quốc sang nhà kho Mỹ để giảm tác động trực tiếp đến người mua.

Dẫu vậy, các chuyên gia vẫn rủi ro tăng giá khiến người dân ngại mua. Shein vẫn có thể giữ mức tăng chi tiêu trên mỗi khách hàng hiện có, song không thể tạo thêm nhiều khách hàng mới giống như trước.

Cassandra, sinh viên năm cuối đại học, từng mua gần như toàn bộ quần áo từ Shein với ngân sách chỉ khoảng 120 USD mỗi tháng. Cô nói: “Tôi có thể mua được 10 chiếc áo và vài đôi bốt chỉ với hơn 100 USD”.

Tuy nhiên, sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực, đơn hàng của Cassandra bị đội lên gần 190 USD cho cùng lượng sản phẩm. Cassandra chia sẻ với Wired: “Tôi cảm thấy như bị lừa. Bây giờ giá không còn rẻ hơn Zara là bao và chất lượng thì không hơn”.

Joshua, nhân viên văn phòng 29 tuổi, trước đây cũng thường xuyên dùng Temu để mua thiết bị gia dụng giá rẻ như máy cạo râu, ổ cắm thông minh, tai nghe không dây. Trước kia, anh chỉ tốn khoảng 10–15 USD mỗi món, nhưng giờ đơn hàng cuối cùng bị áp thêm gần 17 USD thuế quan.

“Tôi không thể tin được, phí thuế còn cao hơn món hàng”, anh nói và cho biết đã xóa app Temu ngay sau đó.

Nhiều nhà phân tích khẳng định Temu chịu tổn thất nặng hơn Shein – bởi Temu không có lượng khách hàng ổn định và trung thành như Shein. Mô hình quảng cáo online đắt đỏ không còn tác dụng khi giá cao vút, trong khi người dùng chuyển sang mua sắm tại Target, Kohl’s hay Nordstrom Rack.

Chính sách thuế mới là hệ quả trực tiếp từ “Liberation Day tariffs” – biện pháp do chính quyền ông Donald Trump triển khai vào 2/4/2025, trong đó áp thuế 30% cho hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc (trừ Canada và Mexico), và bỏ luôn ưu đãi de minimis cho lô hàng dưới 800 USD. Những chính sách này ảnh hưởng mạnh đến các nền tảng kinh doanh hàng rẻ từ Trung Quốc như Temu và Shein – vốn phụ thuộc vào nhập hàng nhắm vào khách tiêu dùng Mỹ trẻ và hạ giá bằng mọi cách .

Trong bối cảnh này, mục tiêu sắp tới của Temu và Shein có thể là chuyển dịch tập trung sang châu Âu hoặc thị trường các nước đang phát triển nhằm bù lại phần doanh thu mất tại Mỹ. Temu hiện đang đẩy mạnh thuê kho bãi ở châu Âu và Nam Mỹ, trong khi Shein cũng thử nghiệm giảm giá tại thị trường EU.

Ver2Solution Theo: Financial Times, The Wired

Continue Reading

Quốc Tế

Shein và Temu cái kết của kỷ nguyên vàng

Published

on

Shein và Temu cái kết của kỷ nguyên vàng. Từng là biểu tượng bùng nổ của thương mại điện tử Trung Quốc, Shein và Temu nay lao đao giữa vòng vây thuế quan phương Tây, buộc phải xoay trục và tìm lối đi mới từ chính… phòng khách người nhập cư

Trong ngôi nhà hai tầng yên tĩnh của mình ở Gloucester (Anh), ông Kevin Zhang, 49 tuổi, đang sống giữa hàng trăm bưu kiện la liệt khắp phòng khách. Mỗi gói hàng, được gửi từ Trung Quốc, đều đang trên đường đến tay một khách hàng người Anh nào đó đã đặt mua qua Temu, TikTok Shop hay AliExpress.

Chuyển đến Anh từ vùng Đông Bắc công nghiệp của Trung Quốc vào năm 2000 và từng điều hành một tiệm làm móng trong nhiều năm, ông Zhang đã nhận thấy một cơn địa chấn đang diễn ra trong thế giới thương mại điện tử xuyên biên giới. Ông quyết định hành động.

