Connect with us

Khởi Nghiệp

Jack Ma và lời khuyên chí tình: Người nghèo sẽ mãi túng thiếu và thất bại vì không biết thay đổi điều này

Published

on

Jack Ma và lời khuyên chí tình: tin rằng tư duy chính là yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại.

Jack Ma và lời khuyên chí tình, nhà sáng lập Alibaba, là một trong những doanh nhân có sức ảnh hưởng hàng đầu thế giới. Ông không chỉ được biết đến với thành công vượt bậc trong lĩnh vực thương mại điện tử mà còn nổi tiếng với những quan điểm sâu sắc về kinh doanh, tư duy làm giàu và tinh thần khởi nghiệp.

Hành trình của Jack Ma không hề suôn sẻ ngay từ đầu. Trước khi tìm thấy con đường riêng, ông từng trượt đại học hai lần, bị hàng chục công ty từ chối.

Khi thành lập Alibaba vào năm 1999, không ai tin rằng một nền tảng thương mại điện tử do một giáo viên tiếng Anh không có nền tảng công nghệ dẫn dắt có thể thành công. Nhưng với tầm nhìn xa và sự kiên trì, Jack Ma đã biến Alibaba thành một đế chế kinh doanh trị giá hàng trăm tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu nhất Trung Quốc.

Từ những trải nghiệm của mình, Jack Ma luôn nhấn mạnh về tư duy của người giàu và người nghèo. Ông từng nói: “Khó làm hài lòng người nghèo hơn”.

Cho họ thứ gì miễn phí, họ nghĩ đó là bẫy. Bảo họ đây chỉ là khoản đầu tư nhỏ, họ nói họ không kiếm được bao nhiêu. Bảo họ đầu tư lớn, họ bảo không có tiền. Khuyên họ thử cái mới, họ nói họ không có kinh nghiệm.

Nếu gợi ý họ theo hướng kinh doanh truyền thống, họ kêu vất vả. Chia sẻ về mô hình kinh doanh mới, họ nói đó là đa cấp. Bảo họ mở cửa hàng, họ nói mất tự do. Khuyên họ khởi nghiệp, họ hỏi đâu là bằng chứng cho thấy mô hình đó thành công.

Những người này có điểm chung: Do dự khi bắt tay vào hành động.

Vì thế, Jack Ma chỉ ra rằng thay vì lo lắng, hãy hành động. Thay vì chỉ suy nghĩ, hãy bắt tay vào làm. Nhiều người cả đời không thể thay đổi vì họ cứ mãi chờ đợi.

Những quan điểm này của Jack Ma từng gây ra nhiều tranh cãi, nhưng cũng không thể phủ nhận sự thật đằng sau chúng. Ông tin rằng tư duy chính là yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại.

Người giàu không chỉ vì họ có tiền, mà vì họ dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong khi đó, nhiều người nghèo luôn tìm lý do để trì hoãn, sợ thất bại đến mức không dám bắt đầu.

Jack Ma từng nhấn mạnh rằng trong thế giới hiện đại, cơ hội luôn tồn tại, nhưng không phải ai cũng biết nắm bắt. Thế giới thay đổi nhanh chóng, và nếu bạn không chủ động thay đổi, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

Để thành công, theo Jack Ma, điều quan trọng nhất không phải là xuất phát điểm, mà là tư duy hành động. Ông cho rằng:

– Đừng sợ thất bại: Chính những lần thất bại là bài học giúp bạn trưởng thành. Ông từng nói: “Hôm nay khó khăn, ngày mai còn khó khăn hơn, nhưng ngày kia sẽ là một ngày tuyệt vời”.

– Không có công việc nào là hoàn hảo: Nếu cứ tìm kiếm một công việc lý tưởng mà không sẵn sàng làm việc chăm chỉ, bạn sẽ mãi mãi không đạt được điều mình muốn.

– Tập trung vào cơ hội: Người nghèo thường chỉ nhìn thấy rủi ro, trong khi người giàu nhìn thấy cơ hội.

Thành công của Jack Ma không chỉ đến từ tầm nhìn mà còn từ tinh thần dám thử, dám sai và không ngừng học hỏi. Thế giới kinh doanh luôn thay đổi, và những ai dám bước ra khỏi vùng an toàn mới có thể thực sự tạo nên sự khác biệt.

Theo Đời Sống Pháp Luật

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khởi Nghiệp

Thay đổi cuộc chơi thị trường taxi: Startup 3 năm tuổi ở châu Á khiến ngành gọi xe chấn động.

Published

on

Ứng dụng hiện đã có mặt tại hơn 15 thành phố của Ấn Độ, ngành gọi xe chấn động, hỗ trợ gần 190.000 chuyến đi mỗi ngày.

Namma Yatri, công ty khởi nghiệp 3 năm tuổi của Ấn Độ, đang làm đảo lộn ngành dịch vụ gọi xe tại đất nước tỷ dân. Ra mắt vào năm 2022 với tư cách đơn vị tổng hợp xe lam, startup này đã thay đổi cách tài xế kiếm tiền từ các nền tảng gọi xe đơn thuần.

Được biết, Namma Yatri loại bỏ mô hình dựa trên hoa hồng, đi tiên phong bằng hệ thống dựa trên đăng ký. Tài xế sẽ trả cho nền tảng một khoản phí tượng trưng và được giữ lại toàn bộ giá cước tính từ khách hàng.

Ứng dụng hiện đã có mặt tại hơn 15 thành phố của Ấn Độ, hỗ trợ gần 190.000 chuyến đi mỗi ngày. Theo trang web, Namma Yatri đã giúp 638.000 tài xế kiếm được tổng cộng hơn 175 triệu USD kể từ khi ra mắt cho đến nay.

Thành công này buộc các đối thủ cạnh tranh lâu đời, từ Ola, Rapido và gần đây nhất là Uber, buộc phải điều chỉnh mô hình kinh doanh và cung cấp đăng ký. Chính phủ cũng đang tìm cách giới thiệu các ứng dụng xe chuyển lợi nhuận trực tiếp cho tài xế.

Namma Yatri hiện đang tính đến chuyện mở rộng ra thị trường nước ngoài. Sarayu Natarajan, người sáng lập Viện Aapti, một tổ chức nghiên cứu tập trung vào công nghệ và xã hội, chia sẻ với Rest of World khi đề cập đến sự thay đổi trong mô hình thanh toán trên toàn ngành: “Namma Yatri đóng vai trò trung tâm trong sự thay đổi đang diễn ra”.

Namma Yatri có thị phần nhỏ hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh, song lại đang trở thành động lực của ngành, Saurav Kumar Chachan, đối tác liên kết của Redseer, một công ty nghiên cứu và tư vấn tập trung vào các công ty khởi nghiệp, nói với Rest of World . “Các tài xế coi đây như một giải pháp thay thế tốt hơn và các nền tảng sẽ phải phù hợp với hướng đi của thị trường”.

Startup 3 năm tuổi ở châu Á khiến ngành gọi xe chấn động: Không lấy hoa hồng, để tài xế giữ toàn bộ tiền cước, đang thực hiện 190.000 chuyến đi/ngày- Ảnh 2.

Ứng dụng hiện đã có mặt tại hơn 15 thành phố của Ấn Độ, hỗ trợ gần 190.000 chuyến đi mỗi ngày.

Namma Yatri được phát triển bởi một công ty fintech do SoftBank hậu thuẫn, Juspay, hợp tác với Quỹ Tương tác trong Kinh tế số (FIDE), một tổ chức phi lợi nhuận tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bằng các giao thức mở. Nhóm sáng lập của Namma Yatri đã tham khảo ý kiến của Liên đoàn lái xe kéo tự động (ARDU) tại Bengaluru để đảm bảo ứng dụng có thể giải quyết các thách thức trong các mô hình gọi xe hiện có. Rudramurthy, tổng thư ký ARDU nói với Rest of Word: “Khách hàng thích thú và nói về ứng dụng với những người khác nữa”.

Thời điểm Namma Yatri ra mắt vào tháng 11 năm 2022, ứng dụng miễn phí cho tài xế và đã có hàng nghìn người sử dụng. Đến giữa năm 2023, Namma Yatri triển khai mô hình phí đăng ký khác nhau, tùy vào từng khu vực. Ở hầu hết các tiểu bang, tài xế xe lam trả 25 rupee (29 xu) một ngày cho các chuyến đi không giới hạn hoặc 3,5 rupee (4 xu) cho mỗi chuyến đi trong 10 chuyến đầu tiên, sau đó không tính phí.

Namma Yatri hiện là ứng dụng gọi xe duy nhất ở Ấn Độ công khai các số liệu quan trọng về tài xế và chuyến đi. Vào cuối năm 2023, Juspay đã tách Namma Yatri thành một công ty riêng có tên là Moving Tech Innovations. Shanmugavel được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành; Magizhan Selvan, cựu giám đốc điều hành của Juspay, tiếp quản vị trí giám đốc điều hành.

