Xu Hướng
Cuộc đại thanh lọc thị trường kinh doanh livestream Việt Nam

Cuộc đại thanh lọc thị trường kinh doanh livestream tại Việt Nam bao gồm nhiều yếu tố gần đây như việc bắt hàng loạt các cơ sở sản xuất hàng giả cực lớn, các thương hiệu sữa, thuốc và các thực phẩm thiết yếu làm hại sức khoẻ người dân, tạo gánh nặng cho nghành Y tế và làm thiệt hại kinh tế xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc thanh lọc
-
Tăng trưởng nóng và bong bóng thị trường: Sự bùng nổ của hình thức bán hàng qua livestream trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt, nhiều người bán chạy theo xu hướng giảm giá để thu hút khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu.
-
Chi phí vận hành gia tăng: Các khoản phí như hoa hồng, quảng cáo, logistics trên các sàn thương mại điện tử ngày càng cao, làm giảm biên lợi nhuận của người bán.
-
Sự can thiệp của cơ quan chức năng: Những vụ việc liên quan đến bán hàng giả, quảng cáo sai sự thật đã khiến cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử phạt, dẫn đến tâm lý e ngại trong cộng đồng người bán.
Tác động đến người bán và thị trường
-
Doanh thu sụt giảm: Nhiều người bán hàng online, đặc biệt là các KOL/KOC, ghi nhận doanh thu giảm mạnh, có trường hợp giảm đến 60% so với trước đây.
-
Chuyển hướng kinh doanh: Một số người bán lựa chọn quay lại mô hình kinh doanh truyền thống hoặc tìm kiếm các kênh phân phối khác như siêu thị, xuất khẩu để giảm sự phụ thuộc vào nền tảng số.
-
Thị trường điều chỉnh theo hướng bền vững: Dù gặp khó khăn, nhiều người trong ngành nhận định đây là giai đoạn cần thiết để thị trường lọc bỏ những yếu tố tiêu cực, hướng đến sự phát triển ổn định và chất lượng hơn.
Bài học từ thị trường Trung Quốc
-
Chiến dịch thanh lọc mạnh mẽ: Trung Quốc đã tiến hành các chiến dịch kiểm soát nội dung livestream, xử lý nghiêm các trường hợp giả nghèo khổ để lừa gạt người tiêu dùng, quảng cáo sai sự thật.
-
Hệ quả pháp lý nghiêm trọng: Nhiều streamer nổi tiếng bị khóa tài khoản, phạt tiền, thậm chí nhận án tù vì vi phạm quy định trong hoạt động bán hàng qua livestream
Xu hướng và giải pháp cho tương lai
Tập trung vào các mặt hàng chất lượng, các sản phẩm mang tính dân gian, dân tộc, làng nghề truyền thống. Tìm kiếm các giải pháp kinh doanh bền vững, an toàn như sản xuất thực phẩm sạch. Nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu kiểm tra chất lượng. Về bán hàng và công cụ bán hàng cần mở rộng đa kênh, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một nền tảng. Tìm kiếm nhiều đầu ra và đặc biệt tư vấn chi tiết hợp lý công năng sử dụng cho người tiêu dùng để tạo lòng tin và sự trung thành lâu dài bền vững.
Theo Nguyễn Thọ
Xu Hướng
Chủ nghĩa tiêu dùng tuỳ hứng của Gen Z

Trước bối cảnh kinh tế – xã hội đầy biến động, người tiêu dùng trẻ đang ngày càng ưa chuộng các xu hướng thẩm mỹ mang tính thoát ly thực tại, chi tiêu hỗn loạn và tùy hứng vượt quá khả năng tài chính, kèm theo đó là những kỳ vọng đầy mâu thuẫn…Chủ nghĩa tiêu dùng tuỳ hứng của Gen Z
Mở TikTok vào bất kỳ ngày nào, bạn có thể lướt qua một video cảnh báo về thuế quan sắp tới và nguy cơ sụp đổ thị trường, sau đó là hình ảnh một cô gái trong chiếc áo lông sang trọng đang nhâm nhi ly martini. Hay tiếp theo là một bản tin u ám về tình trạng nợ nần, thất nghiệp ngày càng tăng của Gen Z. Rồi đột nhiên, mọi thứ quay về “mùa hè châu Âu”: ai đó đang tắm nắng ở miền Nam nước Pháp đầy thư giãn.
Đây chính là thực tại đầy đối lập mà thế hệ Gen Z đang sống. Họ trưởng thành giữa chuỗi khủng hoảng liên tiếp: đại dịch, suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, nhà ở vượt tầm với, nợ thẻ tín dụng chồng chất. Trong khi lương bổng trì trệ, chi phí sinh hoạt lại không ngừng leo thang. Trong hoàn cảnh như vậy, việc tiết kiệm cho tương lai bỗng trở nên ngây thơ – thậm chí là… vô nghĩa.
MUA SẮM ĐỂ THOÁT KHỎI THỰC TẠI
Thay vì theo đuổi những kế hoạch dài hạn ngày càng xa vời như mua nhà hay có một công việc ổn định với mức lương cao, nhiều người trẻ đang chọn cách chi tiêu quá tay và sống vượt khả năng tài chính như một cách để “tự xoa dịu” trong hiện tại.
Tiền bạc không còn là công cụ để xây dựng tài sản mà trở thành phương tiện để cảm thấy tốt hơn. Dù đó là một cốc cafe giá gần 100 nghìn đồng, một món đồ chơi bông Labubu móc vào túi xách, hay việc dốc ví để thuê một chiếc váy mini Miu Miu hoặc mua lại chiếc túi Louis Vuitton x Murakami phiên bản lưu trữ — thì những món đồ này đều có tác dụng cải thiện tâm trạng của Gen Z.
Việc mua sắm trở thành cách điều tiết cảm xúc. Logic về tài chính thông minh đang rạn nứt, thay vào đó là một tư duy tiêu dùng hoàn toàn mới đang hình thành.

“Hành vi này có phần liều lĩnh, nhưng nó cũng phản ánh nhu cầu rất bản năng của Gen Z là khát khao cảm thấy mình xứng đáng được trải nghiệm những điều tốt đẹp. Sự bất định là điều quá quen thuộc với thế hệ này. Họ khao khát cái đẹp, muốn được trải nghiệm, muốn cảm thấy bản thân có giá trị và được công nhận.
Khi mọi thứ xung quanh đều chơi vơi và bất định, họ cần cảm giác kiểm soát được ít nhất một điều gì đó”, bà Jackie Cooper, Giám đốc Thương hiệu toàn cầu tại Edelman và là người sáng lập Gen Z Lab, nhận xét.
KHẢ NĂNG CHI TIÊU GIẢM, HÀNH VI CHI TIÊU LIỀU LĨNH TĂNG
Theo một nghiên cứu của TransUnion, những người thuộc Gen Z trong độ tuổi từ 22 đến 24 có mức thu nhập trung bình khoảng 45.493 USD năm 2023. Trong khi đó, thế hệ millennials ở cùng độ tuổi cách đây một thập kỷ kiếm được trung bình 51.825 USD (đã điều chỉnh theo lạm phát). Điều này cho thấy Gen Z đang kiếm ít hơn khoảng 12% so với millennials ở cùng giai đoạn cuộc đời.
Không chỉ vậy, Gen Z còn đang đối mặt với chi phí sinh hoạt cao hơn đáng kể, họ phải chi tiêu nhiều hơn 31% cho nhà ở so với thế hệ millennials khi ở cùng độ tuổi. Tính đến năm 2024, Gen Z đang gánh khoản nợ thẻ tín dụng trung bình là 3.456 USD, tăng 5,95% so với năm trước, theo một nghiên cứu của Trung tâm Dữ liệu Kinh tế Vi mô thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York.

Đây chính là chủ nghĩa “hư vô kinh tế” — không phải là sự từ chối giá trị của đồng tiền, mà là sự từ chối những hệ thống đã lỗi thời cùng các cột mốc tài chính ngày càng xa vời, từng được xem là nền tảng định hướng hành vi tài chính.
Hệ quả là hiện tượng “lifestyle creep” – tức sống theo lối sống vượt quá khả năng tài chính thực tế – đang ngày càng phổ biến, được thúc đẩy bởi nhu cầu giải tỏa cảm xúc và tìm kiếm cảm giác an toàn trong ngắn hạn.
Khi nói đến thời trang và hàng xa xỉ, điều này tạo ra một kiểu người tiêu dùng vẫn khao khát niềm vui, bản sắc và địa vị mà hàng hiệu mang lại, nhưng tiếp cận nó theo những cách phi truyền thống hơn. Hàng nhái (dupes), dịch vụ mua trước trả sau như Shopeepay, hay các nền tảng mua đi bán lại khiến hàng xa xỉ trở nên dễ chạm tới hơn trong ngắn hạn. Nhưng đồng thời, những lựa chọn này cũng khiến người tiêu dùng ngày càng xa rời lòng trung thành thương hiệu kiểu truyền thống, thay vào đó là các quyết định bốc đồng, tính thử nghiệm và mua sắm để xoa dịu cảm xúc.
Các thương hiệu giờ đây phải đối mặt với một bài toán cân não: Làm sao để vẫn nuôi dưỡng khát vọng sở hữu mà không khuyến khích khách hàng chi tiêu quá mức? Và liệu họ có thể biến những người mua sắm theo cảm hứng thành khách hàng trung thành trọn đời — nếu hoặc khi những người trẻ này thực sự đạt đến mức sống dư dả?
Gen Z đã quá quen thuộc với những biến động kinh tế khắc nghiệt, họ đã chứng kiến nhiều cuộc suy thoái và từ đó hình thành khả năng thích nghi cảm xúc cũng như một kiểu logic tiêu dùng mới để tồn tại. Vì vậy, các thương hiệu cần chuẩn bị để gặp gỡ họ không chỉ bằng sản phẩm, mà còn bằng sự quan tâm, khả năng linh hoạt và thấu hiểu rằng: sở thích, khát vọng và sự bấp bênh tài chính giờ đây luôn song hành cùng nhau.
Theo vneconomy.vn
Xu Hướng
Chàng shipper có 4 bằng thạc sĩ, tiến sĩ người có trình độ học vấn cao nhất trong ngành giao đồ ăn

Ding Yuanzhao được cư dân mạng đặt cho biệt danh “Người có trình độ học vấn cao nhất trong ngành giao đồ ăn Trung Quốc”.
Chàng trai 39 tuổi là cử nhân kỹ thuật hóa học Đại học Thanh Hoa, thạc sĩ năng lượng và tài nguyên Đại học Bắc Kinh, hai trường đại học danh giá nhất Trung Quốc.
Chưa hết, Ding còn có bằng tiến sĩ sinh học tại Đại học Công nghệ Nam Dương (Singapore) và thạc sĩ đa dạng sinh học từ Đại học Oxford (Anh). Anh cũng đã hoàn thành một dự án nghiên cứu sau tiến sĩ (post-doc) tại Đại học Quốc gia Singapore. Hầu hết các trường đều thuộc top 30 đại học hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, đến tháng 3/2024, hợp đồng nghiên cứu sau tiến sĩ của anh không được gia hạn. Ding Yuanzhao quyết định đi xin việc nhưng sau 10 lần phỏng vấn thất bại và đơn xin việc không được phản hồi, anh chính thức rơi vào cảnh thất nghiệp.
Anh về nước tìm cơ hội, trong thời gian chờ xin việc đăng ký làm nhân viên giao đồ ăn tại Bắc Kinh.

Ding chụp ảnh trong thời gian làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Singapore. Ảnh: 163
Lý giải việc thất nghiệp, Ding cho biết ở Singapore, nhà tuyển dụng không đặt nặng bằng cấp mà ưu tiên năng lực cá nhân. Trong bối cảnh siết chặt chính sách với lao động nước ngoài, việc các công ty ưu tiên người bản địa khiến cơ hội cho những người như anh càng hạn chế. Chuyên ngành sinh học mà anh theo đuổi lại rất hẹp, yêu cầu cao nhưng cơ hội việc làm ít.
“Tôi kỳ vọng sẽ tìm được việc đúng chuyên môn, lương tốt. Nhưng rồi cao không tới, thấp không xong, cuối cùng vào ngõ cụt”, anh nói.
Nhiều người cho rằng với bằng cấp như vậy, Ding có thể dễ dàng đi dạy hoặc làm gia sư, một giờ kiếm hàng trăm tệ. Nhưng anh phản bác rằng không phải cứ học giỏi là dạy giỏi. “Lên bục giảng mà không có kỹ năng sư phạm vẫn có thể mơ hồ, lúng túng”, anh chia sẻ.
Với anh, nghề giao đồ ăn không có gì đáng xấu hổ. Thu nhập ổn định, giờ giấc linh hoạt, và quan trọng nhất giúp anh duy trì cuộc sống khi chưa tìm được công việc đúng chuyên môn.
“Chỉ khi tự nuôi được bản thân, tôi mới có thể chủ động tìm hướng đi mới”, Ding nói.
Hiện nay, không ít sinh viên mới ra trường ở Trung Quốc cũng chọn làm shipper như một cách cầm cự trong thời kỳ việc làm khó khăn. Theo báo cáo 2024 của nền tảng tuyển dụng Zhaopin, tỷ lệ shipper có bằng cao đẳng trở lên là 38%, tăng 12% so với hai năm trước.
Mức lương trung bình của nhân viên văn phòng ở Thượng Hải, Bắc Kinh khoảng 6.000 tệ một tháng, trong khi thu nhập trung bình của shipper là 7.350 tệ. Những ngày cao điểm, các shipper có thể kiếm cao điểm hơn 1.000 tệ. Những con số này khiến khái niệm “nghề sang – nghề hèn” trở nên lạc hậu.
Dù xuất phát điểm tốt, câu chuyện của Ding phản ánh một thực tế thị trường lao động khốc liệt. Năm 2024, Trung Quốc có 12,22 triệu sinh viên tốt nghiệp. Trong khi đó, tỷ lệ tìm được việc của người có bằng thạc sĩ trở lên đã giảm xuống chỉ còn 44%, thấp hơn cả nhóm cử nhân.
Sự bấp bênh khiến nhiều người đặt câu hỏi “Học hành rốt cuộc để làm gì?”, Một số bình luận tiêu cực như””Bằng cấp giờ vô giá trị”, “Thi vào trường danh tiếng cũng chẳng giúp được gì” xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội.
Theo 163 Trung Quốc
Xu Hướng
Một quốc gia cho 10 triệu dân dùng ChatGPT Plus miễn phí

Trang bị công cụ AI hiện đại nhất của OpenAI cho 10 triệu dân dùng ChatGPT, quốc gia này đang tận dụng tiềm lực tài chính mạnh mẽ để bứt tốc trong cuộc đua trở thành trung tâm trí tuệ nhân tạo của thế giới. Lời tuyên ngôn cho “chiến lược” toàn cầu.
Trong một bước đi mang tính đột phá, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp miễn phí ChatGPT Plus, phiên bản cao cấp của chatbot AI nổi tiếng từ OpenAI cho toàn bộ người dân. Đây không chỉ là một chính sách công nghệ mà còn là tuyên ngôn chiến lược cho tham vọng toàn cầu của UAE trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Sáng kiến này nằm trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược giữa chính phủ UAE và OpenAI, đồng thời gắn liền với dự án cơ sở hạ tầng AI quy mô lớn mang tên Stargate UAE, đặt tại Abu Dhabi. Dự án này sẽ vận hành một cụm siêu máy tính AI công suất một gigawatt, trong đó 200 megawatt đầu tiên dự kiến hoạt động từ năm tới, đặt nền móng để UAE trở thành trung tâm AI hàng đầu tại Trung Đông.
Stargate UAE là một phần của chương trình “OpenAI for Countries”, nhằm hỗ trợ các quốc gia xây dựng hệ thống AI phù hợp với ngôn ngữ, luật pháp và nhu cầu xã hội địa phương. Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman, gọi đây là “một tầm nhìn táo bạo” với khả năng định hình lại vai trò công nghệ của cả một quốc gia.
Đáng chú ý, dự án quy tụ nhiều tên tuổi lớn trong ngành như Microsoft, Nvidia, Oracle, Cisco, SoftBank và G42 công ty AI có trụ sở tại UAE và được Microsoft hậu thuẫn. Tất cả đều góp phần thúc đẩy UAE trở thành nhân tố trọng yếu trong bản đồ quyền lực AI toàn cầu.
Bằng việc mở rộng quyền tiếp cận công nghệ tiên tiến tới hơn 10 triệu người dân phục vụ các nhu cầu như học tập, viết lách, lập trình hay lập kế hoạch. UAE đang tận dụng tối đa nguồn lực tài chính dồi dào để tạo lợi thế cạnh tranh. Mục tiêu cuối cùng: không chỉ bắt kịp mà còn sánh vai cùng Mỹ, Trung Quốc trong cuộc đua định hình tương lai trí tuệ nhân tạo thế giới.
Tham vọng trở thành siêu cường công nghệ mới
Không dừng lại ở việc phổ cập AI cho toàn dân, UAE cùng với các quốc gia láng giềng như Ả Rập Xê Út và Qatar đang tiếp tục “tăng tốc” trên đường đua công nghệ bằng những cam kết tài chính khổng lồ. Trong chuyến công du Trung Đông gần đây của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ba quốc gia này đã tuyên bố các khoản đầu tư hàng trăm tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, khiến giới quan sát đặt câu hỏi: Liệu tiền bạc có thể mua được vị thế siêu cường công nghệ?
Cụ thể, Saudi Arabia cam kết rót 600 tỷ USD trong vòng bốn năm tới, Qatar tuyên bố dành tới 1.200 tỷ USD cho AI, còn UAE sẽ bổ sung 200 tỷ USD vào kế hoạch hiện tại trị giá 1.400 tỷ USD. Đây không chỉ là những con số gây choáng ngợp, mà còn là lời tuyên bố rõ ràng về tham vọng tái định hình cán cân quyền lực công nghệ toàn cầu.
![]() |
Tương lai của AI có thể mở rộng đến một “kinh tuyến” mới của đổi mới sáng tạo toàn cầu. (Ảnh minh hoạ) |
Hàng loạt “ông lớn” trong ngành như Nvidia, Google, Oracle, AMD và Amazon Web Services đã nhanh chóng bắt tay hợp tác với các chính phủ vùng Vịnh. Các thỏa thuận không chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghệ thuần túy mà còn mở rộng sang quốc phòng, hàng không, năng lượng và xây dựng các trung tâm nghiên cứu AI hiện đại.
Từ lâu, UAE đã có chiến lược phát triển AI một cách bài bản, bắt đầu từ việc bổ nhiệm Bộ trưởng AI đầu tiên trên thế giới. Quốc gia này cũng giới thiệu nhiều mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như Falcon, cùng với nền tảng ASK71 – một hệ thống ứng dụng AI vào phân tích dữ liệu và tự động hóa quy trình trong các cơ quan công quyền. Các trợ lý ảo song ngữ Ả Rập – Anh hiện đã hiện diện rộng khắp các bộ ngành, giúp đơn giản hóa và tăng hiệu quả cho dịch vụ công.
“Vùng Vịnh sẽ trở thành siêu cường AI bởi vì đầu tư lớn sẽ dẫn đến vị thế dẫn đầu,” ông Prabhakar Posam Giám đốc Thông tin của Transworld Group (Dubai) nhận định. Trong khi đó, Avneesh Prakash, CEO của Camb.ai khẳng định rằng: “Khu vực này đang đầu tư nghiêm túc vào hạ tầng AI và đào tạo nhân tài. Điều đó không chỉ giúp họ giành quyền tự chủ công nghệ mà còn tham gia giải quyết nhu cầu AI toàn cầu”. “Vùng Vịnh sẽ là đường xích đạo mới của AI,” Prakash nhấn mạnh.
Theo bà Chiara Marcati, chuyên gia tư vấn AI tại AI71, những hành động sớm và quyết đoán của UAE hiện đang bắt đầu mang lại “quả ngọt”. Và theo nhiều chuyên gia quốc tế, tương lai của AI có thể sẽ không chỉ xoay quanh Silicon Valley hay Thung lũng Trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc, mà có thể mở rộng đến một “kinh tuyến” mới của đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Theo nguoiquansat.vn
-
Livestream2 tháng ago
Khi ông chủ buộc phải livestream bán hàng
-
Trong Nước2 tháng ago
Báo cáo thị trường nước hoa Việt Nam 2023-2025
-
Các Nền Tảng MXH2 tháng ago
Facebook mạnh tay dọn nội dung rác, cần làm gì để tránh “bóp” tương tác
-
Các Nền Tảng MXH2 tháng ago
Cập nhật Facebook 7 ngày qua (4/5-10/5/2025)
-
Các Nền Tảng MXH2 tháng ago
Bất ngờ khoá tài khoản Facebook người dùng
-
Các Nền Tảng MXH2 tháng ago
Cập nhật Facebook 7 ngày qua (11/5-17/5/2025)
-
Công Nghệ Phần Mềm2 tháng ago
Google sắp không còn ‘cảm thấy may mắn’
-
Trong Nước2 tháng ago
Nhiều doanh nghiệp Việt đuối sức buộc phải rời sàn