Vào tháng 3 năm nay, ông biến không gian trống trong nhà thành một “kho hàng tự phát”, chuyên xử lý đơn hàng cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Với mức phí 1 bảng Anh (khoảng 1,35 USD) cho mỗi đơn hàng, công việc tay trái này nhanh chóng mang lại cho ông gần 2.000 bảng mỗi tháng. “Lượng đơn hàng tăng mạnh đến mức tôi đã phải từ chối bớt khách hàng”, ông chia sẻ.

Câu chuyện của Kevin Zhang không phải là cá biệt. Nó là một lát cắt vi mô phản chiếu bức tranh vĩ mô đầy kịch tính của Shein và Temu – hai thế lực đã làm thay đổi ngành bán lẻ toàn cầu. Sau những năm tháng tăng trưởng không tưởng, họ đang bị kéo vào một cuộc chiến mà ở đó, những quy định về thuế quan, rào cản pháp lý và sự phức tạp của thị trường đang định hình lại số phận của cả một đế chế.

Cơn địa chấn “de minimis” và cái kết của kỷ nguyên vàng

Trong 5 năm qua, Shein và Temu đã viết nên câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Mô hình kinh doanh của họ dựa trên một trụ cột tưởng chừng không thể lay chuyển: điều khoản “de minimis” của Mỹ.

Quy định này cho phép các gói hàng có giá trị dưới 800 USD được miễn thuế nhập khẩu. Bằng cách vận chuyển trực tiếp từng đơn hàng nhỏ lẻ từ các nhà máy Trung Quốc đến thẳng tay người tiêu dùng Mỹ, họ đã né được một khoản thuế khổng lồ, tạo ra lợi thế về giá không đối thủ nào có thể cạnh tranh.

Kết hợp với các chiến dịch quảng cáo trị giá hàng tỷ USD trên mạng xã hội, họ đã thu hút được một lượng khách hàng khổng lồ chỉ trong vài tháng. Sự trỗi dậy của họ nhanh đến mức các nhà bán lẻ truyền thống của phương Tây không kịp trở tay.

Thế nhưng, bữa tiệc nào rồi cũng đến lúc tàn. Ngày 2/5, Tổng thống Donald Trump đã giáng một đòn mạnh vào mô hình kinh doanh này. Ông tuyên bố loại bỏ hoàn toàn ưu đãi “de minimis” đối với hàng hóa từ Trung Quốc, gọi đây là “một trò lừa lớn đang nhắm vào nước Mỹ”. Các lô hàng từng được miễn thuế nay đối mặt với mức thuế quan có thể lên tới 30% hoặc hơn.

Tác động đến gần như ngay lập tức. Theo dữ liệu từ công ty phân tích Sensor Tower, từ tháng 3 đến tháng 6, số người dùng hoạt động hàng tháng trên ứng dụng Temu tại Mỹ đã sụt giảm tới 51%, chỉ còn 40,2 triệu người. Shein cũng ghi nhận sự sụt giảm 12%, còn 41,4 triệu người.

Đồng thời, cả hai công ty đồng loạt “siết van” quảng cáo. Chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số của Temu tại Mỹ giảm 87%, trong khi của Shein là 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ vị trí trong top 11 nhà quảng cáo lớn nhất Mỹ, họ đã rơi khỏi top 60. Kỷ nguyên vàng của sự tăng trưởng dễ dàng bằng mọi giá tại Mỹ đã đột ngột chấm dứt.

“Giấc mơ Mỹ” trở thành bài toán sinh tồn

Đối với hàng trăm nghìn nhà bán hàng Trung Quốc như Huang Lun, người có công ty đặt trụ sở tại Quảng Châu chuyên bán đồ lót và quần tập yoga, thị trường Mỹ từng là mỏ vàng, chiếm tới 70% tổng doanh thu. Khi ông Trump đe dọa áp thuế, nhiệm vụ cấp bách của Huang là tìm kiếm các thị trường mới ở châu Âu và Úc.

Cú sốc thuế quan buộc các nhà bán hàng phải hành động. Theo theo dõi của Bloomberg News, chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5, giá trung bình của gần 100 sản phẩm trên Shein đã tăng hơn 20%. Hệ quả tất yếu là doanh số sụt giảm. Dữ liệu từ Bloomberg Second Measure cho thấy doanh số của Shein trong 28 ngày (kết thúc vào 22/5) đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi của Temu cũng giảm khoảng 19%.

