Connect with us

Thị Trường

Báo cáo Ngành Thời trang trên sàn TMĐT: Thời trang nam tăng trưởng 114%, Giày dép & Túi ví được chi trả cao hơn

Published

on

Báo cáo Ngành Thời trang trên sàn TMĐT: Thời trang nam tăng trưởng 114%, Giày dép & Túi ví được chi trả cao hơn. Ngành thời trang trên các sàn thương mại điện tử tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024. Không chỉ thời trang nữ, mà các nhóm sản phẩm thời trang nam và phụ kiện thời trang cũng đạt được những bước tiến đột phá với nhiều xu hướng tiêu dùng mới. Báo cáo của Metric cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng trong nhiều phân khúc, hứa hẹn một năm đầy triển vọng cho ngành hàng này.

Tổng quan Ngành hàng thời trang trên sàn Thương mại điện tử nửa đầu 2024

Kết thúc 5 tháng đầu năm 2024, tổng doanh số của ngành hàng Thời trang trên các sàn TMĐT đã đạt 29.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 67% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, có tổng cộng khoảng 330 triệu sản phẩm được giao thành công tới người tiêu dùng tăng 77%. Mức tăng trưởng đột phá này giúp ngành Thời trang tiếp tục duy trì vị trí top đầu về doanh số trên các sàn thương mại điện tử.

Trong báo cáo doanh số từ 5 sàn TMĐT trong giai đoạn quý I/2024, nhóm mặt hàng Thời trang nữ đứng ở vị trí số 2 với 9,58 nghìn tỷ đồng, tăng tới 93,65%. Thời trang nam cũng đạt mốc tăng trưởng vượt bậc 114%, đứng ở vị trí số 5 với 4,7 tỷ đồng. Ngoài ra, các mặt hàng như phụ kiện thời trang và giày dép cũng nằm trong top 20 mặt hàng có doanh số lớn nhất trên các sàn TMĐT.

Báo cáo về sản lượng cũng cho thấy, mặt hàng Thời trang nữ và phụ kiện thời trang đều nằm trong top 5 với mức sản lượng tương ứng là 101,28 triệu sản phẩm và 40,99 triệu sản phẩm. Thời trang nam đứng ở vị trí số 7 với 38,94 triệu sản phẩm. Nhìn chung, trong giai đoạn đầu năm 2024, doanh số lẫn sản lượng của các nhóm hàng thuộc ngành Thời trang đều tăng trưởng rất mạnh mẽ trên các sàn thương mại điện tử.

Mặc dù doanh thu và số lượng sản phẩm bán ra đều tăng, số lượng các shop thời trang lại giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 5 tháng đầu năm 2024, có 169.000 shop có đơn hàng phát sinh trên các sàn TMĐT. Điều này cho thấy ngành hàng Thời trang có nhu cầu và cơ hội bán hàng rất cao, nhưng tỷ lệ cạnh tranh cũng rất gay gắt.

Về yếu tố thời điểm, giai đoạn sale trước Tết là thời điểm doanh số của ngành hàng Thời trang bùng nổ mạnh mẽ nhất, và sau Tết lượng bán vẫn đạt ở mức cao. Tuy nhiên, vào giai đoạn tháng 4 và tháng 5, doanh số ngành có xu hướng giảm nhẹ. Những biến động này không quá bất ngờ vì dịp Tết luôn là thời điểm nhu cầu thời trang tăng trưởng mạnh mẽ. Vào tháng 3, nhu cầu đối với các sản phẩm thời trang mùa hè của người tiêu dùng cũng rất cao.

Doanh thu Thời trang theo từng nhóm sản phẩm

Thời trang nữ dẫn đầu với doanh số 12.985 tỷ đồng, tăng 93,65%, tiếp theo là thời trang nam với 6.183 tỷ đồng, tăng trưởng vượt bậc 114%. Ngoài ra, các mặt hàng phụ kiện thời trang và giày dép cũng nằm trong top 20 mặt hàng có doanh số lớn nhất. Cụ thể, thời trang nữ đứng ở vị trí số 2 với 101,28 triệu sản phẩm, phụ kiện thời trang ở vị trí số 5 với 40,99 triệu sản phẩm, và thời trang nam đứng thứ 7 với 38,94 triệu sản phẩm.

Thị trường thời trang trên Shopee và TikTok Shop hiện đang có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi Shopee được biết đến với sự ưa chuộng mạnh mẽ của các bậc phụ huynh đối với thời trang trẻ em, thì TikTok Shop lại nổi bật với sự phát triển nhanh chóng của các dòng phụ kiện thời trang. Cả hai nền tảng này đều đang giúp thúc đẩy sự phát triển và đa dạng hóa của ngành thời trang trên môi trường thương mại điện tử hiện nay.

Phân khúc giá rẻ vẫn được ưa chuộng nhiều hơn trong Ngành Thời trang

Phân khúc giá dưới 200.000 đồng vẫn là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong các mặt hàng thời trang nam và nữ. Tuy nhiên, đối với giày dép và túi ví, người mua sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm có giá trên 500.000 đồng, cho thấy sự đa dạng trong hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Top thương hiệu thời trang dẫn đầu sàn TMĐT

Theo báo cáo của Metric, Lovito, một thương hiệu bán lẻ thời trang nữ từ Trung Quốc, dẫn đầu với doanh số 116,2 tỷ đồng, hoàn toàn cách biệt so với các đối thủ. Coolmate, một thương hiệu thời trang nam, đứng thứ hai với doanh số 84,3 tỷ đồng. Các thương hiệu Việt Nam như Mina, Tingoan, Yody, AVO, Biti’s và Torano cũng nằm trong top 10, với Adidas và Biti’s là hai thương hiệu giày dép nổi bật.

Sản phẩm thời trang nào đang được ưa chuộng nhiều nhất?

Các sản phẩm mùa hè như áo chống nắng, quần đùi đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng qua trên các sàn thương mại điện tử. Đối với thời trang nữ, áo chống nắng, quần đùi và quần short jean đang là những mặt hàng bán chạy nhất. Trong khi đó, quần lót bán theo combo, áo Polo và quần đùi là những lựa chọn phổ biến trong thời trang nam. Giày dép cũng không ngoại lệ khi các sản phẩm như dép nhám, giày Crocs và giày thể thao đang dẫn đầu doanh số bán hàng.

Đối với thời trang trẻ em, các sản phẩm như quần cho bé trai và bé gái, cùng với áo choàng chắn gió, đều đang ghi nhận mức doanh thu khả quan. Trên mặt hàng túi ví, các loại túi đeo vai và túi xách đeo ngang cũng đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Trong nhóm phụ kiện thời trang, khẩu trang và mũ lưỡi trai tiếp tục giữ vững sự phổ biến, trong khi kẹp tóc hoa sứ đã nổi lên như một sản phẩm hot trend mới, thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng và nhanh chóng trở thành sản phẩm bán chạy nhất trong lĩnh vực thời trang.

Dự đoán về Ngành hàng Thời trang trên sàn TMDT trong năm 2024

Ngành thời trang dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, tiếp tục là một trong những ngành hàng được săn đón nhiều nhất trên các sàn TMĐT. Đặc biệt, ngành này sẽ thu hút thế hệ Gen Z và Gen Y, những nhóm khách hàng ưa chuộng mua sắm trực tuyến và trải nghiệm online. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các thương hiệu phải đa dạng hóa hình thức bán hàng, cải thiện trải nghiệm người dùng qua các phương thức mới như livestream và hợp tác với KOL, KOC.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố bền vững khi mua sắm thời trang. Các thương hiệu như Fastlink và Tsafari đang dẫn đầu xu hướng thời trang bền vững với các sản phẩm làm từ chất liệu tái chế như chai nhựa, bã cà phê và sợi len. Một số thương hiệu lâu đời như Việt Tiến và May 10 cũng đang tích cực theo đuổi xu hướng này. Xu hướng phát triển bền vững cùng với sự ưa chuộng các chương trình khuyến mãi và trải nghiệm mua sắm đa dạng như flash sale sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành thời trang trên sàn TMĐT trong năm 2024.

Tổng hợp

Continue Reading

Pháp Luật

Bỏ thuế khoán vào năm 2026 hộ kinh doanh sẽ được chia thành 4 nhóm doanh thu để quản lý

Published

on

Sau khi bỏ thuế khoán, hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý và chính sách thuế phù hợp hơn, minh bạch hơn.

Tại họp báo thường kỳ quý II/2025 của Bộ Tài chính chiều 2/7, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính), cho biết, việc bãi bỏ thuế khoán nhằm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm chênh lệch giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo môi trường công bằng với người làm công ăn lương. Thực tế, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ như hàng quán, chợ truyền thống có doanh thu dưới hoặc chỉ nhỉnh hơn ngưỡng chịu thuế, vẫn đóng thuế khoán cố định.

Để thay thế thuế khoán, Dự thảo Luật Quản lý thuế dự kiến chia hộ, cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm doanh thu, áp dụng phương pháp quản lý khác nhau. Cụ thể:

Nhóm 1: Doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm, sẽ không phải chịu thuế và được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử sau khi bỏ thuế khoán. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.

Nhóm 2: Doanh thu từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm, có lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ năm 2027 – 2028. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.

Nhóm 3: Các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng có doanh thu 1 – 3 tỷ đồng/năm và lĩnh vực thương mại, dịch vụ có doanh thu 1 – 10 tỷ đồng/năm. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện chế độ kế toán đơn giản.

Nhóm 4: Doanh thu trên 10 tỷ đồng. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện các chế độ kế toán như các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quy định.

Ngoài ra, cơ quan thuế dự kiến đề xuất tăng mức ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân lên ít nhất gấp đôi mức 200 triệu đồng/năm. Đồng thời, sửa đổi tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân cho hộ, cá nhân kinh doanh phân biệt theo quy mô doanh thu; kiến nghị sửa đổi các chính sách pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh phát triển.

Theo Phó Cục trưởng Mai Sơn, các nội dung nêu trên mới chỉ là dự kiến. Cục Thuế sẽ tiếp tục lấy ý kiến người dân, hiệp hội, chuyên gia để hoàn thiện khung quản lý, báo cáo Bộ Tài chính, trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Ver2Solution tổng hợp
kinhtechungkhoan.vn

Continue Reading

Quốc Tế

Trung Quốc phanh phui đường dây bán hàng giả với kho rộng bằng 20 sân bóng, tịch thu 200.000 món đồ nhái

Published

on

Theo tờ The Guardian, cảnh sát Trung Quốc đã đột kích văn phòng và các kho hàng của sàn thương mại điện tử Pandabuy (Trung Quốc), sau khi 16 thương hiệu báo cáo về dấu hiệu vi phạm bản quyền. Cảnh sát đã bắt giam hơn 30 nghi phạm, tịch thu hàng triệu bưu kiện, bao gồm hơn 200.000 đôi giày thể thao làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng.

Cuộc điều tra được khởi xướng từ năm 2022, do Corsearch – công ty chuyên về bảo vệ sở hữu trí tuệ – dẫn đầu. Công ty này ghi nhận sự bùng nổ của Pandabuy trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, nơi hàng loạt người dùng chia sẻ cách mua hàng thời trang “cao cấp” với giá rẻ bất ngờ.

Sau 6 tháng điều tra, các nhà chức trách phát hiện hoạt động vi phạm của Pandabuy đã trải rộng trên 5 thành phố ở Trung Quốc, với 2.200 nhân viên, có các nhà kho với tổng diện tích 100.000 m², tương đương 20 sân bóng đá.

Corsearch phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu thương hiệu lớn và Đơn vị chống tội phạm sở hữu trí tuệ của Sở cảnh sát thành phố London. Những thông tin thu thập được sau đó được chuyển giao cho nhà chức trách Trung Quốc, mở đường cho cuộc đột kích quy mô lớn.

Sự hợp tác xuyên biên giới này được đánh giá là yếu tố then chốt trong việc triệt phá mạng lưới buôn bán hàng giả quy mô toàn cầu. Thanh tra thám tử Andrew Masterson chia sẻ rằng: “Đây là lần đầu tiên sự hợp tác giữa chủ sở hữu thương hiệu, cơ quan thực thi pháp luật, công ty luật và nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới để hành động chống lại một đơn vị mua sắm hàng giả có quy mô như thế này”.

Pandabuy có trụ sở tại Hàng Châu, hoạt động như một trung gian giúp người dùng tại Mỹ và châu Âu tiếp cận các mặt hàng thời trang nhái từ các nhà bán lẻ Trung Quốc. Nền tảng này đã nổi lên như một cái tên quen thuộc với giới trẻ toàn cầu tìm kiếm các phiên bản “fake 1:1” của các thương hiệu đình đám như Nike, Supreme hay Louis Vuitton. Chỉ tính riêng năm 2023, doanh thu của Pandabuy được cho là lên tới gần 5,5 tỷ USD với hơn 50 triệu sản phẩm hàng giả.

Theo dõi suốt 6 tháng, phanh phui đường dây bán hàng giả với kho rộng bằng 20 sân bóng, tịch thu 200.000 món đồ nhái- Ảnh 2.

Các thương hiệu bị ảnh hưởng được kỳ vọng sẽ tiếp tục các hành động pháp lý và vận động siết chặt kiểm soát hàng giả. Thành công của chiến dịch lần này có thể tạo tiền lệ cho những đợt truy quét tiếp theo nhắm vào các nền tảng phân phối hàng giả khác đang nổi lên.

Corsearch khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật để giám sát và ngăn chặn tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong ngành thời trang – lĩnh vực vốn có tỷ lệ làm giả cao nhất thế giới.

Vụ việc của Pandabuy cho thấy tầm quan trọng của sự phối hợp toàn cầu giữa khối tư nhân và cơ quan công quyền trong cuộc chiến chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Theo An ninh tiền tệ

Continue Reading

Quốc Tế

Khủng hoảng thừa, Trung Quốc chỉ muốn bán hàng ra thế giới, không mặn mà mua hàng

Published

on

Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt, nhu cầu nhập khẩu của nước này lại sụt giảm. Điều này không chỉ khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó, mà còn làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại toàn cầu – đặc biệt với Mỹ trong bối cảnh đàm phán song phương vẫn đang bế tắc. Trung Quốc chỉ muốn bán hàng ra thế giới.

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm ngừng “cuộc chiến thương mại” gần đây, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cùng Chủ tịch Tập Cận Bình “mở cửa thị trường Trung Quốc cho hàng hóa Mỹ”. Tuy nhiên, thực tế đang đi ngược lại kỳ vọng đó. Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, nhập khẩu gần như không tăng trưởng kể từ cuối năm 2022.

Theo dữ liệu từ Cục Phân tích Chính sách Kinh tế Hà Lan, tính đến tháng 3/2025, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 33% về khối lượng, trong khi nhập khẩu không có biến động. Điều này phản ánh xu hướng ngày càng rõ rệt: Trung Quốc muốn bán hàng ra thế giới, nhưng lại không còn mặn mà với việc mua hàng từ các nước khác.

Nguyên nhân chính nằm ở chiến lược của ông Tập Cận Bình: xây dựng nền kinh tế “pháo đài”, tự cung tự cấp trong các ngành then chốt, đồng thời hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài – đặc biệt là Mỹ và phương Tây. Đầu tư được dồn vào các nhà máy sản xuất, trong khi tiêu dùng nội địa lại ảm đạm.

Trung Quốc đã phải chịu các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp từ nhiều quốc gia do lo ngại về dòng hàng hóa nhập khẩu từ nước này.

Chính sách “ưu tiên nội địa” của Trung Quốc ảnh hưởng ra sao đến doanh nghiệp nước ngoài?

Các doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và Nhật Bản ngày càng khó chen chân vào thị trường Trung Quốc. Nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu, cùng với chính sách “ưu tiên hàng nội địa” khiến nhiều công ty nước ngoài mất dần thị phần, dù Trung Quốc vẫn tuyên bố ủng hộ toàn cầu hóa.

Ví dụ, công ty công nghệ y tế Drägerwerk của Đức cho biết doanh số máy thở và thiết bị y tế tại Trung Quốc đã giảm một nửa trong năm 2024 so với 2023. Nguyên nhân là các bệnh viện Trung Quốc được khuyến khích mua thiết bị trong nước thay vì hàng ngoại. Tương tự, các thương hiệu như Swatch, Porsche hay tập đoàn xa xỉ LVMH cũng ghi nhận mức tiêu thụ giảm mạnh.

Thậm chí, Trung Quốc còn ban hành lệnh yêu cầu một số công ty nhà nước thay thế phần mềm Mỹ trong hệ thống CNTT của họ trước năm 2027 – được nhiều người gọi là chiến dịch “Xóa bỏ Mỹ” (Delete America). Những động thái này khiến các doanh nghiệp nước ngoài buộc phải sản xuất tại chỗ nếu muốn tồn tại ở Trung Quốc.

Việc giảm nhập khẩu tác động thế nào đến thương mại toàn cầu?

Từ lâu, các nền kinh tế đang phát triển – đặc biệt là những quốc gia xuất khẩu nguyên liệu như Brazil, Nam Phi – dựa vào nhu cầu khổng lồ từ Trung Quốc để bán sắt thép, đồng, năng lượng… Tuy nhiên, sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc đã khiến nhu cầu này tụt dốc nhanh chóng.

Từ cuối năm 2022 đến nay, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ giảm 11%, từ Nhật giảm 17% và từ Đức giảm 18%. Điều này gây lo ngại về một mô hình thương mại không bền vững, nơi Trung Quốc chỉ xuất khẩu mà không nhập khẩu tương xứng.

Dù Trung Quốc vẫn là một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch hơn 2.600 tỷ USD năm 2024 (so với 3.400 tỷ USD của Mỹ), phần lớn nhập khẩu của nước này là các mặt hàng cần thiết như chip bán dẫn, năng lượng và thực phẩm – vốn không đủ để tạo cân bằng thương mại.

Mục tiêu dài hạn của ông Tập Cận Bình là xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ tự chủ. Quốc gia này đang đạt được những bước tiến rõ rệt trong các lĩnh vực như xe điện, pin, thiết bị y tế, máy móc xây dựng… và đang thay thế dần các nhà cung ứng nước ngoài bằng doanh nghiệp nội địa.

Thậm chí, những “ông lớn” quốc doanh còn được giao chỉ tiêu thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng trong nước – không chỉ vì lý do kinh tế mà còn nhằm ứng phó với các biện pháp trừng phạt và căng thẳng địa chính trị với phương Tây.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn cố gắng thể hiện mình là “người bảo vệ toàn cầu hóa” – đối lập với chính sách bảo hộ ngày càng gay gắt của Mỹ. Trong một bài phát biểu gần đây, ông Tập khẳng định Trung Quốc ủng hộ hệ thống thương mại dựa trên luật lệ của WTO và phản đối “bắt nạt” từ phía Mỹ.

Viễn cảnh nào cho đàm phán thương mại Mỹ – Trung?

Dù hai bên đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng việc Trung Quốc nhập khẩu sụt giảm và gia tăng tự chủ kinh tế khiến một thỏa thuận thực chất trở nên khó khăn. Nhất là khi kỳ vọng đặt vào việc Trung Quốc mua thêm hàng Mỹ – như trong thỏa thuận năm 2020 – đã không đạt mục tiêu (chỉ nhập khoảng 300 tỷ USD so với cam kết 500 tỷ USD).

Trong khi đó, Mỹ đang chuẩn bị tăng thuế nhiều mặt hàng, khiến các công ty vội vàng nhập hàng về trước khi bị ảnh hưởng. Điều này càng nhấn mạnh sự khác biệt giữa mô hình thương mại “mở” của Mỹ và “đóng” dần của Trung Quốc.

Nếu xu hướng hiện nay tiếp diễn, thương mại toàn cầu có thể sẽ chứng kiến một trật tự mới: Trung Quốc trở thành công xưởng xuất khẩu hàng hóa nhưng không còn là “người mua” lớn như trước. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nước từng phụ thuộc vào sức mua của thị trường Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến chuỗi cung ứng toàn cầu lao đao, nhưng hiệp định đình chiến tạm thời mang lại hy vọng, dù các nhà sản xuất vẫn…

Theo MSN

Continue Reading

Đọc nhiều nhất

Copyright © 2024 Ver2solution.com .