Connect with us

Thị Trường

Giới trẻ đặt hàng trước Black Friday ‘thứ sáu đen tối’ để dọn sạch giỏ hàng

Published

on

Rất nhiều bạn trẻ tại TP.HCM đã lên sẵn đơn với các mặt hàng muốn mua, quyết dọn sạch giỏ hàng vào ‘ngày thứ sáu đen tối’ Black Friday tới.

Giới trẻ chờ Black Friday 'thứ sáu đen tối' để dọn sạch giỏ hàng - Ảnh 1.

Rất nhiều người dân TP.HCM đợi đến ngày Black Friday để được mua sắm thỏa thích – Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sợ quên nên lên sẵn đơn

Bạn Tiến Anh (21 tuổi, ngụ quận Tân Bình) nói đã đợi ngày Black Friday (rơi vào ngày 29-11) này rất lâu. Đây là dịp để Tiến Anh mua những thứ đồ mình cần và có kế hoạch mua từ lâu.

Để khỏi sót, Tiến Anh đã lên sẵn các đơn trên giỏ hàng. Tiến Anh cũng quyết “săn sale” bằng được một “hộp mù” trong dịp này để bắt trend, bởi giá thường ngày của sản phẩm này cao với anh, từ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng/sản phẩm.

Giới trẻ chờ Black Friday 'thứ sáu đen tối' để dọn sạch giỏ hàng - Ảnh 2.

Ngập hàng giảm giá 50%, thậm chí 80% tại các trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM – Ảnh: MINH QUÂN

Tiến Anh cho biết mua sắm trong ngày Black Friday lợi vô cùng. Từ việc được mua hàng sale “đỉnh nóc kịch trần”, được miễn hoặc giảm phí vận chuyển. “Khi mua số lượng lớn tại cùng một thương hiệu, tôi còn có cơ hội nhận được voucher giảm giá cho lần tiếp theo. Sưu tầm voucher cũng là một chiến lược mua sắm” – Tiến Anh cười nói.

Giới trẻ chờ Black Friday 'thứ sáu đen tối' để dọn sạch giỏ hàng - Ảnh 3.

Quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, Minh Thư (24 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) cho biết không thể bỏ qua đợt Black Friday này.

Điều khiến Thư sợ ở các dịp mua hàng giảm giá này là mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Để chắc ăn, bạn đã tìm hiểu và tham khảo đánh giá của người dùng với một số nhãn hàng, thương hiệu lớn, sau đó lên sẵn đơn.

Minh Thư trăn trở: “Đừng vì chút lợi ích trước mắt mà mua các sản phẩm kém chất lượng, đặc biệt với các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. Thực trạng cướp đơn, làm giả đơn hàng rất phổ biến. Tôi luôn khuyên bạn bè mình cảnh giác ngay cả khi đã cầm đơn hàng trên tay”.

Từng thất vọng với mùa Black Friday năm trước vì sale toàn hàng cũ, Trung Tín (22 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) không còn trông đợi nhiều nhưng vẫn sẽ đến các trung tâm thương mại với hy vọng chọn được hàng giảm giá ưng ý.

“Tôi ưu tiên mua sắm trực tiếp tại cửa hàng vào ngày Black Friday vì có thể dễ dàng bảo hành, đổi trả nếu sản phẩm có vấn đề. Hy vọng các mặt hàng được giảm giá đợt này sẽ bao gồm những mẫu mã mới, thời thượng hơn thay vì các hàng tồn kho” – Tín nói.

Giới trẻ chờ Black Friday 'thứ sáu đen tối' để dọn sạch giỏ hàng - Ảnh 4.

Một bạn sinh viên tại TP.CHM đang ngắm nghía thú nhồi bông được gắn bảng giảm giá tại một trung tâm thương mại ở TP.HCM – Ảnh: MINH QUÂN

Giảm giá tới 80%, gửi tin nhắn từng khách

Chị Thanh Huyền, nhân viên một hãng thời trang lớn tại trung tâm thương mại Vincom Plaza (đường 3 Tháng 2, quận 10, TP.HCM), cho biết đang tung nhiều chương trình ưu đãi, hàng đồng giá từ 99.000 đồng, giảm 50%. Cùng đó là các chương trình khuyến mãi giảm 10% cho sản phẩm mới, mua 2 tính tiền 1, mua 6 tính tiền 5…

Anh Trọng Khang, đại diện một thương hiệu đồng hồ tại quận 1, cho hay để hút khách trong đợt Black Friday, cửa hàng đã “sale sập sàn” tới 60%. Đi kèm còn là các chính sách rất thoáng về bảo hành, đổi trả, miễn phí thay pin trọn đời đối với các sản phẩm mua trong đợt này.

Giới trẻ chờ Black Friday 'thứ sáu đen tối' để dọn sạch giỏ hàng - Ảnh 4.

Nhiều nhãn hàng, thương hiệu lớn đã quyết định chơi lớn, sale sâu 80% – Ảnh: MINH QUÂN

Đại diện nhiều cửa hàng, thương hiệu thời trang, mỹ phẩm tại Vincom Plaza cũng cho biết đang có nhiều hoạt động hướng đến đợt siêu khuyến mãi trong năm. Ngoài việc tung ra các chương trình khuyến mãi sâu để kích cầu mua sắm, các đơn vị còn gửi tin nhắn, tặng phiếu giảm giá đến từng khách hàng thân thiết.

Thanh My, đại diện cho một thương hiệu vali có mặt tại một trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM, cho biết đã giảm giá đến 80% trên nhiều dòng sản phẩm. Điều này là chưa từng có tiền lệ với thương hiệu này. Chương trình giảm giá các vali có giá hơn 4 triệu đồng nay chỉ còn khoảng 880.000 đồng đang thu hút nhiều người mua sắm.

“Siêu sale” trên các sàn thương mại điện tử

Đồng hành cùng Black Friday, nhiều sàn thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đang tung ra rất nhiều chương trình giảm giá, trợ giá, miễn phí vận chuyển, hoàn tiền.

Đại diện Shopee cho biết đợt này sàn thương mại này tung ra chiều chương trình về hỗ trợ giá vận chuyển 0 đồng, tặng voucher giảm giá lên tới 1 triệu đồng, trợ giá với các mặt hàng trên Shopee Video đến 50% giá.

Vị này còn cho biết Shopee sẽ hợp tác cùng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (iDEA) triển khai chương trình “Shopee chung tay cùng hàng Việt” diễn ra từ ngày 29-11 đến 1-12. Chương trình sẽ giới thiệu tới người dùng các bộ sưu tập sản phẩm Việt chất lượng thuộc đa dạng ngành hàng đi kèm các voucher và ưu đãi hấp dẫn.

Theo Tuổi Trẻ

Continue Reading

Pháp Luật

Bỏ thuế khoán vào năm 2026 hộ kinh doanh sẽ được chia thành 4 nhóm doanh thu để quản lý

Published

on

Sau khi bỏ thuế khoán, hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý và chính sách thuế phù hợp hơn, minh bạch hơn.

Tại họp báo thường kỳ quý II/2025 của Bộ Tài chính chiều 2/7, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính), cho biết, việc bãi bỏ thuế khoán nhằm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm chênh lệch giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo môi trường công bằng với người làm công ăn lương. Thực tế, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ như hàng quán, chợ truyền thống có doanh thu dưới hoặc chỉ nhỉnh hơn ngưỡng chịu thuế, vẫn đóng thuế khoán cố định.

Để thay thế thuế khoán, Dự thảo Luật Quản lý thuế dự kiến chia hộ, cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm doanh thu, áp dụng phương pháp quản lý khác nhau. Cụ thể:

Nhóm 1: Doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm, sẽ không phải chịu thuế và được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử sau khi bỏ thuế khoán. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.

Nhóm 2: Doanh thu từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm, có lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ năm 2027 – 2028. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.

Nhóm 3: Các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng có doanh thu 1 – 3 tỷ đồng/năm và lĩnh vực thương mại, dịch vụ có doanh thu 1 – 10 tỷ đồng/năm. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện chế độ kế toán đơn giản.

Nhóm 4: Doanh thu trên 10 tỷ đồng. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện các chế độ kế toán như các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quy định.

Ngoài ra, cơ quan thuế dự kiến đề xuất tăng mức ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân lên ít nhất gấp đôi mức 200 triệu đồng/năm. Đồng thời, sửa đổi tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân cho hộ, cá nhân kinh doanh phân biệt theo quy mô doanh thu; kiến nghị sửa đổi các chính sách pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh phát triển.

Theo Phó Cục trưởng Mai Sơn, các nội dung nêu trên mới chỉ là dự kiến. Cục Thuế sẽ tiếp tục lấy ý kiến người dân, hiệp hội, chuyên gia để hoàn thiện khung quản lý, báo cáo Bộ Tài chính, trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Ver2Solution tổng hợp
kinhtechungkhoan.vn

Continue Reading

Quốc Tế

Trung Quốc phanh phui đường dây bán hàng giả với kho rộng bằng 20 sân bóng, tịch thu 200.000 món đồ nhái

Published

on

Theo tờ The Guardian, cảnh sát Trung Quốc đã đột kích văn phòng và các kho hàng của sàn thương mại điện tử Pandabuy (Trung Quốc), sau khi 16 thương hiệu báo cáo về dấu hiệu vi phạm bản quyền. Cảnh sát đã bắt giam hơn 30 nghi phạm, tịch thu hàng triệu bưu kiện, bao gồm hơn 200.000 đôi giày thể thao làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng.

Cuộc điều tra được khởi xướng từ năm 2022, do Corsearch – công ty chuyên về bảo vệ sở hữu trí tuệ – dẫn đầu. Công ty này ghi nhận sự bùng nổ của Pandabuy trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, nơi hàng loạt người dùng chia sẻ cách mua hàng thời trang “cao cấp” với giá rẻ bất ngờ.

Sau 6 tháng điều tra, các nhà chức trách phát hiện hoạt động vi phạm của Pandabuy đã trải rộng trên 5 thành phố ở Trung Quốc, với 2.200 nhân viên, có các nhà kho với tổng diện tích 100.000 m², tương đương 20 sân bóng đá.

Corsearch phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu thương hiệu lớn và Đơn vị chống tội phạm sở hữu trí tuệ của Sở cảnh sát thành phố London. Những thông tin thu thập được sau đó được chuyển giao cho nhà chức trách Trung Quốc, mở đường cho cuộc đột kích quy mô lớn.

Sự hợp tác xuyên biên giới này được đánh giá là yếu tố then chốt trong việc triệt phá mạng lưới buôn bán hàng giả quy mô toàn cầu. Thanh tra thám tử Andrew Masterson chia sẻ rằng: “Đây là lần đầu tiên sự hợp tác giữa chủ sở hữu thương hiệu, cơ quan thực thi pháp luật, công ty luật và nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới để hành động chống lại một đơn vị mua sắm hàng giả có quy mô như thế này”.

Pandabuy có trụ sở tại Hàng Châu, hoạt động như một trung gian giúp người dùng tại Mỹ và châu Âu tiếp cận các mặt hàng thời trang nhái từ các nhà bán lẻ Trung Quốc. Nền tảng này đã nổi lên như một cái tên quen thuộc với giới trẻ toàn cầu tìm kiếm các phiên bản “fake 1:1” của các thương hiệu đình đám như Nike, Supreme hay Louis Vuitton. Chỉ tính riêng năm 2023, doanh thu của Pandabuy được cho là lên tới gần 5,5 tỷ USD với hơn 50 triệu sản phẩm hàng giả.

Theo dõi suốt 6 tháng, phanh phui đường dây bán hàng giả với kho rộng bằng 20 sân bóng, tịch thu 200.000 món đồ nhái- Ảnh 2.

Các thương hiệu bị ảnh hưởng được kỳ vọng sẽ tiếp tục các hành động pháp lý và vận động siết chặt kiểm soát hàng giả. Thành công của chiến dịch lần này có thể tạo tiền lệ cho những đợt truy quét tiếp theo nhắm vào các nền tảng phân phối hàng giả khác đang nổi lên.

Corsearch khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật để giám sát và ngăn chặn tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong ngành thời trang – lĩnh vực vốn có tỷ lệ làm giả cao nhất thế giới.

Vụ việc của Pandabuy cho thấy tầm quan trọng của sự phối hợp toàn cầu giữa khối tư nhân và cơ quan công quyền trong cuộc chiến chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Theo An ninh tiền tệ

Continue Reading

Quốc Tế

Khủng hoảng thừa, Trung Quốc chỉ muốn bán hàng ra thế giới, không mặn mà mua hàng

Published

on

Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt, nhu cầu nhập khẩu của nước này lại sụt giảm. Điều này không chỉ khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó, mà còn làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại toàn cầu – đặc biệt với Mỹ trong bối cảnh đàm phán song phương vẫn đang bế tắc. Trung Quốc chỉ muốn bán hàng ra thế giới.

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm ngừng “cuộc chiến thương mại” gần đây, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cùng Chủ tịch Tập Cận Bình “mở cửa thị trường Trung Quốc cho hàng hóa Mỹ”. Tuy nhiên, thực tế đang đi ngược lại kỳ vọng đó. Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, nhập khẩu gần như không tăng trưởng kể từ cuối năm 2022.

Theo dữ liệu từ Cục Phân tích Chính sách Kinh tế Hà Lan, tính đến tháng 3/2025, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 33% về khối lượng, trong khi nhập khẩu không có biến động. Điều này phản ánh xu hướng ngày càng rõ rệt: Trung Quốc muốn bán hàng ra thế giới, nhưng lại không còn mặn mà với việc mua hàng từ các nước khác.

Nguyên nhân chính nằm ở chiến lược của ông Tập Cận Bình: xây dựng nền kinh tế “pháo đài”, tự cung tự cấp trong các ngành then chốt, đồng thời hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài – đặc biệt là Mỹ và phương Tây. Đầu tư được dồn vào các nhà máy sản xuất, trong khi tiêu dùng nội địa lại ảm đạm.

Trung Quốc đã phải chịu các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp từ nhiều quốc gia do lo ngại về dòng hàng hóa nhập khẩu từ nước này.

Chính sách “ưu tiên nội địa” của Trung Quốc ảnh hưởng ra sao đến doanh nghiệp nước ngoài?

Các doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và Nhật Bản ngày càng khó chen chân vào thị trường Trung Quốc. Nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu, cùng với chính sách “ưu tiên hàng nội địa” khiến nhiều công ty nước ngoài mất dần thị phần, dù Trung Quốc vẫn tuyên bố ủng hộ toàn cầu hóa.

Ví dụ, công ty công nghệ y tế Drägerwerk của Đức cho biết doanh số máy thở và thiết bị y tế tại Trung Quốc đã giảm một nửa trong năm 2024 so với 2023. Nguyên nhân là các bệnh viện Trung Quốc được khuyến khích mua thiết bị trong nước thay vì hàng ngoại. Tương tự, các thương hiệu như Swatch, Porsche hay tập đoàn xa xỉ LVMH cũng ghi nhận mức tiêu thụ giảm mạnh.

Thậm chí, Trung Quốc còn ban hành lệnh yêu cầu một số công ty nhà nước thay thế phần mềm Mỹ trong hệ thống CNTT của họ trước năm 2027 – được nhiều người gọi là chiến dịch “Xóa bỏ Mỹ” (Delete America). Những động thái này khiến các doanh nghiệp nước ngoài buộc phải sản xuất tại chỗ nếu muốn tồn tại ở Trung Quốc.

Việc giảm nhập khẩu tác động thế nào đến thương mại toàn cầu?

Từ lâu, các nền kinh tế đang phát triển – đặc biệt là những quốc gia xuất khẩu nguyên liệu như Brazil, Nam Phi – dựa vào nhu cầu khổng lồ từ Trung Quốc để bán sắt thép, đồng, năng lượng… Tuy nhiên, sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc đã khiến nhu cầu này tụt dốc nhanh chóng.

Từ cuối năm 2022 đến nay, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ giảm 11%, từ Nhật giảm 17% và từ Đức giảm 18%. Điều này gây lo ngại về một mô hình thương mại không bền vững, nơi Trung Quốc chỉ xuất khẩu mà không nhập khẩu tương xứng.

Dù Trung Quốc vẫn là một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch hơn 2.600 tỷ USD năm 2024 (so với 3.400 tỷ USD của Mỹ), phần lớn nhập khẩu của nước này là các mặt hàng cần thiết như chip bán dẫn, năng lượng và thực phẩm – vốn không đủ để tạo cân bằng thương mại.

Mục tiêu dài hạn của ông Tập Cận Bình là xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ tự chủ. Quốc gia này đang đạt được những bước tiến rõ rệt trong các lĩnh vực như xe điện, pin, thiết bị y tế, máy móc xây dựng… và đang thay thế dần các nhà cung ứng nước ngoài bằng doanh nghiệp nội địa.

Thậm chí, những “ông lớn” quốc doanh còn được giao chỉ tiêu thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng trong nước – không chỉ vì lý do kinh tế mà còn nhằm ứng phó với các biện pháp trừng phạt và căng thẳng địa chính trị với phương Tây.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn cố gắng thể hiện mình là “người bảo vệ toàn cầu hóa” – đối lập với chính sách bảo hộ ngày càng gay gắt của Mỹ. Trong một bài phát biểu gần đây, ông Tập khẳng định Trung Quốc ủng hộ hệ thống thương mại dựa trên luật lệ của WTO và phản đối “bắt nạt” từ phía Mỹ.

Viễn cảnh nào cho đàm phán thương mại Mỹ – Trung?

Dù hai bên đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng việc Trung Quốc nhập khẩu sụt giảm và gia tăng tự chủ kinh tế khiến một thỏa thuận thực chất trở nên khó khăn. Nhất là khi kỳ vọng đặt vào việc Trung Quốc mua thêm hàng Mỹ – như trong thỏa thuận năm 2020 – đã không đạt mục tiêu (chỉ nhập khoảng 300 tỷ USD so với cam kết 500 tỷ USD).

Trong khi đó, Mỹ đang chuẩn bị tăng thuế nhiều mặt hàng, khiến các công ty vội vàng nhập hàng về trước khi bị ảnh hưởng. Điều này càng nhấn mạnh sự khác biệt giữa mô hình thương mại “mở” của Mỹ và “đóng” dần của Trung Quốc.

Nếu xu hướng hiện nay tiếp diễn, thương mại toàn cầu có thể sẽ chứng kiến một trật tự mới: Trung Quốc trở thành công xưởng xuất khẩu hàng hóa nhưng không còn là “người mua” lớn như trước. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nước từng phụ thuộc vào sức mua của thị trường Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến chuỗi cung ứng toàn cầu lao đao, nhưng hiệp định đình chiến tạm thời mang lại hy vọng, dù các nhà sản xuất vẫn…

Theo MSN

Continue Reading

Đọc nhiều nhất

Copyright © 2024 Ver2solution.com .