Connect with us

Thị Trường

Chợ ế, siêu thị thưa khách ‘không ngờ’, do đâu?

Published

on

Người dân thắt chặt chi tiêu, sức mua trước và sau Tết giảm mạnh khiến nhiều tiểu thương, doanh nghiệp sản xuất, người bán lẻ gặp khó khăn. Nhiều người tiêu dùng tâm tư khi cho biết thu nhập giảm nhưng giá một số mặt hàng thiết yếu vẫn cao.

Chợ ế, siêu thị thưa khách 'không ngờ', do đâu? - Ảnh 1.

Với dự báo 2025 cũng sẽ là một năm khó khăn, để tránh rủi ro và kỳ vọng giữ doanh số, nhiều siêu thị đang tăng cường các chương trình khuyến mãi ngay đầu năm, trong khi doanh nghiệp chọn thay đổi phương thức sản xuất hoặc tìm hướng đi mới, thậm chí thu hẹp quy mô để duy trì hoạt động.

Chợ ế, siêu thị thưa thớt khách

Trưa 15-2, chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) khá vắng khách. Nhiều quầy sạp đóng cửa im lìm, một số treo bảng sang nhượng hoặc cho thuê, trên sạp chất cao những thùng hàng phủ bụi. Ngay cả những vị trí từng được xem là “mặt tiền vàng” – ngay lối vào chính của chợ – nay cũng bỏ trống.

Khu vực trước sảnh cầu thang dẫn lên tầng 2 trở thành bãi giữ xe máy tạm bợ. Đi dạo một vòng quanh chợ, cảnh tượng phổ biến nhất là các tiểu thương ngồi ngủ gật hoặc tám chuyện giết thời gian bởi vì “cùng ế”, đặc biệt là các gian hàng kinh doanh thời trang.

Bà Nguyễn Thị Tuyết – chủ sạp va li, hơn 40 năm bán tại chợ – cho biết tháng giêng mọi năm là lúc bán chạy nhất vì Việt kiều về nhiều, khách mua túi xách và ba lô để đi du lịch hoặc về quê. Nhưng năm nay ế dài. Mùng 6 ra bán một món, mùng 7 chẳng ai mở hàng, mùng 8 bán một món, mùng 11 cũng chỉ bán được một món.

“Chủ sạp giờ không trụ nổi, bỏ hết rồi, trống vài năm rồi sang sạp chẳng ai mướn lại. Trước đây dãy mặt tiền chợ hàng vàng sáng rực, đông khách lắm”, bà Tuyết vừa chỉ tay về phía mặt tiền chợ vừa nói.

Trong khi đó, dù là mặt hàng thực phẩm nhưng nhiều người bán cũng chịu chung cảnh vắng khách. Bà Nguyễn Thị Hương, tiểu thương bán hàng thịt tại chợ Tân Định (quận 1), cho biết mở hàng từ mùng 5 Tết nhưng do ít khách nên lượng hàng bán được chỉ bằng 30% ngày thường và bằng 50 – 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Kỳ vọng chợ Tết nhưng các ngày cao điểm sức mua chỉ bằng 40% thời điểm trước dịch COVID-19. Còn qua Tết sức mua thường sẽ thấp vì nhiều người dân chưa trở lại TP, nhưng tôi cũng không ngờ là thấp đến vậy”, bà Hương than.

Tương tự, lượng khách đến các siêu thị và trung tâm thương mại vào thời điểm đầu năm cũng khá khiêm tốn. Chiều 15-2, ghi nhận tại các siêu thị điện máy như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim (quận Bình Thạnh)…, lượng khách vào gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay, có lúc còn không có khách.

Ngay cả các siêu thị kinh doanh ngành hàng thiết yếu như Bách Hóa Xanh, Kingfoodmart, LotteMart…, lượng khách đầu năm cũng không nhiều. “Dẫu biết sức mua sau Tết sẽ giảm nhưng năm nay giảm mạnh so với mọi năm”, đại diện một siêu thị nói.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Thu Hiếu (quận 3) cho rằng việc hoạt động kinh doanh của nhiều tiểu thương gặp khó trước và sau Tết là do người dân thắt chặt chi tiêu.

“Gia đình tôi có bốn người trong độ tuổi lao động nhưng tất cả thu nhập đều bị giảm, thậm chí có người nguy cơ đang bị công ty sa thải. Do đó việc cắt giảm chi tiêu là điều phải làm, cắt từ buổi đi chợ hằng ngày đến hoạt đông vui chơi”, bà nói.

Chợ ế, siêu thị thưa khách 'không ngờ', do đâu? - Ảnh 2.Mặt tiền chợ Bà Chiểu thành chỗ để xe tạm bợ, cửa hàng vàng bỏ sạp cả dãy – Ảnh: NHẬT XUÂN

Doanh nghiệp chuyển hướng, siêu thị tăng khuyến mãi

Ông Trương Chí Thiện, tổng giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, xác nhận dù khuyến mãi liên tục nhưng sức mua chỉ được vài ngày giáp Tết, còn tính cả mùa Tết giảm khoảng 10 – 15% so với năm trước. “Sau Tết chúng tôi chạy khuyến mãi đến hết tháng 2 nhưng sức mua vẫn không khá lên được, có thể giảm 20% so với cùng kỳ năm trước”, ông Thiện cho biết.

Theo ông Thiện, năm 2025 có thể vẫn là một năm khó khăn nên đơn vị cố gắng tìm giải pháp để ổn định giá trứng, thậm chí đã trao đổi với cơ quan quản lý nhà nước về việc có thể xem xét giảm giá bán trứng trong chương trình bình ổn thị trường. “Giá tốt mới kích cầu người dân mua sắm, nếu tăng giá với tình hình sức mua và kinh tế hiện nay sẽ khó bán”, ông nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh – chủ thương hiệu Happy Flower – cho biết trước tình hình kinh doanh gặp khó, ngay đầu năm 2025 đơn vị này phải thu hẹp quy mô kinh doanh, chuyển cửa hàng về địa điểm nhỏ hơn, xa trung tâm hơn và cắt giảm một nửa nhân sự. “Tôi dự định sẽ lấn sân sang lĩnh vực ẩm thực, mở cửa hàng đồ ăn chay… để đa dạng nguồn thu chứ không thể chỉ trông cậy vào ngành hoa”, ông nói.

Ông Bùi Trung Kiên, giám đốc Công ty TNHH Xuân Thái Thịnh (Lâm Đồng), cũng cho biết đang chủ động giảm quy mô và thay đổi cách thức sản xuất bằng việc tập trung nhiều cho sản phẩm thế mạnh và giảm mạnh với các sản phẩm đại trà như cải thảo, bắp cải, xà lách…

“Các sản phẩm thế mạnh thường không được sản xuất đại trà, ngược lại cải thảo, bắp cải, xà lách… được rất nhiều nông dân gieo trồng. Do đó điều chỉnh hướng sản xuất sẽ giúp hạn chế việc đụng hàng, rớt giá thêm”, ông nói.

Cũng xác nhận sức mua sau Tết có giảm vì xu hướng chung, ông Võ Trần Ngọc – giám đốc kinh doanh Saigon Co.op – thông tin đơn vị đang áp dụng chương trình giảm giá 30 – 50% trong 30 ngày sau Tết với nhiều mặt hàng và cố gắng duy trì giá bán bình ổn với mặt hàng thiết yếu.

“Doanh số mùa Tết cơ bản ổn định nhưng trước tình hình kinh tế còn khó khăn, người dân ít tiền hơn nên việc giảm giá để đồng hành cùng người tiêu dùng cũng là cách kích thích sức mua. Chính sách này sẽ được thực hiện thường xuyên hơn”, ông Ngọc thông tin.

Tương tự, đại diện hệ thống siêu thị MM Mega Market cho biết đang đẩy mạnh các khuyến mãi như giảm giá hàng thiết yếu, tặng voucher cho khách mua hàng lần hai… ngay sau Tết để kỳ vọng kéo khách mua trở lại khi nhu cầu tiêu dùng đang trong giai đoạn thấp điểm.

