Social
5 điều khiến Gen Z mạnh mẽ hơn thế hệ khác

Khả năng thích nghi và phát triển nhận thức trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần, xã hội cho thấy Gen Z mạnh mẽ, nghị lực hơn thế hệ khác, 5 điều khiến Gen Z mạnh mẽ hơn thế hệ khác.
Sở hữu smartphone và xây dựng hình ảnh trên mxh để phát triển công việc là điều bình thường với Gen Z, một trong 5 điều khiến Gen Z mạnh mẽ hơn thế hệ khác.
Làm chủ công nghệ số
Một nghiên cứu cho thấy 45% Gen Z gần như liên tục online. Họ duy trì các mối quan hệ qua mạng, thành thạo công nghệ nhờ phương pháp dạy học mới ở trường lớp.
Ngoài ra, Gen Z còn vượt trội ở khả năng tự học trực tuyến. Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu thế hệ Kinetics (Mỹ) cho thấy 85% Gen Z xem ít nhất một video trực tuyến trong tuần để học một kỹ năng mới. Điều này khiến Gen Z dễ bắt kịp xu hướng, thích nghi với những công việc cần công nghệ.
Chịu được áp lực mạng xã hội
Gen Z nhanh chóng phủ sóng, xuất hiện nhiều trên mạng như Jon Stewart đã nói trong chương trình “The Daily Show”: “Gen Z chia sẻ mọi thứ trên mạng, tôi gần như thấy họ không rời xa điện thoại”.
Việc dùng mạng xã hội để chia sẻ cũng là biểu hiện Gen Z thường dễ gặp căng thẳng. Một báo cáo đăng trên tờ NBC năm 2024 cho biết mức độ lo âu của Gen Z về mạng xã hội cao gấp ba lần so với thế hệ cha mẹ. Họ phải đối mặt với các vấn đề như “văn hóa tẩy chay” và cảm thấy áp lực trước phát ngôn của mình.
Theo Viện Sức khỏe McKinsey, việc sử dụng mạng xã hội kèm những thách thức, rủi ro khiến Gen Z trở nên kiên cường hơn trước áp lực, giúp họ và các thế hệ sau chuẩn bị tốt hơn cho những khó khăn ngày càng nhiều trên Internet.
Ưu tiên sức khỏe tinh thần
Với những áp lực từ mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến, không có gì ngạc nhiên khi sức khỏe tâm thần trở thành ưu tiên của thế hệ này.
Mặc dù vẫn còn sự kỳ thị xung quanh vấn đề trị liệu tâm thần nhưng Gen Z sẵn sàng công khai chia sẻ những khó khăn của mình, chủ động tìm kiếm sự tư vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia, bác sĩ, đặc biệt chú trọng đến sức khỏe tâm lý.
Theo một nghiên cứu của Ogilvy vào tháng 2/2022, 70% Gen Z cho rằng sức khỏe tâm thần là ưu tiên hàng đầu của họ. Một báo cáo từ Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA) cũng chỉ ra Gen Z có xu hướng báo cáo những vấn đề về sức khỏe tâm thần nhiều nhất. Họ cảm thấy thoải mái khi thừa nhận khó khăn và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Việc đối diện với sức khỏe tâm thần và tìm cách giải quyết cũng là biểu hiện cho thấy Gen Z bản lĩnh, mạnh mẽ, dám đối diện và phát triển bản thân hơn thế hệ khác.
Quan tâm đến lối sống xanh
Một nghiên cứu ở Australia cho thấy hơn 80% Gen Z lo lắng về biến đổi khí hậu, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và các quyết định trong cuộc sống của họ như nghề nghiệp và kế hoạch xây dựng gia đình.
Gen Z đang chủ động đối mặt với biến đổi khí hậu và những hậu quả tiềm tàng của nó bằng cách đưa ra các giải pháp để bảo vệ môi trường. Điều này có thể bao gồm việc lựa chọn lối sống bền vững, hỗ trợ các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, cũng như tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường.
Đây cũng là biểu hiện cho thấy Gen Z mạnh mẽ hơn các thế hệ trước bởi thay vì làm ngơ, họ đối diện và cố khắc phục hậu quả.
Dám khởi nghiệp, dám thất bại
Nền kinh tế biến động, nhiều Gen Z sẵn sàng lên kế hoạch khởi nghiệp để phát triển kinh tế. Người trẻ ham học hỏi, thử sức ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới như xem bài tarot, review đồ ăn, sách, bán đồ cổ, sáng tạo nội dung. Họ đã biến sự sáng tạo của mình thành công việc kinh doanh.
Họ quyết tâm theo đuổi đam mê của bản thân, dù có mang lại thành công tài chính hay không. Họ cũng làm thêm nhiều nghề và cống hiến hết mình với nó.
Gen Z dần trở thành một trong những thế hệ khởi nghiệp mạnh mẽ nhất. Một báo cáo từ New Square cho thấy 84% Gen Z dự định sở hữu một doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới. Mặc dù 72% trong số họ cảm thấy nền kinh tế hiện nay khó khăn hơn so với các thế hệ trước.
Nhiều người cho rằng Gen Z quá phụ thuộc vào mạng xã hội và dễ bị tổn thương, buồn chán khi thiếu nó. Thực chất Gen Z rất kiên cường và sẵn sàng tạo ra sự ảnh hưởng. Họ có thể dễ dàng kiếm tiền từ các nền tảng nhờ sự nhạy bén, sáng tạo của họ.
Thanh Thanh (Yourtango)
Theo VNexpress
Tâm Lý Học NTD
Thu nhập đang ổn tự nhiên bỏ ngang kết cục không có gì ngoài nợ nần: Giá mà mình biết trước…

Phải đến lúc gánh nợ mới nhận ra có đam mê đến mấy mà không ra tiền thì cũng khó mà vui vẻ được! Thu nhập đang ổn tự nhiên bỏ ngang kết cục không có gì ngoài nợ nần.
Việc gì cũng vậy, cứ phải bắt tay vào làm rồi mới thấy được kết quả, ôm ấp mãi trong đầu mà không chịu thực hiện, suy cho cùng cũng là vô nghĩa. Xét về mặt lý thuyết, chúng ta đều biết là vậy. Thu nhập đang ổn tự nhiên bỏ ngang kết cục không có gì ngoài nợ nần.
Còn thực tế, đôi khi lại trái ngược hoàn toàn. Kết quả có thì cũng có đấy, chỉ là không được như kỳ vọng. Trong bối cảnh thị trường việc làm nhiều biến động như hiện nay, vẫn có không ít người chấp nhận thất nghiệp chủ động dù thu nhập rất khá, để rẽ hướng kinh doanh riêng.
Nhưng buồn thay, kết cục lại khiến họ phải thở dài, thầm nghĩ “giá như…”.
Kinh doanh buôn bán thất bại, không có gì ngoài nợ
Không khó để bắt gặp những tiếng “giá như” thế này trong các cộng đồng tâm sự chuyện kinh doanh, công việc. Có người không lãi nhưng may mắn không gánh nợ, có người thì âm cả trăm triệu. Mỗi người 1 câu chuyện, nhưng tất cả đều có 1 điểm chung: Nghỉ việc hành chính để tập trung kinh doanh.
Nghỉ việc văn phòng để kinh doanh, rồi lại quay lại làm văn phòng… để kiếm tiền trả nợ kinh doanh
Hay như chia sẻ của cô gái này: “Em đang đi làm văn phòng, lương bây giờ 15 triệu. Trước đây, em có đầu tư chứng khoán và mở quán cà phê, cả 2 đều không suôn sẻ nên thành ra em đang nợ 700 triệu. 500 triệu vay ngân hàng, 200 triệu nợ mọi người xung quanh. Em cũng chịu nhiều đả kích từ gia đình nhưng em nghĩ có làm thì có chịu, em chọn cách đối diện với việc này, lên kế hoạch để trả nợ chứ không trốn tránh hay đổ lỗi. Em mong các anh chị có kinh nghiệm vun vén góp ý, chỉ dẫn , hướng dẫn thêm cho em cách chi tiêu, để dành tiền trả nợ với ạ”.
Nếu nghĩ tích cực, thì trong cái rủi có cái may. Nghỉ việc văn phòng để tập trung kinh doanh, nhưng đến khi việc kinh doanh không thuận lợi, họ vẫn có thể “tìm đường quay lại” làm văn phòng để kiếm tiền, trang trải nợ nần.
Còn cặp vợ chồng này thì khác, cũng nghỉ việc đầu tư kinh doanh nhưng khó khăn quá. Hiện tại nhà cửa đất đai cũng gọi là có mấy mảnh, nhưng không thể bán đi lấy tiền trả nợ vì nhiều lý do.
“Lúc trước em làm văn phòng, còn chồng kinh doanh. Do công việc kinh doanh gặp khó khăn thua lỗ nên giờ vẫn còn nợ khoảng 500 triệu. Bây giờ hai vợ chồng em buôn bán nhỏ, công việc buôn bán ngày càng khó khăn, kiếm tiền ăn từng bữa và trả nợ ngân hàng có tháng còn không đủ.
Có nhà có đất nhưng hiện không bán được vì nhiều lý do khách quan. Nhiều lúc nghĩ mà em nản vô cùng, rõ là có tài sản nhưng lại không sử dụng được những lúc khó khăn…” – Cô vợ chia sẻ.
Vậy mới thấy đúng là làm gì thì làm, cũng phải ra tiền – không nhiều nhưng chí ít phải đủ sống, chứ không có đam mê cỡ nào cũng khó mà làm được.
Đam mê cỡ nào cũng đừng vội nghỉ việc để dồn sức kinh doanh!
Trong bối cảnh hiện tại, nghỉ việc để rẽ hướng kinh doanh là quyết định có phần khá rủi ro. Khó khăn chung mà, dân văn phòng khó thì dân kinh doanh cũng không dễ dàng hơn là bao.
Nếu còn đi làm, thì chí ít cũng có một khoản thu nhập cố định hàng tháng, chứ việc buôn bán thì chẳng biết đâu là lường trước được.
Nếu không có chỗ dựa tài chính vững chắc, thiết nghĩ, lựa chọn từ bỏ công việc đang ổn định để “tất tay” kinh doanh là khá mạo hiểm. Vốn liếng đã vét sạch để hiện thực hóa mong muốn được làm chủ, mà chẳng may việc buôn bán không thuận lợi, phải gồng lỗ hoặc thậm chí là gánh nợ, thử nghĩ xem bạn sẽ “xoay vốn” từ đâu? Lúc ấy, có một nguồn thu nhập ổn định và đều đặn “chảy” vào tài khoản hàng tháng, có phải tốt hơn không?
Đành rằng việc vừa làm văn phòng, vừa bắt đầu kinh doanh không phải chuyện dễ dàng. Đôi khi, bạn sẽ phải làm việc gấp đôi, thậm chí gấp 3 và phải hy sinh cả thời gian ăn uống, ngủ nghỉ của bản thân. Nhưng đổi lại, vừa làm việc văn phòng, vừa bắt đầu kinh doanh vẫn là phương án ít rủi ro hơn cho chính bạn. Nỗ lực chịu khó, chịu khổ một thời gian, cho đến khi hòa vốn, lãi đều và ổn định hàng tháng rồi nghỉ việc hành chính cũng chưa muộn.
Suy cho cùng, đi làm thuê hay tự làm chủ chẳng phải việc có thể mang lại kết quả mỹ mãn trong “ngày 1 ngày 2”. Đưa ra quyết định một cách quá nóng vội là điều rất không nên.
Bên cạnh đó, cũng nên nhớ rằng: Làm gì thì làm, cũng phải duy trì quỹ dự phòng cho bản thân và gia đình!
Kinh doanh dù nhỏ hay lớn cũng đều cần vốn, chuyện này không có gì khó hiểu hay đáng bàn. Nhưng vét sạch tiền tiết kiệm lẫn tiền dự phòng để làm vốn kinh doanh lại là chuyện khác.
Công việc hành chính đã nghỉ, tiền tiết kiệm đã hết, nếu không may buôn bán không thuận lợi, trong người chẳng còn 1 đồng, lại gặp cả tá chuyện “hỡi ơi” cần tiền,.., cứ thử đặt mình vào hoàn cảnh ấy, bạn sẽ hiểu quỹ dự phòng quan trọng đến thế nào.
Chuẩn bị quỹ dự phòng cho bản thân trước khi bắt đầu kinh doanh, khởi nghiệp là tự chừa cho mình một đường lui. Đừng chỉ chăm chăm tin rằng “liều ăn nhiều” mà quên tính tới khả năng nếu “ngã về không”, mình sẽ ra sao?
Theo Đời sống pháp luật
Tâm Lý Học NTD
Vì sao Gen Z tự gọi mình là thế hệ cợt nhả?

Gần nửa đêm, sếp nhắn tin giao việc, yêu cầu hoàn thành gấp, Kim Ngân vò đầu bứt tóc rồi trả lời: “Khó quá đại ca ơi, em không làm được đâu”. Vì sao Gen Z tự gọi mình là thế hệ cợt nhả?
Câu nói nửa đùa nửa thật là cách cô gái 23 tuổi ở Hà Nội thường nói mỗi khi gặp nhiệm vụ khó. Ngân giải thích gọi sếp là “đại ca” không phải sự thiếu tôn trọng mà để tạo cảm giác thoải mái, giảm bớt căng thẳng giữa nhân viên và lãnh đạo. Với cô, đây là một phần trong tinh thần lạc quan, trẻ trung mà Gen Z mang tới môi trường công sở. Vì sao Gen Z tự gọi mình là thế hệ cợt nhả.
“Giao tiếp kiểu ‘bằng vai phải lứa’ không có nghĩa là tôi làm việc thiếu nghiêm túc”, Ngân nói.
Cô ví dụ thêm, khi sản phẩm chưa đạt yêu cầu, thay vì gửi cho sếp để kịp deadline, cô thẳng thắn nói: “Cái này chưa đủ ‘wao’ (wow – câu cảm thán thể hiện sự hài lòng) đâu sếp ơi, đợi em thêm chút nhé”.
Làm việc trong công ty có nhiều đồng nghiệp lớn tuổi, Ngân thấy không khí văn phòng quá nghiêm túc. Cô cùng nhóm nhân viên Gen Z chủ động tạo ra sự sôi nổi, bàn bạc ý tưởng một cách thoải mái. “Công việc vốn đã áp lực, vậy tại sao không tìm cách khiến nó thú vị hơn?” cô nói.
Cách giao tiếp mà Ngân và nhiều Gen Z khác đang thể hiện thời gian gần đây nằm trong xu hướng có tên gọi “Khi thế hệ cợt nhả tham gia thị trường lao động“.
Xu hướng này bắt nguồn từ các nền tảng mạng xã hội và được giới trẻ hưởng ứng rầm rộ. Khảo sát của VnExpress hiện có hơn chục hội nhóm trên Facebook cũng bàn luận sôi nổi về chủ đề này. Nhóm lớn nhất thu hút hơn 92.000 thành viên, mỗi ngày có hàng chục bài đăng chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm làm việc theo phong cách hài hước, dí dỏm. Nội dung xoay quanh hình ảnh nhân viên trẻ thể hiện sự thoải mái nơi công sở, từ sử dụng meme (hình ảnh hài hước) đến cãi sếp theo “cách trẻ con”.
Trong từ điển, cợt nhả mang nghĩa trêu đùa thiếu đứng đắn. Tuy nhiên, Gen Z lại dùng để chỉ phong cách giao tiếp thoải mái và đơn giản hóa mọi vấn đề để tạo sự hài hước. Cụm từ này được Gen Z sử dụng theo hướng tự trào.
Minh Thư, 24 tuổi, giáo viên mầm non tại Hà Nội, cũng hứng thú với “trend” này. Cô đăng video lên mạng xã hội với nội dung “Khi thế hệ cợt nhả đi làm: giáo viên mong giờ ra chơi hơn học sinh“. Trong một clip khác, thay vì đến tận nơi nhắc nhở từng học sinh ngủ trưa, Thư hô: “Ai thực sự đi ngủ rồi thì giơ tay!”. Ngay sau đó hàng chục cánh tay nhỏ xíu giơ lên.
Với nhiều người, hành động của Thư có thể coi là thiếu nghiêm túc với người đứng trên bục giảng. Nhưng với Thư, đó là cách giúp gần gũi hơn với học sinh, tạo không khí vui vẻ và bớt căng thẳng trong lớp học.
“Tôi luôn đảm bảo học sinh ngoan ngoãn và lễ phép, nhưng không nhất thiết phải gò ép mọi thứ theo khuôn khổ”, cô chia sẻ.
Không chỉ trong môi trường văn phòng, tinh thần “cợt nhả” còn xuất hiện ở nhiều ngành nghề khác như giải trí, y tế, giáo dục, luật. Một người dùng tự xưng là luật sư đăng video: Khi Gen Z đi làm, bằng chứng ra tòa là ảnh chụp màn hình. Hay trong ngành y, một số bác sĩ trẻ trêu đùa: Ca bệnh này chưa đủ “wao” (tức là bệnh nhẹ, chữa được). Ngay cả khi tốt nghiệp, thay vì nhận bằng trang trọng, nhiều sinh viên nhảy TikTok theo trend hoặc chụp ảnh tự sướng cùng hiệu trưởng kèm chú thích “Thế hệ cợt nhả sẵn sàng bước vào thị trường lao động”.
Xu hướng này cũng ảnh hưởng đến tuyển dụng. Thay vì ghi “Cần tuyển nhân viên trẻ sáng tạo, năng động”, một số chuyên gia nhân sự viết: “Cần tuyển thế hệ cợt nhả, chúng tôi muốn được làm phiền”.
Dù được yêu thích và hưởng ứng rộng rãi, xu hướng “cợt nhả” vẫn khiến nhiều người khó chịu. Họ cho rằng nó có thể bị hiểu là thiếu nghiêm túc, không phù hợp với môi trường chuyên nghiệp.
Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, cụm từ “thế hệ cợt nhả” thực chất là cách Gen Z thể hiện sự vui vẻ, hài hước và góc nhìn lạc quan trước cuộc sống. Họ trưởng thành trong thời kỳ hòa bình, kinh tế – xã hội phát triển, ít phải chịu áp lực về cơm áo gạo tiền như các thế hệ trước. Điều này giúp họ có tâm thế thoải mái hơn khi đối diện với thách thức trong công việc và cuộc sống.
Chuyên gia cho rằng, so với thế hệ trước, từng chịu nhiều định kiến xã hội, luôn nghiêm túc từ lời ăn tiếng nói đến tác phong làm việc – Gen Z cởi mở hơn. Họ dám thể hiện quan điểm, không ngại tranh luận với cấp trên và sẵn sàng thử nghiệm cái mới, chấp nhận sai lầm để rút kinh nghiệm.
“Thay vì chìm đắm trong than vãn hay tiêu cực, họ chọn cách thể hiện dí dỏm để lan tỏa năng lượng tích cực”, bà Hương nói.
Là người thường xuyên làm việc với Gen Z, chuyên gia này đánh giá nhân viên trẻ đang mang đến một luồng gió mới cho môi trường công sở. Không chỉ sáng tạo và linh hoạt trong công việc, họ biết cách tạo bầu không khí thoải mái, kết nối đồng nghiệp bằng những trò đùa vui vẻ. Điều này khiến các thế hệ trước cũng dần thay đổi quan điểm và cách giao tiếp trong công việc.
Chị Nguyễn Hồng, 35 tuổi, quản lý phòng marketing của một công ty sự kiện tại Hà Nội, từng choáng ngợp trước sự khác biệt văn hóa thế hệ khi làm việc với 15 nhân sự Gen Z.
Chị kể, trong các cuộc họp, thay vì chỉ lắng nghe, nhân viên trẻ thường sôi nổi tranh luận, liên tục đưa ra ý tưởng và thậm chí yêu cầu sếp giải thích rõ để thuyết phục họ thực hiện. Khi cảm thấy căng thẳng, họ chủ động đề xuất nghỉ giải lao, ăn uống rồi mới tiếp tục.
“Ban đầu tôi thấy lạ thậm chí khó chịu, nhưng dần hiểu đó là cách Gen Z kết nối với sếp, giúp môi trường làm việc bớt cứng nhắc,” chị Hồng nói. Người quản lý thừa nhận rằng nếu quản lý linh hoạt, thích nghi, nhân sự trẻ sẽ có thêm động lực sáng tạo và gắn bó hơn.
Theo VNexpress
Các Nền Tảng MXH
Cập nhật Facebook 7 ngày qua (30/3-05/4/2025)

Cập nhật Facebook 7 ngày qua. Dựa theo thông tin được cập nhật từ Facebook Newsroom và các nguồn tin chính thức, trong khoảng thời gian từ 30/3 đến 5/4/2025, Facebook đã ra mắt một số tính năng mới nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, cụ thể:
-
Cải tiến quản lý Nhóm (Groups Management):
-
Giao diện quản lý nhóm được tối ưu hóa giúp người quản trị dễ dàng kiểm soát thành viên, đăng bài và tương tác hơn.
-
-
Tính năng “Stories Enhanced”:
-
Đã bổ sung các bộ lọc, hiệu ứng mới và công cụ chỉnh sửa video mạnh mẽ hơn, giúp người dùng tạo ra nội dung ngắn sống động, thu hút.
-
-
Nâng cấp hệ thống Tin nhắn (Messenger):
-
Cải tiến giao diện, tăng tốc độ xử lý tin nhắn và tích hợp các tùy chọn cá nhân hoá, hỗ trợ chuyển đổi mượt mà giữa các cuộc trò chuyện.
-
-
Tăng cường bảo mật và quyền riêng tư:
-
Thêm các công cụ kiểm soát quyền riêng tư và tùy chọn bảo mật mới, cho phép người dùng tự quản lý dữ liệu và thông tin cá nhân một cách chi tiết hơn.
-
-
Tích hợp AI cho nội dung cá nhân hoá:
-
Công nghệ AI được cải tiến giúp gợi ý nội dung và quảng cáo phù hợp hơn với sở thích, hành vi của người dùng, tạo nên trải nghiệm trực tuyến đa dạng và hấp dẫn.
-
Những tính năng này được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sự tiện ích, an toàn và trải nghiệm người dùng tối ưu trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.
-
Social8 tháng ago
Cách kháng nghị tài khoản facebook bị hạn chế quảng cáo 2023
-
Social8 tháng ago
13 nội dung bị cấm trên Facebook
-
Social7 tháng ago
Giải mã những cơn phẫn nộ tập thể trên Facebook, dưới góc nhìn xã hội học
-
Livestream7 tháng ago
Nghề livestream – Kỳ 5: Nghề hái ra tiền thời bùng nổ thương mại điện tử
-
Thị Trường8 tháng ago
30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa trong nửa đầu năm
-
Social9 tháng ago
Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha
-
Social6 tháng ago
Người dùng Facebook sắp thấy thêm nhiều nội dung từ người lạ
-
Livestream8 tháng ago
Rà soát kê khai, nộp thuế sau những phiên livestream bán hàng triệu USD