Để đối phó, Temu đã thực hiện một cuộc xoay trục chiến lược đầy đau đớn: từ bỏ mô hình vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc để chuyển sang vận hành như một sàn thương mại điện tử nội địa. Theo chuyên gia Juozas Kaziukėnas, Temu giờ đây “trông rất giống Amazon”, với hàng hóa được giao từ các kho hàng tại Mỹ chỉ trong vài ngày.

Tuy nhiên, cuộc chuyển mình vội vã này đã biến giấc mơ Mỹ thành một mớ hỗn độn cho cả người mua và người bán. Người tiêu dùng Mỹ đột nhiên thấy hàng loạt sản phẩm trong giỏ hàng và danh sách yêu thích của mình biến mất sau một đêm, bị thay thế bằng dòng chữ “đã bán hết”.

Trên mạng xã hội Reddit, một chủ doanh nghiệp nhỏ than thở: “Tôi từng phụ thuộc vào nguồn hàng từ Temu, giờ thì tôi đang hoảng loạn vì không thể tìm thấy bất kỳ món đồ quen thuộc nào”. Trong khi đó, bộ phận chăm sóc khách hàng của Temu chỉ có thể trả lời một cách mơ hồ rằng nền tảng đang “không thể hiển thị các mặt hàng bên ngoài nước Mỹ”.

Sự hỗn loạn còn lan sang cả các nhà bán hàng Trung Quốc, những người dường như không hề được báo trước về sự thay đổi này. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi Temu được cho là đã xóa hàng loạt người bán khỏi nền tảng rồi vội vàng khôi phục lại, khiến nhiều người hoang mang tưởng rằng họ đang bị loại khỏi cuộc chơi.

Dù vậy, ngay cả khi đối mặt với một cuộc tái cấu trúc đầy sóng gió, việc từ bỏ thị trường Mỹ vẫn là điều không tưởng. Ngay khi chính quyền Trump tạm hoãn một số loại thuế trong 90 ngày, công ty của Huang lập tức được lệnh quay lại tập trung cho thị trường Mỹ. Họ nhanh chóng đặt hàng mới, thuê container để chuyển thêm hàng sang.

“Chúng tôi vẫn phải quan sát các thị trường khác, nhưng hiện tại đã bớt cấp bách,” ông Huang nói.

Wang Xin, Giám đốc Hiệp hội Thương mại Điện tử Xuyên biên giới Thâm Quyến, giải thích thêm về tâm lý này: “Các doanh nghiệp đã dành nhiều năm xây dựng vị thế tại Mỹ, thiết lập chuỗi cung ứng, và hiểu nhu cầu người tiêu dùng. Đó là những chi phí chìm không thể bỏ qua. Duy trì hoạt động tại Mỹ, đảm bảo dòng tiền và sống sót là việc quan trọng và cấp bách nhất lúc này”.

Canh bạc châu Âu: Miền đất hứa hay vũng lầy pháp lý?

Trong bối cảnh thị trường Mỹ trở nên khó khăn, châu Âu nổi lên như một hướng đi chiến lược. Temu và Shein đã tái áp dụng công thức thành công ở Mỹ, đó là đổ tiền vào quảng cáo và trợ giá mạnh tay.

Thống kê của Sensor Tower cho thấy lượng người dùng hàng tháng của Temu đã tăng 76% ở Pháp, 71% ở Tây Ban Nha và 64% ở Đức. Dữ liệu từ AppGrowing Global cũng chỉ ra rằng, trong tháng 4 và 5, lượng quảng cáo hàng tháng của Temu tại châu Âu đã tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cả hai nền tảng đều chi tiền quảng cáo ở Anh nhiều hơn ở Mỹ trong hai tháng gần đây.

Họ còn trực tiếp trợ giá vận chuyển và đơn hàng. Temu đề xuất mức trợ giá 2,99 euro (tương đương khoảng 3,50 USD) cho mỗi đơn hàng dưới 30 euro, trong khi TikTok tại Anh sẵn sàng trợ giá 3,48 bảng Anh (tương đương khoảng 4,77 USD) cho mỗi giao dịch.

Tuy nhiên, phỏng vấn với các nhà bán hàng Trung Quốc cho thấy mức trợ giá này chưa đủ để họ thực sự đầu tư nghiêm túc. Roy Chen, nhà sáng lập công ty thiết bị báo cháy Sensereo, gọi trải nghiệm bán hàng ở châu Âu là “chế độ địa ngục”.

“Giờ tôi hiểu vì sao ai cũng thích khởi nghiệp ở thị trường Mỹ”, Chen nói. Để bán hàng ở châu Âu, ông phải đăng ký thuế giá trị gia tăng (VAT) tại từng quốc gia, cung cấp nhiều loại ổ cắm khác nhau, dịch hướng dẫn sử dụng ra ít nhất năm ngôn ngữ, và liên tục cập nhật sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn luôn thay đổi. “Ở một thị trường phân mảnh như vậy, không đâu tạo ra được lợi nhuận béo bở như tại thị trường khổng lồ, thống nhất của Mỹ”.

Những rào cản mà Roy Chen đối mặt không phải là ngẫu nhiên. EU và Anh có các quy định chặt chẽ hơn nhiều so với Mỹ về tiêu chuẩn sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng. Và các cơ quan quản lý đang hành động ngày càng quyết liệt.

Ủy ban châu Âu đang điều tra Temu về khả năng vi phạm Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), liên quan đến việc bán sản phẩm bất hợp pháp và thiết kế giao diện gây hiểu lầm. Trước đó, Shein cũng bị cáo buộc sử dụng các chiêu trò như giảm giá ảo.

Mối lo ngại lớn nhất là về an toàn sản phẩm. Khi Hội đồng vùng Darmstadt (Đức) kiểm tra 800 sản phẩm từ các sàn thương mại điện tử châu Á, họ phát hiện 95% không đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu. Trong số đó, bút laser vượt mức công suất hợp pháp tới 300 lần và đồ chơi chứa hàm lượng hóa chất độc hại cao gấp 100 lần giới hạn cho phép. “Chúng tôi không thể theo kịp với khối lượng hàng hóa khổng lồ đang được đưa vào”, bà Angelika Küster, một quan chức của hội đồng, thừa nhận.

Hơn nữa, EU cũng đang xem xét loại bỏ ngưỡng miễn thuế 150 euro của riêng mình và có kế hoạch áp phí xử lý cho mỗi kiện hàng nhỏ. Cánh cửa cơ hội tại châu Âu, dù đang rộng mở, cũng có thể sớm khép lại.

Cuộc khủng hoảng hiện tại đã bóc trần sự phụ thuộc của mô hình kinh doanh Shein và Temu vào một kẽ hở pháp lý duy nhất tại thị trường lớn nhất của họ. Giờ đây, kẽ hở đó đã bị bịt lại, buộc họ phải bước vào một giai đoạn mới: giai đoạn của sự thích ứng và sáng tạo trong nghịch cảnh.

Câu chuyện IPO của Shein, từng được kỳ vọng là một trong những thương vụ lớn nhất năm, nay cũng trở nên mờ mịt. Sau khi gặp khó khăn trong việc xin phê duyệt ở Mỹ và Anh, có thông tin cho rằng Shein đang chuẩn bị nộp hồ sơ tại Hong Kong (Trung Quốc) – một bước đi an toàn hơn nhưng cũng kém tham vọng hơn.

Từ những chiến lược vĩ mô như chuyển hướng chuỗi cung ứng, thay đổi chiến lược giá, đến những giải pháp vi mô đầy sáng tạo như mạng lưới “kho hàng tại gia” của những người như Kevin Zhang, toàn bộ hệ sinh thái đang phải vận động để sinh tồn.

Shein và Temu đã thay đổi vĩnh viễn bộ mặt ngành bán lẻ. Nhưng giờ đây, chính họ đang bị thử thách bởi những thế lực mà họ không thể kiểm soát. Họ có thể không còn chinh phục thế giới với tốc độ vũ bão như trước, nhưng cuộc chiến để tồn tại và tái định hình lại chính mình của họ có lẽ chỉ mới bắt đầu.