Sức mua giảm mạnh không ngờ

Theo ông Nguyễn Minh – chủ thương hiệu Happy Flower, dù liên tục cập nhật mẫu mã và tung ra các sản phẩm hoa theo xu hướng giới trẻ như hoa Baby Three dịp 14-2 vừa qua… song doanh số vẫn sụt giảm.

“Trước đây khách sẵn sàng chi 750.000 – 1 triệu đồng cho một bó hoa ngày lễ, nhưng năm nay họ tìm đến những mẫu có giá thấp hơn, khoảng 500.000 – 750.000 đồng. Nhu cầu giảm, cạnh tranh lại cao nên doanh thu bị ảnh hưởng đáng kể”, ông nói.

Là đơn vị sở hữu hơn 30ha trồng rau và có lượng khách ổn định nhưng ông Bùi Trung Kiên cũng cho biết dù giá bán thấp nhưng lượng rau tiêu thụ mùa cao điểm Tết năm nay của đơn vị giảm đến 40 – 50% so với các năm. Sau Tết, khách hàng cũng nhập với lượng khiêm tốn dù giá bán nhiều loại giảm đến 30%.

Theo đại diện Công ty Đồng Xanh Farm (Lâm Đồng), dù giữ giá bán thấp nhưng lượng rau củ tiêu thụ trong đợt Tết rồi chỉ bằng phân nửa năm trước. “Hầu hết doanh nghiệp sản xuất rau củ quả và cả bán lẻ đều gặp khó do sức mua sụt giảm mạnh đến không ngờ”, vị này nói.

Theo Tuoitre.vn

Continue Reading

Trong Nước

FDI từ Trung Quốc lũ lượt vào Việt Nam: Có 2 dự án ‘khủng’ lên tới hơn 600 triệu USD vừa động thổ

Published

on

Trong 3 tháng đầu năm nay, có hơn 1,47 tỷ USD vốn đầu tư từ Trung Quốc đăng ký vào Việt Nam, tăng 68,5% so với cùng kỳ năm trước. FDI từ Trung Quốc lũ lượt vào Việt Nam, trong đó có nhiều dự án lớn liên tiếp được khởi động.

FDI từ Trung Quốc lũ lượt vào Việt Nam: Có 2 dự án 'khủng' lên tới hơn 600 triệu USD vừa động thổ- Ảnh 1.

Dự án Nhà máy Victory Giant Technology Việt Nam

Cuối tháng 3, Bắc Ninh đón thêm hai nhà máy linh kiện công nghệ cao.

Đó là dự án Nhà máy Victory Giant Technology Việt Nam của Công ty cổ phần công nghệ Victory Giant (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc); chuyên nghiên cứu và phát triển, sản xuất, kinh doanh các loại bảng mạch sử dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu lớn, Internet công nghiệp, ô tô năng lượng xanh, công nghệ truyền thông thế hệ mới, hàng không vũ trụ, thiết bị y tế…. Dự án có tổng vốn đầu tư 520 triệu USD.

Tiếp theo là dự án nhà máy của Công ty TNHH Green Precision Manufacturing Việt Nam.

Đây là doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc chuyên nghiên cứu, thiết kế và sản xuất các linh kiện cấu trúc chính xác cho sản phẩm tiêu dùng điện tử như loa, điện thoại, máy tính bảng, thiết bị thanh toán điện tử…Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 120 triệu USD.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong quý đầu năm, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai, với 1,23 tỷ USD, chiếm 28,5% tổng vốn đăng kí cấp mới (sau Singapore).

Về đầu tư, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế có đầu tư FDI và tại 55/63 tỉnh thành Việt Nam. Tính đến cuối năm 2024, Trung Quốc có 5111 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 30,83 tỷ USD.

FDI từ Trung Quốc lũ lượt vào Việt Nam: Có 2 dự án 'khủng' lên tới hơn 600 triệu USD vừa động thổ- Ảnh 2.

Đáng chú ý, chất lượng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự cải thiện vượt bậc, theo nhận định của Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành tại Hội thảo “Giới thiệu Hội chợ Canton Fair 2025” hồi đầu năm.

