Connect with us

Công Nghệ

Canh bạc 52 tỷ USD của Jack Ma hồi sinh Alibaba ngoạn mục: Đánh bại DeepSeek để giành hợp đồng từ Apple, dù ở ẩn nhưng vẫn lãnh đạo công ty chuyển hướng khỏi TMĐT

Published

on

Trong khi ở ẩn, Jack Ma đã âm thầm thực hiện một cuộc cải tổ để hồi sinh Alibaba và chính thức trở lại trước truyền thông. Đây cũng là lý do iPhone tại Trung Quốc chọn Alibaba chứ không phải DeepSeek. Canh bạc 52 tỷ USD của Jack Ma hồi sinh Alibaba.

Canh bạc 52 tỷ USD của Jack Ma hồi sinh Alibaba, tờ Financial Times (FT) cho hay mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) Qwen của Alibaba đã được Apple chọn để chạy các chức năng AI trên iPhone tại Trung Quốc, trong khi Jack Ma xuất hiện trở lại trên truyền thông cùng nhà lãnh đạo đất nước.

Đáng nói hơn, Apple đã cân nhắc DeepSeek, nhưng nhà táo khuyết cuối cùng lại chọn đế chế của Jack Ma cho thị trường Trung Quốc.

Những dấu hiệu này đã cho thấy sự hồi sinh ngoạn mục của Jack Ma cũng như Alibaba, nhưng đằng sau đó là cả một canh bạc mang tên trí thông minh nhân tạo (AI) của huyền thoại làng công nghệ Trung Quốc trong thời gian ở ẩn.

Tháng 2/2025, Alibaba tuyên bố sẵn sàng chi 380 tỷ Nhân dân tệ (52,5 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng AI trong 3 năm tới, nhiều hơn tổng số tiền mà tập đoàn này đã chi trong 10 năm qua.

Theo FT, chính Jack Ma đã âm thầm chủ trì cuộc chuyển đổi chiến lược này khi vẫn đang bị “lưu đày”.

Xin được nhắc rằng vào cuối năm 2022, khi Trung Quốc đang nới lỏng ba năm kiểm soát đại dịch thì Alibaba, đế chế thương mại điện tử (TMĐT) khổng lồ của Jack Ma đã bị các cơ quan quản lý điều tra còn đối thủ cạnh tranh thì lấy mất thị phần.

Canh bạc 52 tỷ USD của Jack Ma hồi sinh Alibaba ngoạn mục: Đánh bại DeepSeek để giành hợp đồng từ Apple, dù ở ẩn nhưng vẫn lãnh đạo công ty chuyển hướng khỏi TMĐT- Ảnh 1.

Giá cổ phiếu Alibaba đang hồi phục

Giá cổ phiếu của công ty đã giảm 80% so với mức đỉnh điểm. Bản thân vị tỷ phú này đã chuyển đến Tokyo, rút lui khỏi tầm nhìn của công chúng sau khi mất đi sự ủng hộ của Bắc Kinh.

Thế rồi nguồn tin thân cận của FT cho hay vào tháng 11/2024, sự thành công của ChatGPT đã khiến Jack Ma nhận ra Alibaba đang sa sút đến mức nào khi đế chế của mình không còn chạy đua những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.

Kể từ đó, Jack Ma đã âm thầm gieo mầm hàng loạt cuộc chuyển đổi, từ tập trung phát triển TMĐT sang AI.

Trong 2 năm kể từ khi ChatGPT ra mắt, Jack Ma đã thầm lặng chủ trì một cuộc chuyển mình chiến lược được kỳ vọng sẽ đưa Alibaba vào vị trí dẫn đầu trong nỗ lực triển khai AI trên toàn quốc của Trung Quốc.

Tờ FT nhận định Alibaba đang có vị thế cao nhất trong việc tận dụng sự bùng nổ AI tại Trung Quốc chứ không phải DeepSeek. Trong ba năm qua, gã khổng lồ công nghệ này đã tăng cường đầu tư vào AI, hỗ trợ các công ty khởi nghiệp, chi tiêu xa xỉ cho chip và thuê hàng chục nhà nghiên cứu.

Thành công của Qwen với Apple chỉ là một trong số vô vàn những thành công mà Alibaba đang hướng tới. Hiện Qwen cũng đang là LLM dẫn đầu thị trường Trung Quốc.

Đặc biệt động thái mang tính biểu tượng khi Jack Ma được chọn ngồi ở hàng ghế đầu cùng với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác tại một cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 2/2025 đã kích thích các nhà đầu tư.

Giá cổ phiếu Alibaba đã tăng vọt 66% kể từ đầu năm đến nay.

Âm thầm cải tổ

Sự sụp đổ của Alibaba diễn ra rất nhanh khi vào đầu tháng 11/2020, đây là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới với kế hoạch huy động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới trị giá 34,5 tỷ USD cho Ant Group.

Thế nhưng những phát ngôn “vạ miệng” của Jack Ma đã khiến Trung Quốc đột ngột hủy bỏ đợt IPO của Ant, còn nhà sáng lập này thì bị triệu tập đến Bắc Kinh.

Kể từ đó, Jack Ma biến mất khỏi tầm mắt công chúng còn cổ phiếu Alibaba lao dốc. Hãng Ant đã phải trải qua 3 năm bị điều tra trước khi chịu án phạt lên tới hàng tỷ USD, đồng thời có động thái chia tách nhằm giảm sức mạnh độc quyền của công ty.

Tệ hơn, mảng TMĐT cốt lõi của Alibaba dần mất thị phần cho đối thủ khi những người mua sắm thuộc tầng lớp trung lưu trước đây trung thành với Taobao và Tmall thì nay bắt đầu đổ xô đến nền tảng giá rẻ của PDD Holdings (PDD, Temu).

Trong khi đó, ByteDance (TikTok) đã thu hút những người mua sắm trẻ tuổi bằng các video ngắn gây nghiện cùng làn sóng livestream bán hàng.

Lợi nhuận của Alibaba đã giảm xuống còn 10 tỷ USD vào năm 2023, ít hơn một nửa so với mức đỉnh điểm hai năm trước đó.

Canh bạc 52 tỷ USD của Jack Ma hồi sinh Alibaba ngoạn mục: Đánh bại DeepSeek để giành hợp đồng từ Apple, dù ở ẩn nhưng vẫn lãnh đạo công ty chuyển hướng khỏi TMĐT- Ảnh 2.

Vào thời điểm đó, mặc dù Jack Ma đã từ chức khỏi mọi chức vụ chính thức tại Alibaba nhưng tỷ phú này vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với các giám đốc điều hành của công ty và vẫn là người ra quyết định quan trọng về các chiến lược của công ty.

Dù cố gắng hạ thấp ảnh hưởng từ sự ra đi của bản thân đến Alibaba nhưng sau khi chứng kiến đế chế của mình lung lay dữ dội, Jack Ma đã buộc phải hành động.

Đầu tiên, Jack Ma quyết định đưa người đồng sáng lập và đồng minh thân cận nhất của mình là Joe Tsai lên làm chủ tịch để ổn định tình hình

Nguồn tin của FT cho biết ban đầu Tsai không hứng thú với việc điều hành Alibaba nhưng chính Jack Ma đã thuyết phục ông tham gia. Vị tân chủ tịch này được giao nhiệm vụ thoái vốn khỏi nhiều tài sản không mang tính chiến lược và cải thiện vị thế của công ty với các nhà đầu tư.

Nỗ lực đầu tiên của Alibaba là chia tập đoàn thành 6 đơn vị quản lý độc lập nhưng đã buộc phải ngừng sau 6 tháng vì tâm lý nhà đầu tư chứng khoán quá yếu để chấp nhận.

Vì vậy Jack Ma và Tsai quyết định một chiến lược khác: Biến Alibaba từ một hãng TMĐT thành tập đoàn AI.

Sau đó, chuyên gia công nghệ Eddie Wu đã được chọn để kế nhiệm Daniel Zhang làm giám đốc điều hành.

Alibaba bắt đầu thực hiện một số khoản đầu tư nhỏ vào nghiên cứu LLM vào năm 2019. Đến khi ChatGPT bùng nổ thì công ty xây dựng thêm một nhóm nghiên cứu nội bộ cũng như bắt đầu rót tiền vào các công ty khởi nghiệp LLM.

Những khoản đầu tư này được quản lý bởi cựu CEO Zhang, người vẫn đang làm việc tại Alibaba với tư cách là giám đốc mảng điện toán đám mây.

Tuy nhiên CEO mới Eddie Wu đã phản đối với Jack Ma và Tsai khi cho rằng AI và điện toán đám mây sẽ mở ra chìa khóa tương lai cho Alibaba, bởi vậy nên được chính CEO nắm giữ.

Vậy là trong lễ ra mắt tháng 9/2023, Alibaba tuyên bố CEO Wu sẽ quản lý cả mảng điện toán đám mây, vốn từng được giao cho cựu CEO Zhang.

Với sự hậu thuẫn của Jack Ma và Tsai, CEO Wu bắt đầu bán hầu hết những bộ phận bán lẻ đang gặp khó khăn của Alibaba để phân bổ lại nguồn lực cho AI.

Đánh bại DeepSeek

Trong 15 tháng kể từ khi đảm nhiệm, CEO Wu đã chi 81 tỷ Nhân dân tệ (11 tỷ USD) cho chi tiêu vốn, tăng từ 34 tỷ Nhân dân tệ cách đây 15 tháng.

Công ty đã đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp, bao gồm Moonshot, MiniMax và Zhipu, với phần lớn khoản đầu tư vào điện toán đám mây và AI.

Canh bạc 52 tỷ USD của Jack Ma hồi sinh Alibaba ngoạn mục: Đánh bại DeepSeek để giành hợp đồng từ Apple, dù ở ẩn nhưng vẫn lãnh đạo công ty chuyển hướng khỏi TMĐT- Ảnh 3.

Jack Ma xuất hiện cùng các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc

Alibaba cũng đã tăng cường đội ngũ đào tạo mô hình của mình tại Qwen lên khoảng 100 người, trở thành một trong những đội ngũ nghiên cứu LLM lớn nhất Trung Quốc, đồng thời nhóm này cũng bắt đầu đưa ra ngày càng nhiều mô hình cạnh tranh hơn.

Trong khi nhà sản xuất iPhone sử dụng LLM của OpenAI tại Hoa Kỳ và các thị trường phương Tây khác, thì đối với thị trường Trung Quốc, họ phải lựa chọn một trong những mô hình đã được phê duyệt do một công ty trong nước phát triển và Qwen là cái tên được chọn.

Nguồn tin của FT cho hay Apple đã cân nhắc các mô hình tiên tiến tương tự khác của Trung Quốc nhưng đã chọn Qwen vì quan hệ đối tác này đòi hỏi sự hỗ trợ đáng kể từ các kỹ sư chuyên dụng và các nguồn lực nền tảng, những thứ không có sẵn tại các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn như DeepSeek.

Thêm nữa, vị trí dẫn đầu của Alibaba trong mảng điện toán đám mây cùng nguồn lực cơ sở hạ tầng khiến Qwen hấp dẫn hơn so với DeepSeek, nhất là các khách hàng doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp đáng tin cậy lâu dài.

“Cuộc đua LLM là một cuộc chạy marathon chứ không chỉ là về hiệu suất của mô hình. Qwen có hiệu suất mạnh mẽ, trong khi mảng điện toán đám mây AliCloud có phạm vi bao phủ toàn diện hơn cho các nền tảng AI”, Phó chủ tịch Charlie Dai tại Forrester cho biết.

Tuy nhiên theo FT, trong khi Alibaba đã phát hành các mô hình AI ngày càng cạnh tranh thì họ lại không nhận được nhiều sự chú ý bên ngoài Trung Quốc do mọi người đổ dồn về OpenAI, Microsoft, Alphabet (Google), xAI của Elon Musk hay DeepSeek.

Hiện Alibaba đã lập ngân sách 39 tỷ Nhân dân tệ trong năm nay để mua chip AI, nhiều hơn 50% so năm ngoái và còn có thể cao hơn nếu tăng trưởng vượt kỳ vọng.

Ngoài ra, Alibaba cũng đang tìm cách cạnh tranh thu hút 1,1 tỷ cư dân mạng ở Trung Quốc khi áp dụng AI vào các sản phẩm thực tế.

Trong khi Qwen và Quark là câu trả lời của Alibaba cho ChatGPT và Gemini thì họ cũng đang phải cạnh tranh trực tiếp với Doubao của ByteDance và Yuanbao của Tencent, đi kèm với đó là những startup do DeepSeek dẫn đầu.

Tháng 3/2025, Qwen đã phát hành mẫu mới nhất của mình mang tên QwQ-32B, có thể tiết kiệm chi phí hơn R1 của DeepSeek dù cùng hiệu suất.

Canh bạc 52 tỷ USD của Jack Ma hồi sinh Alibaba ngoạn mục: Đánh bại DeepSeek để giành hợp đồng từ Apple, dù ở ẩn nhưng vẫn lãnh đạo công ty chuyển hướng khỏi TMĐT- Ảnh 4.

Ngoài ra, Alibaba đang đặt cược lớn vào Quark, một ứng dụng trình duyệt dùng trợ lý AI có khả năng suy luận.

Ngay cả các đơn vị TMĐT cốt lõi bao gồm Taobao và Tmall cũng đang được khuyến khích áp dụng nhiều công nghệ AI hơn. Các nhóm đang hợp tác chặt chẽ với các kỹ sư của Qwen để cùng phát triển các chức năng cải thiện hiệu quả và trải nghiệm của người dùng.

Trong cuộc họp báo cáo tài chính tháng 2/2025, CEO Wu tuyên bố mục tiêu của Alibaba là đạt được trí tuệ nhân tạo tổng quát hay AGI, nghĩa là AI có khả năng tư duy phản biện giống con người.

*Nguồn: FT

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Công Nghệ Phần Cứng

Amazon 1 triệu robot làm việc ngày đêm khắp các cơ sở số lượng sắp ngang bằng con người

Published

on

Amazon 1 triệu robot làm việc ngày đêm khắp các cơ sở số lượng sắp ngang bằng con người. Gã khổng lồ thương mại điện tử, vốn đã dành nhiều năm tự động hóa các tác vụ, đang triển khai hơn 1 triệu robot làm việc tại khắp các kho vận.

Quá trình tự động hóa các cơ sở của Amazon đang tiến tới một cột mốc mới: Số lượng robot sắp ngang bằng số lượng con người.

Gã khổng lồ thương mại điện tử, vốn đã dành nhiều năm tự động hóa các tác vụ, đang triển khai hơn 1 triệu robot làm việc tại khắp các cơ sở. Kho vận nhộn nhịp đầy những cánh tay kim loại, thoăn thoắt lấy hàng từ các kệ và vận chuyển. Hệ thống tự động cũng giúp phân loại hàng hóa, trong khi các robot khác hỗ trợ đóng gói.

Một trong những robot mới của Amazon, có tên là Vulcan, có thể lấy các mặt hàng từ nhiều kệ. Amazon kết nối robot của mình với quy trình hoàn tất đơn hàng, do đó các máy có thể hoạt động song song với con người.

Rueben Scriven, giám đốc nghiên cứu tại Interact Analysis, một công ty tư vấn về robot, cho biết: “Họ đã tiến gần hơn một bước tới việc tích hợp hoàn toàn của robot”.

Hiện nay, khoảng 75% hoạt động giao hàng toàn cầu của Amazon được hỗ trợ bởi robot. Tự động hóa ngày càng tăng giúp hãng này cải thiện năng suất, đồng thời giảm bớt áp lực luân chuyển nhân sự giữa các trung tâm.

Đối với một số công nhân Amazon, quá trình tự động hóa ngày càng tăng đồng nghĩa với việc họ không phải làm các công việc như nâng, kéo và phân loại đơn giản. Neisha Cruz, người đã dành 5 năm làm việc tại một nhà kho của Amazon ở Windsor, Conn., trước khi được đào tạo để giám sát hệ thống robot, cho biết: “Tôi từng nghĩ rằng mình sẽ phải nâng vật nặng, tôi nghĩ rằng mình sẽ phải đi bộ như điên”.

Hiện tại, Neisha Cruz chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính tại một văn phòng ở Tempe, Arizona, đảm bảo robot di động bên trong các cơ sở của Amazon trên khắp nước Mỹ hoạt động bình thường. Thu nhập đã tăng lên 2,5 lần so với trước đây.

Theo Giám đốc điều hành Andy Jassy, Amazon cũng đang triển khai trí tuệ nhân tạo trong các nhà kho của mình để cải thiện công cuộc sắp xếp hàng tồn kho, dự báo nhu cầu và hiệu quả của robot. Quy mô tổng lực lượng lao động sẽ được cắt giảm trong vài năm tới.

Là công ty tư nhân lớn thứ hai tại Mỹ, Amazon là ví dụ điển hình cho công cuộc tự động hóa trên khắp đất nước. Việc triển khai rộng rãi robot cho thấy những tiến bộ công nghệ đang tăng tốc, thay đổi cách vận hành nhà máy và ảnh hưởng lên khắp thị trường lao động.

Amazon bắt đầu đưa robot tiên tiến vào các kho hàng của mình sau khi chi 775 triệu USD vào năm 2012 để mua Kiva Systems – công ty sản xuất robot chuyên vận chuyển sản phẩm trên kệ. Vào thời kỳ đầu, robot di chuyển một lượng lớn các mặt hàng không được đóng gói, sau đó bắt đầu đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn như đóng gói, phân loại sản phẩm và nâng các vật nặng.

Những tiến bộ về tự động hóa của Amazon được thể hiện rõ tại cơ sở rộng 3 triệu foot vuông ở Shreveport, La. Tại đó, hơn 60 cánh tay robot phân loại, xếp chồng và hợp nhất hàng triệu mặt hàng. Robot cũng kéo khóa xe đẩy các gói hàng để chất lên xe tải, giúp đóng gói túi giấy cho đơn hàng của khách và vận chuyển chúng vào đúng vị trí.

Sản phẩm được vận chuyển nhanh hơn 25% qua cơ sở. Amazon cho biết công ty đã đào tạo hơn 700.000 công nhân trên toàn thế giới cho những công việc được trả lương cao hơn, bao gồm làm việc với robot.

Amazon 'bá chủ' giấc mơ tự động hóa: 1 triệu robot làm việc ngày đêm khắp các cơ sở, số lượng sắp ngang bằng con người- Ảnh 1.

Yesh Dattatreya, nhà khoa học ứng dụng cấp cao tại Amazon Robotics cho biết: “Bạn có những công việc hoàn toàn mới đang được tạo ra, chẳng hạn như kỹ thuật viên robot. Công nhân kho đang được đào tạo về cơ điện tử”.