Năm 2024, Moving Tech Innovations huy động được 11 triệu USD từ Google và các công ty đầu tư mạo hiểm Blume Ventures và Antler.

“Chúng tôi thích cách họ xây dựng và giải quyết vấn đề di chuyển ở quy mô lớn. Nó có thể mở rộng quy mô mà không cần đầu tư nhiều vốn”, Karthik Reddy, đồng sáng lập Blume, chia sẻ với Rest of World.

Tài xế Bobby Thomas cho biết anh hài lòng với Rapido và Namma Yatri vì chúng minh bạch và thân thiện với tài xế, dù khả năng tiếp cận trong giờ cao điểm hạn chế. “Ngoại trừ một số khu vực nhất định, lựa chọn mặc định của tôi luôn là Uber vì trải nghiệm của người dùng tốt hơn”, Disha Rawal, một cư dân Bengaluru cho biết.

Startup 3 năm tuổi ở châu Á khiến ngành gọi xe chấn động: Không lấy hoa hồng, để tài xế giữ toàn bộ tiền cước, đang thực hiện 190.000 chuyến đi/ngày- Ảnh 3.

Rest of World đã nói chuyện với gần một chục tài xế. Hầu hết đều sử dụng ít nhất hai ứng dụng. Nhiều tài xế ở Bengaluru không hài lòng với Namma Yatri vì họ tin rằng công ty này, vốn tuyên bố minh bạch dữ liệu, lại không minh bạch về thu nhập. Một số vẫn cảnh giác với phí đăng ký của công ty.

“Khi họ bắt đầu, họ nói không tính phí. Nếu sau này họ tăng phí này thì sao?”, một người nói.

Namma Yatri vẫn chưa hòa vốn.

Từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024, công ty báo cáo khoản lỗ 3,3 crore rupee (387.000 USD) trên doanh thu là 2,2 crore rupee (258.000 đô la), theo công ty nghiên cứu Tracxn. Shanmugavel cho biết nền tảng này đang tạo ra lợi nhuận cho mỗi chuyến đi tại ba trong số năm tiểu bang mà nó hoạt động.

Namma Yatri là nền tảng gọi xe đầu tiên đóng góp vào nỗ lực của chính phủ nhằm dân chủ hóa thương mại trực tuyến, hiện đang phát triển một ứng dụng dành cho vận tải đa phương thức với chính quyền tiểu bang Tamil Nadu. Công ty cũng đã triển khai chương trình đưa nhiều phụ nữ hơn vào ngành nghề vốn do nam giới thống trị.

“Tôi đã thử rất nhiều công việc sau khi chồng qua đời, bao gồm cả làm giúp việc gia đình. Tuy nhiên, tôi thích lái xe hơn”, Pushpalatha, một bà mẹ đơn thân đến từ Bengaluru, chia sẻ với Rest of World.

Trong khi dịch vụ độc đáo giúp của Namma Yatri trở nên nổi tiếng, công ty hiện sẽ phải đối diện với các đối thủ cạnh tranh đang cố gắng sao chép mô hình. Chachan cho biết mọi nền tảng sẽ phải cạnh tranh để giành cùng một nhóm tài xế. Nền tảng nào sở hữu nhiều xe nhất sẽ có cơ hội thành công cao.

Shanmugavel cho biết mô hình nguồn mở của Namma Yatri, cách tiếp cận lấy cộng đồng làm trọng tâm và sự hợp tác công-tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Ông cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho mô hình không hoa hồng ngay từ ngày đầu tiên. Đối với những công ty khác, đó là chiến lược giới hạn ở một số danh mục nhất định và không rõ chúng sẽ kéo dài trong bao lâu”.

Theo Rest of World

Continue Reading

Khởi Nghiệp

Cách thương hiệu thời trang nội địa vượt “bão” đóng cửa hàng loạt

Published

on

Để vượt qua “cơn bão” đóng cửa hàng loạt, một số thương hiệu thời trang nội địa (local brand) chọn giữ vững bản sắc và vận hành linh hoạt, thay vì chạy theo xu hướng hay đánh bóng chất lượng.

Từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, thị trường thời trang nội địa chứng kiến hàng loạt thương hiệu đóng cửa, phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt và những thách thức mới trong ngành.

Từ việc thương hiệu Lép (Hà Nội) ngừng hoạt động sau 8 năm, Casta đóng cửa 22 cửa hàng sau 13 năm, đến Edini (TPHCM) dừng mảng thời trang thường ngày sau 12 năm, điểm chung mà các nhãn hàng thừa nhận là không thể theo kịp tốc độ thay đổi, cũng như cuộc đua “giá rẻ kịch sàn” ngày càng gay gắt.

Chia sẻ góc nhìn về bài toán vượt qua cơn bão giá rẻ, Hoàng Châu, nhà sáng lập thương hiệu Chautfifth cho rằng, yếu tố tiên quyết là “value for money” (tạm dịch: giá trị xứng đáng với số tiền bỏ ra), tức là tạo ra giá trị thực cho khách hàng.

Khác với cách làm sản phẩm thời trang chạy theo xu hướng, chị Hoàng Châu chọn chiến lược “giữ mẫu bán chạy” và “nâng cấp mẫu cũ”, giúp tối ưu chi phí, duy trì sản phẩm best-seller (bán chạy nhất) mà không đánh mất tính mới mẻ.

Theo cách này, các sản phẩm bán chạy sẽ tiếp tục được sản xuất, đồng thời tinh chỉnh chất liệu, màu sắc hoặc chi tiết để phù hợp với xu hướng mới.

Không chỉ tập trung vào sản phẩm, nhà sáng lập Hoàng Châu còn áp dụng chiến lược quản trị rủi ro chặt chẽ. “Có những thương hiệu thường hay lệ thuộc vào một kênh bán hàng, điều này dễ rơi vào khủng hoảng nếu thuật toán hoặc chính sách thay đổi. Chúng tôi phân bổ đều các kênh để giữ sự linh hoạt”, nhà sáng lập Hoàng Châu chia sẻ.

Theo chị Hoàng Châu, “sản phẩm là trung tâm, còn marketing (quảng cáo tiếp thị) chỉ là lớp áo truyền tải cảm xúc”.

Vì vậy, bên cạnh đầu tư chỉn chu vào thiết kế, nhà sáng lập của thương hiệu túi xách này dành nguồn lực cho R&D (Research and Development: nghiên cứu và phát triển sản phẩm).

Từ quan sát thị trường, chị Hoàng Châu nhận định rằng, ngành thời trang hiện nay không còn chỗ cho sự đứng yên. Chị lấy ví dụ, trước đây, một mẫu mã có thể thịnh hành suốt 6 tháng, còn hiện tại, vòng đời của sản phẩm đôi khi chỉ kéo dài 2 tháng.

Các thương hiệu lớn trên thế giới cũng phải thay đổi, từ việc chỉ ra mắt 2 bộ sưu tập theo mùa chính trong năm, họ đã chuyển sang chiến lược “see now buy now” (thấy là mua ngay), đồng thời tung thêm nhiều bộ sưu tập nhỏ giữa mùa.

Vì vậy, chị Hoàng Châu xác định 3 trụ cột cho sự bền vững thương hiệu là, sự mới mẻ liên tục trong sản phẩm, đầu tư mạnh vào visual marketing (tiếp thị trực quan) và chú trọng visual merchandising (trưng bày sản phẩm trực quan).

Nhà sáng lập thương hiệu túi xách này cho rằng, các hãng không nên lấy “chất lượng” làm điểm nhấn trong truyền thông. Chị chia sẻ: “Chất lượng là điều kiện tiên quyết, là tiêu chuẩn tối thiểu. Nếu muốn khách quay lại, bạn phải có chất lượng, chứ không nên quảng cáo cho điều vốn dĩ là chuẩn mực”.

Từng điều hành một thương hiệu trải qua nhiều giai đoạn biến động, chị Hoàng Châu cho rằng điểm yếu lớn nhất của nhiều thương hiệu thời trang nội địa nằm ở việc “nghĩ rằng chỉ cần đẹp là bán được”. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày nay yêu cầu nhiều hơn: độ bền, sự thoải mái, tính ứng dụng và câu chuyện thương hiệu.

Đồng quan điểm, Trọng Lâm, nhà sáng lập thương hiệu thời trang Lsoul, cho rằng, việc chạy theo các xu hướng nhất thời không thể tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu, mà ngược lại, sẽ khiến nó trở nên mờ nhạt và thiếu cá tính.

Bên cạnh bản sắc, theo Trọng Lâm, yếu tố sống còn tiếp theo của một thương hiệu chính là sự bền vững.

“Việc liên tục đổi mới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ổn định là điều thiết yếu. Trong ngành thời trang, tính ổn định và đáng tin cậy đôi khi còn quan trọng hơn cả những đột phá sáng tạo”, anh chia sẻ.

Đặc biệt, khi bước ra thị trường quốc tế, khách hàng nước ngoài sẽ kỳ vọng được trải nghiệm sản phẩm ở mức độ tương đương với các thương hiệu bản địa. Điều này đòi hỏi không chỉ chất lượng sản phẩm mà còn cả sự chỉn chu trong vận hành, từ logistics (hậu cần hàng hóa), quản lý tồn kho cho đến dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Nói về cách vực dậy thương hiệu đã từng thất bại, Trọng Lâm nhấn mạnh, cần xác định rõ DNA thương hiệu (tạm dịch: bản sắc cốt lõi), yếu tố thực sự khác biệt và xây dựng một đội ngũ nhân sự đủ năng lực. “Nhân sự là tài sản quý giá nhất, là cốt lõi cho mọi sự phục hồi”, anh Lâm nêu quan điểm.

Nhìn về tương lai, Trọng Lâm cho rằng thời trang Việt Nam đang ở một thời điểm bước ngoặt.

Anh tin tưởng: “Ngành thời trang nước ta không thiếu nhân tài, chỉ là họ chưa có nhiều đất dụng võ. Điều còn thiếu có chăng là niềm tin vào giá trị bản thân và tầm nhìn dài hạn để xây dựng những nước đi hợp lý, mang tầm vóc quốc tế”.

Theo Dân Trí

Continue Reading

Khởi Nghiệp

Loạt local brand Việt dắt tay nhau rời cuộc chơi chỉ trong 6 tháng

Published

on

Chi phí thuê mặt bằng tăng cao, sức mua giảm do kinh tế khó khăn và sự phát triển của thói quen mua sắm online đẩy nhiều brand Việt dắt tay nhau rời cuộc chơi quyết định đóng cửa.

Ngày 6/4, thương hiệu thời trang nội địa Mia Ritta (Hà Nội) chính thức tuyên bố đóng cửa cơ sở kinh doanh vật lý, chuyển sang kênh bán online. Tuy không hoàn toàn rời khỏi thị trường thời trang, nhãn hàng này góp phần nối dài “làn sóng” đóng cửa hàng loạt của các local brand Việt, phản ánh bức tranh thị trường cạnh tranh gay gắt.

Trao đổi với Tri Thức – Znews, Thanh Hường, founder của Mia Ritta, cho biết quyết định này đến từ nhiều lý do, bao gồm chi phí thuê mặt bằng cao, chiếm phần lớn ngân sách vận hành của đơn vị kinh doanh thời trang. Ngoài ra, xu hướng mua sắm online của khách hàng cũng đẩy các local brand vào thế khó.

Đồng tình với Thanh Hường, Quý Cao, chủ sở hữu thương hiệu Caostu (TP.HCM), cũng cho rằng sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử với số lượng lớn voucher đi kèm ít nhiều thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng thời trang.

Theo anh, đó là lý do nhiều chuỗi cửa hàng vật lý phải rời cuộc chơi từ năm ngoái. Việc vận hành chuỗi không còn phù hợp với thị trường thời trang hiện tại, gây tốn kém chi phí, dẫn đến quyết định chuyển sang mô hình kinh doanh số hoá.

Quý IV/2024, các hãng thời trang nội địa lâu năm như Lep’, Elpis, Catsa đồng loạt nói lời tạm biệt. Bước sang năm 2025, chỉ trong chưa đầy 3 tháng, thương hiệu giày MỘT, cùng 2 nhãn hàng thời trang The Peachy và Hnoss cũng lần lượt đóng cửa. Điều này phản ánh tình trạng kinh doanh khó khăn của các local brand trong nước.

Tại sao local brand đồng loạt đóng cửa?

Theo Quý Cao, tình trạng kinh tế khó khăn hậu đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Thời trang cũng nằm trong số đó.

Ngoài ra, sự phát triển trong tư duy thời trang và tâm lý mua sắm của người tiêu dùng Gen Z cũng trở thành thử thách đối với nhiều thương hiệu lâu năm trong nước. Khách hàng trẻ ngày càng kỹ tính, chọn lọc cẩn thận hơn.

Việc ra mắt sản phẩm theo mùa, bộ sưu tập hay trào lưu trở thành xu hướng hiện nay, khiến nhiều local brand không bắt kịp, dẫn đến tình trạng kiệt quệ về nguồn lực kinh tế và nhân sự. Một số thương hiệu nội địa không còn lợi thế cạnh tranh, buộc phải rời cuộc chơi.

Founder thương hiệu thời trang Caostu cũng cho biết thời trang thiết kế tại Việt Nam trở nên cởi mở hơn trong khoảng 5 năm gần đây. Thiết kế đa dạng và giá thành thấp hơn so với mặt bằng chung trong khu vực khiến các sản phẩm này được đón nhận.

Tuy nhiên, chiến lược xây dựng câu chuyện, tinh thần, nhận diện và cá tính thương hiệu của nhiều đơn vị hiện nay tương đối giống nhau. Đây có thể trở thành bất lợi cho đơn vị kinh doanh muốn đi đường dài.

“Mở một thương hiệu thời trang ở Việt Nam rất dễ, nhưng việc duy trì hoạt động, vận hành một cách hiệu quả không phải điều đơn giản. Những nhãn hàng không có kế hoạch và sự chuẩn bị về dòng tiền đều có nguy cơ đóng cửa cao”, Quý Cao chia sẻ.

Trong khi đó, Thanh Hường nhận định rằng tình trạng đóng cửa hàng loạt đến từ sức mua giảm do suy thoái kinh tế. Ngoài ra, nhiều đơn vị kinh doanh phải gồng gánh từ đại dịch đến nay, dẫn đến cạn kiệt tài chính và quyết định rời thị trường vào thời điểm này.

Chủ sở hữu local brand đến từ Hà Nội dự đoán rằng “làn sóng” này sẽ kéo dài đến khi tình hình kinh tế thế giới trở nên khả quan hơn.

Tia sáng của bức tranh thời trang nội địa

Có thể thấy, thị trường local brand cạnh tranh khốc liệt hiện nay đòi hỏi các thương hiệu phải thay đổi để tồn tại. Do đó, Thanh Hường quyết định đóng cửa hàng vật lý, tập trung vào phát triển kênh bán hàng online.

Bên cạnh việc thay đổi mô hình kinh doanh, chủ thương hiệu thời trang này cũng tái định vị tệp khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm, tìm phương pháp marketing, bán hàng phù hợp.

Nhà sáng lập hãng thời trang cho rằng những nhãn hàng thành công trong bối cảnh khó khăn hiện tại đều phải linh hoạt, thay đổi kịp thời, tập trung vào sáng tạo sản phẩm và tìm ra các phương án tiếp thị mới mẻ, hấp dẫn.

Tương tự, Quý Cao cũng nhận thấy những đốm sáng trong bức tranh local brand tại Việt Nam hiện nay. Song song với những nhãn hàng rời cuộc chơi, nhiều đơn vị kinh doanh mới ra đời, mang đến những sản phẩm thể hiện sự đầu tư về chất lượng, thiết kế và chiến dịch truyền thông.

“Tôi tin tưởng vào câu ‘Hoa sen mọc lên từ bùn’. Dù ở hoàn cảnh nào, các thương hiệu thức thời vẫn đủ sức vươn lên, bứt tốc, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường”, Quý Cao chia sẻ với Tri Thức – Znews.

Founder local brand này nhận định rằng tình trạng khó khăn có khả năng kéo dài đến giữa năm 2025, sau đó dần hồi phục. Các phương án hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi sau khủng hoảng, hướng đến phát triển bền vững đã được đưa ra.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang chứng minh vị thế điểm đến mua sắm thời trang lý tưởng của người dân trong khu vực Đông Nam Á, bên cạnh Thái Lan.

Dù trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, Quý Cao chưa từng nghĩ đến việc đóng cửa. Theo anh, một số phương pháp để tồn tại trên thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay bao gồm hoàn thiện quy trình vận hành, bộ máy bán hàng, quy trình sản xuất, phát triển đội ngũ, đảm bảo chất lượng sản phẩm và thiết kế phù hợp thị trường.

Bên cạnh việc mở rộng tệp khách hàng và gia tăng độ phủ thương hiệu, chăm sóc người tiêu dùng cũ để đảm nguồn thu ổn định cũng là ưu tiên hàng đầu.

“Tiềm lực tài chính và đội ngũ kinh doanh giỏi là một phần quan trọng đối với sự phát triển của một local brand. Thương hiệu thời trang về bản chất là đơn vị kinh doanh”, Quý Cao kết luận.

Tái thương mại trong ngành thời trang

Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.

Theo ZingNews

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .