Connect with us

Thị Trường

Trung Quốc: Thị trường xám bùng nổ đẩy các thương hiệu xa xỉ vào khó khăn

Published

on

Thị trường hàng xa xỉ cũ và xám của Trung Quốc đang bùng nổ, người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ đã làm gia tăng mối lo ngại cho những thương hiệu lớn như LVMH.

Thị trường xám hay chợ xám là tên gọi của thị trường phi chính thức hay thị trường hàng trôi nổi. Trong đó, các hoạt động trao đổi hàng hóa hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và nó nằm ngoài kênh phân phối của nhà sản xuất, ngoài ý muốn của các cơ quan quản lý nhà nước, điều tiết thị trường.
Theo báo cáo doanh số bán hàng của LVMH – tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới – công ty mẹ của Louis Vuitton và Dior, doanh số theo quý giảm 3%.

Bên cạnh đó, Salvatore Ferragamo của Ý cũng báo cáo doanh thu quý giảm do nhu cầu từ Trung Quốc chậm lại.

Max Piero, CEO của công ty tư vấn thông tin hàng xa xỉ Re-Hub – đơn vị theo dõi hoạt động mua hàng xa xỉ trên thị trường chợ đen tại Trung Quốc cho biết: “Vấn đề thực tế là ở Trung Quốc, người tiêu dùng đang có xu hướng tìm đến thị trường xám”.

Thị trường chợ đen (chợ đen là việc bán hàng hóa bị đánh cắp hoặc hàng giả), ước tính có giá trị 57 tỷ USD mỗi năm đã được thúc đẩy trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của các nền tảng như DeWu – nơi các sản phẩm xa xỉ, thường có nguồn gốc từ nước ngoài, được bán với mức chiết khấu từ 20% đến hơn 50% so với giá tại các cửa hàng hàng đầu ở Trung Quốc.

Re-Hub ước tính doanh số của 48 thương hiệu trên DeWu đã tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II, đạt hơn 7 tỷ nhân dân tệ (984,4 triệu USD).

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc – thước đo mức tiêu dùng đã tăng trưởng nhẹ 3,2% vào tháng 9 và sự yếu kém này là một tín hiệu xấu đối với các tập đoàn xa xỉ toàn cầu vì Trung Quốc chiếm khoảng 25% doanh thu toàn cầu của ngành này.

Có thể thấy, sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với cả thị trường hàng cũ và hàng không chính thức đang gây thêm đau đầu cho các thương hiệu cao cấp đang tìm cách bảo vệ doanh số bán hàng của họ tại Trung Quốc.

Yi Kejie, 28 tuổi, giám đốc nội dung tiếp thị và là người tiêu dùng hàng xa xỉ cho biết, giá tăng của những thương hiệu xa xỉ này chắc chắn là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều người tiêu dùng chuyển sang thị trường thứ cấp.

Trung Quốc: Thị trường xám bùng nổ đẩy các thương hiệu xa xỉ vào khó khăn

Thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng tăng mạnh

Sau khi công bố doanh số bán hàng quý III, các giám đốc điều hành của LVMH đã bảo vệ chiến lược đẩy mạnh thị trường cao cấp của nhãn hiệu mình và cho biết họ không có kế hoạch giới thiệu các dòng sản phẩm mới có giá cả phải chăng hơn.

Tập đoàn LVMH cũng cho biết, không có ý định tham gia vào thị trường hàng cũ. Trong khi đó, thị trường đồ cũ của Trung Quốc đang được thúc đẩy bởi nền kinh tế chậm lại, có xu hương suy yếu. Bởi vì ngày càng có nhiều người muốn kiếm tiền từ bộ sưu tập đồ xa xỉ của mình.

“Số lượng người bán đang tăng rất nhanh và phần lớn trong số họ đang bán các mặt hàng xa xỉ lần đầu tiên. Nhưng đối với người mua, con số này khá ổn định”, Zhu Tainiqi, người sáng lập thị trường hàng xa xỉ cũ ZZER cho biết.

Cũng theo ông Zhu, điều đó đã khiến giá mua trung bình giảm so với năm ngoái và giá trị đơn hàng trung bình cũng giảm khoảng 10%. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng các thương hiệu như Louis Vuitton và Coach vẫn đang bán chạy.

Theo ước tính của công ty tư vấn iResearch, thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng tại Trung Quốc – bao gồm các nền tảng như Plum, ZZER và Xianyu thuộc sở hữu của Alibaba – đã tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là hơn 30% kể từ năm 2020, mặc dù cá nhân Zhu cho rằng năm nay toàn bộ ngành này tại Trung Quốc có nhiều khả năng tăng trưởng khoảng 20%.

Ông Zhu lạc quan, một số người tiêu dùng chuyển sang mua hàng cũ và hàng chợ đen vẫn sẽ mua các mặt hàng xa xỉ mới và chỉ chuyển một phần nhu cầu tiêu dùng của họ sang những thị trường đó./.

 

Continue Reading

Pháp Luật

Bỏ thuế khoán vào năm 2026 hộ kinh doanh sẽ được chia thành 4 nhóm doanh thu để quản lý

Published

on

Sau khi bỏ thuế khoán, hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý và chính sách thuế phù hợp hơn, minh bạch hơn.

Tại họp báo thường kỳ quý II/2025 của Bộ Tài chính chiều 2/7, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính), cho biết, việc bãi bỏ thuế khoán nhằm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm chênh lệch giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo môi trường công bằng với người làm công ăn lương. Thực tế, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ như hàng quán, chợ truyền thống có doanh thu dưới hoặc chỉ nhỉnh hơn ngưỡng chịu thuế, vẫn đóng thuế khoán cố định.

Để thay thế thuế khoán, Dự thảo Luật Quản lý thuế dự kiến chia hộ, cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm doanh thu, áp dụng phương pháp quản lý khác nhau. Cụ thể:

Nhóm 1: Doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm, sẽ không phải chịu thuế và được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử sau khi bỏ thuế khoán. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.

Nhóm 2: Doanh thu từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm, có lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ năm 2027 – 2028. Chỉ phải sử dụng sổ kế toán rất đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.

Nhóm 3: Các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng có doanh thu 1 – 3 tỷ đồng/năm và lĩnh vực thương mại, dịch vụ có doanh thu 1 – 10 tỷ đồng/năm. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện chế độ kế toán đơn giản.

Nhóm 4: Doanh thu trên 10 tỷ đồng. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thực hiện các chế độ kế toán như các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quy định.

Ngoài ra, cơ quan thuế dự kiến đề xuất tăng mức ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân lên ít nhất gấp đôi mức 200 triệu đồng/năm. Đồng thời, sửa đổi tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân cho hộ, cá nhân kinh doanh phân biệt theo quy mô doanh thu; kiến nghị sửa đổi các chính sách pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh phát triển.

Theo Phó Cục trưởng Mai Sơn, các nội dung nêu trên mới chỉ là dự kiến. Cục Thuế sẽ tiếp tục lấy ý kiến người dân, hiệp hội, chuyên gia để hoàn thiện khung quản lý, báo cáo Bộ Tài chính, trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Ver2Solution tổng hợp
kinhtechungkhoan.vn

Continue Reading

Quốc Tế

Trung Quốc phanh phui đường dây bán hàng giả với kho rộng bằng 20 sân bóng, tịch thu 200.000 món đồ nhái

Published

on

Theo tờ The Guardian, cảnh sát Trung Quốc đã đột kích văn phòng và các kho hàng của sàn thương mại điện tử Pandabuy (Trung Quốc), sau khi 16 thương hiệu báo cáo về dấu hiệu vi phạm bản quyền. Cảnh sát đã bắt giam hơn 30 nghi phạm, tịch thu hàng triệu bưu kiện, bao gồm hơn 200.000 đôi giày thể thao làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng.

Cuộc điều tra được khởi xướng từ năm 2022, do Corsearch – công ty chuyên về bảo vệ sở hữu trí tuệ – dẫn đầu. Công ty này ghi nhận sự bùng nổ của Pandabuy trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, nơi hàng loạt người dùng chia sẻ cách mua hàng thời trang “cao cấp” với giá rẻ bất ngờ.

Sau 6 tháng điều tra, các nhà chức trách phát hiện hoạt động vi phạm của Pandabuy đã trải rộng trên 5 thành phố ở Trung Quốc, với 2.200 nhân viên, có các nhà kho với tổng diện tích 100.000 m², tương đương 20 sân bóng đá.

Corsearch phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu thương hiệu lớn và Đơn vị chống tội phạm sở hữu trí tuệ của Sở cảnh sát thành phố London. Những thông tin thu thập được sau đó được chuyển giao cho nhà chức trách Trung Quốc, mở đường cho cuộc đột kích quy mô lớn.

Sự hợp tác xuyên biên giới này được đánh giá là yếu tố then chốt trong việc triệt phá mạng lưới buôn bán hàng giả quy mô toàn cầu. Thanh tra thám tử Andrew Masterson chia sẻ rằng: “Đây là lần đầu tiên sự hợp tác giữa chủ sở hữu thương hiệu, cơ quan thực thi pháp luật, công ty luật và nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới để hành động chống lại một đơn vị mua sắm hàng giả có quy mô như thế này”.

Pandabuy có trụ sở tại Hàng Châu, hoạt động như một trung gian giúp người dùng tại Mỹ và châu Âu tiếp cận các mặt hàng thời trang nhái từ các nhà bán lẻ Trung Quốc. Nền tảng này đã nổi lên như một cái tên quen thuộc với giới trẻ toàn cầu tìm kiếm các phiên bản “fake 1:1” của các thương hiệu đình đám như Nike, Supreme hay Louis Vuitton. Chỉ tính riêng năm 2023, doanh thu của Pandabuy được cho là lên tới gần 5,5 tỷ USD với hơn 50 triệu sản phẩm hàng giả.

Theo dõi suốt 6 tháng, phanh phui đường dây bán hàng giả với kho rộng bằng 20 sân bóng, tịch thu 200.000 món đồ nhái- Ảnh 2.

Các thương hiệu bị ảnh hưởng được kỳ vọng sẽ tiếp tục các hành động pháp lý và vận động siết chặt kiểm soát hàng giả. Thành công của chiến dịch lần này có thể tạo tiền lệ cho những đợt truy quét tiếp theo nhắm vào các nền tảng phân phối hàng giả khác đang nổi lên.

Corsearch khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật để giám sát và ngăn chặn tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong ngành thời trang – lĩnh vực vốn có tỷ lệ làm giả cao nhất thế giới.

Vụ việc của Pandabuy cho thấy tầm quan trọng của sự phối hợp toàn cầu giữa khối tư nhân và cơ quan công quyền trong cuộc chiến chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Theo An ninh tiền tệ

Continue Reading

Quốc Tế

Khủng hoảng thừa, Trung Quốc chỉ muốn bán hàng ra thế giới, không mặn mà mua hàng

Published

on

Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt, nhu cầu nhập khẩu của nước này lại sụt giảm. Điều này không chỉ khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó, mà còn làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại toàn cầu – đặc biệt với Mỹ trong bối cảnh đàm phán song phương vẫn đang bế tắc. Trung Quốc chỉ muốn bán hàng ra thế giới.

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm ngừng “cuộc chiến thương mại” gần đây, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cùng Chủ tịch Tập Cận Bình “mở cửa thị trường Trung Quốc cho hàng hóa Mỹ”. Tuy nhiên, thực tế đang đi ngược lại kỳ vọng đó. Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, nhập khẩu gần như không tăng trưởng kể từ cuối năm 2022.

Theo dữ liệu từ Cục Phân tích Chính sách Kinh tế Hà Lan, tính đến tháng 3/2025, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 33% về khối lượng, trong khi nhập khẩu không có biến động. Điều này phản ánh xu hướng ngày càng rõ rệt: Trung Quốc muốn bán hàng ra thế giới, nhưng lại không còn mặn mà với việc mua hàng từ các nước khác.

Nguyên nhân chính nằm ở chiến lược của ông Tập Cận Bình: xây dựng nền kinh tế “pháo đài”, tự cung tự cấp trong các ngành then chốt, đồng thời hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài – đặc biệt là Mỹ và phương Tây. Đầu tư được dồn vào các nhà máy sản xuất, trong khi tiêu dùng nội địa lại ảm đạm.

Trung Quốc đã phải chịu các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp từ nhiều quốc gia do lo ngại về dòng hàng hóa nhập khẩu từ nước này.

Chính sách “ưu tiên nội địa” của Trung Quốc ảnh hưởng ra sao đến doanh nghiệp nước ngoài?

Các doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và Nhật Bản ngày càng khó chen chân vào thị trường Trung Quốc. Nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu, cùng với chính sách “ưu tiên hàng nội địa” khiến nhiều công ty nước ngoài mất dần thị phần, dù Trung Quốc vẫn tuyên bố ủng hộ toàn cầu hóa.

Ví dụ, công ty công nghệ y tế Drägerwerk của Đức cho biết doanh số máy thở và thiết bị y tế tại Trung Quốc đã giảm một nửa trong năm 2024 so với 2023. Nguyên nhân là các bệnh viện Trung Quốc được khuyến khích mua thiết bị trong nước thay vì hàng ngoại. Tương tự, các thương hiệu như Swatch, Porsche hay tập đoàn xa xỉ LVMH cũng ghi nhận mức tiêu thụ giảm mạnh.

Thậm chí, Trung Quốc còn ban hành lệnh yêu cầu một số công ty nhà nước thay thế phần mềm Mỹ trong hệ thống CNTT của họ trước năm 2027 – được nhiều người gọi là chiến dịch “Xóa bỏ Mỹ” (Delete America). Những động thái này khiến các doanh nghiệp nước ngoài buộc phải sản xuất tại chỗ nếu muốn tồn tại ở Trung Quốc.

Việc giảm nhập khẩu tác động thế nào đến thương mại toàn cầu?

Từ lâu, các nền kinh tế đang phát triển – đặc biệt là những quốc gia xuất khẩu nguyên liệu như Brazil, Nam Phi – dựa vào nhu cầu khổng lồ từ Trung Quốc để bán sắt thép, đồng, năng lượng… Tuy nhiên, sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc đã khiến nhu cầu này tụt dốc nhanh chóng.

Từ cuối năm 2022 đến nay, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ giảm 11%, từ Nhật giảm 17% và từ Đức giảm 18%. Điều này gây lo ngại về một mô hình thương mại không bền vững, nơi Trung Quốc chỉ xuất khẩu mà không nhập khẩu tương xứng.

Dù Trung Quốc vẫn là một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch hơn 2.600 tỷ USD năm 2024 (so với 3.400 tỷ USD của Mỹ), phần lớn nhập khẩu của nước này là các mặt hàng cần thiết như chip bán dẫn, năng lượng và thực phẩm – vốn không đủ để tạo cân bằng thương mại.

Mục tiêu dài hạn của ông Tập Cận Bình là xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ tự chủ. Quốc gia này đang đạt được những bước tiến rõ rệt trong các lĩnh vực như xe điện, pin, thiết bị y tế, máy móc xây dựng… và đang thay thế dần các nhà cung ứng nước ngoài bằng doanh nghiệp nội địa.

Thậm chí, những “ông lớn” quốc doanh còn được giao chỉ tiêu thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng trong nước – không chỉ vì lý do kinh tế mà còn nhằm ứng phó với các biện pháp trừng phạt và căng thẳng địa chính trị với phương Tây.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn cố gắng thể hiện mình là “người bảo vệ toàn cầu hóa” – đối lập với chính sách bảo hộ ngày càng gay gắt của Mỹ. Trong một bài phát biểu gần đây, ông Tập khẳng định Trung Quốc ủng hộ hệ thống thương mại dựa trên luật lệ của WTO và phản đối “bắt nạt” từ phía Mỹ.

Viễn cảnh nào cho đàm phán thương mại Mỹ – Trung?

Dù hai bên đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng việc Trung Quốc nhập khẩu sụt giảm và gia tăng tự chủ kinh tế khiến một thỏa thuận thực chất trở nên khó khăn. Nhất là khi kỳ vọng đặt vào việc Trung Quốc mua thêm hàng Mỹ – như trong thỏa thuận năm 2020 – đã không đạt mục tiêu (chỉ nhập khoảng 300 tỷ USD so với cam kết 500 tỷ USD).

Trong khi đó, Mỹ đang chuẩn bị tăng thuế nhiều mặt hàng, khiến các công ty vội vàng nhập hàng về trước khi bị ảnh hưởng. Điều này càng nhấn mạnh sự khác biệt giữa mô hình thương mại “mở” của Mỹ và “đóng” dần của Trung Quốc.

Nếu xu hướng hiện nay tiếp diễn, thương mại toàn cầu có thể sẽ chứng kiến một trật tự mới: Trung Quốc trở thành công xưởng xuất khẩu hàng hóa nhưng không còn là “người mua” lớn như trước. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nước từng phụ thuộc vào sức mua của thị trường Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến chuỗi cung ứng toàn cầu lao đao, nhưng hiệp định đình chiến tạm thời mang lại hy vọng, dù các nhà sản xuất vẫn…

Theo MSN

Continue Reading

Đọc nhiều nhất

Copyright © 2024 Ver2solution.com .