Dattatreya hiện đang lãnh đạo một nhóm Amazon mới thành lập từ phòng thí nghiệm đổi mới tại Bay Area để đưa các hệ thống trí tuệ nhân tạo tiên tiến hơn vào ngành robot của mình. Ông cho biết mục tiêu là biến những robot nhà kho trong tương lai thành trợ lý có thể phản hồi lệnh bằng lời nói, chẳng hạn như dỡ hàng từ xe kéo.

Theo chuyên gia công nghệ trưởng của Amazon Robotics, Tye Brady, công ty sẽ tiếp tục cần nhiều công nhân và những con robot mới nhằm mục đích giúp công việc của họ dễ dàng hơn thay vì thay thế hoàn toàn.

“Những công việc tầm thường, nhàm chán, lặp đi lặp lại sẽ được thay thế bằng tự động hóa. Điều đó có thể khiến mọi người hoảng sợ, nhưng sẽ giúp tất cả tập trung hơn vào những gì quan trọng nhất”, Tye Brady, chuyên gia công nghệ tại Amazon Robotics cho biết.

Tại bến tàu xuất hàng ở Nashville, vẫn có rất nhiều nhân viên đang làm việc. Việc triển khai robot tạo ra những công việc mới liên quan đến hoạt động giám sát và bảo trì máy móc. Một phát ngôn viên của Amazon cho biết các cơ sở như vậy thường có 200 nhân viên bảo trì robot.

Theo Rueben Scriven, nhà phân tích cao cấp tại công ty nghiên cứu Interact Analysis, việc sử dụng cánh tay robot chính là một bước đột phá quan trọng trong tự động hóa kho hàng. Ông cũng cho biết quá trình chọn lựa đơn chiếm một nửa chi phí lao động.

“Nếu bạn có thể làm điều đó, đây thực sự là giới hạn cuối cùng của tự động hóa”, ông Scriven nói.

Trước đó, Amazon cũng ứng dụng Sparrow, robot được trang bị ống hút và phần mềm trí tuệ nhân tạo chứ không đơn thuần chỉ là đôi mắt hay bàn tay con người. Đây là nỗ lực của Amazon nhằm tự động hóa nhiều hơn các hoạt động kho bãi thông qua việc chuyển một số nhiệm vụ lặp đi lặp lại và thách thức về mặt thể chất sang cho người máy.

Trước đây, công nhân kho sẽ nhặt đồ, phân loại và đặt lên đặt xuống các kiện hàng hàng triệu lần mỗi ngày. Amazon đang cố gắng để Sparrow làm những công việc đó: nhặt nhiều loại đồ vật một cách dễ dàng với khả năng xác định rõ đặc điểm vật thể như màu sắc, hình dạng và kích thước.

“Sparrow là một bước nhảy vọt lớn trong thách thức công nghệ và phát triển công nghệ”, Joseph Quinlivan, phó Chủ tịch Công nghệ và Robot toàn cầu của Amazon, cho biết.

“Sparrow sẽ đảm nhận các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, cho phép nhân viên Amazon tập trung thời gian và năng lượng vào những việc khác, đồng thời nâng cao sự an toàn. Sparrow sẽ giúp chúng tôi thúc đẩy năng suất hiệu quả bằng cách tự động hóa một phần trong quy trình đóng gói”, báo cáo Amazon cho biết.

Theo WSJ, The NY Times

Continue Reading

Công Nghệ Phần Mềm

Vì sao video 0 view và cách giải quyết vấn đề

Published

on

Vấn đề Tiktok video 0 view và cách giải quyết vấn đề

Giải thích 1 phần nguyên nhân cho các bạn làm tiktok vấn đề tại sao đăng video ít view (hoặc 0 view).
Nguyên nhân mà Ver2Solution khẳng định là Do SPAM
Chúng tôi sẽ phân tích trên 3 yếu tố:
* Thiết bị
* Tài khoản
* Địa chỉ IP
I. Thứ nhất về thiết bị: Tiktok thu thập các thông tin sau của thiết bị
– Android: Device ID, Advertising ID, IMEI, MAC Address
– iPhone: Advertising ID
Trong đó: Advertising ID được tạo lại ở lần khởi động đầu tiên của thiết bị, do đó, iPhone mà reset lại thì xem như là máy mới.
II. Thứ hai là Tài khoản: Nếu đăng video dính unoriginal content hoặc các vi phạm khác (lỗi đỏ) liên tục sẽ bị shadow ban, các video đăng sau đó sẽ rất ít view hoặc ko có view. Lưu ý: Nếu trong máy đăng nhập nhiều account thì các acc đó cũng bị vi phạm liên đới, flop chung.
III. Thứ ba là địa chỉ IP: Tiktok không cấm việc dùng chung địa chỉ IP cho nhiều account, tuy nhiên nếu 1 trong các account đó vi phạm thì các account khác dùng chung địa chỉ IP đó cũng sẽ bị shadow ban. VPN là 1 trong những loại proxy dùng chung phổ biến nhất hiện nay, 1 ip được dùng chung cho vài trăm đến vài chục nghìn account cùng 1 lúc. Khi có 1 vài account dùng IP đó vi phạm thì Tiktok sẽ shadow ban hẳn 1 subnet (thay vì shadow ban IP). Ví dụ ip là “1 . 214 . 12 . 344 bị ban thì Tiktok sẽ ban luôn 1 subnet 1 . 214 . 12 . xxx
Nhiều bạn thắc mắc: Dùng có đúng 1 account duy nhất và content tự làm thì sao vi phạm được? Vấn đề là bạn không vi phạm nhưng người khác vi phạm.
Sau khi biết được nguyên nhân rồi thì cần phải làm gì?
1. Về thiết bị: Ưu tiên dùng iPhone
2. Về tài khoản: Thấy dính đỏ nhiều thì nên bỏ account, tạo cái mới. Key quan trọng như tài khoản rất nhiều nên nếu bạn có key xịn thì không cần lo gì cả, chỉ cần tập trung sản xuất content thường xuyên.
3. Về địa chỉ IP: Ưu tiên dùng Proxy thay vì VPN, có các loại proxy phổ biến hiện nay:
– Shared Datacenter Proxy: Loại này VPN đang dùng, bao trùng
– Private Datacenter Proxy: Loại này gần như không trùng nhưng không Ẩn danh, Tiktok vẫn phát hiện mình đang dùng Proxy, tuy nhiên hạn chế shadow ban.
– President Proxy: Ẩn danh hoàn toàn
– Mobile LTE Proxy: Ẩn danh hoàn toàn
Về mặt kỹ thuật Tiktok không có cách nào phân biệt được người dùng President Proxy, Mobile LTE Proxy với người dùng bình thường không fake IP, do đó khi dùng 2 loại đó thì không bao giờ bị 0 view (trừ khi dính lỗi đỏ)
Mình và đội ngũ Ver2Solution sẽ tiếp tục update và nghiên cứu, thống kê chia sẻ để thị trường Việt Nam được phát triển cạnh tranh lớn hơn so với Trung Quốc và các nước ĐNÁ đang xâm chiếm và đánh sập doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam.
Ver2Solution Research

Continue Reading

Công Nghệ Phần Mềm

Vấn đề của Microsoft nhận ra ở đối thủ: ChatGPT tiện và có ích quá, không ai cần đến Copilot nữa

Published

on

Mùa xuân năm ngoái, công ty dược phẩm Amgen Inc. đã thông báo kế hoạch mua gói dịch vụ trợ lý AI Copilot của Microsoft cho 20.000 nhân viên. Đây là một sự ủng hộ kịp thời cho khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD của Microsoft vào công nghệ AI tạo sinh, và Microsoft đã ca ngợi khách hàng mới của mình, Copilot, trong ba nghiên cứu điển hình riêng biệt. Hơn 1 năm sau đó, nhân viên của Amgen đang sử dụng một sản phẩm đối thủ: ChatGPT của OpenAI. Vấn đề của Microsoft thật sự là đây.

Amgen đã mở rộng việc sử dụng ChatGPT từ đầu năm nay sau khi thấy công nghệ này được cải thiện và nhận được phản hồi từ nhân viên rằng nó giúp họ thực hiện các nhiệm vụ như nghiên cứu và tóm tắt tài liệu khoa học.

“OpenAI đã làm được việc tuyệt vời, đấy là khiến cảm giác sử dụng sản phẩm của họ trở nên thú vị,” phó chủ tịch cấp cao Sean Bruich của Amgen cho biết. Ông thừa nhận Copilot vẫn là “một công cụ khá quan trọng”, nhưng chủ yếu được sử dụng kết hợp với các sản phẩm của Microsoft như Outlook hoặc Teams.

amgen3.webp

Sức mạnh của OpenAI trong thị trường doanh nghiệp đang gây ra những lo lắng cho đối tác và nhà đầu tư lớn nhất của mình, Microsoft. Các nhân viên bán hàng của Microsoft mô tả họ cảm thấy bị động khi phải chịu áp lực để đưa Copilot vào tay càng nhiều khách hàng càng tốt. Cuộc chiến cạnh tranh này đang làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Microsoft và OpenAI.

Kể từ khi đầu tư gần 14 tỷ USD vào OpenAI, Microsoft đã hỗ trợ các startup AI đối thủ, bắt đầu xây dựng các mô hình AI của riêng mình và đang do dự trong việc phê duyệt kế hoạch tái cấu trúc của đối tác. OpenAI đã ký kết các thỏa thuận với các đối tác điện toán đám mây và dành phần lớn hai năm qua để phát triển một bộ sản phẩm thương mại dành cho doanh nghiệp, trường học và cá nhân. OpenAI gần đây đã đồng ý mua lại Windsurf, một trợ lý lập trình bằng AI cạnh tranh với GitHub Copilot của Microsoft.

Hiện tại vẫn chưa rõ liệu động lực tăng trưởng doanh thu của OpenAI với các tập đoàn có tiếp tục hay không, nhưng công ty gần đây cho biết họ có 3 triệu người dùng doanh nghiệp trả phí, tăng 50% so với vài tháng trước đó. Một phát ngôn viên của Microsoft cho biết Copilot được sử dụng bởi 70% số công ty thuộc danh sách Fortune 500 và số lượng người dùng trả tiền đã tăng gấp ba lần so với cùng thời điểm năm ngoái.

1-e2H-4znYVRjm-N-vorcOZQ copy.jpg

Nhà phân tích của Gartner, Jason Wong, nhận định rằng nhiều công ty vẫn đang thử nghiệm Copilot ở quy mô số lượng nhân viên sử dụng tương đối nhỏ, tạo cơ hội cho nhiều nhà cung cấp phần mềm khác nhau giành được khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại, đây là một “cuộc đối đầu” giữa OpenAI và Microsoft.

Câu chuyện này dựa trên các cuộc trò chuyện với hơn hai chục khách hàng và nhân viên bán hàng, trong đó có nhiều người là nhân viên của Microsoft. Hầu hết những người này yêu cầu không được nêu tên để có thể nói thẳng thắn về sự cạnh tranh giữa Microsoft và OpenAI.

Cả hai công ty đều đang thực tế quảng bá cùng một thứ. Đó là các trợ lý AI có thể xử lý các nhiệm vụ tẻ nhạt, nghiên cứu và viết lách hay phân tích dữ liệu, từ đó giúp nhân viên văn phòng tập trung vào những thách thức khó khăn hơn ở văn phòng. Vì cả chatbot đều chủ yếu dựa trên các mô hình OpenAI, lực lượng bán hàng của Microsoft đã gặp khó khăn trong việc phân biệt Copilot với ChatGPT nổi tiếng hơn, theo những người thân cận với vấn đề này.

Khi được hỏi về sự phổ biến của ChatGPT, Jared Spataro của Microsoft cho biết “Nhận thức thị trường trong không gian tiêu dùng của một sản phẩm chưa chắc đã phù hợp để đem nó sử dụng trong không gian thương mại.” Điểm mạnh của Microsoft, ông Spataro nói thêm, là lấy công nghệ tốt nhất hiện có và tinh chỉnh nó cho mục đích sử dụng kinh doanh. Một phát ngôn viên của OpenAI cho biết công ty của họ đang được hưởng lợi từ mong muốn của khách hàng về quyền truy cập trực tiếp vào chuyên môn và công nghệ mới nhất.

stylish-microsoft-office-reception-seating.webp

Sự phổ biến rộng rãi của Microsoft về mặt lý thuyết sẽ mang lại lợi thế cho công ty. Hệ điều hành Windows thống trị nơi làm việc, và công ty đang tích hợp AI vào bộ ứng dụng năng suất được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Theo truyền thống, nhân viên bán hàng của Microsoft có thể thuyết phục khách hàng mua các tính năng mới nhất vì chúng hoạt động tốt với phần mềm hiện có, biện pháp bảo vệ an ninh mạng và quy trình mua sắm của họ.

Những nhân viên sale của Microsoft thừa biết rằng ChatGPT thống trị thị trường chatbot tiêu dùng, nhưng họ kỳ vọng Microsoft sẽ chiếm lĩnh được thị trường các trợ lý AI doanh nghiệp nhờ mối quan hệ lâu đời với các bộ phận CNTT của nhiều doanh nghiệp. Nhưng tréo ngoe là, khi Microsoft bắt đầu bán Copilot cho các doanh nghiệp, nhiều nhân viên văn phòng đã thử nghiệm ChatGPT tại nhà, mang lại lợi thế đột phá cho chatbot của OpenAI.

Việc OpenAI thường xuyên cập nhật, nhưng mất vài tuần những tính năng mới mới có thể xuất hiện trong phần mềm của Microsoft, một phần do sự vướng víu về thủ tục hành chính, theo những nhân viên sale của Microsoft. Spataro cho biết Microsoft thực hiện kiểm tra riêng đối với mỗi bản phát hành của OpenAI để đảm bảo cải thiện trải nghiệm người dùng và duy trì tiêu chuẩn bảo mật. “Không phải mọi thay đổi được thực hiện đối với các mô hình đều có lợi ích rõ ràng,” ông nói.

chatgpt-laptop.webp

Trong khi nhiều nhân viên văn phòng đã quen với ChatGPT và tin rằng nó tốt hơn, một số công ty khác thì đang cho phép nhân viên thử nghiệm cả hai trợ lý. New York Life Insurance, một khách hàng khác của Microsoft, đang triển khai ChatGPT và Copilot cho toàn bộ 12.000 nhân viên. Sau khi theo dõi quá trình thử nghiệm và thu thập phản hồi, công ty sẽ đánh giá lại các công cụ nào mà họ muốn sử dụng trong thời gian dài.

“Có rất nhiều vai trò và nhiệm vụ hàng ngày khác nhau mà những cá nhân này thực hiện,” giám đốc điều hành về dữ liệu và phân tích Don Vu nói. “Vì vậy, suy nghĩ của chúng tôi là ‘Hãy triển khai cả hai công cụ, hãy dành một thời gian để đánh giá mức độ sử dụng, sự đón nhận và hiệu ứng mạng của tất cả những điều này, và hãy xem điều gì thực sự phù hợp.'”

Vu và các giám đốc điều hành trong ngành CNTT khác thừa nhận rằng, việc tích hợp sâu rộng của Copilot với các ứng dụng Microsoft mang lại lợi thế tiềm năng. Qua vài năm, các sản phẩm mới nổi như Zoom., Slack và Box đã gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với gói dịch vụ thống nhất của Microsoft. Mặc dù lưu ý rằng có một nhóm ủng hộ mạnh mẽ cho ChatGPT, Wong của Gartner nói rằng mua Copilot thường là “con đường ít tốn kém nhất.”

Finastra Group Holdings đã chọn chatbot của Microsoft và nhận thấy cần khuyến khích những người hâm mộ ChatGPT ít nhất hãy thử Copilot. Adam Lieberman, giám đốc AI của công ty, cho biết mọi người cuối cùng sẽ đánh giá cao chức năng và tích hợp của công cụ này với các ứng dụng hiện có. “Nếu bạn đã sử dụng ChatGPT ở nhà,” anh ta nói, “bạn có thể chưa quen thuộc với một số công cụ khác.”

9HNs2rcSFyJepccD2sx2uk.jpg

Các nhân viên bán hàng của Microsoft nhanh chóng cho biết với khách hàng tiềm năng rằng Copilot, với mức giá 30 USD mỗi tháng mỗi người dùng, thường rẻ hơn nhiều so với ChatGPT Enterprise, gói cước mà Gartner cho biết có thể lên tới 60 USD. “Giá cả tốt, tôi nghĩ điều đó luôn là một yếu tố,” Lieberman của Finastra nói về Copilot của Microsoft.

Tuy nhiên, lợi thế về giá cả của Copilot có thể không tồn tại. OpenAI đã giới thiệu mô hình định giá dựa trên mức sử dụng thay vì một con số phí cố định, theo phát ngôn viên của công ty. Chiến lược kinh doanh như thế này có khả năng làm giảm chi phí dịch vụ trên mỗi nhân viên và thúc đẩy việc áp dụng. OpenAI cũng đang cung cấp giảm giá cho khách hàng đồng ý mua thêm các sản phẩm AI, The Information báo cáo tuần trước.

Sự cạnh tranh không ngăn cản Microsoft đạt được những thành tựu lớn. Nhân viên được thông báo trong một sự kiện nội bộ diễn ra đầu tháng này rằng nhiều chục khách hàng, bao gồm Barclays, Accenturevà Volkswagen AG, mỗi công ty có hơn 100.000 người dùng trả tiền của Copilot, theo những người quen thuộc với bài thuyết trình. CEO Satya Nadella ca ngợi tiến độ đạt được cho đến nay nhưng cũng bày tỏ rõ ràng rằng công ty cần phải có hàng trăm triệu người sử dụng ứng dụng AI của mình.

Điều đó có thể khó khăn nếu khách hàng tiếp tục chọn OpenAI.

Bain & Co., một khách hàng lâu năm khác của Microsoft, đã triển khai ChatGPT cho khoảng 16.000 nhân viên, hầu hết đều sử dụng nó thường xuyên. Chỉ khoảng 2.000 nhân viên sử dụng Copilot, chủ yếu để hỗ trợ công việc với các chương trình Microsoft như Excel. Nhân viên đơn giản chưa phản ứng tốt với Copilot, giám đốc công nghệ Ramesh Razdan nói. “Nó đang được cải thiện, nhưng tôi không nghĩ nó ở cùng đẳng cấp với ChatGPT.”

Theo Bloomberg

Continue Reading

Đọc nhiều nhất

Copyright © 2024 Ver2solution.com .