Ver2Solution tổng hợp

Continue Reading

Trong Nước

Cập nhật quan trọng trong tuần vừa qua của 4 sàn Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam (29/6-05/07/2025)

Published

on

Cập nhật quan trọng trong tuần vừa qua của 4 sàn thương mại điện tử, tuần từ ngày 29/6 đến 5/7/2025 đánh dấu một giai đoạn quan trọng cho thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, khi các sàn tiếp tục củng cố vị thế và thích nghi với các quy định mới. Dưới đây là những cập nhật nổi bật về số liệu thị trường, quy định và tính năng mới của 4 sàn TMĐT lớn: Shopee, Lazada, Tiki và TikTok Shop.

I. Thống kê số liệu thị trường và xu hướng

Tuần cuối cùng của Quý II/2025 là thời điểm các sàn TMĐT tăng tốc để đạt mục tiêu doanh thu. Theo các dự báo gần đây của Metric, doanh thu TMĐT Việt Nam Quý II/2025 có thể đạt khoảng 116.600 tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với Quý I/2025.

  • Shopee: Tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu với thị phần dự kiến vẫn ở mức cao nhất, có thể duy trì trên 70% về doanh thu và sản lượng. Shopee vẫn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng nhờ đa dạng sản phẩm, chiến lược khuyến mãi mạnh mẽ và hệ thống logistics hiệu quả.
  • TikTok Shop: Nổi lên như một đối thủ đáng gờm với mức tăng trưởng ấn tượng, dự kiến đạt thị phần khoảng 10-15%, thậm chí có thể vượt qua Lazada trong một số giai đoạn. Sự bùng nổ của Shoppertainment (kết hợp mua sắm và giải trí) thông qua livestream và video ngắn là yếu tố then chốt giúp TikTok Shop bứt phá.
  • Lazada: Vẫn giữ vị trí thứ hai, với thị phần khoảng 15-20%. Lazada tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, dịch vụ hậu mãi và thu hút các thương hiệu quốc tế.
  • Tiki: Tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và có xu hướng giảm thị phần, dự kiến duy trì ở mức dưới 5%. Dù Tiki chú trọng vào sản phẩm chính hãng và giao hàng nhanh (TikiNow), nhưng khó cạnh tranh về giá và khuyến mãi với các đối thủ lớn hơn.

Các ngành hàng chủ lực trong Quý II/2025 tiếp tục là:

  • Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bao gồm chăm sóc cá nhân, đồ gia dụng, thực phẩm và đồ uống, ghi nhận tăng trưởng ổn định.
  • Thời trang và làm đẹp duy trì sức hút mạnh mẽ, đặc biệt trên TikTok Shop.
  • Điện tử tiêu dùng và các dịch vụ đăng ký định kỳ cũng góp phần vào tăng trưởng chung.

II. Quy định và chính sách mới

Trong tuần này (29/6 – 5/7/2025), không có quy định pháp luật mới hoàn toàn được ban hành, nhưng các sàn và người bán tiếp tục thực thi và thích ứng với các nghị định, thông tư đã có hiệu lực gần đây:

  • Nghị định 117/2025/NĐ-CP về quản lý thuế TMĐT: Có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Theo đó, các sàn TMĐT và nền tảng số có chức năng thanh toán chính thức có trách nhiệm khấu trừ, khai và nộp thuế thay cho người bán (hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) hoạt động trên nền tảng của mình. Đây là thay đổi lớn, yêu cầu các sàn phải cập nhật hệ thống để tuân thủ.
  • Hóa đơn điện tử (theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Thông tư 32/2025/TT-BTC): Từ ngày 01/6/2025, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm thuộc diện bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Các sàn TMĐT đang hỗ trợ người bán trong việc triển khai và tuân thủ quy định này.
  • Chống hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu trí tuệ: Các sàn tiếp tục tăng cường kiểm soát và xử lý các trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đây là nỗ lực liên tục nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.
  • Tạm dừng Cổng thông tin điện tử cho hộ kinh doanh TMĐT: Theo thông báo, Cổng thông tin điện tử cho hộ kinh doanh TMĐT và kinh doanh trên nền tảng số đã tạm dừng từ 18h ngày 27/6/2025 để nâng cấp hệ thống, phục vụ việc triển khai các quy định thuế mới.

III. Tính năng mới của 4 sàn TMĐT Việt Nam

Trong tuần cuối cùng của Quý II/2025, các sàn chủ yếu tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất, nâng cao trải nghiệm người dùng và chuẩn bị cho các chiến dịch sale lớn tiếp theo:

1. Shopee

  • Tối ưu hóa công cụ quảng cáo và marketing: Shopee tiếp tục cải thiện thuật toán hiển thị quảng cáo (Shopee Ads) để giúp nhà bán hàng tối ưu hiệu quả và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
  • Shopee Live nâng cấp tương tác: Cải thiện các tính năng tương tác trong livestream như mini-game, thăm dò ý kiến, voucher độc quyền trong live để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Hệ thống vận chuyển: Tiếp tục tối ưu hóa quy trình giao nhận để rút ngắn thời gian giao hàng, đặc biệt là trong các đợt sale lớn.
  • Chương trình khuyến mãi cuối tháng: Triển khai mạnh mẽ các voucher giảm giá, freeship Xtra, và các deal độc quyền để chốt doanh thu cuối quý.

2. Lazada

  • Cải tiến LazMall: Lazada tiếp tục tập trung vào việc nâng cao uy tín cho các gian hàng chính hãng trên LazMall, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
  • Sponsored Max và Sponsored Store BETA: Các giải pháp quảng cáo hiệu suất cao và tính năng quảng bá trang chủ cửa hàng tiếp tục được Lazada khuyến khích nhà bán hàng sử dụng để tăng hiệu quả chiến dịch.
  • LazLive: Phát triển thêm các công cụ hỗ trợ livestream, giúp người bán dễ dàng tạo ra các phiên bán hàng trực tiếp hấp dẫn với nhiều ưu đãi.
  • Các chương trình ưu đãi: Tiếp tục tung ra các voucher toàn sàn, voucher ngành hàng và các deal hấp dẫn trong các khung giờ vàng.

3. Tiki

  • Tập trung vào trải nghiệm cốt lõi: Tiki tiếp tục nhấn mạnh vào dịch vụ giao hàng nhanh TikiNow và cam kết sản phẩm chính hãng, đây vẫn là điểm khác biệt của Tiki trên thị trường.
  • Chương trình tích lũy Tiki Xu: Duy trì và khuyến khích người dùng tích lũy và sử dụng Tiki Xu để hưởng các ưu đãi, nhằm giữ chân khách hàng thân thiết.
  • Cải thiện giao diện: Các điều chỉnh nhỏ về giao diện để tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm và mua sắm của người dùng.
  • Sự kiện đặc biệt: Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi theo mùa, đặc biệt là các ngành hàng sách, văn phòng phẩm và đồ gia dụng.

4. TikTok Shop

  • Đẩy mạnh Shoppertainment: TikTok Shop tiếp tục đầu tư vào các công cụ hỗ trợ livestream và tạo video ngắn có tính năng mua sắm, giúp người bán dễ dàng tích hợp sản phẩm vào nội dung giải trí.
  • AI hỗ trợ đề xuất sản phẩm: Cải tiến thuật toán AI để đề xuất sản phẩm chính xác hơn, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm dựa trên hành vi người dùng.
  • Chính sách nghiêm ngặt hơn: Tiếp tục siết chặt các quy định về nội dung, sản phẩm cấm và chất lượng livestream để đảm bảo môi trường mua sắm an toàn, minh bạch và tuân thủ pháp luật.
  • Phát triển Affiliate Marketing: Tăng cường các chương trình tiếp thị liên kết, khuyến khích sự hợp tác giữa nhà bán hàng và các nhà sáng tạo nội dung (KOL/KOC) để mở rộng kênh phân phối.
  • Tối ưu hóa quy trình thanh toán: Cải thiện các bước thanh toán ngay trong ứng dụng để giảm thiểu rào cản mua hàng.

Tuần từ 29/6 đến 5/7/2025 là một tuần của sự thích nghi và tối ưu hóa đối với thị trường TMĐT Việt Nam. Các sàn đang nỗ lực điều chỉnh để tuân thủ các quy định mới về thuế và hóa đơn điện tử, đồng thời không ngừng cải tiến trải nghiệm người dùng và công cụ hỗ trợ người bán để duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Ver2Solution Research

Continue Reading

Đọc nhiều nhất

Copyright © 2024 Ver2solution.com .