TMĐT
Khó cạnh tranh Shopee các sàn TikTok Shop Sendo chuyển sang mảng đi chợ hộ

Khó cạnh tranh Shopee các sàn TikTok Shop Sendo chuyển sang mảng đi chợ hộ. Sendo cho biết sẽ chuyển đổi sang siêu thị online trong bối cảnh cuộc đua giữa các “ông lớn” thương mại điện tử mỗi lúc một “nóng”.
Ngày 5/3, Công ty cổ phần Công nghệ Sen Đỏ – đơn vị sở hữu và vận hành sàn thương mại điện tử Sendo – chính thức thông báo tới người bán về việc chuyển đổi sang siêu thị Sendo Farm. Khó cạnh tranh Shopee các sàn TikTok Shop Sendo chuyển sang mảng đi chợ hộ.
Sàn Việt hụt hơi trong cuộc đua thương mại điện tử?
Theo đó, từ ngày 15/4, Sendo cho biết sẽ chỉ tiếp nhận các đơn hàng mua sắm tại nền tảng siêu thị Sendo Farm. Với những đơn hàng hiện tại của người bán, phía Sendo sẽ hoàn thành việc giao hàng và hoàn tất xử lý các khiếu nại nếu có cho đến hết ngày 30/4.
Như vậy, từ ngày 15/4, khi người dùng truy cập vào ứng dụng hoặc website Sendo sẽ chỉ hiển thị ứng dụng Sendo Farm. Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Sendo cho biết Công ty Sen Đỏ đang hoạt động, tập trung tăng trưởng với siêu thị online Sendo Farm từ nhiều năm qua.
“Doanh nghiệp cũng đã thông tin đến người bán về việc tập trung Sendo Farm và khuyến khích người bán đăng ký hợp tác mở “siêu thị online” tại nhà hoặc trở thành nhà cung ứng hàng hóa”, đại diện doanh nghiệp cho biết.
Sendo Farm là mô hình siêu thị bán lẻ trực tuyến, đặt hàng qua ứng dụng và nhận hàng gần nhà. Mô hình này được Sendo đưa ra thử nghiệm từ năm 2021. Sendo Farm hoạt động như một ứng dụng nhỏ trong ứng dụng Sendo. Đến năm 2024, Sendo Farm đã đạt hơn 1 triệu khách hàng.
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam vốn là cuộc đua “đốt tiền” của 5 sàn thương mại điện tử lớn là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop. Tuy nhiên, Sendo, Lazada và Tiki đang tỏ ra dần hụt hơi trong cuộc đua này.
Trong năm 2024, theo báo cáo của công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam – Metric, Shopee duy trì vị thế ổn định với mức tăng trưởng 34% và thị phần không đổi, trong khi TikTok Shop tăng trưởng 121% về doanh số, mở rộng thị phần lên 29% và chiếm phần lớn từ Lazada.
Ngược lại, Lazada, Tiki và Sendo ghi nhận tăng trưởng âm 50-54% do cạnh tranh gay gắt và thay đổi hành vi người tiêu dùng. Hiện Lazada chỉ còn chiếm 6% thị phần và thị phần của Sendo chiếm chưa đến 1%.
Sendo được thành lập năm 2012, là một dự án thương mại điện tử của Công ty cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online). Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024 của FPT Online cho thấy, khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Công nghệ Sen Đỏ tại thời điểm cuối năm ngoái còn hơn 3,68 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,29% tỷ lệ lợi ích và quyền biểu quyết tại Sen Đỏ.
Ai đang cạnh tranh trong mảng “đi chợ hộ”?
Khi “ông lớn” Shopee, TikTok Shop ngày càng bành trướng thị phần, Sendo dần tìm được lối đi riêng nhất là trong bối cảnh tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm thông qua hình thức đặt hàng online dựa trên các nền tảng trực tuyến ngày càng tăng.
