Connect with us

Xu Hướng

Bữa tiệc đồng hồ ở Oscar 2025

Published

on

Loạt cỗ máy cao cấp tô điểm thêm cho dàn sao Hollywood ở Oscar, bữa tiệc đồng hồ ở Oscar 2025. Trong đó, giới mộ điệu đánh giá mẫu cổ điển của Timothée Chalamet và “bông tuyết” trên cổ tay Dương Tử Quỳnh.

Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh) tỏa sáng trong chiếc đầm xanh cobalt thanh lịch của Balenciaga. Bữa tiệc đồng hồ ở Oscar 2025, điểm nhấn cho diện mạo sang trọng của cô là chiếc Richard Mille RM 07-01 Snow Set, cỗ máy thời gian đã nhiều lần đồng hành cùng nữ diễn viên tại nhiều chương trình lớn. Mặt số của đồng hồ được nạm kim cương theo kỹ thuật “snow setting”, tạo hiệu ứng lấp lánh tựa những bông tuyết rơi trên nền trắng. Giá của mẫu đồng hồ xa xỉ này theo yêu cầu của thương hiệu.


Là một trong những vận động viên quần vợt hàng đầu thế giới, Coco Gauff không chỉ tỏa sáng trên sân đấu mà còn thể hiện gu thời trang ấn tượng tại Oscar 2025. Cô diện chiếc đầm tông vàng nhạt thanh lịch, kết hợp hoàn hảo với chiếc Rolex Datejust 31 Ref. 278288RBR, biểu tượng vượt thời gian của thương hiệu Rolex, có giá niêm yết hơn 50.000 USD. Cỗ máy có vỏ vàng 18K, mặt số champagne sang trọng và dây đeo President, một trong những thiết kế kinh điển và được ưa chuộng nhất của Rolex.

Ngôi sao của A Complete Unknown gây ấn tượng tại sự kiện điện ảnh danh giá với bộ suit vàng nhạt từ Givenchy, sở hữu chất liệu ánh nhẹ tạo hiệu ứng sang trọng nhưng không quá phô trương. Nam diễn viên chọn phong cách phóng khoáng với áo sơ mi cùng tông không cà vạt, kết hợp cùng giày đen cổ điển, mang đến diện mạo vừa thanh lịch vừa hiện đại. Sắc vàng trên trang phục của diễn viên nổi bật hơn với chiếc Cartier Baignoire Ref.1960 từ Byzantine Collection. Mặc dù không rõ chính xác phiên bản anh đeo, thiết kế này có nhiều điểm tương đồng với mẫu Cartier năm 1960, đặc trưng với hình dáng oval mềm mại.


Nam diễn viên Robert Downey Jr. thể hiện phong cách lịch lãm khi diện bộ suit đen được cắt may tinh tế, kết hợp với áo sơ mi ton-sur-ton. Nổi bật trên nền suit đen là chiếc Omega Seamaster Aqua Terra Sedna Gold với dây đeo da đỏ. Mẫu đồng hồ sở hữu vỏ 38 mm bằng vàng Sedna, viền bezel đính kim cương lấp lánh. Theo Swiss Luxury, cỗ máy hiện được bán với giá 39.160 USD.


Nam diễn viên của Wicked xuất hiện trên lễ trao giải Oscar 2025 với vẻ ngoài đầy phong cách trong bộ trang phục Prada thiết kế riêng. Đi cùng với áo khoác trắng thanh lịch và điểm nhấn là bông hoa màu tím nổi bật trên ve áo là chiếc Vacheron Constantin 18K 5N Pink Gold. Cỗ máy sở hữu mặt số khảm xà cừ màu tím lilac, được chế tác với họa tiết xếp ly tinh xảo, gợi lên cảm hứng từ những nếp vải haute couture. Với vòng bezel đính 58 viên kim cương và 36 viên kim cương tròn bao quanh mặt số, đồng hồ có giá bán 43.000 CHF (khoảng 47.000 USD).


Edward Norton mang đến hình ảnh lịch lãm chuẩn phong cách Hollywood cổ điển, xuất hiện trong bộ tuxedo đen tinh tế. Trên cổ tay Norton là chiếc Vacheron Constantin 222 bằng thép, phiên bản tiếp theo của mẫu vàng từng gây sốt năm 2023. Đồng hồ sở hữu mặt số tối giản nhưng không kém phần tinh tế, Vacheron Constantin 222 phiên bản thép có giá khoảng 32.000 USD.


Cũng với bộ tuxedo cổ điển, Sebastian Stan diện thêm chiếc Santos de Cartier bằng vàng 18K. Phiên bản anh đeo được đính kim cương, sở hữu mặt số vàng sang trọng và dây da đen. Cỗ máy là một trong những thiết kế mang tính biểu tượng của Cartier, có giá khoảng 30.900 USD. Hoàn thiện phong cách, nam diễn viên còn lựa chọn ghim cài áo Fauna and Flora bằng vàng 18K, đính kim cương vàng và trắng, cùng cufflinks Love từ Cartier.


Jeremy Strong luôn biết cách tạo dấu ấn trên thảm đỏ, và Oscar 2025 cũng không ngoại lệ. Nam diễn viên chọn một bộ tuxedo màu xanh olive từ Loro Piana, nổi bật giữa dàn khách mời với những tông màu truyền thống. Điểm nhấn đặc biệt trên cổ tay anh là Richard Mille RM 74-02 với bộ vỏ 3N Gold Carbon TPT, cỗ máy ra mắt năm 2021. Mẫu đồng hồ này sở hữu thiết kế ấn tượng với mặt lưng và mặt trước bằng Carbon TPT, kết hợp cùng phần thân vỏ bằng vàng hồng 18K 5N. Kết cấu lộ khung xương phô trương bộ máy bên trong, với phần đế và cầu nối cũng được chế tác từ vàng hồng 18K 5N.


Andrew Garfield xuất hiện tại đêm hội điện ảnh lớn nhất năm với vẻ ngoài phong cách, diện bộ suit nâu vừa vặn, kết hợp cùng áo sơ mi bóng và kính râm. Nam diễn viên khéo léo tôn lên tông màu nâu chủ đạo bằng chiếc Jaeger-LeCoultre Reverso Tribute Duoface Calendar (Q3912530) trên cổ tay. Mẫu đồng hồ này sở hữu vỏ vàng hồng 18K, đi kèm dây da nâu và khóa cài vàng hồng 18K. Mặt số bạc hiển thị các chức năng phức tạp như giờ, phút, ngày, tháng, lịch ngày và lịch tuần trăng. Hiện đồng hồ được bán lại trên thị trường thứ cấp với mức giá từ 26.000 USD.


Cynthia Erivo không đeo đồng hồ trên tay, nhưng vẫn gây chú ý tại Oscar với một cỗ máy thời gian thu nhỏ được gắn trên móng tay ngón giữa. Chiếc đồng hồ điêu khắc 3D này sở hữu mặt số hình chữ nhật màu kem, hiển thị các số La Mã, cùng dây đeo mạ vàng mô phỏng thiết kế đồng hồ cổ điển. Theo nữ diễn viên phim Wicked, tác phẩm tinh xảo này được nghệ sĩ Mycah Dior chế tác hoàn toàn thủ công, từng chi tiết đều được điêu khắc tỉ mỉ.

Theo ZingNews

Continue Reading
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xu Hướng

Người dân Thụy Điển nhất quyết tẩy chay đi siêu thị

Published

on

Giá thực phẩm leo thang chưa từng có trong hai năm qua đã khiến hàng nghìn người Thụy Điển đồng loạt tẩy chay các siêu thị lớn trong một tuần, cgười dân Thụy Điển nhất quyết tẩy chay đi siêu thị bắt đầu từ ngày 17/3.

Theo cơ quan thống kê Thụy Điển, chi phí thực phẩm của một hộ gia đình tại quốc gia này đã tăng thêm 300.000 kronor (2.970 USD) kể từ tháng 1/2022. Đặc biệt, giá chocolate đã tăng 9,2% trong tháng trước, dầu ăn tăng 7,2%, phô mai tăng 6,4%, còn sữa và kem tăng 5,4%. Người dân Thụy Điển nhất quyết tẩy chay đi siêu thị.

Marcel Demir, một sinh viên 21 tuổi ở Stockholm, cho biết anh cảm nhận rõ rệt sự thay đổi này. “Tôi thường mua khoai chiên và chocolate, nhưng cả hai mặt hàng này đều tăng giá mạnh. Chocolate mới tăng gần đây, còn khoai chiên đã tăng từ năm ngoái”, anh nói khi đứng trước một cửa hàng thuộc chuỗi siêu thị Coop.

Những người tham gia chiến dịch tẩy chay cáo buộc các chuỗi siêu thị lớn lợi dụng tình hình để đẩy giá thực phẩm lên cao. “Chúng ta không còn gì để mất. Giá thực phẩm tăng vọt, còn các ông lớn ngành thực phẩm và nhà sản xuất thì kiếm lời hàng tỷ USD từ túi tiền của chúng ta”, nhiều bài đăng trên mạng xã hội bày tỏ sự bất bình.