Theo ông thành, nếu trước đây, các dự án chủ yếu tập trung vào dệt may, da giày, nay đã dịch chuyển mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, điện tử, xe điện và các ngành công nghiệp hiện đại.

“Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc với quy mô quốc tế đã triển khai các dự án lớn, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, đồng thời tạo ra hàng loạt cơ hội việc làm và chuyển giao công nghệ”, ông Thành từng nhấn mạnh.

Trong cuộc gặp Thủ tướng hồi cuối năm ngoái, Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) và PowerChina đang đề xuất tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông lớn tại Việt Nam như Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn và Hải Phòng – Quảng Ninh – Móng Cái. Đồng thời cũng mong muốn tham gia các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt đô thị tại TP.HCM…

Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 9/2024, Ngân hàng HSBC cho biết, tại Đông Nam Á, khách hàng Trung Quốc của HSBC quan tâm nhiều nhất đến việc mở rộng thị trường sang Singapore, kế đến là Việt Nam. “Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư láng giềng bởi mối quan hệ kinh tế chặt chẽ”, HSBC nhận định.

Theo Cafebiz.vn

Continue Reading

Pháp Luật

Mạnh tay chấn chỉnh livestream bán hàng

Published

on

Từ những lời quảng cáo “có cánh” trên mạng xã hội đến những chiêu trò “lùa gà” tinh vi, nhiều KOL đang đánh mất niềm tin của người tiêu dùng. Mạnh tay chấn chỉnh livestream bán hàng.

Trong kỷ nguyên số, những người nổi tiếng trên mạng xã hội (KOL) đã trở thành một “thế lực”, có sức ảnh hưởng không thể phủ nhận trong lĩnh vực thương mại điện tử, mạnh tay chấn chỉnh livestream bán hàng.

Phạt tiền – chưa đủ!

Chỉ với vài lời giới thiệu, một buổi livestream ngắn ngủi, không ít KOL có thể “hô biến” những sản phẩm chưa ai biết tới trở thành “hot trend”, thu hút hàng ngàn, thậm chí hàng triệu lượt mua. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang và những con số ấn tượng ấy lại ẩn chứa không ít góc khuất, nơi những chiêu trò quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng sản phẩm đang dần bào mòn niềm tin của người tiêu dùng.

Vừa qua, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã xử phạt bà Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm kẹo Kera.

Trong khi đó, ngay sau khi dư luận xôn xao về việc quảng cáo quá mức, “chiến thần livestream” Chu Thanh Huyền phải lên tiếng trên trang cá nhân với 3,8 triệu người theo dõi, trần tình về việc bị tố quảng cáo sai sự thật sản phẩm “sữa nước” hươu cao cổ từ Hàn Quốc.

Một “chiến thần livestream” có hàng triệu lượt theo dõi khác cũng vừa bị người tiêu dùng phản ánh kêu gọi trữ hàng với lý do sàn thương mại điện tử sắp tăng phí vào đầu tháng 4-2025. KOL này còn bị “tố” bán hàng với giá rẻ không tưởng, thấp hơn nhiều lần so với thị trường, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động bán lẻ hàng hóa tại các cửa hàng truyền thống…

Việc livestream bán hàng đã trở thành nghề kinh doanh “hốt bạc” của nhiều KOL

Việc livestream bán hàng đã trở thành nghề kinh doanh “hốt bạc” của nhiều KOL

Theo ông Hồ Tùng Bách, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia – Bộ Công Thương, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 quy định người có ảnh hưởng khi tham gia cung cấp thông tin, có nhận tài trợ từ phía doanh nghiệp thì phải thông báo trước cho người tiêu dùng rằng mình được tài trợ để cung cấp thông tin, không phải xuất phát từ chia sẻ cá nhân qua quá trình sử dụng. Từ đó, người tiêu dùng có thể đánh giá khách quan hơn về sản phẩm.

Trong trường hợp không thực hiện đúng trách nhiệm, người có ảnh hưởng có thể bị phạt 20-30 triệu đồng. Việc đưa thông tin không chính xác về sản phẩm hàng hóa do bên thứ 3 cung cấp cũng có thể bị phạt 20-30 triệu đồng…

Tuy vậy, ông Bách cho rằng mức phạt tiền như trên là quá ít so với thù lao mà người nổi tiếng, người có ảnh hưởng nhận được thông qua hợp đồng tài trợ. Pháp luật cũng có chế tài khác là công khai danh tính người bị xử lý vi phạm trên không gian mạng. Việc này có thể tác động tới hoạt động nghề, uy tín của họ.

Thời gian qua, TikTok đã gỡ bỏ chức năng bán hàng của hơn 500 nhà sáng tạo nội dung. Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam, cho biết nền tảng này đã yêu cầu người có ảnh hưởng khi livestream bán hàng phải tuân thủ các quy định, như phải nói đúng về sản phẩm, thông tin đưa đến cho khách hàng.

Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng

“Quan trọng hơn là trao quyền cho người tiêu dùng. Nếu nhận thấy hàng hóa không đúng với thông tin cung cấp của người bán, bao gồm cả hàng giả, hàng nhái hoặc hàng hóa khác với mô tả, nền tảng sẽ giải quyết khiếu nại trong 72 giờ và hoàn tiền gấp 2 lần giá trị hàng hóa” – đại diện TikTok Việt Nam khẳng định.

Theo đại diện TikTok Việt Nam, hệ thống pháp luật đã cơ bản đầy đủ. Dù vậy, vẫn cần đẩy mạnh tuyên truyền để người có ảnh hưởng và người tiêu dùng nắm rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình.

“TikTok cam kết tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng; ngăn chặn người bán hàng quảng cáo sai sự thật, không chịu trách nhiệm về sản phẩm với mục đích bán được nhiều hàng hơn so với người đầu tư trí tuệ giải thích sản phẩm chi tiết để thuyết phục người mua” – ông Thanh cho biết.

Trong khi đó, ông Bùi Thanh Thủy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, nhấn mạnh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mặt khác, người tiêu dùng khi mua bán hàng hóa, nếu phát hiện sai so với quảng cáo, tem mác thì nên phản ánh, khiếu kiện, thay vì thực tế hiện nay là hầu như bỏ qua mà không lên tiếng.

Thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng của người tiêu dùng trong việc mua sắm trên không gian mạng. Cùng với đó, nghiên cứu các quy định pháp luật để hạn chế hành vi vi phạm, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Trước thực tế trên, TS Đào Cẩm Thủy, Chủ nhiệm Bộ môn Marketing, Viện Quản trị Kinh doanh Trường ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội, cho rằng cần quản lý đa chiều hơn lĩnh vực này. KOL muốn bán hàng cần có giấy phép hoạt động để cung cấp thông tin, dịch vụ trên mạng xã hội, đăng ký khuyến mãi theo quy định, bảo đảm chất lượng…

TS Đào Cẩm Thủy đề xuất cơ quan quản lý cần xây dựng chế tài xử phạt mạnh tay đối với hành vi quảng cáo sai sự thật. Bên cạnh đó, cấm người có ảnh hưởng xuất hiện trên mạng xã hội nếu vi phạm; nếu nghiêm trọng có thể yêu cầu chấm dứt hành nghề, để tránh việc “tẩy trắng” sau khi vi phạm.

Phân loại KOL để quản lý

Theo Bộ Tài chính, các KOL được chia thành 3 nhóm chính: Người có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội, từ đó tạo ra ảnh hưởng trên không gian mạng (chiếm khoảng 21,8%); người không có uy tín trong xã hội nhưng tạo ra ảnh hưởng nhờ có lượng theo dõi lớn trên không gian mạng (khoảng 42%); người có ảnh hưởng gián tiếp trên không gian mạng (khoảng 36,2%).

Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy một số KOL khi livestream quảng cáo, bán hàng có doanh thu hàng chục tỉ, thậm chí cả trăm tỉ đồng. Đây là một trong những lý do Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của cá nhân, hộ kinh doanh.

Theo nld.com.vn

Continue Reading

Trong Nước

Người dân TP HCM ngày càng ít đi chợ

Published

on

Sở Công Thương TP.HCM cho biết trong dịp Tết Ất Tỵ vừa qua, sức mua trên các kênh phân phối truyền thống như chợ, tạp hóa yếu hơn siêu thị và các nền tảng thương mại điện tử. Người dân TP HCM ngày càng ít đi chợ.

Chia sẻ tại họp báo về tình hình kinh tế – xã hội TP.HCM chiều 6/2, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TP.HCM cho biết thói quen tiêu dùng của người dân thời gian qua đã có nhiều thay đổi, người dân TP HCM ngày càng ít đi chợ.

Theo ông Hùng, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sức mua tại các kênh truyền thống như chợ và cửa hàng tạp hóa tiếp tục suy giảm, trong khi các kênh phân phối hiện đại lại có sự tăng trưởng đáng kể.

“Mặc dù lượng hàng hóa lưu thông qua 3 chợ đầu mối những ngày cận Tết tăng 70-80% so với ngày thường, nhưng vẫn giảm so với năm trước. Ngược lại, các hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị lại ghi nhận sức mua tăng mạnh. Ví dụ, Bách Hóa Xanh ghi nhận mức tăng hơn 30%”, đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho hay.

Đặc biệt, trong cao điểm mua sắm Tết năm nay, hệ thống phân phối đã mở rộng thời gian hoạt động, chỉ nghỉ đêm 30 Tết và hoạt động trở lại từ mùng 2. Nhờ đó, thói quen dự trữ hàng trước Tết giảm dần, giúp tình trạng ùn ứ trước Tết cũng giảm đáng kể.

“Người dân ngày càng có xu hướng mua sắm trực tiếp tại siêu thị từ mùng 3 Tết thay vì tích trữ sớm”, ông Hùng nhấn mạnh.

Thực tế, Cục Thống kê TP.HCM ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng đầu năm – cao điểm mua sắm trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ – đã đạt 107.996 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, doanh thu bán lẻ chiếm gần 50%, ước đạt 53.717 tỷ đồng, tăng 11,5% so với tháng 1/2024.

Nếu so sánh với dịp Tết Giáp Thìn vào tháng 2/2024, ngành bán lẻ – dịch vụ Tết này tăng hơn 28%.

Song song đó, dịch vụ hỗ trợ vận tải, bưu chính và chuyển phát đạt doanh thu 29.954 tỷ đồng, tăng mạnh 25,5% so với tháng 1/2024, phần nào phản ánh sức mua trên thị trường thương mại điện tử cũng như nhu cầu biếu tặng dịp Tết này.

Ông Nguyễn Minh Hùng cho hay thương mại điện tử trên địa bàn TP đã tiếp tục duy trì đà phát triển với tốc độ tăng trưởng 30-50% mỗi năm.

Theo ông Hùng, nhờ các giải pháp đồng bộ được triển khai từ đầu năm 2024, thị trường TP.HCM trong dịp Tết Ất Tỵ không xảy ra tình trạng khan hàng hay sốt giá. Các chương trình khuyến mại và giảm giá cũng được triển khai rộng rãi, góp phần thúc đẩy sức mua. Các doanh nghiệp bình ổn thị trường đã thể hiện tính chuyên nghiệp, tuân thủ quy chế và đảm bảo cân đối cung – cầu.

Tuy nhiên, trao đổi với Tri Thức – Znews, ông Hùng cho biết việc kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy sức mua tại TP.HCM vẫn là một thách thức lớn đối với Sở Công Thương. Trước áp lực này, Sở đã có chỉ đạo khẩn, triển khai ngay một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối và kích cầu tiêu dùng.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động khuyến mại. Một trong những giải pháp quan trọng là phân cấp quản lý khuyến mại về các quận, huyện, giúp nhiều doanh nghiệp dễ dàng triển khai chương trình kích cầu.

Ngoài ra, các chương trình khuyến mại tập trung cũng được tổ chức quy mô hơn, sôi động hơn, tiếp cận đa dạng đối tượng tiêu dùng từ cả phân khúc cao cấp lẫn thu nhập thấp.

Bên cạnh đó, TP.HCM đang tập trung xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhằm đẩy mạnh tiêu dùng trong nước để người dân tin tưởng và ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam thay vì hàng nhập khẩu.

Theo ZingNews
Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .