Connect with us

Social

Facebook, Messenger bị lỗi trên toàn cầu

Published

on

Rạng sáng ngày 12/12, nền tảng Facebook, Messenger, Instagram bất ngờ bị sập trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, nhiều người dùng đã phản ánh nền tảng Facebook không thể truy cập được vào lúc rạng sáng ngày 12/12. Thông tin cho biết kết nối của người dùng đến các dịch vụ của Meta như Messenger, Instagram không bị gián đoạn hoàn toàn, mà bị chập chờn khi truy cập.

Theo Downdetector, công cụ chuyên theo dõi tình hình của các dịch vụ Internet, báo cáo sự cố xuất hiện nhiều từ khoảng 0h30. Đến thời điểm 2h cùng ngày, đã có hơn 80.000 lượt báo cáo với Facebook, 66.000 lượt với Instagram và khoảng hơn 10.000 lượt cho Messenger, WhatsApp.

Đây được xem là đợt sự cố quy mô lớn của Facebook, nhưng không phải là trường hợp duy nhất.

Gần đây nhất là sáng ngày 9/12, người dùng Facebook trên toàn cầu phát hiện trang web của MXH này đang xuất hiện lỗi. Cụ thể, trong phần thông tin ngay dưới bài đăng, thường là khoảng cách thời gian, ngày giờ hoặc vị trí, không được hiển thị như bình thường. Thay vào đó là một đoạn ký tự ngẫu nhiên gồm nhiều chữ, số và ký hiệu đặc biệt. Đoạn ký tự này dường như vô nghĩa và không trùng lặp nhau.

Facebook, Messenger bị lỗi trên toàn cầu- Ảnh 2.

Các bài đăng trên Facebook đều xuất hiện đoạn ký tự lạ

Trước đây, nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng từng đối mặt với nhiều lần gián đoạn hoạt động trên diện rộng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng trên khắp thế giới.

Các kỹ sư của Facebook cho biết nguyên nhân của vụ việc là do những thay đổi cấu hình trên các bộ định tuyến chính, có nhiệm vụ điều phối kết nối internet giữa các trung tâm dữ liệu của công ty. Trong khi đó, một số chuyên gia công nghệ chia sẻ sự cố bắt nguồn từ lỗi máy chủ DNS.

Tổng hợp.

Continue Reading

Các Nền Tảng MXH

Đế chế độc quyền 1000 tỷ USD của Mark Zuckerberg

Published

on

Đế chế độc quyền 1000 tỷ USD của Mark Zuckerberg: Mặc sức thâu tóm, sao chép, triệt tiêu đối thủ, 3 tỷ người dùng hầu như không có cơ hội rời đi

Nhờ vị thế độc quyền của mình, Đế chế độc quyền 1000 tỷ USD của Mark Zuckerberg Meta có thể tạo ra một môi trường nơi người dùng hầu như không có cơ hội rời đi để tìm đến một nền tảng tương đương.

Vào ngày 7/1/2021, Mark Zuckerberg thông báo rằng tài khoản Facebook của Tổng thống Trump khi đó sẽ bị khóa vô thời hạn liên quan tới việc những người ủng hộ xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ một ngày trước đó.

Bốn năm sau, cũng vào ngày 7/1, Zuckerberg công bố một sự đảo ngược trong chính sách kiểm duyệt nội dung của Meta: Việc kiểm tra thông tin sẽ được thay thế bằng các ghi chú cộng đồng (community notes), và các thuật toán dùng để xóa bỏ phát ngôn thù ghét sẽ bị giảm bớt. Việc kiểm duyệt nội dung giờ đây được ông xem là hành vi kiểm soát và đàn áp thông tin.

Một cách vô tình, Zuckerberg đã đưa ra lập luận mạnh mẽ nhất cho việc cần phải chia tách Meta. Nhiều phản ứng trước thông báo của ông xoay quanh việc tranh luận liệu chính sách kiểm duyệt nội dung mới hay cũ là khôn ngoan hơn. Tuy nhiên, “cuộc chiến kiểm duyệt nội dung” chỉ là vấn đề bề nổi.

Ngoại trừ những nội dung vi phạm pháp luật, không có một cách tiếp cận “đúng” hay “sai” duy nhất trong việc kiểm duyệt nội dung. Giống như nhà hàng, văn phòng hay lớp học, các nền tảng trực tuyến có thể phát triển tốt dù theo quy tắc nghiêm ngặt hay lỏng lẻo. Nhưng dù là quy tắc gì, thì cũng không nên để một cá nhân có quyền đơn phương đặt ra luật chơi cho hàng triệu, hàng tỷ người dùng.

Nói một cách đơn giản, chính sách kiểm duyệt nội dung của Meta đang bị mâu thuẫn ngay trong chính bản thân họ – cũng như các nền tảng độc quyền về phát ngôn khác. Có ba lý do vì sao các công ty độc quyền kiểm soát nội dung như Meta là mối đe dọa đối với nền dân chủ.

Thứ nhất, quy mô của nền tảng và mức độ tập trung thị trường làm gia tăng hệ quả từ từng quyết định kiểm duyệt nội dung cũng như cách thức thiết kế nền tảng. Việc gia tăng tầm quan trọng của các quyết định kiểm duyệt là điều đặc biệt đáng lo ngại, bởi như chính Zuckerberg đã thừa nhận, kiểm duyệt nội dung vốn dĩ dễ mắc sai lầm.

Khi một nền tảng phải đánh giá hàng tỷ bài đăng, chắc chắn sẽ có những nội dung bị xóa nhầm dù đáng ra phải được giữ lại, và cũng có những nội dung không bị xóa dù lẽ ra nên bị gỡ bỏ – ngay cả khi nền tảng hành động với ý định tốt nhất. Một số tài khoản sẽ bị khóa nhầm, trong khi một số khác lại bị bỏ sót.

Khi Facebook khóa tài khoản của Tổng thống Trump, có thể công ty đã hành động quá sớm hoặc quá muộn. Hoặc cũng có thể nền tảng này lẽ ra không nên khóa tài khoản đó ngay từ đầu.

Việc áp dụng các biện pháp kiểm duyệt nội dung nghiêm ngặt hơn (như chính sách của Meta vào năm 2021) hay nới lỏng hơn (như vào năm 2025) đều không làm giảm mức độ rủi ro trong các quyết định kiểm duyệt, và gần như không thể hy vọng giảm thiểu nguy cơ sai sót. Những gì chúng làm chỉ là ưu ái cho một loại sai lầm này hơn loại sai lầm khác.

Zuckerberg thừa nhận rằng đây là một “sự đánh đổi”. Cách duy nhất để giảm mức độ hệ trọng của các quyết định kiểm duyệt nội dung là tăng số lượng nền tảng cho phép nội dung được lan truyền. Nếu có 50 nền tảng như Meta, thì các quyết định riêng lẻ của mỗi công ty sẽ không còn quá quan trọng; và những sai sót không thể tránh khỏi của họ cũng sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với diễn ngôn công chúng.

Cả năm 2021 và 2025, các tuyên bố mang tính bước ngoặt của Zuckerberg đều được đưa ra chỉ vài ngày trước lễ nhậm chức của một chính quyền mới — thời điểm ông có thể nhận thức rõ ràng nhất về những rủi ro chính trị và pháp lý từ hành động của mình.

Đến năm 2025, Zuckerberg công khai viện dẫn kết quả bầu cử gần đây để biện minh cho các thay đổi chính sách phù hợp với định hướng của chính quyền ông Trump sắp lên nắm quyền.

Khi gọi việc gỡ bỏ nội dung là “kiểm duyệt” và tuyên bố rằng “các cáo buộc về bệnh lý tâm thần hay bất thường… dựa trên giới tính hoặc xu hướng tính dục” giờ đây được cho phép, Meta đã ngả hẳn về phía chính quyền mới cả về ngôn từ lẫn chính sách cụ thể. Zuckerberg thậm chí còn tái cấu trúc đội ngũ của mình và bổ nhiệm Joel Kaplan — một người thân cận với chính quyền ông Trump — làm Giám đốc chính sách toàn cầu.

Thứ ba, các tuyên bố của Zuckerberg, cả vào năm 2021 và 2025, cho thấy mức độ quyền lực cá nhân vượt trội trong việc chi phối công chúng. Không có bất kỳ sự ủy nhiệm công khai nào cho các chính sách của mình, Zuckerberg đã tự mình ban hành các “luật chơi ngôn luận” mới cho 250 triệu người dùng Facebook và 160 triệu người dùng Instagram tại Mỹ nói riêng và hàng tỷ người dùng trên toàn cầu nói chung.

Không một chính trị gia nào — dù có được lá phiếu bầu cử hợp pháp — lại nắm trong tay quyền lực kiểm soát diễn ngôn ở mức độ như vậy. Nhờ vị thế độc quyền của mình, Meta có thể tạo ra một môi trường nơi người dùng hầu như không có cơ hội rời đi để tìm đến một nền tảng tương đương, cũng như không thể tự do cất lên tiếng nói của mình. Điều này biến Meta trở thành một “chính quyền tư nhân bất hợp pháp” – một hình thái cai quản không có sự giám sát dân chủ và không chịu trách nhiệm giải trình trước công chúng.

Đế chế độc quyền 1.000 tỷ USD của Mark Zuckerberg: Mặc sức thâu tóm, sao chép, triệt tiêu đối thủ, 3 tỷ người dùng hầu như không có cơ hội rời đi- Ảnh 2.

Như báo cáo được công bố vào đầu tuần này, Tiểu ban Tư pháp Hạ viện Mỹ về chống độc quyền đã xác định rằng Facebook đang nắm giữ quyền lực độc quyền trong lĩnh vực mạng xã hội và duy trì vị thế này bằng cách thâu tóm, sao chép hoặc triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh.

Báo cáo cũng đề cập đến các mối lo ngại về chống độc quyền liên quan đến Amazon, Apple và Alphabet – công ty mẹ của Google – và khuyến nghị Quốc hội xem xét một loạt biện pháp khắc phục tiềm năng. Một trong số đó là “chia tách cấu trúc” (structural separation), có thể yêu cầu các công ty này chia tách một số bộ phận trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, Facebook có thể buộc phải bán hoặc tách biệt về mặt vận hành các dịch vụ đã mua lại như Instagram (mạng chia sẻ ảnh) và WhatsApp (ứng dụng nhắn tin).

Báo cáo cũng đề xuất rằng bất kỳ thương vụ sáp nhập nào của các công ty công nghệ lớn nên mặc định bị xem là hành vi hạn chế cạnh tranh, trừ khi các công ty có thể chứng minh rằng việc sáp nhập là vì lợi ích cộng đồng và không thể đạt được bằng cách nào khác.

THÂU TÓM, SAO CHÉP HOẶC TRIỆT TIÊU

Riêng đối với Facebook, báo cáo kết luận rằng “quyền lực độc quyền của Facebook đã ăn sâu bám rễ và khó có thể bị bào mòn bởi áp lực cạnh tranh từ các công ty mới hoặc các đối thủ hiện tại”. Facebook duy trì vị thế độc quyền của mình nhờ hiệu ứng mạng mạnh mẽ, chi phí chuyển đổi cao đối với người dùng, và lợi thế vượt trội về dữ liệu.

Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh rằng Facebook củng cố vị thế độc quyền của mình bằng cách xác định các đối thủ tiềm tàng có thể đe dọa công ty, rồi thâu tóm, sao chép hoặc triệt tiêu họ. Một ví dụ được nêu trong báo cáo là cuộc trao đổi vào năm 2012 giữa Mark Zuckerberg và Giám đốc tài chính của ông tại thời điểm đó liên quan đến thương vụ mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD.

“Một cách nhìn nhận vấn đề là điều chúng ta thực sự đang mua chính là thời gian”, Zuckerberg nói, theo nội dung trong báo cáo. “Ngay cả khi có đối thủ mới xuất hiện, việc mua lại Instagram lúc này… sẽ cho chúng ta ít nhất một năm hoặc hơn để tích hợp các động lực của họ, trước khi bất kỳ ai có thể tiệm cận lại quy mô đó”.

Một người phát ngôn của công ty nói với CNBC rằng “Facebook là một câu chuyện thành công kiểu Mỹ”.

“Chúng tôi cạnh tranh với rất nhiều dịch vụ mà hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người đang sử dụng”, người phát ngôn này cho biết trong tuyên bố. “Việc mua lại là một phần của mọi ngành công nghiệp, và đó chỉ là một trong những cách chúng tôi đổi mới công nghệ để mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng.

Instagram và WhatsApp đạt được những thành công vượt bậc là nhờ Facebook đã đầu tư hàng tỷ USD vào hai nền tảng này. Thị trường cạnh tranh rất mạnh mẽ tại thời điểm cả hai thương vụ diễn ra và điều đó vẫn đúng cho đến hôm nay. Các cơ quan quản lý đã xem xét kỹ lưỡng từng thương vụ và hoàn toàn không tìm thấy lý do nào để ngăn chặn chúng diễn ra vào thời điểm đó”.

MỎ VÀNG DỮ LIỆU

Báo cáo cũng chỉ ra lợi thế vượt trội của Facebook trong việc thu thập dữ liệu từ lượng người dùng khổng lồ – lớn hơn nhiều so với bất kỳ đối thủ nào trong lĩnh vực mạng xã hội.

Theo báo cáo, lợi thế về dữ liệu này có hai mặt. Với hơn 3 tỷ người dùng hàng tháng, Facebook có quyền truy cập vào lượng dữ liệu vượt xa các đối thủ. Công ty sử dụng dữ liệu này để tùy biến trải nghiệm người dùng một cách chính xác hơn, từ đó thu hút thêm người dùng và khiến họ dành nhiều thời gian hơn trên các dịch vụ của Facebook.

“Lợi thế về dữ liệu của Facebook vì thế ngày càng được khuếch đại theo thời gian, củng cố vị thế thị trường của công ty và khiến các nền tảng mới càng khó có khả năng tạo ra trải nghiệm cạnh tranh”, báo cáo nêu rõ.

Báo cáo đề xuất rằng tăng tính tương tác giữa các nền tảng cạnh tranh có thể giúp giảm bớt lợi thế dữ liệu mà Facebook đang có. Ví dụ, có thể yêu cầu rằng ứng dụng nhắn tin của một công ty phải có khả năng gửi tin nhắn đến ứng dụng của công ty khác.

“Trước hết, tính tương tác có thể ‘làm suy yếu sức mạnh của hiệu ứng mạng’ bằng cách cho phép các đối thủ mới tận dụng lợi thế hiệu ứng mạng đang tồn tại ‘ở cấp độ thị trường, chứ không phải cấp độ công ty’”, báo cáo viết. “Điều này cũng sẽ làm giảm chi phí chuyển đổi cho người dùng bằng cách đảm bảo họ không bị mất liên lạc với mạng lưới xã hội của mình khi chuyển sang một nền tảng khác”.

Theo NYPosts

Continue Reading

Tâm Lý Học NTD

Thế hệ dán mắt vào điện thoại trả giá

Published

on

Gen Z được cho là dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội và chọn sống nhàn rỗi. Việc xem nhẹ những công việc đầu đời khiến họ bỏ lỡ nhiều bài học cần thiết để trưởng thành, thế hệ dán mắt vào điện thoại trả giá.

Bài viết là quan điểm của Lucy Burton (Anh), biên tập viên chuyên mục việc làm và cây bút bình luận của tờ The Telegraph.

Những công việc đầu đời hiếm khi mang lại cảm giác hào hứng. Từ cuối tuổi teen đến đầu tuổi 20, tôi đã kinh qua đủ loại việc làm tạm bợ, như cắt lát thịt nguội trong siêu thị, phát tờ rơi cho các đêm nhạc tại câu lạc bộ, xịt nước hoa trong trung tâm thương mại đến ngồi văn phòng tẻ nhạt giữa khu công nghiệp hoang vắng.

Những công việc ấy đơn thuần là giúp tôi có thêm tiền tiết kiệm để du lịch sau đại học hay tham gia các cuộc vui cùng bạn bè. Thế nhưng, chúng cũng mang lại nhiều bài học đáng giá.

Một công việc nhàm chán ở giai đoạn đầu trưởng thành có thể dạy ta nhiều điều. Nếu Ricky Gervais – danh hài, “biểu tượng” của truyền hình Anh đầu thập niên 2000 – chưa từng nếm trải đời sống công sở tẻ ngắt, có lẽ series hài kịch The Office cũng chẳng thể ra đời.

Dù vậy, những trải nghiệm ấy đang dần biến mất.

Thế hệ lựa chọn sự nhàn hạ

Theo số liệu công bố đầu tháng 4 bởi tổ chức giáo dục Learning and Work Institute (Anh), cứ 5 người trẻ không học hành hay đi làm, thì có đến 3 người chưa từng làm bất kỳ công việc nào có lương.

Phần lớn trong nhóm NEET – Not in Education, Employment or Training (tạm dịch: “không học hành, không đi làm, không được đào tạo”) thậm chí còn không tìm việc. Trong bối cảnh tỷ lệ rối loạn tâm lý và lối sống “lười biếng” gia tăng ở người trẻ, chúng ta vẫn chưa nói đủ về những lợi ích từ việc từng làm một công việc tẻ nhạt khi còn trẻ.

the he gen z,  gen z viec lam,  the he bong tuyet anh 1
Nhiều người trẻ ngày nay coi thường các công việc đơn giản, tạm bợ, cho rằng chúng không mang lại giá trị hay thành tựu. Ảnh minh họa: Shkrabaanthony/Pexels.

Một thế hệ chỉ biết “dán mắt” vào màn hình và lựa chọn sự nhàn hạ thay vì đi làm, có lẽ rồi sẽ nhìn lại với sự tiếc nuối. Dù họ chưa nhận ra, việc tránh né trưởng thành cũng đồng nghĩa với việc bỏ lỡ vô số tương tác xã hội, cơ hội nghề nghiệp, và cả những khoảnh khắc không dễ chịu nhưng cần thiết như việc bị phê bình hay học cách phản biện.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa người trẻ phải chịu đựng những ông sếp độc đoán, thiếu tôn trọng. Nhưng việc tiếp nhận góp ý và biết tranh luận đúng mực là điều không thể thiếu trong môi trường làm việc.

Nhiều lãnh đạo đang dần mất kiên nhẫn với thế hệ trẻ. CEO Channel 4, Alex Mahon (Anh), từng nhận xét rằng nhiều bạn trẻ bước vào thị trường lao động mà không hề có khả năng tiếp nhận những ý kiến trái chiều. Đồng quan điểm, cựu huấn luyện viên Manchester United, Erik ten Hag (Hà Lan), từng chia sẻ trong năm nay rằng các cầu thủ bóng đá hiện đại khó tiếp nhận chỉ trích.

“Ở thế hệ của tôi, mọi người ‘dày mặt’ hơn nhiều. Khi đó, bạn có thể nói chuyện thẳng thắn”, ông nói.

Dù các quản lý đã học cách góp ý nhẹ nhàng hơn, nhưng mọi thứ đều có giới hạn. Việc không có công việc được trả lương trong suốt một khoảng thời gian dài đầu đời, và cũng không đi học, khiến cuộc sống của nhân sự dễ rơi vào trạng thái không phương hướng.

Theo khảo sát từ tổ chức More in Common và dự án New Britain thuộc Liên hiệp Giáo dục Quốc gia Anh, hơn một nửa số phụ huynh cho rằng con mình sẽ hạnh phúc hơn nếu không có mạng xã hội. Khi thế giới ngày càng hướng nội và gắn với không gian ảo, việc dấn thân ra bên ngoài lại trở thành điều đáng sợ với nhiều người trẻ.

Và khi những công việc đầu đời đơn giản bị bỏ qua, không ít bạn trẻ sau thời gian “NEET” bước vào thị trường lao động với tâm lý không chịu nổi sự khác biệt hay va chạm.

Rào cản trưởng thành của Gen Z

Một hãng luật tại London (Anh) trả lương lên tới 180.000 GBP (khoảng 230.000 USD)/năm cho sinh viên mới tốt nghiệp đã phải đăng tuyển vị trí “luật sư hỗ trợ”, với lý do rằng nhân viên Gen Z cần được “nắm tay chỉ việc” trong suốt ngày làm việc.

Trên blog pháp lý RollOnFriday, nơi đầu tiên đưa tin về tin tuyển dụng này, nhiều luật sư kỳ cựu phàn nàn rằng các thực tập sinh Gen Z không chịu nhận sai, thậm chí than phiền với bộ phận nhân sự khi bị góp ý.

Tôi không hoàn toàn đồng tình với định kiến cho rằng Gen Z là “thế hệ bông tuyết”, yếu mềm và mỏng manh. Rõ ràng, những vấn đề sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến thế hệ này là có thật, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19 và sự lan rộng của mạng xã hội. Nhưng với những người trẻ khỏe mạnh, có khả năng lao động nhưng lại không chủ động tìm việc, rõ ràng giá trị của lao động đã bị xem nhẹ.

Một công việc, dù đơn điệu, vẫn có thể mang lại nhiều lợi ích: mở rộng mối quan hệ, xây dựng các thói quen tốt, cải thiện kỹ năng giao tiếp và biết rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp. Những điều đó không chỉ có giá trị tạm thời mà còn theo ta suốt đời.

the he gen z,  gen z viec lam,  the he bong tuyet anh 2
Việc chưa từng có công việc được trả lương trước tuổi trưởng thành đang trở nên phổ biến, dẫn tới khoảng trống kinh nghiệm sống và kỹ năng xã hội. Ảnh minh họa: Anthonyshkraba Production/Pexels.

Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng có vô vàn nghiên cứu lý giải vì sao Gen Z ngày nay không còn mặn mà với công việc. Trong thời đại mà giấc mơ sở hữu nhà ở ngày càng xa vời, nhiều bạn trẻ không còn thấy việc “cày cuốc” là đáng giá. Họ tự hỏi: “Ra ngoài làm mấy ca buồn tẻ, bị sếp soi mói thì để làm gì?”.

Theo khảo sát của đơn vị nghiên cứu Gallup (Mỹ), chỉ 10% người lao động Anh nói rằng họ “thực sự hứng thú” với công việc, không phải là một bức tranh sáng sủa cho hình ảnh của thị trường lao động.

Sự đứt gãy này một phần đến từ việc thiếu định hướng nghề nghiệp. Nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Liên ngành London (Anh) cho thấy 23% người 18-24 tuổi không tin rằng có chương trình đại học phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của họ. Trong khi đó, 45% sinh viên tốt nghiệp độ tuổi 25-34 cảm thấy “sốc” vì không được chuẩn bị đủ cho những thử thách của đời sống thực tế khi đi làm.

Nếu những người trẻ trong nhóm NEET có cơ hội làm thêm một công việc nhỏ từ sớm, họ có thể hiểu rõ hơn mình muốn gì trong tương lai. Số khác thì chứng kiến người thân bị cuốn vào guồng quay cơm áo gạo tiền và không muốn bước vào lối mòn ấy.

Theo khảo sát của doanh nghiệp tài chính Santander UK, 76% người sinh sau năm 1996 không muốn làm thuê cho người khác. Nhưng kể cả với những ai muốn làm chủ, họ cũng cần học nghề, học cách nhận góp ý và chịu được va chạm, những điều không thể thiếu để rèn tay nghề.

Theo ZingNews

Continue Reading

Các Nền Tảng MXH

Facebook xóa video livestream ảnh hưởng ra sao tới nhà sáng tạo nội dung?

Published

on

Việc Facebook xóa video livestream (phát trực tiếp) sau 30 ngày có thể khiến người làm nội dung phải thay đổi kế hoạch phát triển, đồng thời chi thêm tiền cho quảng cáo và dịch vụ lưu trữ cá nhân.

Kế hoạch Facebook xóa video livestream sau 30 ngày được thực hiện từ giữa tháng 2 tại các thị trường quốc tế và dự kiến muộn hơn tại Việt Nam, có thể rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Thay đổi chính sách lưu trữ video livestream được đánh giá là một trong những động thái để thúc đẩy nền tảng video ngắn Reels.

“Việc này cũng nhằm hạn chế phí phạm tài nguyên lưu trữ, vì đa số video livestream không phải nội dung xây dựng lâu dài mà chỉ mang tính thời điểm. Động thái này cũng góp phần thúc đẩy các nhà bán hàng hay nhà sáng tạo nội dung đầu tư hơn vào việc tạo ra các tuyến thông tin mới”, ông Lê Hải Vũ – CEO công ty Velasboost, đồng thời là chuyên gia thương mại điện tử chia sẻ với Thanh Niên.

Tốn thêm tiền đầu tư khi Facebook xóa video livestream? - Ảnh 1.

Nhà bán hàng, sáng tạo nội dung sẽ phải đầu tư thêm chi phí lưu trữ nếu muốn tái sử dụng các video livestream trên Facebook

Ảnh: Anh Quân

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của chính sách mới, ông Vũ cho rằng “dù ít hay nhiều cũng sẽ có tác động. Cụ thể, Facebook xóa video livestream sẽ làm mất đi một lượng tương tác nhất định tới tuyến nội dung vốn có thể tái sử dụng, khiến người tạo cần làm nhiều hơn. “Các video từng phát trực tiếp có thể tận dụng để chạy quảng cáo lâu dài thì bây giờ chỉ có thể tái sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu muốn giữ lại, người dùng sẽ tốn chi phí lưu trữ ngoài”, ông Lê Hải Vũ nhận định.

Theo khuyến nghị từ Meta – công ty mẹ của Facebook, người dùng muốn lưu trữ video đã phát để không bị xóa có thể tải về trước khi đến thời hạn 30 ngày. Như vậy, họ sẽ cần đầu tư chi phí cho thiết bị lưu trữ ngoài (thường là ổ cứng) hoặc mua gói dung lượng trên các dịch vụ đám mây như One Drive (Microsoft), Drive (Google)… nếu muốn tái sử dụng video.

Anh Nguyễn Khánh Vinh, một nhà bán hàng eCom cho biết thông thường vẫn sử dụng lại các video đã livestream trên Facebook để chạy quảng cáo, do vậy chính sách mới sẽ khiến chiến lược này bị thay đổi. “Facebook xóa video livestream thì bắt buộc tôi phải chạy quảng cáo sớm hơn, chứ không như trước kia là lần lượt để kiểm tra độ hiệu quả. Điều này cũng gây khó khăn nhiều cho việc khai thác của công ty mà tôi đang làm”, anh Khánh Vinh tâm sự.

Về phía những người sáng tạo nội dung theo hình thức đào tạo, chia sẻ kiến thức, việc Facebook xóa video cũng khiến họ vất vả hơn nếu muốn lưu giữ nội dung cũ.

Facebook không phải kênh duy nhất

Tuy có ảnh hưởng đến người dùng, nhiều chuyên gia nhận định những tác động đến từ việc Facebook xóa video livestream không gây quá nhiều sự xáo trộn, do đây không phải nền tảng duy nhất mang về tương tác. “Mỗi kênh có một lượng khách hàng nhất định, ở đâu cũng tạo ra giá trị, không cần thiết phải dịch chuyển việc đang làm sang nền tảng khác, tuy nhiên cần trang bị thêm công cụ lưu trữ”, ông Lê Hải Vũ tư vấn.

Vị chuyên gia cho biết thêm, nếu nói về hiệu quả của phát trực tuyến thì hiện tại TikTok vẫn là kênh có giá trị hơn, sau đó mới tới Facebook. Dù vậy, mạng xã hội này cũng đang đầu tư rất nhiều để đẩy mạnh tính năng phát video trực tuyến, yếu tố giúp chi phí tính trên lượt tiếp cận video của Facebook hiện rẻ và khả năng lan tỏa cao. Đây được xem là cơ hội lớn cho các nhà bán hàng khai thác.

“Theo tôi, Facebook xóa video livestream có cả lợi và hại, lợi ích là để các nhà bán hàng, người sáng tạo sẽ làm việc nhiều hơn, tạo ra giá trị cao hơn, thúc đẩy xã hội luôn luôn tiến lên. Tuy nhiên với những người không có lợi thế về sáng tạo thì sẽ bị bóp nghẹt lượng truy cập, tiếp cận, bắt buộc phải đầu tư chi phí quảng cáo nhiều hơn, cũng như phải đầu tư thêm chi phí cho việc bảo quản, lưu trữ các nội dung tạo ra để tái sử dụng”, ông Vũ cho hay.

Tốn thêm tiền đầu tư khi Facebook xóa video livestream? - Ảnh 2.

Việc Facebook xóa video livestream có thể không gây xáo trộn quá lớn tới hoạt động của nhà sáng tạo nội dung

Ảnh: Anh Quân

Còn theo ông Nhân Nguyễn, nhà sáng lập Nhân Nguyễn Sharing, chính sách mới không gây ảnh hưởng quá nhiều bởi người dùng Facebook không có hành vi xem lại livestream, khác với nền tảng YouTube. “Sau khi phát trực tuyến, nếu muốn dùng lại nội dung thì nhà bán hàng, người dùng có thể tải video về và biên tập lại. Đây là động thái tốt để giảm tải cho hệ thống Facebook”, ông Nhân nói.

Theo chuyên gia này, YouTube hiện nay mới là nền tảng được sử dụng nhiều nhất cho các video dài và thói quen người dùng xem lại livestream cũng tập trung ở đây. Nhiều video trên dịch vụ chia sẻ này đạt nhiều triệu view xem mới dù đã kết thúc phiên trực tuyến. Trong khi đó, nhiều nền tảng khác như Twitch hay TikTok vẫn có chính sách xóa video một thời gian sau live mà không tạo ra tác động gì. Ông Nhân kết luận: “Điều này chứng tỏ việc xóa video không ảnh hưởng nhiều đến người dùng”.

Bên cạnh đó, thời hạn 30 ngày cũng được đánh giá là “phù hợp” để nhà sáng tạo video đủ thời gian khai thác, xử lý “tài sản trực tuyến” của mình. Đồng thời, chính sách này cũng hạn chế tình trạng phát tán nội dung rác lặp đi lặp lại, không tạo ra giá trị mới khiến người dùng nhàm chán, dễ từ bỏ nền tảng.

Theo Thanhnien.vn
Continue Reading

Trending

Copyright © 2024 Ver2solution.com .