Doanh nghiệp dồn toàn lực mở rộng mô hình siêu thị bán lẻ trực tuyến và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa về tập trung mảng thực phẩm tươi sống, đặc sản địa phương, hàng tiêu dùng nhanh, chăm sóc nhà cửa và cá nhân…
Tuy nhiên, trên thực tế, khi chuyển sang Sendo Farm, doanh nghiệp này sẽ phải cạnh tranh với nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán lẻ như Winmart, Big C, Go!, MM Mega Market…
Đa số, mô hình bán hàng online này đã được các hệ thống siêu thị ứng dụng từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Đơn cử, Winmart đưa ra nhiều cách mua hàng thông qua điện thoại, app (ứng dụng) và website. Tại mỗi điểm bán Winmart+, khách hàng có thể tham gia nhóm mạng xã hội khách hàng để theo dõi chương trình khuyến mại.
Central Retail cũng đẩy mạnh ứng dụng mua sắm trực tuyến, đặt hàng qua kênh mạng xã hội hay đường dây nóng của siêu thị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng áp dụng nhiều chương trình ưu đãi riêng cho khách hàng đặt mua online.
Ngoài các hệ thống siêu thị, Sendo Farm còn phải cạnh tranh với các ứng dụng giao thực phẩm như GrabMart, ShopeeFood… Tuy nhiên, so với các siêu thị, ứng dụng giao hàng, Sendo Farm có lợi thế về công nghệ, như trợ lý mua sắm AI sắp ra mắt.
Đáng chú ý, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh đưa nông sản Việt Nam, các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền đến tay người tiêu dùng. Đại diện doanh nghiệp cho biết đã lập một bản đồ nông sản Việt tương ứng từng mùa vụ và cam kết sản lượng đầu ra.
Theo Dân Trí
Trong Nước
Shopee đổi luật chơi, nhà bán hàng càng khó khăn đứng trước nguy cơ ‘bay màu’

Trước chính sách mới của Shopee, nhiều cửa hàng buộc phải điều chỉnh giá sản phẩm, có thể lên tới 30%, để duy trì lợi nhuận.
Theo chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/4, mức phí cố định trên Shopee sẽ tăng từ 0,5% – 6% tùy ngành hàng. Bên cạnh đó, nền tảng cũng yêu cầu người bán tự chi trả chi phí vận chuyển trả hàng trong hai trường hợp: đơn hoàn tiền/trả hàng và đơn giao không thành công. Trước đây, Shopee hỗ trợ các khoản này nếu lỗi không thuộc về người bán, nhưng hiện nay, họ phải tự gánh hoàn toàn.
Để giảm bớt gánh nặng chi phí, Shopee giới thiệu dịch vụ PiShip với mức phí 2.300 đồng/đơn hàng (đã bao gồm VAT). Dịch vụ này giúp miễn phí vận chuyển trả hàng, nhưng chỉ áp dụng với đơn hàng có phí vận chuyển tối đa 500.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều nhà bán hàng cho rằng mức phí này vẫn là một gánh nặng lớn đối với họ, đặc biệt với những cửa hàng có số lượng đơn hàng lớn mỗi ngày.
Một thay đổi quan trọng khác là việc Shopee huỷ bỏ chương trình Freeship Extra – vốn giúp nhiều nhà bán hàng duy trì lợi thế cạnh tranh. Thay vào đó, nền tảng áp dụng mã Freeship cho tất cả các shop nhưng giới hạn số lượng mã miễn phí vận chuyển. Để bù vào trợ giá vận chuyển, Shopee nâng mức phí cố định trung bình lên 9,5%, cộng thêm phí thanh toán 5%, đẩy tổng chi phí mà nhà bán hàng phải chịu lên 14,5%.
Trước đây, người bán chỉ phải trả mức phí trung bình 9% (gồm 4% phí cố định và 5% phí thanh toán). Những shop tham gia Freeship Extra sẽ mất thêm 6%, nâng tổng mức phí lên 15%. Với chính sách mới, ngay cả những nhà bán hàng không muốn tham gia chương trình hỗ trợ vận chuyển cũng buộc phải chịu chi phí cao hơn trước.
![]() |
Shopee điều chỉnh chi phí các ngành hàng |
Ngay sau khi chính sách mới được công bố, làn sóng phản đối từ các nhà bán hàng trên Shopee đã bùng nổ. Họ cho rằng nền tảng đang chuyển gánh nặng tài chính sang người bán, khiến lợi nhuận ngày càng thu hẹp.
Một nhà bán hàng cho biết: “Nếu giữ nguyên giá cũ, lợi nhuận sẽ gần như bằng 0. Để có lãi, tôi buộc phải tăng giá ít nhất 20-30% để bù vào chi phí. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của khách hàng”.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng Shopee đang thiên vị người mua, đặt ra chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng quá mức, gây bất lợi cho người bán. Việc khách có thể dễ dàng hoàn trả hàng, thậm chí khi sản phẩm không có lỗi, đang khiến nhiều nhà bán phải chịu thiệt hại. Một số trường hợp còn gặp tình trạng hàng bị tráo đổi hoặc sử dụng trước khi trả lại.
Trước những thay đổi tiêu cực, nhiều nhà bán hàng đang cân nhắc việc rời khỏi Shopee hoặc tìm kiếm các kênh bán hàng thay thế như TikTok Shop, Lazada, hoặc bán hàng trực tiếp qua Facebook, Zalo để giảm bớt sự phụ thuộc vào sàn TMĐT này.
Theo Kiến Thức Đầu Tư
Quốc Tế
Lý do Amazon gần như “bất khả chiến bại” tại Mỹ?

Amazon gần như “bất khả chiến bại” tại thị trường Mỹ. Amazon chiếm ưu thế nhờ quy mô khổng lồ và mô hình kinh doanh đa dạng, từ thương mại điện tử đến điện toán đám mây (AWS), kết hợp với hệ sinh thái Prime tạo ra hiệu ứng “vòng tròn giá trị” (flywheel) vững chắc. Hệ thống logistics và chuỗi cung ứng của Amazon vượt trội nhất ngành, với hàng chục trung tâm phân phối và mạng lưới giao hàng tối ưu hóa, cho phép giao nhanh và hiệu quả. AWS đóng góp phần lớn lợi nhuận, bù đắp biên thấp trong mảng bán lẻ, đồng thời cung cấp nguồn lực tài chính để tái đầu tư liên tục. Công nghệ dữ liệu và trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa trải nghiệm, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Thêm vào đó, thị trường tiêu dùng thứ ba (Marketplace) mở rộng nhanh chóng, tạo ra hiệu ứng mạng (network effect) mạnh mẽ. Cuối cùng, chiến lược giá thấp và văn hóa “khách hàng là trọng tâm” giúp duy trì tính cạnh tranh cao, bất kể biến động thị trường.
1. Quy mô và mô hình kinh doanh đa dạng
Amazon chiếm khoảng 38% thị phần thương mại điện tử tại Mỹ, gấp nhiều lần đối thủ lớn nhất tiếp theo. Hệ sinh thái Amazon không chỉ bao gồm bán lẻ mà còn có Amazon Web Services (AWS) – một trong những nền tảng đám mây phổ biến nhất thế giới, đóng góp phần lớn lợi nhuận của công ty từ năm 2014 đến nay. Tổng số tài khoản khách hàng ghi nhận hơn 300 triệu tài khoản toàn cầu, trong đó hơn 200 triệu là thành viên Prime.
2. Chuỗi cung ứng và logistics vượt trội
Tính đến năm 2024, Amazon sở hữu 75 trung tâm hoàn tất đơn hàng (fulfillment centers) và 25 trung tâm phân loại (sortation centers) tại Mỹ, cùng với mạng lưới Prime Now hubs và Prime Air.
Chương trình Fulfillment by Amazon (FBA) cho phép các bên thứ ba thuê kho, đóng gói và giao hàng ngay trên nền tảng Amazon, tối ưu chi phí vận hành và thời gian giao hàng.
3. Hệ sinh thái Prime và trải nghiệm khách hàng
Với tư cách thành viên Prime, người tiêu dùng được hưởng giao hàng nhanh 2 ngày, truy cập Prime Video, Prime Music, và nhiều ưu đãi độc quyền khác, tạo ra rào cản chuyển đổi rất cao.
Chính sách “khách hàng là trọng tâm” (Customer Obsession) của Amazon đảm bảo mọi quyết định đều xoay quanh trải nghiệm người dùng, giúp duy trì mức độ hài lòng cao và tỷ lệ giữ chân khách hàng ấn tượng.
4. AWS – Cỗ máy sinh lợi nhuận
AWS đã tăng trưởng doanh thu 17% trong quý gần nhất, tiếp tục là “cỗ máy in tiền” của Amazon và bù đắp biên lợi nhuận thấp trong mảng bán lẻ.
Đây cũng là yếu tố then chốt giúp Amazon có dòng tiền dồi dào để đầu tư vào R&D, mở rộng logistics và khuyến mãi giá thấp trên nền tảng thương mại điện tử.
5. Công nghệ dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
Khuyến nghị sản phẩm dựa trên hành vi mua sắm và lịch sử tìm kiếm cá nhân hóa giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giá trị trung bình đơn hàng.
Amazon liên tục cải tiến thuật toán Machine Learning cho cả mảng kho vận (ví dụ: tối ưu tuyến đường giao hàng) và gợi ý sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh công nghệ sâu rộng.
6. Hiệu ứng mạng (Network Effect) và Marketplace
Marketplace của Amazon hiện chiếm phần lớn hơn 50% tổng khối lượng giao dịch, thu hút ngày càng nhiều người bán nhờ tệp khách hàng khổng lồ và cam kết dịch vụ FBA .
Số lượng bên bán càng tăng –> mức độ đa dạng sản phẩm càng cao –> thu hút thêm người mua –> lặp lại thành chu trình tăng trưởng bền vững.
7. Chiến lược giá và cấu trúc chi phí thấp
Với mô hình kinh doanh chủ yếu trực tuyến, Amazon duy trì chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với các chuỗi bán lẻ truyền thống, cho phép áp dụng chiến lược giá cạnh tranh.
Các công cụ định giá động (dynamic pricing) tự động điều chỉnh giá theo nhu cầu, tồn kho và giá đối thủ, tối ưu hóa doanh thu và thị phần liên tục.
8. Văn hóa đổi mới liên tục
Từ việc thâm nhập thị trường bán lẻ truyền thống (Amazon Fresh, Amazon Go) đến lĩnh vực y tế (One Medical) và giải trí số (Twitch), Amazon không ngừng mở rộng ranh giới công nghệ và dịch vụ, duy trì vị thế dẫn đầu ngành.
Nhờ kết hợp hài hòa giữa quy mô, công nghệ, chuỗi cung ứng hiện đại và chiến lược tập trung khách hàng, Amazon đã tạo ra “hiệu ứng vòng tròn” giúp củng cố vị thế gần như bất khả chiến bại tại Mỹ.
Ver2Solution Research
Trong Nước
Có gì trên các sàn TMĐT ở Việt Nam mà khiến nhiều người e ngại

Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT ở Việt Nam mà khiến nhiều người e ngại. Những đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả, mỹ phẩm, thực phẩm nhập lậu quy mô cực lớn bị triệt phá, bóc gỡ vừa qua cho thấy các sàn thương mại điện tử đang là “cứ điểm” để các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái thoải mái hoạt động.
“Hàng hiệu” giá bèo nhan nhản
Sau nhiều ngày khảo sát, PV Thanh Niên ghi nhận nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng được rao bán công khai, nhan nhản khắp các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Trên Lazada, Shopee, TikTok Shop…, hàng nhái các thương hiệu lớn từ sạc điện thoại, ốp điện thoại, đến hàng thời trang như túi, giày, đồng hồ… có giá cực rẻ. Sạc điện thoại, cáp điện thoại từ 19.000 – 20.000 đồng/chiếc; ốp lưng điện thoại nam châm Spigen 2in1 hàng chính hãng giá từ 800.000 – 1 triệu đồng/cái, nhưng trên Shopee được rao bán 123.000 đồng/cái.
Sạc điện thoại giả mạo Samsung do PV Thanh Niên đặt mua trên sàn Shopee (phải) và hàng chính hãng Samsung
Ảnh: Phan Hậu
Một chiếc đồng hồ nam thương hiệu Orient Sun moon Gen 4 dây da chính hãng có giá hơn 5 triệu đồng nhưng một cửa hàng trên sàn Shopee rao bán 680.000 đồng. Dù là hàng nhái nhưng người bán lại dùng hình thật để quảng cáo. Giày Ultraboost của Adidas giá chính hãng trên 3 triệu đồng, sàn TikTok Shop bán hàng nhái 495.000 đồng. Túi xách, quần áo “gắn” thương hiệu thời trang nổi tiếng như LV, Dior, Gucci…, được bán với mức giá “bèo” chỉ vài trăm nghìn đồng và được biến hóa dưới tên gọi túi Lệ Vi, túi Lờ Vờ, túi Lovo hay áo Gucdi, Guchi…
Chúng tôi thử truy cập gian hàng có tài khoản Samsung Official trên Shopee để mua sạc điện thoại. Khi truy cập vào bên trong, gian hàng lại hiển thị tên mới là NAHU Official Store. Sau 2 ngày đặt mua sạc Samsung với giá 82.000 đồng (bao gồm phí ship), chúng tôi nhận được gói hàng chuyển từ xã Tốt Động, H.Chương Mỹ (Hà Nội). Mang sản phẩm này đến cửa hàng Samsung Center, đại lý phân phối cao cấp của Samsung trên đường Trần Phú, Q.Hà Đông, để xác thực, chúng tôi được anh Tạ Văn Đại, quản lý cửa hàng, khẳng định “không phải hàng chính hãng” dù trên củ sạc có chữ Samsung được in chìm sắc nét.
Theo anh Đại, sạc chính hãng của Samsung được đóng trong hộp có niêm phong, tem nhãn thông tin nhà sản xuất, đơn vị phân phối…, trên mỗi củ sạc đều có IMEI (mã số nhận dạng) khi tra cứu phải trùng khớp với số công bố trên website. “Chúng tôi thường xuyên nhận được phản ánh từ khách hàng mua phải sản phẩm giả mạo Samsung trên các website, sàn TMĐT. Nhiều lần báo cáo tài khoản vi phạm nhưng dẹp được cửa hàng này thì cửa hàng khác lại mọc lên, không thể làm xuể. Ngoài củ sạc, sản phẩm bị giả mạo nhiều nhất hiện giờ là tai nghe Buds 3 Pro, giá hàng chính hãng thấp nhất là hơn 3 triệu đồng nhưng loại rao bán trên các TMĐT chỉ vài trăm nghìn đồng”, anh Đại cho hay.
Tiếp tục khảo sát sản phẩm nước yến, trên TikTok Shop, Lazada, Shopee, đầy rẫy “nước yến thượng hạng” có giá rẻ mạt. Cụ thể, trên Lazada, tài khoản Gia dụng B.G rao bán bộ sản phẩm yến sào 9 vị với tỷ lệ yến tươi 35% nhưng mỗi hộp có 6 hũ chỉ với giá 99.000 đồng (16.500 đồng/hũ), chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm của các doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất, chế biến yến. Trước đây, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog từng quảng cáo nước yến “1 hũ yến 70 ml có đến 30 gr yến tươi” bị người tiêu dùng chỉ trích dữ dội.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc chi nhánh miền Bắc, Công ty yến sào Khánh Hòa, cho biết trên sàn TMĐT đang “loạn” sản phẩm nước yến không khác gì sữa giả bị vạch trần vừa qua. Nhiều shop quảng cáo tỷ lệ yến tươi 35 – 39%, thậm chí lên tới 70% nhưng thực chất đây chỉ là hàng gia công giá rẻ. “Nếu kiểm định chắc chắn đây là hàng giả vì không thể có tỷ lệ yến như công bố”, ông Thắng quả quyết và nói thêm: “Một số DN ngành yến từng mua nước yến công bố 35% yến tươi đi kiểm định thì kết quả chưa đến 1%. Để sản xuất ra hũ nước yến thật, chi phí từ 38.000 – 40.000 đồng, trong khi hàng gia công chỉ bán giá 10.000 đồng/hũ thì lấy đâu ra yến thật”.
Nước yến nhân sâm công bố 35% tỷ lệ yến tươi nhưng giá bán chỉ 16.500 đồng/hũ trên sàn Lazada
Ảnh: Chụp màn hình
Cũng theo ông Thắng, các DN ngành yến đang phải đối mặt với nạn hàng gia công giá rẻ, hàng giả, không đảm bảo chất lượng tràn lan trên sàn TMĐT, ảnh hưởng đến DN sản xuất chân chính và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. “Cửa hàng truyền thống bán hàng giả, hàng nhái khi cơ quan chức năng phát hiện ngoài xử phạt, còn bị tịch thu hàng hóa. Còn trên sàn TMĐT, người bán vi phạm chỉ gỡ bỏ sản phẩm là xong, hàng hóa không bị tịch thu thì đó là sự bất công. Các sản phẩm của chúng tôi đều được đăng ký bảo hộ thương hiệu, logo… nhưng thực tế bị làm nhái rất nhiều và được bán chủ yếu trên TMĐT nhưng chưa có cách nào xử lý triệt để”, ông Thắng nói.
Hàng không nhãn hiệu, hàng cấm vẫn bán dễ dàng
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, các sàn TMĐT đều có quy trình kiểm duyệt hàng hóa trước khi đưa lên sàn nhưng thực tế quy trình này rất lỏng lẻo, chỉ mang tính hình thức, rất dễ bị lợi dụng để bán hàng lậu, hàng giả, thậm chí là hàng cấm.
Anh Quân, một người kinh doanh trên sàn TMĐT tại Hà Nội, cho hay: “Việc đăng ký mở gian hàng trên các sàn TMĐT rất dễ. Người bán tự khai báo thông tin cơ bản như số điện thoại, email, CCCD, giấy phép đăng ký kinh doanh… nhưng mức độ tin cậy rất thấp, bởi người bán có thể tạo tài khoản ảo, mượn giấy tờ của người thân để né tránh xử lý của nền tảng hoặc cơ quan chức năng khi có sự cố xảy ra”.
Mật ong không tem nhãn dễ dàng lọt quy trình kiểm duyệt bán hàng của TikTok Shop
Ảnh: Chụp màn hình
Trên TikTok Shop, nền tảng TMĐT có 67 triệu người bán hàng, quy mô lớn thứ hai tại Việt Nam, chúng tôi thử đăng ký mở gian hàng cá nhân với quy trình rất nhanh gọn. Hệ thống đăng ký chỉ yêu cầu khai báo thông tin, cung cấp ảnh chụp CCCD, mã số thuế cá nhân… Chỉ sau vài tiếng, chúng tôi được thông báo mở thành công gian hàng. Để thử nghiệm hệ thống kiểm duyệt của nền tảng này, chúng tôi chọn một sản phẩm mật ong đóng chai thủ công, không có bất kỳ tem nhãn nào, điền các thông tin về giá, hướng dẫn sử dụng… rồi gửi lên. Chỉ sau vài giờ, món hàng được TikTok Shop phê duyệt rất dễ dàng.
Nhiều năm kinh doanh trên các sàn TMĐT, đang sở hữu nhiều gian hàng bán, tư vấn về thuốc đông y, thảo dược chăm sóc sức khỏe, anh N.V.M (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) tiết lộ các sàn đều cấm bán thuốc, sản phẩm điều trị bệnh nhưng thực tế rất dễ lách quy định này. Để chứng minh, anh M. mở cho chúng tôi xem một tài khoản bán thuốc đông y trên TikTok Shop mang tên Y SĨ YHCT T., có trên 23.700 người theo dõi, đang bán rất nhiều loại thuốc nam trị sỏi mật, viêm đại tràng, thậm chí cả thuốc viêm nhiễm phụ khoa. “Sàn TMĐT cấm bán thuốc, sản phẩm trị bệnh nhưng ở phần khai báo thông tin, tên sản phẩm không để là thuốc mà thay vào đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc trà thảo mộc… Chỉ cần lách theo cách này thì muốn bán thuốc gì cũng được”, anh M. nói.
Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2024, quản lý thị trường (QLTT) Bộ Công thương phát hiện, xử lý 3.124 vụ vi phạm (tăng 266% so với năm 2023) trên sàn TMĐT với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 34 tỉ đồng (tăng 440% so với năm 2023). Trong đó, QLTT chuyển cơ quan điều tra 4 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 48 tỉ đồng (tăng 220% so với năm 2023).
Trung bình mỗi năm, Bộ Công thương tiếp nhận hơn 200 kiến nghị liên quan đến các hành vi như: cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo DN khác nhằm lừa đảo khách hàng… Cũng trong năm 2024, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã kiểm tra, phát hiện một số sàn TMĐT vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Điển hình là vụ bắt giữ kho hàng của hot girl Nguyễn Hoàng Mai Ly, chủ sở hữu tài khoản Mailystyle bán hàng trên nhiều sàn TMĐT, mạng xã hội, thu giữ 125.088 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, hàng gia dụng… nhập lậu.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Cục phó Cục Quản lý và phát triển thị trường (Bộ Công thương), cho biết trong những vụ sản xuất, buôn bán hàng giả phát hiện gần đây, thủ đoạn của các đối tượng vô cùng tinh vi. DN sản xuất hàng giả thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ kinh doanh theo quy định pháp luật để che đậy vi phạm của sản phẩm. Những vi phạm này chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm, trong khi về mặt nguyên tắc thì các sản phẩm, hàng hóa chưa có phản ánh, chưa dấu hiệu vi phạm nào để lực lượng chức năng có thể lấy mẫu kiểm nghiệm. Các đối tượng đã gian lận trong tên gọi của sản phẩm là “thuốc” nhưng thực chất tên gọi theo công bố và ghi nhãn sản phẩm là “thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “thực phẩm bổ sung”, “sản phẩm dinh dưỡng công thức”, “thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt”…
Theo thanhnien.vn
-
Social10 tháng ago
13 nội dung bị cấm trên Facebook
-
Social10 tháng ago
Cách kháng nghị tài khoản facebook bị hạn chế quảng cáo 2023
-
Social8 tháng ago
Giải mã những cơn phẫn nộ tập thể trên Facebook, dưới góc nhìn xã hội học
-
Livestream9 tháng ago
Nghề livestream – Kỳ 5: Nghề hái ra tiền thời bùng nổ thương mại điện tử
-
Thị Trường9 tháng ago
30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa trong nửa đầu năm
-
Social10 tháng ago
Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha
-
Social8 tháng ago
Người dùng Facebook sắp thấy thêm nhiều nội dung từ người lạ
-
Livestream10 tháng ago
Rà soát kê khai, nộp thuế sau những phiên livestream bán hàng triệu USD