Tuy nhiên, các siêu thị bác bỏ cáo buộc này, cho rằng giá cả bị tác động bởi chiến tranh, biến động địa chính trị, giá nguyên liệu và điều kiện khí hậu.

Jenny Gerdes, phát ngôn viên của Ica – nhà bán lẻ thực phẩm lớn nhất Thụy Điển, thừa nhận chiến dịch tẩy chay đã ảnh hưởng đến một số cửa hàng, gây ra tình trạng lãng phí thực phẩm. Trong khi đó, Johanna Euren, đại diện của chuỗi Willys, cho rằng hành động tẩy chay là “sai lầm”.

Trước áp lực từ người dân, chính phủ Thụy Điển đã lên kế hoạch can thiệp. Bộ trưởng Tài chính Elisabeth Svantesson thừa nhận giá thực phẩm vẫn cao, dù lạm phát đã giảm từ 10% vào năm 2022 xuống còn 1,3% vào tháng 2 năm nay. “Cần hỗ trợ những người khó khăn nhất và tìm giải pháp cho giá thực phẩm”, bà nói.

Bộ trưởng Nông thôn Peter Kullgren cho rằng nguyên nhân chính khiến giá tăng là do mất mùa và các yếu tố quốc tế. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh cần tăng cường tính cạnh tranh trong ngành thực phẩm. Chính phủ đã họp với các nhà sản xuất và nhà cung ứng để tìm cách bình ổn giá.

Không phải ai cũng tin rằng chiến dịch tẩy chay sẽ mang lại kết quả lâu dài. Sandra Gustavsson, một giám đốc điều hành 34 tuổi ở Gothenburg, cho rằng thay đổi thói quen mua sắm, như ưu tiên hàng hóa nội địa, có thể là giải pháp tốt hơn. “Tẩy chay một tuần có thể giúp gây chú ý, nhưng tôi không nghĩ nó có tác dụng thực sự”, cô nói.

Trong khi đó, những người tổ chức chiến dịch tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động. Họ dự định tiến hành một cuộc tẩy chay kéo dài ba tuần đối với Ica và nhà sản xuất sữa Arla – hai đơn vị có thị phần lớn tại Thụy Điển.

“Các chính trị gia cần vào cuộc để phá vỡ thế độc quyền khiến giá cả tăng cao”, Filippa Lind, một trong những người đứng đầu chiến dịch, nhấn mạnh. “Hy vọng rằng chiến dịch này sẽ thúc đẩy những quyết sách giúp hạ giá thực phẩm về lâu dài”.

Theo Kiến thức đầu tư

Continue Reading

Xu Hướng

Đặt lại câu hỏi vì sao nhiều Gen Z thà ăn bám bố mẹ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Published

on

Giới trẻ Hong Kong (Trung Quốc) đang từ bỏ những công việc ổn định nhưng “đơn điệu” để theo đuổi công việc bán thời gian và tự do phù hợp với sở thích. Liệu đây có phải là xu hướng “nằm thẳng” hay một lối đi riêng của Gen Z tại Hong Kong, hay rộng hơn là giới trẻ ở nhiều nơi khác nữa trên thế giới? Đặt lại câu hỏi vì sao nhiều Gen Z thà ăn bám bố mẹ cũng không muốn làm việc.

Từ chối công việc “bình thường” lặp lại

Khi Alex Wong (22 tuổi) lớn lên, cha anh dành phần lớn thời gian ở chỗ làm thay vì ở nhà. Kỳ nghỉ gia đình cũng chỉ giới hạn vào mùa hè. Cha anh đã hứa rằng: Sau khi nghỉ hưu, họ chắc chắn sẽ bù đắp khoảng thời gian đã mất.

Lời hứa đó đã tan vỡ khi ngay sau sinh nhật lần thứ 18 của Wong, cha anh bị chấn thương cột sống dẫn đến liệt. Đó là một khoảnh khắc thay đổi cuộc đời Wong.

Anh nghĩ nếu cha mình đã làm việc không mệt mỏi cho một tương lai không bao giờ đến, thì điều gì có thể ngăn cản điều tương tự xảy ra với mình? Wong chia sẻ: “Trước đây tôi dành phần lớn thời gian để học. Giờ tôi muốn tận hưởng bản thân đủ đầy trước đã và chỉ nghĩ đến tương lai khi bước sang tuổi 30.”

Đặt lại câu hỏi: Vì sao nhiều Gen Z thà "ăn bám bố mẹ" cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?- Ảnh 1.

Alex Wong cùng người cha nằm liệt giường.

Sự quyết tâm theo đuổi con đường này của Wong vẫn không lay chuyển, ngay cả khi đối mặt với khó khăn tài chính. Mẹ anh, trụ cột gia đình, không chỉ nuôi cha anh mà còn cả em trai 6 tuổi của anh. Họ cũng phải thuê một người giúp việc nhà từ Indonesia. Wong xoay xở bằng cách làm việc trong kho vài ngày mỗi tháng, chỉ kiếm được 310 đô la Hong Kong (1 triệu đồng) mỗi ngày khi có việc, một mức lương thấp tại thành phố đắt đỏ này. Nhưng anh không vội vàng tìm kiếm một công việc ổn định hơn.

Tư duy của anh không phải là duy nhất. Một cuộc khảo sát liên quan năm ngoái cho thấy trong số những người trẻ (từ 15 đến 29 tuổi) không học hoặc không làm việc, 36% không có kế hoạch đi làm. Thực tế, hiện tượng được gọi là “tang ping”, hay nằm thẳng – một sự phản đối văn hóa làm việc chăm chỉ – đã trở nên phổ biến tại Trung Quốc vài năm trở lại đây.

Khoảng 44% học sinh trung học trong một cuộc thăm dò năm ngoái cho biết họ đang “nằm thẳng” hoặc có kế hoạch làm như vậy. Đối với một số người, đây là câu chuyện về tự do. Đối với những người khác, đơn giản là thấy nhàm chán.

Ken Hui (26 tuổi) đã làm việc toàn thời gian khoảng 6 tháng trước khi nghỉ việc vào năm 2023. Công việc hành chính của anh gắn liền với việc lập kế hoạch thể thao và sự kiện, ban đầu có vẻ thú vị nhưng nhanh chóng trở nên lặp đi lặp lại. Anh nói: “Tôi không muốn quay lại làm việc toàn thời gian vì tôi không muốn công việc của mình quá đơn điệu – lặp đi lặp lại công việc tương tự mỗi ngày (và) tan sở cùng một lúc. Không có cuộc sống.” Giờ đây, anh ấy xoay xở với các công việc tự do, chẳng hạn như nhiếp ảnh.

Đặt lại câu hỏi: Vì sao nhiều Gen Z thà "ăn bám bố mẹ" cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?- Ảnh 2.

Ken Hui hiện đang sống cùng bố mẹ.

Trong khi đó, một số Gen Z đang làm việc tự do toàn thời gian hoặc làm nhiều công việc bán thời gian cùng lúc. Họ là một nhóm đang phát triển được gọi là “slashers” – được đặt tên như vậy vì các dấu gạch chéo trong mô tả công việc của họ.

Ví dụ, nghệ sĩ trang điểm Joyce Fung (25 tuổi) cũng là một người làm bánh mì bán thời gian tại một quán cà phê. Cô chia sẻ: “Tôi may mắn vì quán cà phê rất linh hoạt về giờ làm việc. Họ biết rằng tôi là một ‘slasher’ và tôi nhận công việc tự do. Sau khi tôi hoàn thành công việc trang điểm hoặc vào những ngày không có công việc trang điểm, tôi có thể làm việc ở đó.”

Cô ấy không có kế hoạch dừng lại, có lẽ là mãi mãi. Fung nói: “Tôi rất sợ sự nhàm chán. Nếu tôi phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày và làm những công việc gần giống nhau, thì đó không phải là cách sống mà tôi mong muốn.”

Liệu Gen Z có phải đang ngày càng mệt mỏi với công việc không và điều gì có thể thúc đẩy họ lựa chọn khác biệt đi như vậy?

Năm 2022, dữ liệu cho thấy Hong Kong đã mất khoảng 116.600 lao động trẻ (từ 18 đến 39 tuổi) trong khoảng thời gian hai năm. Nhiều người đã rời khỏi thành phố hoặc đơn giản là chọn không tham gia lực lượng lao động. Các chuyên gia cho rằng một lý do đằng sau sự thay đổi ở Gen Z là sự an toàn tài chính mà các thế hệ trước đã đạt được. Giám đốc Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Hong Kong Benson Chan nhận định: “Cha mẹ của họ khá giả hơn và không mong đợi thế hệ mới kiếm được nhiều tiền để chăm sóc họ. Thế hệ này không thực sự phải đối mặt với áp lực tài chính.”

Kết quả là, nhiều người trẻ vẫn phụ thuộc tài chính vào gia đình, với đa số vẫn sống ở nhà. Điều này đã tạo ra một từ mới: “những đứa con toàn thời gian”, chỉ những người trẻ tuổi sống với cha mẹ và giúp đỡ việc nhà để đổi lấy tiền trợ cấp. Ngoài túi tiền của cha mẹ, nhiều người thuộc thế hệ Z cũng tập trung vào hiện tại hơn là các mục tiêu tài chính dài hạn.

Wong cho biết hầu hết bạn bè của anh đều có tâm lý tiêu xài trước, làm việc sau. Họ thà kiếm đủ tiền để mua trò chơi, nâng cấp thiết bị và tận hưởng cuộc sống. “Họ chỉ nghĩ đến việc quay lại làm việc khi hết tiền.”

Giám đốc Chan cho rằng việc lớn lên trong một thế giới của mạng xã hội và sự hài lòng tức thì đã khiến Gen Z cảm thấy không hài lòng khi mong muốn của họ không được đáp ứng ngay lập tức. Đồng thời, các mục tiêu tài chính dài hạn dường như nằm ngoài tầm với. Một khảo sát của HSBC năm 2024 cho thấy 61% Gen Z Hong Kong tin rằng việc sở hữu nhà là “xa vời” đối với họ. Xét cho cùng, Hong Kong là một trong những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới: Một ngôi nhà tư nhân trung bình có giá 1,15 triệu USD, tức gần 30 tỷ đồng. Đối với Hui, điều đó dường như không đáng.

Giám đốc Chan tin rằng sự vỡ mộng này còn sâu sắc hơn. Ông nói: “Nhiều bạn trẻ cảm thấy, ‘Nếu dù sao tôi cũng không thể đáp ứng được kỳ vọng, tại sao tôi phải làm việc?'”.

Thời gian dài đại dịch cũng góp phần định hình quan điểm của Gen Z. Nó cắt đứt các tương tác xã hội của họ và làm sâu sắc thêm cảm giác bị cô lập.

Wong đã trải nghiệm điều này trực tiếp. Khi đang học tập tại Trung Quốc đại lục với tư cách là một sinh viên xuyên biên giới, anh thấy mình bị mắc kẹt trong các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt. Wong, người đã trở nên “ẩn dật hơn nữa”, nhớ lại: “Ở các khu phố nhỏ, tất cả các bạn đều bị bịt kín, chỉ có một điểm ra vào. Bạn chỉ có thể sử dụng dịch vụ giao hàng để mua thực phẩm tạp hóa.” Sự cô lập, cùng với áp lực thi cử, đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của anh. Ở thời điểm tồi tệ nhất, anh thậm chí còn nghĩ đến việc tự kết liễu đời mình.

Đặt lại câu hỏi: Vì sao nhiều Gen Z thà "ăn bám bố mẹ" cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?- Ảnh 3.

Wong cho biết anh cũng tăng cân vì ít ra ngoài hơn.

Giám đốc Chan, người làm việc với những người trẻ tuổi gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, cho biết nhiều người trong số họ phải vật lộn vì “họ phải đối mặt với áp lực từ bên ngoài hoặc thiếu mục tiêu rõ ràng cho tương lai.” Ông nói thêm: “Vì vậy, họ cảm thấy thờ ơ với việc có (thành công) hay không… Họ nghĩ rằng nằm thẳng ở nhà cũng không sao.”

Gen Z không thể chịu khổ hay có nhiều chuyện cần bàn hơn thế nữa?

Ngay cả khi chọn làm việc toàn thời gian, Gen Z có thể không tìm kiếm được việc làm lâu dài vì cơ hội đang giảm dần. Hãy xem Ada Siu (24 tuổi). Một sinh viên mới tốt nghiệp ngành truyền thông, cô và một số bạn cùng lớp đã phải vật lộn trong 6 tháng để tìm được một công việc toàn thời gian. Mỗi người họ phải nộp hơn 100 đơn xin việc để đảm bảo một vài cuộc phỏng vấn.

Siu nói: “Trước đây, nếu bạn nộp, giả sử, 10 sơ yếu lý lịch, bạn có thể đảm bảo một hoặc hai cuộc phỏng vấn.”

Sự phục hồi sau đại dịch của Hong Kong diễn ra chậm chạp. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm ngoái — 2,5% — ở mức thấp nhất trong phạm vi dự kiến. Năm nay, tăng trưởng dự kiến sẽ nằm trong khoảng từ 2% đến 3%.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Lãi suất cao, thị trường bất động sản sụt giảm và sự di cư của các nhà đầu tư đã khiến các doanh nghiệp này phải vật lộn để duy trì hoạt động. Họ chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp của Hong Kong, sử dụng hơn 44% lực lượng lao động khu vực tư nhân nhưng phải tranh giành để thu hút nhân tài trẻ.

Vài tháng trước, Siu đã có được một vị trí toàn thời gian tại một công ty nhỏ, nơi cô ấy hỗ trợ các sự kiện và quan hệ công chúng. Nhưng thời gian của cô ở đó không kéo dài lâu. Cô nhớ lại: “Vào ngày thứ tư,… tôi đã cảm thấy (công ty) không phù hợp với mình. Tôi quay trở lại tìm việc… Tôi đã rời đi sau một tháng.”

Đặt lại câu hỏi: Vì sao nhiều Gen Z thà "ăn bám bố mẹ" cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?- Ảnh 4.

Siu không thấy “sự phát triển nhiều” ở công ty.

Theo một cuộc khảo sát năm ngoái, cứ 5 người thuộc Gen Z và Gen Y ở Hong Kong thì có 2 người thường xuyên nghĩ đến việc rời bỏ công việc. Nhiều người trong số họ có thể đang tìm kiếm sự gắn bó hơn. Siu nói về việc ở lại một công ty lâu dài: “Tôi sẽ cảm thấy mình như một con ếch trong nước sôi. Nếu tôi cảm thấy rằng mình đã học hỏi đủ ở vị trí này hoặc đã trải nghiệm đủ, thì tôi nghĩ việc muốn thay đổi là điều tự nhiên.”

Tuy nhiên, việc nhảy việc không được ủng hộ trong văn hóa làm việc truyền thống của Hong Kong.

Trưởng bộ phận giải pháp nhân tài của công ty tư vấn tuyển dụng ConnectedConsult Wendy Suen lưu ý: “(Những người nhảy việc)… được coi là một chi phí cao đối với các công ty vì bạn đào tạo họ và sau đó họ rời đi.”

Để thu hút nhiều người thuộc thế hệ Z Hong Kong hơn, những người ngày càng lo ngại về kiệt sức, lo lắng và sức khỏe tâm thần, bà Suen đề xuất rằng các công ty nên tập trung vào việc thực hiện các sáng kiến về sức khỏe.

Một cuộc khảo sát do công ty khởi nghiệp về sức khỏe tâm thần Intellect và nền tảng tài sản kỹ thuật số Endowus công bố năm ngoái cho thấy 31% Gen Y và Gen Z Hong Kong muốn nơi làm việc của họ cung cấp các hội thảo về sức khỏe tinh thần. Trong một cuộc khảo sát gần đây khác, công ty truyền thông toàn cầu Edelman nhận thấy rằng Gen Z Hong Kong có kỳ vọng cao đối với các nhà lãnh đạo của họ. Họ muốn một người quản lý chăm chỉ và là người giống như một người bạn, người mà họ có thể kết nối một cách tự nhiên.

Đặt lại câu hỏi: Vì sao nhiều Gen Z thà "ăn bám bố mẹ" cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?- Ảnh 5.

Người trẻ Hong Kong cho biết ngày càng có sự không phù hợp giữa nhu cầu của họ và những gì thị trường việc làm yêu cầu.

Người lao động trẻ cũng được biết đến là tìm kiếm các hệ thống phân cấp phẳng hơn và môi trường làm việc hợp tác hơn. Tuy nhiên, nhiều sở thích trong số này có thể gây khó khăn cho các công ty của Hong Kong, nơi vẫn phần lớn mang tính phân cấp, chú trọng vào các quy tắc và tính chuyên nghiệp.

Văn hóa làm việc nhiều giờ cũng là một yếu tố đáng bàn. Theo một cuộc khảo sát của Liên đoàn Công đoàn Hong Kong năm 2023, hơn một nửa số người lao động làm việc hơn 45 giờ một tuần; 7,3% số người được hỏi làm việc hơn 70 giờ. Trong khi đó, thế hệ Z muốn sự linh hoạt. Theo nhà cung cấp không gian làm việc toàn cầu International Working Group, gần 8 trong số 10 nhân viên Gen Z ở Hong Kong thích làm việc kết hợp và việc thiếu điều đó là lý do chính khiến 3 trong số 10 nhân viên rời bỏ công việc trước đó.

Bà Suen mô tả, nhân viên Gen Z trung bình muốn “làm việc thông minh, chứ không phải làm việc chăm chỉ”, nhưng lại là người phát triển mạnh mẽ trước những thách thức và khao khát sự kích thích cũng như cơ hội học hỏi. Bà nói: “(Gen Z) coi trọng thời gian. Họ biết mình muốn gì, và họ yêu cầu điều đó, và họ cũng không muốn lãng phí thời gian của bất kỳ ai.”

Nguồn CNA

Continue Reading

Xu Hướng

Trào lưu mới của CEO Trung Quốc

Published

on

Khi một CEO bước ra trước công chúng, họ đang đặt danh tiếng cá nhân lên bàn cân với công ty. Đó là cách bảo chứng đáng tin cậy nhất. Trào lưu mới của CEO Trung Quốc.

Trên nóc một nhà máy ở Bắc Kinh, Lei Jun giơ cao một quả dưa hấu được phủ trong lớp “áo giáp chống đạn” rồi thả nó xuống đất. Khi chạm đất, quả dưa vẫn nguyên vẹn, không hề nứt vỡ. Trào lưu mới của CEO Trung Quốc.

Ngoài để giới thiệu lớp “giáp chống đạn” bảo vệ pin xe điện, màn trình diễn của nhà sáng lập Xiaomi còn là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội. Video này nhanh chóng xuất hiện trong bảng tin của 70 triệu người theo dõi ông trên các mạng xã hội Trung Quốc.

Trên thực tế, quốc gia tỷ dân không thiếu những doanh nhân nổi tiếng, nhưng Lei Jun đang đi đầu một xu hướng mới. Thay vì những buổi ra mắt sản phẩm hào nhoáng theo phong cách Thung lũng Silicon, các CEO Trung Quốc giờ đây đang tận dụng các video ngắn và livestream để tương tác trực tiếp với khách hàng.

Chiến lược này giúp họ duy trì lợi thế trong thị trường đầy cạnh tranh và phù hợp với mục tiêu của chính phủ để thúc đẩy khu vực tư nhân trở thành động lực chính cho nền kinh tế đổi mới sáng tạo, Sixth Tone nhận định.

CEO hay KOL?

Những nỗ lực của Lei Jun không chỉ đơn thuần là giải trí. Chúng đang thực sự tác động đến hành vi tiêu dùng.

Một người dân ở Bắc Kinh tên Xiao Yi thừa nhận rằng “50% lý do” cô mua xe điện Xiaomi đến từ lòng tin vào Lei Jun. “Tôi tin vào chất lượng chiếc xe vì có ông ấy”, cô chia sẻ với Sixth Tone.

CEO Trung Quoc lam KOL anh 1
video thả dưa hấu Lei Jun. Ảnh: Bilibili.

Trong cộng đồng “Mi Fans” (người hâm mộ Xiaomi), Lei Jun vừa là một nhà lãnh đạo công nghệ, vừa là một người bạn trên mạng xã hội. Ông thường chia sẻ về bữa ăn, chuyến du lịch hay thú cưng của mình. “Ông ấy đối xử với người dùng như những người ngang hàng, nói chuyện như một người bạn, giúp họ chọn được sản phẩm phù hợp”, Xiao Yi nói thêm.

Chính sự gắn kết này đã thúc đẩy một số người dùng yêu cầu Xiaomi mở rộng sang những lĩnh vực không liên quan. Sau một cuộc điều tra báo chí phanh phui tình trạng băng vệ sinh kém chất lượng tại Trung Quốc, hàng loạt người dùng đã lên trang cá nhân của Lei, kêu gọi Xiaomi sản xuất băng vệ sinh. Hashtag liên quan đến chủ đề này đã thu hút hàng trăm triệu lượt xem trên Weibo.

Từ khi ra mắt Xiaomi vào đầu những năm 2010, Lei Jun được xem như Steve Jobs phiên bản Trung Quốc. Ông thường mặc áo đen, quần jeans và mang giày thể thao. Nhưng khi công ty mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác và bước chân vào thị trường xe điện, phong cách của ông cũng thay đổi. Mới đây, ông xuất hiện với áo khoác da theo phong cách của CEO Nvidia Jensen Huang. Ngay lập tức, mẫu áo này được săn lùng trên các sàn thương mại điện tử Trung Quốc.

Theo Xu Zhihao, chuyên gia truyền thông tại công ty tư vấn The Metrics Factory, sự pha trộn giữa vai trò CEO và người có sức ảnh hưởng trên mạng phản ánh thời đại mà “lưu lượng là vua”. “Trong bối cảnh áp lực tài chính gia tăng, công chúng khao khát một hình ảnh doanh nhân gần gũi và dễ tiếp cận hơn”, ông nói.

Lei Jun không phải là người duy nhất tận dụng sức mạnh của mạng xã hội, theo Sixth Tone. CEO Zhou Hongyi của công ty bảo mật mạng Qihoo 360 hiện có 17 triệu người theo dõi trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc). Ông chia sẻ về công nghệ, tham gia vào các video ngắn do AI tạo ra, đóng vai chính trong một bộ phim ngắn về du hành thời gian.

CEO Trung Quoc lam KOL anh 2
Hình ảnh quảng cáo cho phim ngắn của CEO Zhou Hongyi. Ảnh: The Paper, Bilibili.

CEO Yu Chengdong (Richard Yu) của Huawei đã livestream hành trình lái xe điện của hãng về quê trong dịp Tết Nguyên Đán. Ngay cả những lãnh đạo vốn kín tiếng như CEO Zhou Yunjie của Haier cũng đã bắt đầu mở tài khoản mạng xã hội để tiếp cận khách hàng.

Rủi ro của sự nổi tiếng

Sự hào hứng của các CEO Trung Quốc đối với việc xây dựng hình ảnh cá nhân còn là phản ứng với động thái của chính phủ. Sau giai đoạn siết chặt quản lý đối với các công ty công nghệ, game và giáo dục tư nhân vào 4 năm trước, chính phủ đang tìm cách khôi phục niềm tin vào khối doanh nghiệp tư nhân.

Hồi tháng 2, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp gỡ các nhân vật chủ chốt trong lĩnh vực công nghệ như Jack Ma (Alibaba) và Ma Huateng (Tencent) tại Bắc Kinh. Ông kêu gọi họ “phát huy tài năng và đóng góp to lớn” cho đất nước.

Doanh nhân có sức ảnh hưởng không mới tại Trung Quốc. Một thập kỷ trước, khi Alibaba niêm yết trên sàn chứng khoán New York, Jack Ma cũng từng tận dụng sự hài hước để xây dựng hình ảnh. Ông từng hóa trang thành cao thủ kungfu hay nhảy theo phong cách Michael Jackson trong các sự kiện của công ty.

Nhưng cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và các doanh nhân cho thấy Trung Quốc muốn CEO của mình không chỉ là những doanh nhân thành đạt mà còn là biểu tượng quốc gia, có thể sánh ngang với những CEO nổi tiếng thế giới như Elon Musk.

CEO Mark Tanner tại công ty tư vấn tiếp thị China Skinny nhận xét: “Người Trung Quốc rất tự hào khi thấy các công ty như BYD và Huawei dẫn đầu thế giới. Điều đó cũng lý giải tại sao họ thần tượng các CEO này”.

Tuy nhiên, việc các CEO tham gia mạng xã hội cũng đi kèm với rủi ro. Internet có thể là con dao hai lưỡi. Một phát ngôn gây tranh cãi có thể dẫn đến khủng hoảng thương hiệu.

CEO Trung Quoc lam KOL anh 3
Jack Ma nhảy theo phong cách Michael Jackson ở một sự kiện tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, 2017. Ảnh: Xu Kangping/VCG.

Ví dụ điển hình là vụ bê bối tình dục của người sáng lập JD.com Liu Qiangdong khiến cổ phiếu công ty lao dốc vào năm 2018. Hay như trường hợp của Qu Jing, phó chủ tịch Baidu, bị chỉ trích dữ dội vì những phát ngôn “vô cảm” với nhân viên trên mạng xã hội. Gần đây, Dong Mingzhu, chủ tịch Gree Electric, cũng gặp phản ứng tiêu cực khi quyết định đổi tên các cửa hàng bán lẻ của công ty thành “Ngôi nhà sức khỏe của Dong Mingzhu”.

Để tránh đi vào vết xe đổ này, những CEO như Lei Jun chọn cách thể hiện sự gần gũi nhưng không mất đi sự chuyên nghiệp. Chiến lược tiếp cận trực tiếp và chân thành có thể giúp họ tránh được hình ảnh xa cách, đồng thời vẫn khai thác được sức hút cá nhân.

Là người hâm mộ Xiaomi Xiao Yi tin rằng: “Khi một CEO bước ra trước công chúng, họ đang đặt danh tiếng cá nhân lên bàn cân với công ty. Đó là cách bảo chứng đáng tin cậy nhất”.

Theo ZingNews

Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .